CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ

66 713 0
CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GHI CHÉP BÀI GIẢNG CỦA CÁC GS, PGS VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

CHUYÊN ĐỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁC-XÍT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC GV: GS, TS. Trần Phúc Thăng MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Chủ nghĩa duy vật mácxít là hạt nhân của thế giới quan khoa học. - Nắm được tính hệ thống, tính chuyên sâu và tính cách mạng của lý luận này. Rút ra những nguyên tắc có tính phương pháp luận để dùng chỉ đạo thực tiễn hiện nay, đặc biệt là thực tiễn Việt Nam. - Mục đích là phải nắm được những quan điểm về thế giới quan khoa học, phải đi từ thế giới quan nói chung đến thế giới quan khoa học. - Phải nắm được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật, bao gồm những ý cụ thể sau: + Quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời cổ đại cho đến triết học cổ điển Đức. + Phải nắm được những đặc trưng của chủ nghĩa duy vật mácxít, hay là của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong đó có nhiều vấn đề đề cập tới: phạm trù vật chất, quan hệ vật chất và ý thức. Xem hai nội dung cơ bản này giữa CNDV mác xít và CNDVBC có gì khác. + Nắm được vai trò của CNDV mác xít trong việc xây dựng Thế giới quan khoa học, và những yêu cầu, các biện pháp để xây dựng Thế giới quan khoa học trong điều kiện hiện nay. 2. Về tư tưởng Củng cố được thế giới quan khoa học, tạo được niềm tin vững chắc vào lý luận cách mạng khoa học. Để từ đó có những nhìn nhận đánh giá các sự kiện quốc tế, trong nước, những sự biến đổi trong thế giới khách quan; có được những phương thức sống đúng đắn và thái độ khoa học cũng như phương pháp khoa học trong việc luận giải những vẫn đề của thời đại, của đất nước. 3. Kỹ năng 1 - Rèn luyện được tư duy lý luận nói chung và tư duy khoa học - Rèn luyện được khả năng vận dụng những tri thức của chủ nghĩa duy vật vào việc giải đáp và giải thích những vấn đề thực tiễn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phê phán triết học pháp quyền của Gi.V.Ph.Hêghen (C.Mác). 2. Hệ tư tưởng Đức (C.Mác – Ph.Ăngghen) 3. Biện chứng của tự nhiên 4. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (V.I.Lênin) 5. Bút ký triết học (V.I.Lênin) 6. Bộ GD&ĐT: Giáo trình triết học Mác - Lênin dùng cho học viên cao học không chuyên ngành triết học. 7. Các sách lịch sử triết học 8. Tư tưởng Hồ Chí Minh 9. Các Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC MÁC – TIỀN ĐỀ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁCXÍT 1. Chủ nghĩa duy vật cổ đại 1.1. Ấn Độ Trường phái Lôkayata và phong trào duy vật ở Đông Ấn 1.2. Trung Quốc - Âm Dương – Ngũ Hành: - Tuân Tử: Nhà duy vật kiệt xuất. 1.3. Hy Lạp + Talét (642-547 TCN): Thực thể của thế giới là “Nước”. + Hêraclít (520-460 TCN): Thực thể của thế giới là “Lửa”. + Đỉnh cao trong quan niệm Hy Lạp thời cổ đại là quan niệm của Đê-mô-cít (460-370 tr.CN) và Lơ-xíp: Thực thể cấu tạo nên thế giới này là “Nguyên tử” (một khái niệm trừu tượng) Đê-mô-cít. Êpyquya… Đánh giá chung về triết học duy vật cổ đại: Đa số đều đánh giá triết học Hy Lạp cổ đại là chất phác, ngây thơ, trực quan… Cũng có thể chưa đủ, bởi trong nền triết học này cũng có những yếu tố thể hiện tư duy trừu tượng ở trình độ cao và đạt đến độ sâu sắc nhất định [GS. Trần Phúc Thăng] (Tính trừu tượng trong thuyết nguyên tử; trong thuyết Âm – Dương… thể hiện quan điểm phát triển hài hòa…) 2. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ Trung cổ Phái Duy thực Phái Duy danh 3. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ Phục hưng - Chống lại quan điểm của tôn giáo (thuyết Nhật tâm) - Các kết luận về thế giới (về vật chất) đã cơ sở khoa học, đặc biệt là khoa học thực nghiệm. - Họ khôi phục lại tinh thần duy vật thời kỳ cổ đại và phát triển nó ở trình độ mới với những phát minh về khoa học (khoa học thiên văn). Khẳng định mặt trời là 3 trung tâm của vũ trụ, còn khẳng định trời cũng là vật chất. Vũ trụ xuất hiện trước mắt con người như là vật chất vô tận và vận động theo những quy luật bên trong của nó (Côpécníc). Brunô coi vật chất là nguyên nhân của mọi sự vật tự nhiên, là nền tảng, cơ sở của hiện thực 4. Chủ nghĩa duy vật thời Cận đại - Chống lại quan điểm của tôn giáo (thuyết Nhật tâm) - Các kết luận về thế giới (về vật chất) đã cơ sở khoa học, đặc biệt là khoa học thực nghiệm. - Họ khôi phục lại tinh thần duy vật thời kỳ cổ đại và phát triển nó ở trình độ mới với những phát minh về khoa học (khoa học thiên văn). Khẳng định mặt trời là trung tâm của vũ trụ, còn khẳng định trời cũng là vật chất. Vũ trụ xuất hiện trước mắt con người như là vật chất vô tận và vận động theo những quy luật bên trong của nó (Côpécníc). Brunô coi vật chất là nguyên nhân của mọi sự vật tự nhiên, là nền tảng, cơ sở của hiện thực So với thời kỳ Phục hưng thì thời kỳ Cận đại có đặc điểm khác: Thời kỳ Phục hưng thì phương thức sản xuất tư bản mới bắt đầu ra đời. Thời kỳ Cận đại là thời kỳ của các cuộc cách mạng tư. Nhu cầu xã hội đã có sự thay đổi… Chủ nghĩa duy vậtsự chuẩn bị về mặt tinh thần cho cách mạng tư sản. Chủ nghĩa duy vật chiếm ưu thế so với chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ Cận đại (thế kỷ XVII – XVIII) so với thời kỳ Phục hưng: Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là siêu hình. Có sự phát triển hơn thời kỳ Phục hưng, nó đóng vai trò không chỉ là tiền đề cho các cuộc cách mạng mà còn là cơ sở cho sự phát triển sản xuất nói chung, sản xuất công nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, chủ nghĩa duy vật hướng con người tìm hiểu khả năng khám phá bí mật của thế giới và những sự biến đổi của xã hội để thiết kế một xã hội mới.Vì vậy, quan niệm vật chất thời kỳ này vừa đồng nhất vật chất với khối lượng (những thuộc tính của vật chất). Một số khuynh hướng khác tiếp nối thời cổ 4 đại, quy vật chất về nguyên tử, một số khác nữa lại đồng nhất vật chất với vật cụ thể đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Cũng có quan điểm, nhận xét tổng quát đồng nhất vật chất với thế giới khách quan, vừa có khuynh hướng tìm ra các dạng vật chất trên cơ sở các thuộc tính của nó (như khách quan, quảng tính, hình dạng…) Cũng có quan điểm cho chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII là triết học nhận thức: Quan tâm đến quá trình nhận thức của con người (cách thức, phương pháp nhận thức của con người); thực chất là quan tâm đến quá trình chinh phục tự nhiên của con người. Triết học thời kỳ này đi sâu nghiên cứu lý luận nhận thức, phương pháp luận và chia thành hai trường phái cơ bản: Duy cảm và duy lý. 5. Chủ nghĩa duy vật trong triết học cổ điển Đức 5.1. I. Cantơ Thuyết tinh vân… 5.2. L.Phoi-ơ-bắc - Tư tưởng phê phán tôn giáo: ông phê phán tôn giáo một cách quyết liệt, Ph.Ăngghen đã đánh giá rất cao nội dung này của L.Phoi-ơ-bắc (đặc biệt là giai đoạn đầu) Tuy nhiên, quan niệm về tôn giáo của ông còn nhiều hạn chế: - Phê phán chủ nghĩa duy tâm nói chung, triết học duy tâm của Gi.V.Ph.Hêghen. (C.Mác – Ph.Ăngghen đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của L.Phoi-ơ-bắc; trong “Hệ tư tưởng Đức”) - Có quan niệm rõ ràng về vật chất: Vật chất là những cái hữu hình, cả những yếu tố điện, từ tính, kể cả con người (khi không kể đến mặt ý thức). V.I.Lênin nhận định đây là quan niệm rõ ràng nhưng không sâu sắc - Ông có quan niệm duy vật về giới tự nhiên, ông cho rằng vật chất không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại vĩnh viễn và vô hạn. - Ông cũng có quan điểm duy vật về không gian và thời gian. Nhìn chung ông có quan điểm duy vật về thế giới, nhưng còn thô sơ và siêu hình. Bởi lẽ, vật chất theo ông mới chỉ là những gì cảm giác được. Hay là khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm nói chung, chủ nghĩa duy tâm của Hêghen nói 5 riêng, ông đã không thấy được “hạt nhân hợp lý” trong triết học của Hêghen và đã phủ định một cách tuyệt đối, như “hất chậu nước tắm và cả đứa trẻ trong đó”. NHẬN ĐỊNH KHÁI QUÁT CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC MÁC 1) Đặc điểm: Chủ nghĩa duy vật đã ra đời ngay từ đầu khi triết học xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây. Mặc dù có những bước thăng trầm nhưng nó vẫn tồn tại trong mọi giai đoạn của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó đặc biệt phát triển ở những thời kỳ cách mạng (thời kỳ xã hội có những biến đổi sâu sắc) 2) Nội dung: Nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật là phạm trù vật chất. Quan niệm về phạm trù này ngày càng hoàn thiện từ việc quy vật chất về một dạng hay một số dạng cụ thể đã đi đến quan niệm vật chất với những thuộc tính cơ bản của nó, đồng nhất vật chất với thế giới tự nhiên, khẳng định vật chất là tồn tại khách quan, vô cùng, vô tận. Đây có thể thấy là tiền đề rất cơ bản để triết học Mác kế thừa 3) Căn bản là duy vật về tự nhiên chứ chưa duy vật về mặt xã hội nên nó là chưa triệt để. Mặc dù trong một số tư tưởng của các nhà triết học cũng đã phát hiện ra một vài yếu tố chứng tỏ họ đã thấy được vai trò của yếu tố vật chất trong đời sống xã hội (Phật: Triết lý tôn giáo; Nho giáo cũng có đề cập đến vai trò của yếu tố vật chất trong xã hội – Vai trò của nhà cầm quyền trong xây dựng quốc gia – Mạnh Tử đề cập đến việc chia đất cho mọi người…) 4) Nhìn chung triết học trước Mác là chưa có tính biện chứng, mặc dù có những tư tưởng, quan điểm riêng lẻ mang tính biện chứng… chưa trở thành học thuyết, chưa trở thành hệ thống… Hay nói khái quát khi quy tất cả mọi cái về một cái “thực thể” khởi đầu) II. CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁC-XÍT 1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật mácxít 1.1. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là tiền đề của triết học Mác? Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh rõ nét nền sản xuất vật chất quyết định mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: 6 - Sự phát triển của đại công nghiệp: Thể hiện năng lực của con người, vai trò của trí tuệ đối với sản xuất. Do đó, thể hiện vai trò đối với đời sống xã hội… Các quan điểm tôn giáo, duy tâm đã bị đánh bại… - Sự phát triển của kinh tế thị trường: Làm cho quan hệ vật chất nổi lên chi phối mọi quan hệ xã hội khác, tác động đến chính trị, đạo đức, quy tắc sống của con người… 1.2. Sự phát triển của khoa học tự nhiên Các thành tựu khoa học tự nhiên giáng đòn mạnh mẽ vào quan niệm duy tâm, tôn giáo… 1.3. Thành công của cách mạng Tháng Mười Nga Tạo cơ sở cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tránh được khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật trước đây. Đồng thời nó hướng triết học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. 