Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và hội nhập vào kinh tế thế giới, vì thế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đầu tư phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, xâm nhập nhiều nền kinh tế mới trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải gặp rất nhiều thách thức trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, đặc biệt là sự cạnh tranh gây gắt trong các doanh nghiệp trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề nổi bậc nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng cho nền kinh tế đó là lạm phát. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian cũng như trí tuệ mới mong đạt được kết quả khả quan. Vì vậy việc chống lạm phát không chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính Phủ mà là của mọi người mọi doanh nghiệp. Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là người lao động. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012”.
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
GVHD : PGS.TS NGUYỄN MINH TUẤN LHP : 210707101
SVTH : TRƯƠNG HOÀI NAM MSSV : 10015091
Tp Hồ Chí Minh Ngày 20 tháng 06 năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành môn chuyên đề môn học này, trước hết em xin chân thành cảm ơn quýThầy, Cô trong khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại Học Công nghiệp Tp Hcm đãtận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm chuyên đề môn học Em cũng chânthành cám ơn thư viện trường đã tạo điều kiện cho em có điều kiện tham khảo các tàiliệu liên quan đến đề tài của em Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dàosức khỏe và thành công sự nghiệp cao quý
Trân trọng kính chào!
SVTH: Trương Hoài Nam
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
DANH MỤC HÌNH
Hình1: Sự tăng lên về giá do cung 14
Hình 2: Diễn biến lạm phát 2010 - 2012 19
Hình 3: Chỉ số giá tiêu dùng qua các tháng năm 2010 20
Hình 4: Chỉ số giá tiêu dùng 12/2010 – 12/2011 21
Hình 5: Chỉ số giá tiêu dùng 12/2011 – 12/2012 23
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
DANH MỤC HÌNH 3
MỤC LỤC 4
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục tiêu nghiên cứu 7
3 Nội dung nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Kết cấu đề tài 8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 9
1.1 Khái niệm lạm phát 9
1.2 Phân loại lạm phát 9
1.3 Đo lường lạm phát 10
1.4 Nguyên nhân lạm phát 11
Trang 61.4.1 Lạm phát theo thuyết tiền tệ 11
1.4.2 Lạm phát do cầu kéo 12
1.4.3 Lạm phát do chi phí đẩy 12
1.4.4 Lạm phát dự kiến 14
1.4.5 Các nguyên nhân khác 15
1.5 Tác động của lạm phát 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 18
2.1 Tổng quan về lạm phát ở Việt Nam qua các thời kì 18
2.2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 19
2.3 Nguyên nhân lạm phát giai đoạn 2010 – 2012 26
2.4 Giải pháp 29
2.4.1 Về chính sách tài khóa 29
2.4.2 Về chính sách tiền tệ 29
2.4.3 Các biện pháp khác 30
2.5 Kiến nghị 30
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 32
3.1 Giảng dạy học phần 32
3.1.1 Giáo trình, tài liệu, giảng viên 32
3.1.2 Cơ sở vật chất 32
Trang 73.1.3 Tính hữu ích thiết thực của môn học 32
3.2 Giải pháp giúp môn học tốt hơn 33
PHẦN KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và hội nhập vào kinh tếthế giới, vì thế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đầu tư phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuấtkhẩu hàng hóa, xâm nhập nhiều nền kinh tế mới trên toàn cầu Bên cạnh đó, Việt Namcòn phải gặp rất nhiều thách thức trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, đặc biệt là sựcạnh tranh gây gắt trong các doanh nghiệp trên thế giới Trong nền kinh tế thị trườngnhư hiện nay, vấn đề nổi bậc nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng cho nền kinh tế đó
là lạm phát Đây là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian cũngnhư trí tuệ mới mong đạt được kết quả khả quan Vì vậy việc chống lạm phát khôngchỉ là nhiệm vụ của riêng Chính Phủ mà là của mọi người mọi doanh nghiệp Lạmphát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt làngười lao động Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng lạm phát ở Việt Namgiai đoạn 2010 – 2012”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ các lý luận cơ bản liên quan đến lạm phát
Đánh giá thực trạng về lạm phát của nước ta trong thời gian vừa qua (2010 –2012)
Đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát cao ở ViệtNam trong thời gian vừa qua (2010 -2012)
3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 –
2012, các chủ trương, chính sách của nhà nước, doanh nghiệp trong việc giảiquyết vấn đề lạm phát đang tăng cao
Trang 94 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lý thuyết về lạm phát
Các thông tin liên quan đến lạm phát trong giai đoạn (2010 -2012) và quanđiểm của nhà nước ta về lạm phát
Thực trạng về lạm phát của nước ta trong thời gian qua
Những giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát của nước ta giai đoạn 2010 2012
-5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tìm hiểu, tổng hợp, phân tích và so sánh Những số liệu
và thông tin cần thiết cho đề tài được lấy từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách,báo chí, internet…
6 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề lạm phát
Chương 2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
Phần kết luận
Trang 10PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung củanền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sứcmua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thường theo nghĩa đầu tiênthì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốcgia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trongphạm vi thị trường toàn cầu
1.2 Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạmphát Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thườngphân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát cao (lạm phát phi mã) vàsiêu lạm phát
Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp Đây là một vấn nạntrong quản lý kinh tế vĩ mô Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát
Lạm phát thấp
Lạm phát ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số, biểu hiện ở hàng hóatăng chậm trong khoảng 10% trở lại (< 10%) Trong đó đồng tiền mất giá không lớn,
Trang 11chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh Loại lạm phát này thường được cácnước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển.
Lạm phát phi mã
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ sốmột năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát ViệtNam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tếthị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cảicách
Nhìn chung thì lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra nhữngbiến dạng kinh tế nghiêm trọng Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, chonên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày Mọingười có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vànghoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn
và tích lũy của cải
Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanhchóng khi tiền tệ mất giá trị Siêu lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phátphi mã
Trang 12coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kíchthước của nó.
Các số đo phổ biến của chỉ số lạm phát:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi
"người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn
Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được
không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác vớiCPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trịnhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêudùng đã thanh toán
Chỉ số giá sinh hoạt (CLI): à sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của
một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI)được giả định một cách xấp xỉ
Chỉ số giá bán buôn: đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn
(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số nàyrất giống với PPI
Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một
cách có lựa chọn
Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc
nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) vớitổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báocáo theo giá so sánh hay GDP thực
Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI).
1.4 Nguyên nhân lạm phát
1.4.1 Lạm phát theo thuyết tiền tệ
Trang 13 Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mứccung tiền.
Trên thực tế lạm phát là mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ
lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp.Trong việc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cung tiền
Tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách:
Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiệnkinh doanh tốt)
Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí Vềmặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng Nếu cungkhông tăng tương ứng với cầu, thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá Tuynhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm In tiền để trợ cấpcho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng
1.4.2 Lạm phát do cầu kéo
Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽdẫn đến tăng cầu, áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượtquá mức cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc vớicông suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăngcủa cầu Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy Lạm phát do cầu tăng lên hay lạmphát do cầu kéo được ra đời từ đó
1.4.3 Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thấtnghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ" Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từphía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng Điều này
Trang 14ASSL ASRL
P1 P0
E1
ASLR AD
P
ASSR 1
ASSR 2
chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trảvới giá cao hơn
Ví dụ:
Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ Nếutiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên.Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán
sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phùhợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo thành vòng xoáy lượng giá
Chi phí tăng đẩy giá lên cao
- Cầu không đổi, giá cả tăng sản
Chi tiêu quá khả năng cung ứng
- Khi sản lượng vượt tiềm năng
Trang 15y y*
AD
"
AD' AD E
Trang 16Trong lạm phát dự kiến AS & AD dịch chuyển lên trên cùng, độ sản lượng vẫngiữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến
1.4.5 Các nguyên nhân khác
Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăngtheo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt Điều này đặcbiệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ tiền gửivào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá
có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tụcđẩy giá lên cao
Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể inthêm tiền để trang trại, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạmphát Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêmmột lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt Kiểu lạm phát xoáy ốc này thườngxảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát Tuy nhiên, chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằngcách vay dân thông qua bán tín phiếu Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nênkhông có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả chodân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạmphát mạnh là điều chắc chắn
Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chínhsách cơ cấu kinh tế không hợp lý Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào,nguyên nhân do nước ngoài
1.5 Tác động của lạm phát
Lạm phát (inflation) có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế
-xã hội tùy theo mức độ của nó
Trang 17Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những táchại không đáng kể; còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêmtrọng đối với kinh tế và đời sống Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát
đó có dự đoán trước được hay không, nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên triđược mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ Nếu nhưlạm phát hoàn toàn có thể dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặngkinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó Lạm phátkhông dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhậpmột cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế
Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến độngkhông ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sự mất giá của đồngtiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh Hiệu quả kinh doanh - sản xuất
ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế Nếu mộtdoanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rấtlớn
Đối với lĩnh vực lưu thông
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá Cácnhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông Thậm chí khi lạmphát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi rocao Do có nhiều người tham giâ vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗnloạn Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vàokênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát giatăng
Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Trang 18Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp Sốngười gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều Về phía hệ thống ngân hàng, do lượngtiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng vớiviệc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâmnhững người hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay Về phía người đi vay, họ
là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng Do vậy,hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa Chức năng kinh doanhtiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phátthì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt
Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạmphát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm chothị trường bị rối loạn Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt vàkém Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủsức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm Các ngành, cáclĩnh vực dự định đựơc chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì.Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đờisống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được