CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ GIẢNG DẠY CHO MÔN HỌC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Nhìn chung, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở vật chất phục vụ khá tốt cho việc học tập, đi lại dễ dàng thuận tiện như hệ thống thang máy, hệ thống phòng học, máy chiếu…Tuy nhiên, về việc đáp ứng cho môn học Thương mại điện tử tại Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh( cơ sở 1) cũng còn một số điểm hạn chế về cơ sở vật chất liên quan tới môn học, làm giảm khả năng học tập tiếp thu của sinh viên.

Trên cách nhìn của người học-một sinh viên với mong muốn trường mình ngày một tốt hơn, em xin nêu ra một số điểm sau đây:

- Phòng học: Môn học Thương mại điện tử được bố trí học tại lầu 10 nhà D, đặc điểm của các phòng học nhà D là diện tích chật hẹp, chiều cao của phòng học thấp, các lối đi lại hai bên hành lang rất nhỏ….v.v. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới người học, tới chất lượng tiếp thu bài và cảm hứng của giảng viên đứng

lớp. Môn học này lại rất đông sinh viên nên số chỗ ngồi và diện tích không đáp ứng cho sinh viên, ngồi sát nhau, nóng nực khó có tư thế thoải mái để chép bài và xoay xở khi ra vào.

- Bảng: Mặt bảng trắng xóa và khó lau sạch khi viết bằng bút lông…là những đặc điểm hạn chế chủ yếu. Sinh viên ngồi cuối lớp hoặc giữa lớp, để theo dõi được giảng viên viết trên bảng là điều không thể.

- Máy chiếu: Một số máy chiếu nhà D nói chung và ở phòng học Thương mại điện tử nói riêng không còn đạt hiệu quả sử dụng nữa. Máy chiếu khởi động lâu, hình ảnh kém chất lượng(không phải do cách thiết kế màu sắc của slide) khiến sinh viên rất khó theo dõi. Nhiều bài học, học sinh viên không thể theo dõi được hình ảnh trên màn hình, trong khi môn này rất cần thiết để dõi các hình ảnh như hình ảnh của website, các địa chỉ website một cách chính xác, các hình ảnh quảng cáo trên các trang web…

3.3 ĐỀ XUẤT.

Qua thực trạng nêu trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiếu những khó khăn trên:

- Các phòng học nhà D nên sắp xếp các lớp học có số lượng sinh viên ít, vừa đủ sức chứa của phòng học.

- Có kế hoạch kiểm kê lại chất lượng của máy chiếu, bảng, bàn ghế, quạt, có kế hoạch thay mới hoặc tu sửa các tài sản, cơ sở vật chất nói trên hoặc nên tổ chức các lớp học không cần sử dụng đến máy chiếu hoặc không sử dụng đến bảng vào các phòng học dãy nhà D, nhằm tạo điều kiện tốt cho cả người dạy và người học.

- Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và trường Đại học Công nghiệp TPHCM nói chung cần có kế hoạch cập nhật giáo trình mới đa dạng và phong phú hơn, vì hiện nay Khoa chỉ có giáo trình của thầy Bùi Văn Danh là giáo trình chính thức.

Ngoài ra, thư viện cũng nên cung cấp nhiều sách hơn về thương mại điện tử, các phương thức kinh doanh trên Internet…của một số trường khác để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngày càng cao của sinh viên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 27 - 28)