2. Sự phát triển mang tính cách mạng của chủ nghĩa duy vật mácxít 2.1. Chủ nghĩa duy vật mácxít đã giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề cơ bản của triết học. Cụ thể là giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Quan niệm về vật chất: - Chủ nghĩa duy vật mácxít đã có quan niệm đúng đắn nhất về vật chất. Đã có sự phát triển quan niệm này và hoàn thiện nó từng bước tùy thuộc vào yêu cầu của lịch sử từ C.Mác, Ph.Ăngghen đến V.I.Lênin. + C.Mác có quan niệm về vật chất: quan hệ sản xuất không có một nguyên tử vật chất nào nhưng nó vẫn là vật chất (Tư bản). Tức là C.Mác đã có quan niệm về tính khách quan của vật chất… + Quan niệm của Ph.Ăngghen về vật chất trong “Biện chứng của tự nhiên”: “Thực thể, vật chất không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể từ đó người ta rút ra khai niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa…”… “vật chất” chỉ là “sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung…, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng giác quan” 1 . 1 C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG-ST, H.1994, tr.726 – 727. 7 “…vật chất, với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính” 2 (Tức vật chất với tính cách là “vật” khái quát trừu tượng). Khi khoa học tự nhiên tìm ra … Vật chất tồn tại khách quan, nó là cái tự có không thể sáng tạo ra được. Ph.Ăngghen có viết: “vật chất đối diện với chúng ta như một cái gì có sẵn, một cái gì không thể sáng tạo ra, cũng không thể tiêu diệt được” 3 . Và, “vật chất và vận động là không thể sáng tạo ra được và không thể bị tiêu diệt được tức là chúng ta nói rằng thế giới tồn tại như một sự tiến lên vô hạn…” 4 . + V.I.Lênin: • Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 5 . • Nội hàm của định nghĩa: Tiêu chí để xác định vật chất (Nội hàm của phạm trù triết học hẹp nên ngoại diên rộng) - “là một phạm trù triết học”: Một số ý kiến không đưa nội dung này vào tiêu chí để xác định vật chất . Bởi khi xác định nó là tiêu chí thì nó phải là công cụ để xác định tính chất của nó… - “chỉ thực tại khách quan”: Nghĩa thứ nhất là chỉ cái đang tồn tại với loài người với cảm giác của con người. Khác nữa là khách quan là bản tính tồn tại khách quan của các sự vật – đây là tiêu chí cơ sở, là cái căn bản nhất để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì là ý thức… - “đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” - “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” – trùng với tiêu chí “thực tại khách quan” Quan niệm về ý thức: Quan niệm của Triết học Mác – Lênin: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hay ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào đầu óc con người và cải biến đi. 2 C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG-ST, H.1994, tr.751. 3 C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG-ST, H.1994, tr.520. 4 C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG-ST, H.1994, tr.728. 5 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1980, t.18, tr.151. 8 - Chỉ có con người mới có ý thức. Sở dĩ con người có ý thức: 1) Là do cấu trúc đặc biệt của bộ não người. Bộ óc người là thực thể vật chất có tổ chức rất cao và có kết cấu hết sức tinh vi do quá trình phát triển của thế giới vật chất tạo bước nhảy vọt tạo nên đặc biệt là sự biến đổi đột ngột của môi trường (dẫn đến biến đổi gen) – lao động đã biến óc vượn người thành óc vượn người (Ph.Ăngghen)… ; 2) Môi trường xã hội… Sự khác nhau của quan niệm mácxít về ý thức với các quan niệm trước đây: 1) Vật chất và ý thức có ranh giới tuyệt đối xét về mặt nhận thức luận: 2) Ph.Ăngghen có cho rằng: nếu sau này chúng ta tìm được cả quá trình lý hóa để sản sinh ra ý thức thì ý thức vẫn là cài gì đặc biệt không phải là vật chất. 3) V.I.Lênin nêu rõ, sự khác nhau tuyệt đối trong nhận thức luận còn ngoài ra là tương đối. Chỉ xác định khi xem xét cái nào là có trước cái nào có sau, hay cái nào thứ nhất cái nào là thứ hai. Giữa vật chất và ý thức có sự khác biệt căn bản xét về mặt bản chất. Không có cái trung gian. Trong nhận thức có thể xác định rõ ràng ranh giới giữa chúng… khi nói cái này là vật chất thì không thể là ý thức… 4) Ngoài ra nó là tương đối: bởi cả hai cái này hoàn toàn không tách biệt nhau (vì ý thức chỉ được sinh ra từ vật chất, là một thuộc tính của vật chất); bản thân vật chất không chỉ tồn tại dưới dạng thuần túy vốn có của nó mà còn tồn tại dưới dạng biến đổi dưới tác động của ý thức. Khi phê phán L.Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng ông chỉ nhìn thấy giới tự nhiên với tư cách là tự nhiên mà không nhìn thấy giới tự nhiên do sự biến đổi của con người. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: - C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với tư sản thức, xem đó là nguyên tắc thế giới quan không thể đảo ngược. • Vật chất ‘sinh” ra ý thức, quyết định nội dung của ý thức. 9 • Trong đời sống xã hội được biểu hiện ở mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Quan điểm vật chất có trước ý thức đã có trong lịch sử, ở đây C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định lại một cách dứt khoát. Điều này thể hiện: 1) Vật chất quyết định sự hình thành (sự ra đời) của ý thức, hay vật chất sinh ra ý thức. 2) Vật chất quyết định nội dung của ý thức – vật chất ở đây phải được hiểu là toàn bộ đời sống tự nhiên (thế giới tự nhiên) và đời sống vật chất của con người, tồn tại xã hội của con người quyết định nội dung của ý thức; đặc biệt là những tri thức về tự nhiên của con người. Mọi tri thức về tự nhiên là sự phản ánh cái vốn có trong tự nhiên. 3) Vật chất, đặc biệt là vật chất xã hội quyết định sự thay đổi của ý thức; khi điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi. - C.Mác Ph.Ăngghen cũng khẳng định sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: 1) Thực chất của sự tác động. “Ý thức tự nó không làm được gì cả” (C.Mác). Vì sao ý thức có tác động trở lại đối với vật chất? Một trong những nguyên nhân là do bản chất của ý thức là năng động, sáng tạo, linh hoạt. Chính điều này làm cho ý thức luôn luôn vươn tới hiện thực, phản ánh hiện thực, khám phá hiện thực… 2) Cơ chế, tính chất của sự tác động là gián tiếp. Thực chất là ý thức thông qua thực tiễn của con người (bởi vật chất ở đây là là toàn bộ đời sống tự nhiên - thế giới tự nhiên - và đời sống vật chất của con người, tồn tại xã hội của con người) mà có thể làm biến đổi điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống của của con người theo chiều hướng khác nhau 3) Phương thức hay phương tiện tác động, ý thức phải thông qua điều kiện vật chất, phương tiện vật chất. 4) Chiều hướng tác động của ý thức là tích cực hoặc tiêu cực… Tất cả sự tác động của ý thức đối với vật chất đều nằm trong những điều kiện khác nhau. 10

Ngày đăng: 24/09/2013, 00:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan