PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

29 1.1K 5
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG  VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại hay còn gọi là Thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ-truyền thống với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian… Thương mại điện tử (Electronic Commerce)- một yếu tố hợp thành của nền Kinh tế số hóa, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nơi đó không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch- nên còn gọi là "Thương mại không giấy tờ".

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------@@@@------------ CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SVTH: NGUYỄN VĂN TRUNG MSSV: 10055271 LỚP : DHQT6B LỚP HP: 210707101 GVHD: TS. NGUYỄN MINH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------@@@@------------ CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SVTH: NGUYỄN VĂN TRUNG MSSV: 10055271 LỚP : DHQT6B LỚP HP: 210707101 GVHD: TS. NGUYỄN MINH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012 MỤC LỤC Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn MỞ ĐẦU Chuyên đề môn học là học phần bắt buộc dành cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng và sinh viên khối ngành kinh tế nói chung, là môn học nhằm giúp cho sinh viên củng cố và nâng cao khả năng thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, khả năng nghiên cứu khoa học một cách độc lập về một đề tài khoa học thông qua một môn học nào đó mà sinh viên cảm thấy tâm đắc nhất. Trên giảng đường đại học, mỗi sinh viên đã phải trải qua rất nhiều môn học với nhiều nội dung nghiên cứu khoa học khác nhau thông qua đề tài tiểu luận nhóm. Để tổng kết và củng cố kiến thức cho tất cả quá trình ấy bằng năng lực cá nhân, em xin chọn môn học Thương Mại Điện Tử làm môn học chuyên đề nghiên cứu. Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại hay còn gọi là Thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ-truyền thống với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian… Thương mại điện tử (Electronic Commerce)- một yếu tố hợp thành của nền Kinh tế số hóa, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nơi đó không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch- nên còn gọi là "Thương mại không giấy tờ". Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn, khai thác lợi nhuận hiệu quả hơn. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ đó của thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 4 Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng cho mình những chiến lược đúng đắn để xâm nhập vào thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn này. Đó cũng là những lý do thôi thúc em chọn môn học Thương mại điện tử làm môn học chuyên đề với đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực trạng về việc ứng dụng Thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam”. 1. Mục tiêu nghiên cứu - Thông qua đề tài nghiên cứu, em muốn tìm hiểu một số khái niệm liên quan về thương mại điện tử để tiến tới một nhận thức toàn diện hơn về thương mại điện tử- điều mà các doanh nghiệp nên quan tâm nếu muốn thành công. - Phân tích tình tình phát triển thương mại điện tửViệt Nam nói chung và ở các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, qua đó đưa ra một vài đánh giá sơ bộ về thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệpViệt Nam. - Thông qua thực trạng, em muốn đưa ra một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thân cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phát triển bền vững hơn. - Mặt khác, nghiên cứu đề tài cũng là dịp để em cũng cố khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích- tổng hợp và xử lý thông tin, khả năng nghiên cứu khoa học một cách độc lập…trên cơ sở của môn học em đã được tiếp cận-môn Thương mại điện tử. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là thực trạng về việc ứng dụng của Thương mại điện tử vào các doanh nghiệpViệt Nam. Thông qua thực trạng để rồi bản thân tự rút ra các giải pháp, đưa ra các kiến nghị cho các doanh nghiệp để phát triển bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện giới hạn về thời gian và tài liệu cũng như sự hiểu biết của bản thân, em tập trung phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệpViệt Nam, trong khoảng thời gian gần đây nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin được chính xác, cập nhật, đề tài có sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 5 Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn quan, các tạp chí và thông tin trên Internet. Trong đó các thông tin thứ cấp từ Internet là chủ yếu. 5. Kết cấu đề tài Đề tài được xây dựng gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận Trong chương này cung cấp các thông tin chính yếu nhất về môn học Thương mại điện tử, tổng quan về thương mại điện tử được cập nhật từ giáo trình và từ các nguồn tài kiệu khác. Chương 2. Thực trạng về việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam Trong chương này tập trung phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử vào các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào, những thuận lợi- khó khăn, qua đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về lĩnh vực thương mại điện tử. Chương 3. Nhận xét, đánh giá môn học Phần này là các nhận xét đánh giá về môn học Thương mại điện tử, tính thiết thực- hữu ích cũng như các đề xuất ý kiến cá nhân cho môn học này. Ngoài ra còn có phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo để tiếp cận đề tài được dễ dàng dễ hiểu hơn. SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 6 Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Chương 1: TỔNG QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ(TMĐT) 1.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử + Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông khác. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". + Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng: Theo nghĩa rộng Thương mại điện tửcác giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tửcác hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. 1.1.2 Các loại hình chủ yếu của Thương mại điện tử Căn cứ vào tính chất của thị trường và khách hàng, TMĐT gồm 3 lạo hình chủ yếu sau: - Mô hình giao dịch doanh nghiệp- người tiêu dùng(B2C). - Mô hình giao dịch doanh nghiệp- doanh nghiệp(B2B). - Mô hình giao dịch người tiêu dùng - người tiêu dùng(C2C). SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 7 Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 1.1.3 Lợi ích và hạn chế của TMĐT TMĐT tạo ra nhiều lợi ích đối với cả doanh nghiệp và cả người tiêu dùng cũng như xã hội. 1.1.3.1 Một số lợi ích Đối với doanh nghiệp: Giảm chi phí; Tạo ra mô hình kinh doanh mới; Giúp mở rộng thị trường; Cập nhật thông tin dễ dàng; Nâng cao hình ảnh-uy tín của doanh nghiệp Đối với người tiêu dùng: Thông tin phong phú, thuận tiện; Đáp ứng mọi nhu cầu; Vượt giới hạn về không gian và thời gian; Giá thấp hơn; Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hoá Đối với xã hội: Nâng cao mức sống; Kích thích cho các nước nghèo phát triển; Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn. 1.1.3.2 Một số hạn chế + Hạn chế về kỹ thuật + Hạn chế về thương mại 1.2 Chương 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TMĐT Ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau xuất hiện từ năm 1962 và đã được Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai thực hiện năm 1968. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1991, sau khi ngôn ngữ siêu văn bản( HTML) cùng với giao thức truyền siêu văn bản(HTML) ra đời, Internet mới thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt dịch vụ mới. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994 và sự phát triển như vũ bão của Internet trong những năm vừa qua đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền thông, thông tin, rồi lan nhanh sang lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Cùng với World Wide Web(www), Internet trở thành công cụ quan trọng nhất của TMĐT. SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 8 Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Dịch vụ Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam năm 1997. Trải qua hơn một thập kỷ, cơ sở hạ tầng mạng cũng như số lượng người truy cập Internet tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê cỉa Trung tâm Internet Việt Nam, đến hết tháng 7/ 2011, con số này là 25.1 triệu người, chiếm 29.24 % dân số. Trong tiến trình hội nhập, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về TMĐT đã có những thay đổi nhanh chóng. Các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng. Các website sàn giao dịch B2B, rao vặt, siêu thị trực tuyến đua nhau ra đời. Tuy nhiên nhìn chung TMĐT vẫn còn chưa phổ biến ở nước ta. Số lượng doanh nghiệp quan tâm tới đầu cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động SXKD nói chung và trong các hoạt động thương mại nói riêng còn thấp. Doanh thu từ TMĐT chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng doanh thu thương mại. 1.3 Chương 3: INTERNET-NỀN TẢNG CỦA TMĐT TMĐT được hình thành và phát triển trên nền tảng của Internet. Do đó, khi nghiên cứu về thương mại điện tử, cần thiết phải biết các kiến thức, các khái niệm cơ bản liên quan đến Internet. Internet là mạng toàn cầu các hệ thống(network) máy tính, được két nối với nhau thông qua hệ thống viễn thông. World Wide Web(WWW hay web), một giao diện mang internet đến cuộc sống. WWW giúp người sử dụng tiếp cận các tài kiệu, dữ liệu giữa các hình thức phối hợp giữa văn bản và bảng biểu, hình ảnh, video và âm thanh. Thông tin trên Web được thể hiện trên những trang web(web page), thực chất là tệp tin(file) máy tính. Trang web thường được viết bởi một ngôn ngữ máy tính gọi là HTML( Hypertext Makeup Language-ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Các trang web kết nối với nhau bởi Hyperlinks( siêu liên kết), cho phép người sử dụng có thể “nhảy” từ trang web này qua trang web kia. Một tập hợp các trang web như vậy gọi là một website. SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 9 Chuyên đề môn học GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Mỗi trang web có một địa chỉ duy nhất, gọi là web address hay URL(Uniform Rerource Locator). URL được coi như một địa chỉ trên “xa lộ” thông tin, chỉ cho người ta biết đích xác phải tìm một trang web ở đâu. Khi kinh doanh thương mại điện tử, bảo mật thông tin là mối quan tâm hàng đầu. Những thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng có thể lọt vào bên thứ ba là những kẻ đột nhập(Hacker), hoặc có thể bị chặn lại và đọc bởi giới thám thính(intruder) thông qua các phần mềm gián điệp( spyware). Để đảm bảo an toàn, doanh nghiệp cần cài đặt và duy trì các bức tường lửa (firewall). Các thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng hay số thẻ tín dụng có thể truyền an toàn trên internet thông qua công nghệ mã hóa(encryption). Mã số khách hàng(customer number) và mật khẩu(password) là các công cụ khác, thường dùng cho cá nhân. 1.4 Chương 4: CÁC LĨNH VỰC ỨNG DỤNG KINH DOANH ĐIỆN TỬ Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ứng dụng của kinh doanh thương mại điện tử ngày càng đa dạng và phong phú. Sau đây là một số lĩnh vực ứng dụng chính: Chính phủ điện tử (CPĐT; e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được “điện tử hóa”, “mạng hóa”. CPĐT bao gồm 3 yếu tố chính: Thông tin và dịch vụ mà chính phủ cung cấp hoặc giao tiếp với công dân/ tổ chức/ doanh nghiệp; các hoạt động điều hành tác nghiệp; tạo thêm các kênh thông tin mới giúp cho các người dân thực hiện tốt quyền làm chủ của mình. Ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử. Bên cạnh các ưu điểm như: Giúp cho khách hàng thông tin liên lạc nhanh hơn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thời gian….còn tồn tại một số hạn chế: Tăng sự lệ thuộc của con người vào máy tính và mạng Internet, vấn đề an toàn cho khách hàng là điều đáng lo ngại, những rủi ro khác có thể đem lại những bất cập và khó khăn cho ngân hàng điện tử. SVTH: Nguyễn Văn Trung MSSV:10055271 Trang 10 . Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Theo. Thực trạng về việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam Trong chương này tập trung phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử

Ngày đăng: 24/09/2013, 09:33

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Giao diện website www.megabuy.vn(B2C) - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG  VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hình 1..

Giao diện website www.megabuy.vn(B2C) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 2. Giao diện website www.1001shopings.com(C2C) - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG  VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hình 2..

Giao diện website www.1001shopings.com(C2C) Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 3. Giao diện website www.thuonghieuviet.com (B2B e-marketplace) Nhằm tìm kiếm, tôn vinh những doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử  (TMĐT) tiêu biểu, đóng góp thiết thực cho quá trình phát triển TMĐT, sáng ngày  22/02/2012, Sở Công Thương phối hợ - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG  VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hình 3..

Giao diện website www.thuonghieuviet.com (B2B e-marketplace) Nhằm tìm kiếm, tôn vinh những doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) tiêu biểu, đóng góp thiết thực cho quá trình phát triển TMĐT, sáng ngày 22/02/2012, Sở Công Thương phối hợ Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan