Quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 về nhiệm vụ, quyền hạn Ngân hàng Nhà nước: - Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động n
Trang 1CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
I Lý thuyết.
Câu 2: Chứng minh rằng một trong những nội dung cơ bản của Luật Ngân hàng là cơ chế pháp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…, phục vụ cho việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân Với tư cách là định chế tài chính trung gian, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, tái chiết khấu, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản, cho thuê tài chính, bao thanh toán Hoạt động này vẫn là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại, đem lai nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng và cũng chịu nhiều rủi ro Phát triển hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro là yêu cầu cấp thiết quan trọng đối với ngân hàng, chỉ khi hạn chế được rủi ro ngân hàng mới thực sự phát triển và tạo sự ổn định cho nền kinh tế Việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro là nhân tố quan trọng quyết định tính sống còn của hoạt động kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế Các quy định Luật Ngân hàng là cơ chế pháp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Tại Điều 3 quy định nhiệm vụ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
Quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 về nhiệm vụ, quyền hạn Ngân hàng Nhà nước:
- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo quy định tại Điều 51, 55, 58, 59 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
- Xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật
Trang 2=> Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Quản lý về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 => Hạn chế rủi ro về tỷ giá
- Xảy ra rủi ro khi thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, có sự biến động chính sách kinh tế
=> Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác nhằm ổn định giá trị đồng tiền: Quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng Tổ chức tín dụng có nguy cơ:
Mất khả năng chi trả (không bị thua lỗ, còn tài sản nhưng không đủ tiền mặt thời điểm đó
để trả cho người gửi tiền) khi niềm tin của người dân vào ngân hàng bị lung lay
Mất khả năng thanh toán (bị thua lỗ, không còn tài sản) có thể xảy ra khi gặp rủi ro về tín dụng, cho vay nhưng không thu hồi lại được
=> Ngăn chặn rủi ro xuất phát khi niền tin, tín nhiệm của mọi người vào Ngân hàng bị lung lay Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công
cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ như: Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15, 24, 25, 26 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
=> Ngăn chặn tình trạng phá sản của các tổ chức tín dụng làm lòng tin người gửi vào hệ thống ngân hàng bị lung lay, phục hồi khả năng chi trả, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả
Vậy nội dung cơ bản của Luật Ngân hàng là cơ chế pháp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Câu 4 : Hiểu thế nào là hoạt động ngân hàng? Trình bày các đặc điểm của hoạt động ngân hàng?
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng 2010 và Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ
chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Trang 3“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Thì hoạt động ngân hàng là:
+ Thứ nhất, về bản chất: Đây phải là hoạt động kinh doanh, hoạt động chính sinh ra lợi nhuận + Thứ hai phải có tính chất thường xuyên, liên tục (Nghề nghiệp), tức là sinh ra tạo ra là để tiến hành hoạt động ngân hàng lặp đi lặp lại tạo tính chuyên nghiệp
+ Thứ ba nội dung hoạt động này phải thuộc một hoặc một số hoặc cả ba nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Ví dụ: Ví momo, moca là hoạt động ngân hàng dưới nghiệp vụ: cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản không qua tiền mặt
- Đặc điểm của hoạt động ngân hàng:
+ Về chủ thể:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Không phải luôn được phép hoạt động ngân hàng và pháp luật ngân hàng quy định nguyên tắc được làm những gì mà pháp luật cho phép Là phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Mỗi loại hình tổ chức tín dụng sẽ có phạm vi hoạt động khác nhau
Các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện những hoạt động mà được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận trên giấy phép
Không chỉ có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được phép tiến hành hoạt động ngân hàng Ngoài ra còn có các tổ chức khác không phải các tổ chức tín dụng vẫn được
thực hiện hoạt động ngân hàng Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi
bổ sung 2017:
"Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.”
Ví dụ: Vinagame hoạt động ví điện tử
Trang 4+ Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện: Tức là bên cạnh việc thỏa mãn pháp luật kinh doanh nói chung thì còn phải đáp ứng thêm điều kiện của pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực
mà nó đang kinh doanh
+ Đối tượng kinh doanh là tiền tệ
+ Hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro về tín dụng, tỷ giá, lãi suất
II Nhận định.
Câu 1: Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền.
Nhận định sai
Tiền đề xuất hiện ngân hàng xuất phát từ 3 yếu tố:
+ Do sự xuất hiện của tiền tệ: trong quá trình phát triển, xã hội có sự phân công lao động, cải tiến công cụ sản xuất xuất hiện sản phẩm lao động dư thừa, tích lũy được dưới dạng tiền tệ + Có sự xuất hiện nhu cầu gửi tiền và nhóm người nhận giữ tiền
+ Nhu cầu sử dụng vốn vào các mục đích trong đời sống gia tăng
Như vậy, tiền đề của hoạt động ngân hàng là sự tổng hợp của 3 yếu tố trên chứ không đơn thuần chỉ là hoạt động giữ tiền
Câu 2: Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh.
Nhận định sai:
Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng bao gồm:
Ngân hàng cấp 1: Ngân hàng phát hành tiền, không được kinh doanh tiền tệ
Ngân hàng cấp 2 (Ngân hàng trung gian): Ngân hàng không được phát hành tiền, chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ
=> Hệ thống ngân hàng hai cấp gồm ngân hàng cấp 1 và ngân hàng cấp 2 mỗi cấp có một vai trò riêng khác nhau chứ không đảm nhiệm cả hai vai trò Vì vậy, hệ thống ngân hàng hai cấp không phải là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa kinh doanh tiền
Câu 3: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Nhận định đúng
Vì muốn hoạt động ngân hàng thì phải được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng và bên cạnh việc thỏa mãn pháp luật kinh doanh nói chung thì còn phải đáp ứng thêm điều kiện của pháp
Trang 5luật chuyên ngành trong lĩnh vực mà nó đang kinh doanh Căn cứ Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017 thì tổ chức tín dụng muốn hoạt động ngân hàng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Còn các tổ chức kinh tế khác nhưng có đủ điều kiện theo quy định pháp luật và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thì mới được thực hiện hoạt động ngân hàng
Quy định về vốn pháp định, điều kiện cấp giấy phép quy định tại Điều 19, 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017:
“1 Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động;
d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
2 Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
b) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.”
III Bài tập.
Tình huống 2 : Ông A, bà B và cô C cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH D Ngoài hoạt
động chính trong lĩnh vực xây dựng, Công ty TNHH D còn thường xuyên nhận tiền gửi từ các thành viên (A, B, và C) và người thân trong gia đình của các thành viên (A, B, và C) để cho vay kiếm lời
Hỏi: Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân
hàng? Giải thích tại sao?
Bài làm:
Trang 6Đây không phải là hoạt động ngân hàng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật NHNN 2010 quy định : “1 Hoạt động ngân hàng là việc kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Mặc dù, công ty TNHH D thường xuyên nhận tiền gửi để cho vay kiếm lời đáp ứng nội dung hoạt động và yếu tố thường xuyên của hoạt động ngân hàng
Tuy nhiên, về bản chất của hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, là hoạt động chính để sinh lợi nhuận của Công ty D thì không đáp ứng điều kiện này Vì hoạt động kinh doanh chính của Công ty D là trong lĩnh vực xây dựng chứ hoạt động nhận tiền gửi từ các thành viên và người thân trong gia đình của các thành viên để cho vay kiếm lời không phải hoạt động kinh doanh chính để kiếm lợi nhuận nên không đảm bảo bản chất tính kinh doanh của hoạt động ngân hàng
Vì vậy, hoạt động của công ty TNHH D không phải là hoạt động ngân hàng