Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty XNK Tổng hợp 1
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6
I- Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu 6
1 Khái niệm về xuất khẩu 6
2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 6
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới 6
2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 7
2.3 Đối với doanh nghiệp 10
2.4.Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế quốc dân 11
II Nội dung của của hoạt động xuất khẩu hàng hoá ỏ các doanh nghiệp 12
1 Nghiên cứu thị trường 12
1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (bán gì?) 13
1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu (bán đi đâu?) 14
1.3 lựa chọn đối tác kinh doanh (bán cho ai?) 16
1.4.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 16
2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu 16
3.Lựa chon hình thức xuất khẩu 17
3.1- Xuất khẩu trực tiếp 18
3.2- Xuất khẩu uỷ thác 18
3.3- Buôn bán đối lưu (trao đổi hàng) 19
3.4Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế) 19
3.5.Xuất khẩu theo định thư 19
4 Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu 20
4.1Tạo nguồn hàng xuất khẩu 21
Trang 25.1 Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ 24
5.2 Mức doanh lợi trên doanh số bán 24
5.3 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh 25
5.4 Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh 25
5.5 Năng suất lao động bình quân của một lao động 25
5.6 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu 26
5.7 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 26
5.8 Tỷ suất ngoại tệ xuất nhập khẩu 27
III Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu 27
1 Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mộ 27
2.Các quan hệ kinh tế 29
3.Các yếu tố chính trị và pháp luật 30
4.Các yếu tố khoa học và công nghệ 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤTNHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 32
I- Khái quát về công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I - HANOI 32
3.Cơ cấu tổ chức của Công ty 38
4.Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty 40
5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 42
5.1 Các chỉ tiêu 42
5.2 Nhận định chung 46
II Thực trạng xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I 47
1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 47
2 Tình hình thị trường thế giới về hàng nông sản 48
2 Kim ngạch và cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu nông sản của Công ty 49
4.Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty 50
Trang 35.Tổ chức nghiệp vụ xuất khẩu hàng nông sản của Công ty 52
5.1 Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu nông sản 52
5.2 Tố chức tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu 53
5.3.Đàm phán và ký kết hợp đồng 53
5.4 Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 54
III Đánh giá về hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhậpkhẩu tổng hợp I 55
1 Những kết quả đạt được 55
2 Những mặt còn tồn tại của Công ty 56
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨUTỔNG HỢP I 58
I Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới 58
Hướng chiến lược của Việt Nam nhằm phát triển ngành nônh sản 58
2 Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới 38
2.1 Thị trường 38
2.2 Hỗ trợ Marketing trong kinh doanh hàng nông sản 39
2.3 Hoàn thiện khâu thu mua 41
2.4 Thực hiện quá trình hạch toán nghiệp vụ 42
2.5 Hoàn thiện khâu thanh toán 43
II Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản tạiCông ty xuất nhập khẩu tổng hợp I 48
1.Tổ chức nghiên cứu thị trường và xác định mạng lưới thông tin
2.Tổ chức tốt mạng lưới thu mua nông sản
3.Huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hàng nôngsản4.Có chính sách sản phẩm thích hợp
5 Nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV
III Một số kiến nghị với nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản 43
1 Nhà nước cần quy hoạch vùng sản xuất và chế biến nông sản 43
2.Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân: 44
Trang 43.Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 44
3.1Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường 443.2.Hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp 45
4 Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơngiảm, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường 465 Mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế 47
Kết luận
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạtđộng thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Thông quahoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phâncông lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước,chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người dân.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lượctrong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện vững chắc đểthực hiện thắng lợi mục tiêu Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước và từngbước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Có đẩy mạnh xuất khẩu,mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới thực hiện được thành công mục tiêu pháttriển kinh tế –xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm nền kinh tế Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân sốchủ yếu tham gia vào hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sảnlà mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cầnthiết cho phát triển kinh tế đất nước Chính vì vậy Nhà nước đã tạo điều kiệnthuận lợi khuyến khích sự tham gia của các Công ty trong lĩnh vực xuất khẩuhàng nông sản
Mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng được Công ty xuấtnhập khẩu Tổng hợp I chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Côngty Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, công ty đã tìm cho một hướng điđúng trong hoạt động xuất khẩu nông sản đặc biệt là trong tình hình kinh tếtrong nước và thế giới hiện nay có nhiều biên động lớn và Công ty đã gặt háiđược những thành công nhất định Tuy nhiên bên cạnh những thành quả màCôgn ty đạt được, Công ty vẩn còn gặp không ít khó khăn cần phải khắc phụcđể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng truyền thống, có ưu thế này của Việt Nam.
Vì vậy, đề tài “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông
sản tại Công ty XNK Tổng hợp I’’ được chọn để nghiên cứu Đề tài tổng kết
những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu, phân tích và đánh giátình hình xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Trên cơ sở đó đề tài đưa ramột số kiến nghị và giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
Trang 6nông sản của Công ty.
Đề tài gồm 3 chương lớn với các nội dung sau:
Chương I : Vai trò, nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoácủa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty
CHƯƠNG I
VAI TRÒ, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁCỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trang 7I XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU1 Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu là việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia kháctrên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với nguyên tắc ngang giá.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từngquốc gia trong phân công lao động quốc tế Việc trao đổi hàng hoá mang lạilợi ích cho các quốc gia do đó, các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộnghoạt động này Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đãxuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện, từxuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cảcông nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đíchđem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
Hoạt động xuất khẩu còn diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gianlẫn thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéodài hàng năm Có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hay nhiềunước khác nhau.
2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoácủa quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa người sản xuấtnước này với người tiêu dùng nước khác Nền kinh tế xã hội phát triển như thếnào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này, vai trò của xuấtkhấu đối với nền kinh tế thế giới nói chung thể hiện qua các điểm sau:
- Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc
gia có điều kiện “xích lại” gần nhau hơn góp phần vào xu thế toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới, cũng chính thông qua xuất khẩu các nước trên thế giới cóthể khai thác được lợi thế của nước mình, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên,nguồn nhân lực
Trang 8- Hoạt động xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổiphương pháp quản lý, trao đổi thành tựu khoa học tiên tiến Đây là yếu tốthen chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khôngnhững cho phép tăng khối lượng sản phẩm mà còn tăng chất lượng sản phẩm,tăng tính đa dạng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động xã hội.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần tạo nên sự liên kết giữa các nền kinh tếcủa các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy sự pháp triển của các hoạt động kinhtế đối ngoại khác như: dịch vụ thương mại, bảo hiểm, thông tin liên lạc quốctế, dịch vụ tài chính tín dụng quốc tế hay kinh doanh du lịch quốc tế
- Hoạt động xuất khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế làmột mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế, gópphần nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùngtrong nền kinh tế mỗi quốc gia Từ đó làm cho khối lượng sản phẩm và nhucầu tiêu dùng trong nền kinh tế thế giới tăng lên
2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệphoá đất nước Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi một quốc gia đòi hỏi phải có
bốn điều kiện là Nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật Song không phải
bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các điều kiện ấy Trong thời kỳ hiện nay hầuhết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật nhưng lại thừa laođộng Để giải quyết tình trạng này buộc phải tiến hành nhập khẩu những trangthiết bị từ bên ngoài mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng Nhưng vấn đềđặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu
Thực tiễn cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu các nước có thể sử dụngcác nguồn huy động vốn chính sau:
+ Đầu tư nước ngoài.+ Vay nợ, viện trợ.
+ Thu từ hoạt động xuất khẩu.
Nhưng đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn vay nợ, việntrợ trong tình hình hiện nay ở các nước kém hoặc đang phát triển huy động
Trang 9khó, nhất là sau khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ vừa qua Hơn nữa khi sửdụng nguồn vốn này các nước thường phải chịu những thiệt thòi và nhữngđiều kiện rằng buộc nhất định Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà cácnước có thể trông chờ vào đó là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu Có thể nói,xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ của nhập khẩu
- Thông qua hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơhội phát triển Chẳng hạn như phát triển ngành công nghiệp thực phẩm thìtrồng trọt chăn nuôi cũng có phát triển hoặc khi phát triển ngành dệt xuấtkhẩu sẽ tạo điều kiện cho phát triển ngành sản xuất nguyên liệu bông haythuốc nhuộm phát triển.
- Thông qua hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút được hàngtriệu lao động, tạo thu nhập ổn định, cải thiện đời sống của nhân dân từ đógóp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội kéo theo.
- Xuất khẩu là cơ sở để các nước mở rộng các quan hệ hợp tác với cácnước trên thế giới, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công laođộng quốc tế Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu là một trong những nộidung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước đối với phần cònlại của thế giới.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vàocho quá trình sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước và tạo ra nhữngtiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trongnước Nói cách khác xuất khẩu chính là cơ sở tạo ra vốn và kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài thúc đẩy thực hiện thành công quá trìnhcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
- Xuất khẩu góp phần thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từmột nền kinh tế đóng sang một nền kinh tế hướng ngoại Bởi vì xuất phát từnhững nhu cầu của thị trường thế giới để sản xuất và xuất khẩu những sảnphẩm mà thị trường thế giới cần Việc đó có tác động tích cực từng bướcchuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước một cách hợp lý hơn từ đó góp phầnnâng cao đời sống của nhân dân.
Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết choviệc giải quyết các vấn đề thiết yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia, thúc đẩy
Trang 10quá trình chuyên môn hoá sản xuất và còn giúp các nước khai thác triệt để lợithế của mình trong phân công lao động quốc tế Điều này nói lên tính kháchquan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển nền kinh tế củamỗi nước Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ hơn lợi ích của thương mại
Chẳng hạn trong nền kinh tế thế giới chỉ có hai quốc gia với hai loạihàng hoá là thép và vải.
Bảng 1: Lợi ích TMQT đối với mỗi quốc gia và đối với nền kinh tếth gi iế ới
Quốc giaHàng hoá
Trước khicó TMQT
Sau khi cóTMQT
Theo bảng số liệu trên có
* Khi chưa có thương mại Quốc tếViệt Nam : 1 thép = 4 vải
Đài Loan : 6 thép = 3 vải hay 3 thép = 1 vải* Sản phẩm toàn thế giới là 7 thép và 7 vải.
* Sau khi có Thương mại Quốc tế:
Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vảiĐài Loan chuyên môn hoá sản xuất thép
- Việt Nam đạt lợi ích tối đa khi trao đổi theo tỷ lệ của Đài Loan 6 thép = 3 vải
3 thép = 1 vải
> Lợi ích tăng thêm là: 12 - 1 = 11 thép
- Đài Loan đạt lợi ích tối đa khi trao đổi theo tỷ lệ của Việt Nam 1 thép = 4 vải
6 thép = 24 vải
> Lợi ích tăng thêm là: 24 - 3 = 21vải
Trang 11Sản phẩm toàn thế giới là 12 thép và 8 vải
Ví dụ trên được minh hoạ bằng đồ thị sau:
Vậy thương mại quốc tế kích thích sản xuất và tiêu dùng ở mỗi quốcgia, kích thích tăng trưởng kinh tế làm tăng sản phẩm của toàn thế giới.
2.3 Đối với doanh nghiệp
- Qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội thamgia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng và mẫu mãcủa sản phẩm mình đưa vào thị trường quốc tế Chính yếu tố này buộc cácdoanh nghiệp phải năng động, sáng tạo để tìm ra cho mình một hướng điđúng, phù hợp để có thể tồn tại trên thị trường quốc tế.
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện côngtác quản trị kinh doanh Đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp đểtái đầu tư quá trình sản xuất không những cả chiều rộng mà cả về chiều sâu.
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu có cơ hội mởrộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó có điều kiện tiếpthu học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của đối tác, góp phần ngày mộtnâng cao năng lực chuyên môn cho các thành viên trong doanh nghiệp.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp Doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động Đường giới hạn khả năng sản xuất sau khi có thươmg mại quốc tếThé
Vải Đường giới hạn khả năng sản xuất trước khi có thươmg mại quốc tế
Trang 12nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của cán bộ công nhânviên trong doanh nghiệp, vừa thu hút được lợi nhuận cho doanh nghiệp
2.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đối với Việt Nam
Sự phát triển kinh tế - Xã hội luôn tồn tại và nẩy sinh các nghịch lý.Chính các nghịch lý này thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách,các nhà khoahọc phải tìm lời giải đáp để đưa xã hội tiến lên vì chính các nghịch lý đólàđầu bài cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và là mục tiêucông việc cho các doanh nghiệp.
Sự phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cầngiải quyết, mà một trong những vấn đề thấy rõ nhất đó là nghịch lý trong pháttriển của nông thôn Chính phủ đã xác định trọng tâm phát triển kinh tế hiệnnay là vấn đề nông nghiệp- nông thôn- nông dân ở khu vực có tới 80% dân sốhiện nay đang có nhiều vấn đề cần giải quyết, có thể mô tả ở sơ đồ sau:
Sơ đồ số 1: Nghịch lý trong phát triển nông thôn
Theo như phân tích của sơ đồ trên chúng ta thấy vai trò của hoạt độngsản xuất và xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam là hết sức quantrọng hơn bao giờ hết vì:
- Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu thì xuấtkhẩu chỉ trông chờ vào những sản phẩm sẵn có trong nước (chủ yếu do sứclao động thủ công tạo ra) và những sản phẩm thô sơ chưa qua chế biến hoặcchỉ sơ chế, đó là các mặt hàng nông sản Với điều kiện như vậy thì dẫu saosản xuất loại hàng hoá này cũng là điều kiện cần thiết để tạo ngoại tệ, giải
MỘT C I ÁI GÌ ĐÓ CÒN THIẾU
-Thừa lao động trầm trọng
-H ng hoá nông sàng hoá nông s ản dư thừa so với nhu cầu
-T i nguyên thiên àng hoá nông snhiên chưa khai thác hết
-Thiếu dinh dưỡng-Thiếu các phương tiện tối thiểu(nh àng hoá nông s ở, điện, nước sạch)-Thiếu đầu tư về giáo dục và nâng cao dân trí
Trang 13quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.Vì vậy mà hiện nay,hàng nông sản chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạchxuất khẩu của đất nước.
- Xuất khẩu hàng nông sản, đã tác động trực tiếp đến đời sống của nôngdân trên nhiều phương diện Khi thực hiện xuất khẩu một lượng hàng nôngsản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại cung cầu ở mứcgiá cao hơn, nông dân không những bán được sản phẩm nông sản mà cònđược cả giá Từ những tác động này làm cho nông dân có thu nhập cao hơn vàđây chính là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
- Xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác được tối đa lợi thế của Việt Namvề điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực Hơn nữa, hiệnnay Đảng và Nhà nước ta thực hiện xây dựng các mô hình kinh tế mới như:Kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp tác tự nguyện,HTX kiểu mới thì hoạt động xuất khẩu hàng nông sản càng trở nên cần thiếthơn bao giờ hết, tạo tiền đề thúc đẩy các mô hình kinh tế mới này phát triển.
II- NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÁC DOANHNGHIỆP.
1.Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế là một loạtcác thủ tục, kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh có đầy đủnhững thông tin cần thiết về thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết địnhchính xác Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường đóng một vai trò hết sức quantrọng giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu.
Thực ra không phải chỉ đối với kinh doanh thương mại quốc tế mà bất cứtrong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có đầy đủ các thôngtin, hiểu biết về thị trường mình đang hướng tới Mỗi thị trương hàng hoá cụthể có những quy luật riêng, quy luật này thể hiện qua sự biến đổi nhu cầucung cấp và giá cả hàng hoá trên thị trường Việc nghiên cứu thị trường sẽgiúp cho các nhà kinh doanh hiểu được các quy luật vận động trên thị trường
Trang 14và tỷ mỉ hơn, vì giá cả và khối lượng hàng thường lớn hơn so với thương mạitrong nước, hơn nữa là do các nhà kinh doanh trong nước phải tiếp xúc vớimôi trường kinh doanh mới có yếu tố quốc tế Chính vì vậy mà việc nghiêncứu thị trường phải có kế hoạch nhất định bao gồm, nhận biết về sản phẩmxuất khẩu, lựa chọn thị trường và tìm hiểu đối tác.
1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (bán gì?)
Đây là một trong những nội dung cơ bản và cần thiết đầu tiên, các doanhnghiệp có ý định gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế thì trước tiênphải xác định được mặt hàng mà mình sẽ đưa ra Mục đích của việc lựa chọnmặt hàng xuất khẩu là để lựa chọn được những mặt hàng kinh doanh phù hợpnăng lực và khả năng của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu thịtrường, từ đó mới mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Mặt hàng được lựa chọn ngoài yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn phù hợp vớithị trường quốc tế còn phải phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp.Chính điều này đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá kỹ khả năng nội tại củadoanh nghiệp cũng như dự đoán được thuận lợi và khó khăn của doanhnghiệp khi đưa mặt hàng này vào thị trường quốc tế Khi lựa chọn mặt hàngxuất khẩu các nhà kinh doanh phải chú ý nghiên cứu những vấn đề sau:
- Mặt hàng thị trường đang cần là gì ? Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi cácnhà doanh nghiệp phải nhạy bén, biết sử dụng, thu thập, phân tích thông tin vềthị trường xuất khẩu, vận dụng được các quan hệ bán hàng để từ đó có đượcthông tin cần thiết về mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu, mã
- Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào? Việc tiêu dùng các mặthàng thường tuân theo một tập quán tiêu dùng nhất định, phụ thuộc vào thờigian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng, quy luật biến động của quan hệ cung cầucủa mặt hàng đó.
- Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Chu kỳ sốngcủa mỗi sản phẩm bao gồn bốn giai đoạn: Triển khai, tăng trưởng, bão hoà,suy thoái Do vậy, nhà xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để từđó có biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu.
1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu (bán đi đâu?)
Trang 15Việc lựa chọn thị trường để xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việcnghiên cứu thị trường trong nước, bởi ngoài việc nghiên cứu về quy luật vậnđộng của thị trường còn phải nghiên cứu một số vấn đề khác như: điều kiệntiền tệ, tín dụng điều kiện vận tải (của thị trường nước ngoài mà mình hướngtới) Doanh nghiệp cần phải xác định được khi xuất khẩu hàng hoá sang thịtrường này cần có những dịch vụ gì đi kèm theo và nếu cần phải có hình thứcMarketing như thế nào? Chính vì vậy mà phải có một sự khách quan và tinhtế khi lựa chọn thị trường Vậy nên lựa chọn thị trường phải chú ý vấn đề.
- Thị trường và dung lượng thị trường: Nhà xuất khẩu phải tìm hiểu vànắm được các thông tin về các nhân tố làm thay đổi thị trường và dung lượngthị trường như:
+ Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính chu kỳ: Đó làsự vận động của tình hình kinh tế các nước xuất khẩu, tính thời vụ trong sảnxuất lưu thông và phân phối hàng hoá Việc nghiên cứu ảnh hưởng này có ýnghĩa quan trọng quyết định việc định thời gian, địa điểm và đối tác giao dịch.+ Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi dung lượng thị trường,như các nhân tố cơ bản sau:
* Các biện pháp, chính sách của Chính phủ hoặc các tập đoàn tư bản lớncũng có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dung lượng thị trường.
* Thị hiếu, tập quán tiêu dùng của thị trường là giới hạn quan trọng dốivới sự biến đổi dung lượng thị trường, đây là yếu tố mà nhà kinh doanh cóthể tác động bằng các biện pháp để hướng dẫn thị hiếu hoặc thay đổi thị hiếucủa người tiêu dùng.
+ Các nhân tố ảnh hưởng có tính tạm thời tới dung lượng thị trường đó làviệc đầu cơ trên thị trường gây đột biến về cung cầu và sự biến động của cácchính sách chính trị-xã hội và các yếu tố biến động của thiên nhiên.
- Vấn đề biến động giá cả trên thị trường.
Việc phân tích và xác định xu hướng biến động giá cả trên thị trườngquốc tế là cơ sở để giúp các nhà sản xuất xác định được mức giá tối ưu chomặt hàng xuất khẩu Do đó, người xuất khẩu phải nắm vững và có đầy đủthông tin về sự biến động giá cả của hàng hoá trên thị trường quốc tế cũng
Trang 16như giá nguồn hàng cung cấp trong nước để có biến pháp thích hợp tăng hiệuqủa trong việc xuất khẩu hàng hoá.
Trong buôn bán quốc tế, việc xác định giá cả của hàng hoá càng trở nênphức tạp, do hàng hoá vận chuyển trong thời gian dài và qua các nước, các khuvực khác nhau với những điều kiện khác nhau (thuế quan, chi phí vận chuyển ).Để thích ứng với sự biến động của giá cả thị trường, các nhà kinh doanh phảiluôn linh hoạt trong việc định giá cho hàng hoá Thông thường các nhà kinhdoanh xuất nhập khẩu thường định giá bán hàng hoá dựa trên ba căn cứ vào:
* Căn cứ vào giá thành và các chi phí khác (vận chuyển bảo hiểm )* Căn cứ vào sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng.
* Căn cứ vào giá cả hàng hoá cạnh tranh.
Trang 171.3 lựa chọn đối tác kinh doanh (bán cho ai?)
Trong hoạt động xuất khẩu, để có thể thâm nhập vào thị trường nướcngoài một cách thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, doanh nghiệpphải thông qua một hay nhiều Công ty đang hoạt động trên thị trường đó, họcó kinh nghiệm thị trường mình cần hướng tới cũng như địa vị pháp lý đểđảm bảo cho hai bên hoạt động một cách thuận lợi Nhưng khi lựa chọn đốitác cần phải chú ý tới:
- Quan điểm kinh doanh của đối tác- Lĩnh vực kinh doanh của đối tác- Khả năng về tài chính.
- Uy tín và mối quan hệ của đối tác kinh doanh.
- Những người đại diện cho Công ty kinh doanh và phạm vi trách nhiệmcủa họ đối với Công ty nếu người giao dịch trực tiếp là đại diện của Công ty.
Khi lựa chọn đối tác giao dịch, phương án tối ưu là trực tiếp giao dịch,ký kết hợp đồng với bạn hàng kinh doanh hạn chế những hoạt động trunggian Nên ưu tiên những bạn hàng đã có quan hệ làm ăn quen thuộc Trongmột số trường hợp có thể sử dụng các trung gian nếu xét thấy cần thiết và cóhiệu quả đó là khi chúng ta thâm nhập vào thị trường mới.
Việc lựa chọn đối tác sáng suốt và chính xác là cơ sở vững chắc để dẫnđến thành công trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
1.4.nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
Trong quá trình hoạt động thương mại, bất kỳ một hình thức kinh doanhnào cũng đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh theo haichiều tích cực và tiêu cực Đối với xuất khẩu, một nội dung quan trọng củathương mại quốc tế thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh là mạnh mẽhơn, bởi vì trong thương mại quốc tế, các yếu tố về môi trường kinh doanhphong phú và phức tạp hơn hẳn so với thương mại trong nước Vì vậy phảitiến hành xem xét các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nhưnhóm các nhân tố về mặt kinh tế, chính trị, pháp luất, khoa học công nghệ.
2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu
Trang 18Dựa vào kết quả thu được từ việc nghiên cứu thị trường, các đơn vị kinhdoanh xuất khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể Đây là bướcchuẩn bị trên giấy tờ, dự đoán về diễn biến của quá trình xuất khẩu hàng hoácũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này Kế hoạch kinhdoanh là phương án hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được cácmục tiêu xác định trong kinh doanh.
Nội dung của công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh gồm:
- Đánh giá tổng quát về thị trường và đối tác buôn bán, dựa trên nhữngkết quả phân tích về thị trường và đối tác để từ đó rút ra các mặt thuận lợi vànhững khó khăn của Công ty khi tham gia vào quan hệ buôn bán này.
- Lựa chọn mặt hàng, thời gian, địa điểm và điều kiện cũng như phươngthức kinh doanh Bước này đòi hỏi phải chi tiết cụ thể dựa trên phân tích cácthông tin có liên quan.
- Đề ra các mục tiêu cụ thể khi tiến hành kinh doanh các mục tiêu này cóthể là mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, mục tiêu về uy tín Đây là bước thựchiện cần thiết bởi vì phải xác định rõ mục tiêu thì từ đó mới có cơ sở để xâydựng các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu đã đề ra.
- Xây dựng các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt mục tiêu đề ra Đólà các biện pháp trong nước (đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, chất lượngsản phẩm, tăng giá thu mua ), các biện pháp ở ngoài nước (quảng cáo, tăngcường quan hệ bạn hàng, lập chi nhánh ở nước ngoài ).
Một kế hoạch kinh doanh có khoa học dựa trên cơ sở phân tích chuẩnxác và đúng dắn về thị trường, bạn hàng cũng như về nội lực của Công tymình sẽ góp phần vào thành công trong kinh doanh.
3.Lựa chọn hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống cácquan hệ mua bán, đầu tư từ trong nước ra bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnhsản xuất hàng hoá, chuyển đổi kinh tế cho phù hợp và từng bước nâng cao đờisống của nhân dân Hiện nay trên thế giới, tuỳ điều kiện hoàn cảnh của mỗiquốc gia cũng như từng chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế mà người
Trang 19ta lựa chọn các phương thức giao dịch khác nhau để tiến hành một cách cóhiệu quả hoạt động này.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu mang tính đa dạng về hình thức Trongquản lý, căn cứ vào các phương thức phân loại khác nhau có thể phân hoạtđộng xuất khẩu thành các hình thức khác nhau.
3.1- Xuất khẩu trực tiếp
Trong hình thức này các nhà xuất khẩu trực tiếp giao dịch và ký kết hợpđồng bán hàng cho các doanh nghiệp cá nhân nước ngoài được nhà nước vàPháp luật cho phép Với hình thức này không có sự tham gia của bất kỳ một tổchức trung gian nào và trong hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp có ưu điểm là:
- Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu.- Chủ động trong mọi tình huống với đối tác.
- Lợi nhuận thu được không phải phân chia.
Nhưng trong hình thức xuất khẩu trực tiếp này đòi hỏi các doanh nghiệpxuất khẩu phải có một số các điều kiện: có khối lượng hàng hoá lớn, thịtrường ổn định, có năng lực thực hiện xuất nhập khẩu.
3.2- Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp cóhàng hoá muốn xuất khẩu, nhưng vì doanh ngiệp không được phép tham giatrực tiếp vào hoạt động xuất khẩu hoặc không có điều kiện để tham gia Khi đóhọ sẽ ủy thác cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu làm dịchvụ xuất khẩu hàng hoá cho mình Bên nhận uỷ thác sẽ thu được phí uỷ thác.
Theo hình thức này, quan hệ giữa người bán và người mua được thôngqua người thứ ba gọi là trung gian (người trung gian phổ biến trên thị trườnglà đại lý và môi giới).
Việc thực hiện hình thức này có những ưu điểm sau:
- Giúp cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu được những mặt hàng màhọ có khả năng sản xuất nhưng không có điều kiện thực hiện xuất khẩu.
Trang 20- Những người trung gian họ hiểu biết thị trường, luật pháp, tập quán địaphương Do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và giảm bớt rủi rocho người uỷ thác.
- Giúp người uỷ thác tiết kiệm được khoản tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là:
- Lợi nhuận bị phân chia.
- Thông tin chậm hoặc đôi khi thiếu chính xác.- Ngoại tệ thu được không cao.
Do đó nên sử dụng các hình thức xuất khẩu uỷ thác trong các trường hợpcần thiết như: khi thâm nhập vào thị trường mới hoặc khi đưa ra thị trườngmột loại sản phẩm mới
3.3- Buôn bán đối lưu (trao đổi hàng)
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tươngđương Ở đây mục đích của xuất khẩu không nhằm thu về một khoản ngoại tệmà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị bằng giá trị lô hàng xuất Cónhiều hình thức buôn bán đối lưu: hàng đổi hàng (phổ biến), trao đổi bù trừ,chuyển giao nghĩa vụ
3.4Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế)
Đây là phương thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhận giacông) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên khác (gọi là bênđặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhậnthù lao (gọi là phí gia công).
3.5.Xuất khẩu theo định thư
Là hình thức xuất khẩu hàng hoá được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ( thường là để trả nợ ) Xuất khẩu theo định thư có những ưu điểm như : Khả năng thanh toán chắc chắn ( do nhà nước trả cho các đơn vị xuất khẩu ) , giá cả hàng hoá tương đối cao , việc thu mua chế biến được ưu tiên …Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I tiến hành xuất khẩu nông sản theo
Trang 21định thư khá thường xuyên , chủ yếu là mục đích trả nợ một số nước như Nga, Angiêr…
Những hình thức xuất khẩu trình bày trên đều có những ưu điểm nhất định,Công ty cân nhắc lựa chọn hình thức xuất khẩu trong điều kiện cụ thể sau khiđả phân tích hiêu quả một cách chính xác.
4.Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu
4.1.Tạo nguồn hàng xuất khẩu
Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của một công ty , của một địa phương hoặc của toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được Tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm mọi hoạt động đầu tư trực tiếp đến các nghiệp vụ thu mua, ký kết các hợp đồng vận chuyển , bảo quản, sơ chế , phânloại nhằm tạo ra hàng nông sản có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
a Nghiên cứu nguồn hàng nông sản xuất khẩu
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nghiên cứu khả năng cung cấpnguồn hàng được xác định bằng nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềmnăng Nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đã có và sẳn sàng đưa vào lưuthông, nguồn hàng này chỉ cần mua , đóng gói là có thể xuất khẩu Còn nguồnhàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện, nó có thể có hoặc không cótrên thị trường Để khai thác nguồn hàng tiềm năng đó đòi hỏi công ty cần cósự đầu tư, có đơn đặt hàng, có hợp đồng can kết cho việc mua hàng … thìngười cung cấp mới tiến hành sản xuất Trong công tác xuất khẩu thì khaithác nguồn hàng tiềm năng là rất quan trọng vì nó đáp ứng được yêu cầu về sốlượng và chất lượng cho người xuất khẩu.
b Tổ chức hệ thống mua hàng cho xuất khẩu
Hệ thông mua hàng bao gồm các đại lý, hệ thống kho hàng ở các địaphương , các khu vực có mặt hàng nông sản cần mua Chi phí mua hàngthường khá lớn đòi hỏi công ty luôn phải cân nhắc khi xây dựng và lựa chọnđại lý Mạng lưới mua hàng cần phải gắn liền với điều kiện cơ sở hạ tầng giaothông của các địa phương Sự phối hợp nhịp nhàng giữa mua hàng và vận
Trang 22chuyển là cơ sở đảm bảo tiến độ thu mua và chất lượng hoá, tuỳ theo đặcđiểm của hàng hoá mà có phương án vận chuyển hợp lý.
` Mạng lưới mua hàng nông sản của Công ty XNK Tổng Hợp I phát triểntương đối rộng Gạo thường được mua ở các tỉnh đồng bằng Sông Cưu Longnhư Kiên Giang, Cần Thơ, Long An…; Cao su, cà phê tiêu mua ỏ LâmĐồng , Tây Ninh…; lạc nhân chủ yếu thu mua ở Nghệ An; hoa hồi, quế ở BắcNinh, Lạng Sơn…Tại các địa phương này đều có các đơn vị chân hàng lâunăm, tin cậy của Công ty
Trang 23c Ký kết hợp đồng mua tao nguồn hàng xuất khẩu
Phần lớn khối lượng hàng hoá mua bán giửa Công ty hiện nay và nơi cungcấp đều thông qua các hợp đồng thu mua , đổi hàng , gia công… dựa trênnhững thoả thuận và tự nguyện của các bên ký kết.
c Xúc tiến nguồn hàng
Sau khi ký kết hợp đồng mua hàng , công ty lập kế hoạch mua hàng,tiến hành sắp xếp các phần việc phải làn và chỉ đạo các bộ phận thực hiện kếhoạch Cụ thể là:
- Đưa hệ thống kênh mua hàng đã được thiết lập đi vào hoạt động Có thể tổ chức bộ máy chỉ đạo mua hàng theo từng mặt hàng hoặc từng nhóm hàng
- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ, chứng từ hoá đơn , bộ phận giám định chất lượng hàng hoá và các thủ tục khác để giao nhận hàng hoá theo hơp đồng đã ký
- Tổ chức hệ thống kho hàng tại các điểm đả quy định, làm các thủ tụccần thiết để huy động hệ thống phương tiện sẵn có hoặc thuê phương tiện vậntải có sẵm bên ngoài.
- Đưa các cơ sở sản xuất, gia công chế biến hàng nông sản vào hoạt độngtheo phương án kinh doanh đã định.
- Chuẩn bị để thanh toán theo đúng hợp đồng đối với các nhà sản xuất ,các chủ hàng , các đại lý , các trung gian.
d Tiếp nhận bảo quản và xuất kho hàng xuất khẩu
Các hàng hoá nông sản trước khi xuất khẩu đều trải qua một hoặc một sốkho để bảo quản, phân loại đóng gói hoặc chờ làm thủ tục xuất khẩu Công tycần chuẩn bị tốt các kho để tiếp nhận hàng hoá
Bảo quản hàng nông sản cũng là vấn đề hết sức khó khăn Công ty cầnphải luôn luôn nâng cao, trang bi các phương tiện kỹ thuật để kho có đủ khảnăng bảo quản hàng trong mọi điều kiện thời tiết Thông thường, công ty cửcán bộ tới kho các đơn vị chân hàng
Trang 244.2 Đàm phán để tiến tới ký kết hợp đồng
Trong giao dịch ngoại thương các bên ( tức các chủ thể ) thường có sựkhác nhau về chính kiến, về pháp luật, tập quán, ngôn ngữ, tư duy về truyềnthống và về quyền lợi Những sự khác biệt đó thường dẩn đến sự xung đột.Muốn giải quyết đượ sự xung đột đó, người ta phải trao đổi ý kiến với nhau.Sự trao đổi trao đổi ý kiến như thế trong buôn bán quốc tế gọi là đàm phánthương mại.
Đàm phán trong thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thểtrong một xung đột nhằm đi tới thống nhất cách nhận định, thống nhất quanniệm, thống nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bángiữa hai hoặc nhiều bên.
Trong thương mại những vấn đề thường trở thành nội dung của các cuộcđàm phán là :
- Tên hàng ,- Phẩm chất,- Số lượng,
- Bao bì đóng gói, - Giao hàng,
- Giá cả,- Thanh toán,- Bảo hiểm,- Bảo hành- Khiếu nại
- Phạt và bồi thường thiệt hại,- Trọng tài
- Trường hợp bất khả kháng.
Đàm phán trong kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều hình thức khácnhau (như thư tín, qua điện thoại, gặp gở trực tiếp ) tuỳ từng trường hợp cụ
Trang 25thể mà công ty quyết định lựa chọn hình thức nào hay kết hợp các hình thứcđó.
4.3 Ký kêt hợp đồng xuất khẩu
Việc giao dịch đàm phán nếu có kêt quả sẻ dẩn tới việc ký kết hợp đồngxuât khẩu Hợp đồng xuất khẩu thường được lập dưới hình thức văn bản Ởnước ta, hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuấtkhẩu Đây là hình thức tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của các bên Ngoài ra còntạo thuận lợi cho thống kê, theo dỏi, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợpđồng
Nhìn chung nội dung của hợp đồng xuất khẩu nông sản của Công tycũng bao gồm các điều khoản như các hợp đồng xuất khẩu thông thườngkhác Tuy nhiên do đặc thù của hàng nông sản , hợp đồng thường nhấn mạnhđiều khoản chất lượng (Specification) với các yếu tố độ ẩm (Moisture), tạpchất (Admixture)… và điều khoản kiểm hàng (Inspection) Tất cả hàng nôngsản xuất khẩu của Công ty đều được tổ chức giám định hàng hoáSGS (SocieteGeneralede Surveyllance) hoặc Vinacontrol kiểm tra và chứng nhận sốlượng , phẩm chất tại cảng đi Chứng nhận của SGS và Vinacontrol đượckhách hàng nước ngoài chấp nhận và có hiêu lực pháp lý cuối cùng Giấychứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary) và giấy chứng nhận đả qua hun trùngkiểm dịch (Fumigation).
4.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinhdoanh xuất nhập khẩu- với tư cách là một bên ký kết – phải tổ chức thực hiệnhơp đồng đó Đây là một công việc rất phức tạp Nó đòi hỏi phải tuân thủluật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảmbảo uy tin kinh doanh của đơn vị Về mặt kinh doanh, trong quá trình thựchiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng , đơn vị kinh doanh xuất nhậpkhẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi vàhiêu quả của toàn nghiệp vụ giao dịch.
Để thực hiện một hợp đồng xuât khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiếnhành các khâu công việc sau đây:
Trang 26Giục mở L/C và kiểm tra L/C ( Nếu hợp đồng quy định sử dụngphương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá,thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hảiquan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyếtkhiếu nại (nếu có ).
5 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
Sau khi kết thúc một hợp đồng xuất khẩu, để đánh giá kết quả cụ thể của mộthợp đồng Nhà quản lý phải qua khâu đánh giá nghiệm thu kết quả của hợpđồng Qua bước này người ta sẻ xác định chính xác kết quả thu được: lợi íchkinh tế, lợi ích xả hội … từ việc tổng hợp chi phí và doanh thu xuất khẩu Ngoài việc hạch toán lổ lải của quá trình kinh doanh xuất khẩu các nhà quảnlý còn phải đánh giá về bạn hàng, về thị trường hàng hoá trên thế giới và đặcbiệt là mối quan hệ tiếp theo giữa các doanh nghiệp với người mua hàng.Nhiệm vụ của người quản lý xuất khẩu là phải củng cố niềm tin với kháchhàng , biến họ từ khách hàng mới trở thành khách hàng truyền thống.
Sau đây là một số chỉ tiêu thường dùng đánh giá hiệu quả hoạt độngkinh doanh xuất khẩu hàng hoá:
5.1 Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sảnphẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất ,kinh doanh Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:
P =DT – CPTrong đó :
P : Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.DT : Doanh thu của doanh nghiệp
CP : Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyết đối phản ánh hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong kỳ, là một trong nh ững nguồn thu cơ bản củangân sách Nhà nước, vừa là động lực vừa là nguồn kích thích vật chất cho sựphát triển kinh doanh.
Trang 275.2 Mức donh lợi trên doanh số bán.
P’1 =
100%Trong đó :
P’1 : Mức doanh lợi của doanh số bán trong kỳ (%).P : Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
DS : Doanh số bán thực hiện trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng donh số bán thực hiện mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Do đó nó có ý nghĩa quantrọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy những mặt hàng nào, thi trườngnào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
5.3 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
P’2=VKDP 100%Trong đó :
P’2 : Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%)VKD : Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ Một đồng vốn mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanhnghiệp.
5.4 Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
P’3 = 100%
CFKDP
Trang 285.5 Năng suất lao động bình quân của một lao động
W =LDbqDT hoặc W = LDbqTNTrong đó :
W : Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳDT : Doanh thu (Doanh số bán ) thực hiện trong kỳ
TN : Tổng thu nhập.
LDbq :Tổng số lao bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấ trung bình một lao động của doanh nghiệp thựchiện được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhậptrong kỳ
5.6 Tỹ suất ngoại tệ xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng sốngoại tệ thu được do xuất khẩu còn chi phí thu mua xuất khẩu lại thể hiệnbằng bản tệ Việt nam đồng Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩuđể trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam để có đượcmột đồng ngoại tệ.
DTxuất khẩu.( Bằng ngoại tệ) Hxuất khẩu =
CPxuất khẩu(Bằng bản tệ )Trong đó:
Hxuất khẩu : Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
DTxuất khẩu : Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu CPxuất khẩu : Chi bản tệ chi ra cho xuất khẩu
5.7.Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu :
Trong hoạt động nhập khẩu kết quả kinh doanh được thể hiện bằng sốbản tệ thu được thu được do nhập khẩu,còn chi phí nhập khẩu lại thể hiệnbằng ngoại tệ Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ để có được một đồng bản tệ.
Trang 29DTnk (Bằng bản tệ )Hnk =
CPnk.( Bằng ngoại tệ)Trong đó :
DTnk : Doanh thu do nhập khẩu mang lại Hnk: tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
CPnk:Chi phí bằng ngoại tệ cho nập khẩu
5.8 Tỷ ngoại tệ xuất nhập khẩu liên kết.
Hoạt động xuất nhập khẩu liên kết còn gọi là buôn bán đối lưu bao gồmnhững hoạt động như: Hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, trao đổibồi hoàn và mua lại sản phẩm Hiệu quả kinh tế của hoạt động liên kết (Hlk)là kết quả tổng hợp của hiêu quả tài chính nhập khẩu Tỷ suất ngoại tệ xuấtnhập khẩu liên kết được tính như sau:
1 Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô
Các nước khác nhau có chính sách thương mại khác nhau, thể hiện ý chívà mục tiêu của Nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt độngthương mại quốc tế có liên quan tới nền kinh tế của đất nước mình Để nềnkinh tế trong nước vận hành có hiệu quả thì những chính sách thương mại
Trang 30thích hợp là thực sự cần thiết Trong lĩnh vực xuất khẩu những công cụ chínhsách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết quản lý hoạt động này.
Trang 31b- Các công cụ phi thuế quan:
- Công cụ Quota (hạn ngạch xuất khẩu) Hình thức này áp dụng như mộtcông cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quantrọng trong xuất khẩu hàng hoá.
Hạn ngạch được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng cao nhấtcủa một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩutừ một thị trường nội địa trong một thời gian nhất định thông qua hình thứccấp giấy phép.
Mục đích của Chính phủ khi sử dụng Quota xuất khẩu là nhằm quản lýkinh doanh hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn và thông qua đó điều chỉnhloại hàng hoá xuất khẩu Hơn thế nữa có thể bảo vệ tài nguyên cũng như điềuchỉnh cán cân thanh toán
Bên cạnh việc thi hành những biện pháp quản lý hàng xuất khẩu như kểtrên, các quốc gia còn áp dụng một số các biện pháp phi thuế quan khác như:Đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, các thông số kỹ thuật quy địnhcho hàng xuất khẩu
c- Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khíchxuất khẩu
- Một chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sáchduy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp Kinh nghiệm của các nướcđang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Trang 32thường kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giátương quan với chi phí và giá cả trong nước.
- Trợ cấp xuất cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩymở rộng xuất khẩu đối với mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu Biện phápnày được áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi rocao hơn so với tiêu thụ trong nước Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàngđược khuyến khích xuất khẩu có thể dưới các hình thức, trợ giá, miễn, giảmthuế xuất khẩu, hạ lãi cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu hoặc cho bạn hàngnước ngoài vay ưu đãi để họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình
d- Các chính sách đối với cán cân thanh toán thương mại
Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung bảo đảm cân bằng cáncân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần vàoviệc củng cố lòng tin đối với các đối tác nước ngoài, nâng uy tín của mìnhtrên thị trường quốc tế và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh Đươngnhiên biện pháp để giữ cân bằng không phải là hạn chế nhập khẩu, cấm nhậpkhẩu hoặc vay vốn Sự cân bằng theo kiểu đó là cân bằng tiêu cực Vấn đề đặtra là cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó chú trọng tới mặthàng chủ lực, giảm bớt nhập siêu tiến tới cân bằng xuất nhập Như vậy, nhìnchung việc giữ cán cân thanh toán, cán cân thương mại đã chứa đựng trong đónhững yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
2 Các quan hệ kinh tế quốc tế
Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các mối quan hệ quốctế có tác động ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu cũngvậy, khi xuất khẩu hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác người xuấtkhẩu phải đối mặt với hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các hàngrào này chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế songphương giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
Khi đó với xu hướng toàn cầu nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinhtế ở mức độ khác nhau được hình thành nhiều hiệp định thương mại songphương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kếtvới mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới.
Trang 33Nếu một quốc gia tham gia vào các liên minh kinh tế và các hiệp định thươngmại ấy sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mộtquốc gia Nếu không chính nó lại trở thành vật cản đối với việc thâm nhậpvào thị trường khu vực đó.
Tóm lại có được các mối quan hệ quốc tế mở rộng, bến vững và tốt đẹpsẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia
3.Các yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt độngmua bán quốc tế Các Công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ cácquy định của Chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tếhiện hành Khi hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, kinh doanh xuất khẩu nóiriêng các nhà kinh doanh luôn phải lưu ý:
- Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động mua bán hànghoá quốc tế (thủ tục và các quy định về mặt hàng xuất nhập khẩu, quy định vềquản lý ngoại tệ ).
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.
- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệlàm ăn.
- Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩunhư: Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1950 hayluật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoạithương, INCOTERM 2000
4 Các yếu tố khoa học công nghệ
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiềucông nghệ tiên tiến đã được ra đời tạo ra những cơ hội, nhưng cũng gây nênnguy cơ đối với các nghề nói chung và các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặthàng xuất khẩu nói riêng.
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu và đưa vàoứng dụng các công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽgiúp cho các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng cao
Trang 34và mẫu mã đa dạng hơn Nhờ đó chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài vàcó thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa họccông nghệ có tác động làm tăng hệ quả của công tác này Điều thấy rõ nhất, lànhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, tin học mà các đơn vị ngoạithương có thể đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác qua điện thoại, điện tín giảm được chi phí đi lại.
Bên cạnh đó khoa học công nghệ còn có tác động vào các lĩnh vực nhưvận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng Đócũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu.
Trang 35Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩucó tên giao dịch đối ngoại:
Vietnam National General Export- Import Corporation.
Viết tắt: GENERALEXIM - HANOI
Trụ sở: 46 Ngô Quyền- Hà Nội.
Địa chỉ điện tín: GENERALEXIM - HANOI
Điện thoại giao dịch: (84-4) 8264009Fax: 84-48259894
Tháng 7/1993 theo quyết định số 858/TCCB của bộ trưởng bộ ThươngMại quyết định hợp nhất Công ty PROMEXIM (Công ty phát triển và nhậpkhẩu) vào Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
2- Quá trình phát triển Công ty
Công ty ra đời phát triển trong tình hình kinh tế đất nước có nhiều biếnđổi, và được phân cách bởi quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ một kinh tếkế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
Trang 36nước năm 1986 Do đó quá trình hoạt động và phát triển c30ủa Công ty có thểchia làm ba giai đoạn lớn.
2.1 Giai đoạn 1 (1982-1986): Tìm hướng đi phù hợp để phát triển
Đây là giai đoạn đầu của Công ty, với biên chế gồm 50 cán bộ công nhânviên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất nghèo nàn, với số vốnban đầu được Nhà nước cấp 139.000 đồng Hơn nữa trong thời gian này vớicơ chế chính sách quản lý kinh tế quan liêu Đường lối đổi mới đang là tưduy, chưa được cụ thể hoá bằng văn bản, nhất là đối với quản lý kinh tế Côngty XNK tổng hợp I có thể được xem là đơn vị được giao đột phá vòng vây cơchế cũ, với quyền lấy thu bù chi
Từ những khó khăn trên Công ty đã dần dần khắc phục từng vấn đề mộtcách rõ ràng:
- Đối với vốn: Công ty chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên
Bộ (Ngân hàng và ngoại thương) họp, ra được văn bản nêu rõ những nguyêntắc riêng về hoạt động của Công ty trong các phương thức kinh doanh, các tàikhoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, vấn đề lập quỹ hàng hoá làmcơ sở thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau này Đồng thờiCông ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động ngày mộtphát triển hơn Từ việc vay vốn nước ngoài và xây dựng được một quỹ hànghoá phong phú, đa dạng.
- Đối với đội ngũ cán bộ: Công ty chú trọng tổ chức bồi dưỡng, gửi đi
đào tạo ở nước ngoài khi có chỉ tiêu, chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lốimòn của kinh doanh bao cấp.
Trong thời kỳ này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnhxuất khẩu theo hướng đổi mới, nhưng hoàn toàn chưa có thực tế để xây dựngthành các quy định chính thức, nền nếp suy nghĩ trong công tác quản lý của cơchế bao cấp chưa dễ thay đổi Đây cũng chính là những khó khăn của công ty
Nhưng với những cố gắng trên, Công ty đã đạt được những kết quả nhấtđịnh Điều này đã chứng minh được hướng đi đúng đắn phù hợp của Công tycũng như khả năng phát triển trong tương lai.
Trang 37Bảng2 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty 1982 -1986
Kim ngạch XNK (USD)Hoàn thành% kế hoạch
Đóng góp ngânsách VNDKế hoạchThực hiện
Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM
Qua bảng số liệu trên cho ta thầy rằng Công ty đều hoàn thành và vượtmức kế hoạch Đặc biệt có sự tăng đột biến về kim ngạch XNK năm 1985 sovới năm 1984 tăng gấp gần hai lần Đó là dấu hiệu mở ra một thời kỳ pháttriển mới của Công ty.
2.2 Giai đoạn 2 (1987 - 1997): Phát triển và vượt qua khó khăn để
tiếp tục phát triển
a- Từ 1987 đến 1989: Đây là thời kỳ Công ty phát triển mạnh về mọi
mặt, đã được Bộ Kinh tế đối ngoại cũng như Bộ nội vụ tăng 5 bằng khen, 2 lácờ đơn vị thi đua xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình
Bảng 3: Kim ng ch XNK c a công ty t 1987 -1989ạch XNK của công ty từ 1987 -1989ủa công ty từ 1987 -1989ừ 1987 -1989
NămKim ngạch XNK (USD) Hoàn thành% kế hoạch
Đóng góp ngânsách VNDKế hoạchThực hiện
Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM
Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác lên 18 triệu USD tăng gấp 45 lần so vớinăm 1982 (là 400.000 USD) Công ty đã có một đội ngũ cán bộ có năng lựcvà hoạt động thực tế cao hơn thời kỳ đầu Giai đoạn này Công ty tập trung
Trang 38xây dựng tiếp một số vấn đề được xem là trọng điểm, là nhân tố thắng lợitrong hoạt động của Công ty, đó là:
- Vấn đề phương thức kinh doanh, quan hệ hữu cơ giữa Công ty với cáccơ sở Kể cả mối quan hệ với thị trường nước ngoài.
- Vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trìnhkinh doanh.
- Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
b- Từ 1990 đến 1992: Tình hình kinh kế trong nước và quốc tế có những
biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế trong đó có lĩnh vựcphân phối và lưu thông hàng hoá bị tác động mạnh mẽ Đây là giai đoạn cơchế thị trường dần dần rõ nét Vấn đề cạnh tranh xảy ra dữ dội, các kháchhàng cũ của Công ty trong nước không còn như trước nữa, hầu hết các đơn vịTỉnh đã trực tiếp xuất nhập khẩu Chính vì vậy mà thị trường xuất khẩu vànhập khẩu bị thu hẹp, mất thị trường các nước XHCN, khu vực thị trườngTBCN bắt đầu bị các đơn vị khác cạnh tranh Các mặt hàng xuất khẩu uỷ tháclớn của Công ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫnnhau trong tổ chức kinh doanh khá phổ biến Tóm lại, giai đoạn này Công tyhoạt động trong tình hình chung diễn biến phức tạp, nên việc giữ vững đượcvà phát triển thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực rất lớn.
Bảng4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1990 - 1992
NămKim ngạch XNK(USD)Hoàn thành % kế hoạch
Đóng góp ngân sáchVND
Kế hoạchThực hiện
Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM
c- Từ 1993 đến 1997: Vượt qua giai đoạn trên, Công ty bắt đầu mở rộng
đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ lẻ như Quận, Huyện, kể cả các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ XNK uỷ thác sang tự doanh;
Trang 39Triển khai kinh doanh gia công xuất nhập khẩu; khai thác việc nhập hàng phimậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt Nam công tác, lao động, học tập ởnước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế; xây dựng kho chưa hàng xuất nhậpkhẩu
Nhờ hàng loạt biện pháp kịp thời, đúng lúc có hiệu quả nên Công ty vẫnđứng vững và tiếp tục phát triển.
Bảng 5: Kim ng ch xu t nh p kh u c a Công ty n m 1993-1997ạch XNK của công ty từ 1987 -1989ất nhập khẩu của Công ty năm 1993-1997ập khẩu của Công ty năm 1993-1997ẩu của Công ty năm 1993-1997ủa công ty từ 1987 -1989ăm 1993-1997
NămKim ngạch XNK(USD)Hoàn thành % kế hoạch
Đóng góp ngân sáchVND
-Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1998-2002
Trang 40Năm Kim ngạch XNK (USD) Hoàn thành %kế hoạch
Đóng góp vào ngânsách( triệuVND)