Việc tổ chức thực hành luyện tập nhằm mục đích củng cố ứng dụng những kiến thức thời gian mà trẻ đã nắm được vào việc định hướng thời gian một mặt giúp trẻ nắm được một số biện pháp định hướng thời gian: các biện pháp xác định thời điểm, thời lượng; mặt khác nhằm phát triển ở trẻ khẳ năng phát triển ở khả năng ước lượng thời gian. Được thực hành luyện tập cần được tổ chức sao cho tất cả trẻ cùng được tham gia và cùng nắm được nhũng kiến thức, kĩ năng đề ra. Kết quả thực hiện bài tập được thể hiện qua lồi nói, qua các hành động và sản phẩm của trẻ, qua đó giáo viên có thể kiểm tra trẻ, cũng như trẻ có thể tự kiểm tra kết quả thực hiện công việc của mình.
Để luyện tập định hướng thời gian cho trẻ, nên sử dụng các dạng bài tập sau:
- Bài luyện tật nhằm xác định thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng. - Bài tập nhằm thiết lập trình tự diễn ra các khoảng thời gian như: các buổi trong ngày .
- Bài luyện tập phát triển khả năng ước lượng thời gian....
Tuỳ vào nhiệm vụ học tập mà các bài luyện tập này đòi hỏi trẻ mức độ tích cực và độc lập khác nhau như: các bài tập tái tạo, các bài tập sáng tạo với các bài tập tái tạo, giáo viên đặt cho trẻ nhiệm vụ nhận biết cụ thể như: hãy thiết lập trình tự các buổi trong ngày ... hãy đo khoảng thời gian bạn thực hiện nhiệm vụ bằng đồng hồ... giáo viên hướng dẫn trẻ biện pháp giải quyết nhiệm vụ- trình tự các thao tác, giúp trẻ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Trẻ thực hiện bài tập tái tạo theo thao tác, hành động mẫu hay vật mẫu của giáo viên. Khi trẻ đã nắm được biện pháp thao tác giáo viên sẽ thay chúng bằng lời hướng dẫn. Khi trẻ đã nắm được các thao tác như: Thiết lập trình tự thời gian hay đo thời gian... giáo viên cho trẻ thực hiện các bài tập sáng tạo. Đặc trưng của các bài tập của những bài tập dạy này là sự chuyển biện pháp thao tác đã lĩnh hội và nội dung mới, ban đầu là quen thuộc với trẻ, sau đó là lạ hơn. Khi thực hiện chúng, trẻ phải dựa vào những biện pháp và thao tác đã biết để tìm ra biện pháp giải hợp lí. Các bài tập sáng tạo đòi hỏi trẻ phải biết sự dụng những biện pháp đã biết trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.
Sự chuyển dần từ những bài tập tái tạo đến sáng tạo đòi hỏi mức độ tích cực và độc lập của trẻ từ thấp đến cao. Điều đó không chỉ có tác dụng giúp trẻ nắm kiến thức và biện pháp thao tác hợp lí mà còn phát triển tính độc lập tư duy và thực hành của trẻ.
Sự hình thành những biểu tượng thời gian đòi hỏi phải sử dụng các đồ vật, đồ chơi, đồ dùng học tập khác nhau dưới dạng các đồ dùng phân phát cho trẻ trong quá trình thực hiện các bài tập. Sự lĩnh hội những kiến thức và biện pháp của trẻ diễn ra ở bình diện triển khai các thao tác vật chất “các hành động với các đồ vật hay các hình vẽ của chúng”. Việc trẻ nói thầm những hành động trong quá trình thực hiện bài tập với các đồ vật đóng vai trò chuẩn bị cho trẻ chuyển tới những bài tập bằng lời không sử dụng đồ vật. các bài tập bằng lời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong quá trình giải các bài tập này sẽ hình thành ở trẻ kĩ năng diễn đạt suy nghĩ của minh một cách chính xác, sử dụng lời nói rõ ràng mạch lạc.
3.3.3. Trò chơi:
Đó là phương pháp sử dụng cá thành phần đa dạng của hoạt động vui chơi có sự kết hợp với những biện pháp khác như:các câu hỏi, giảng giải, chỉ
dẫn...trong trò chơi trẻ tiến hành hoạt động với các thao tác mang tính chất rất khác nhau
- Tính chất chơi và tính chất thao tác. Để dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian, nên sử dụng hai dạng trò chơi: trò chơi đóng vai và trò chơi học tập một hình thành cơ bản của trò chơi đóng vai là sự tồn tại của hoàn cảnh chơi tưởng tượng dưới dạng mở rộng (bao gồm: chủ đề, các vai chơi, các hành động và các thao tác chơi). Ví dụ, để luyện tập cho trẻ tái tạo lại trình tự các sự kiện, hiện tượng theo thời gian và sử dụng vốn từ chỉ thời gian, phải có sự mô phỏng quang cảnh của một nhà ga, ở đó trẻ vào vai những hành khách đi tàu, người phục vụ trên tàu và mối quan hệ giữa các nhân vật, từ đó trẻ thực hiện lần lượt các hành động, thao tác chơi khác nhau theo thời gian...trong những trường hợp khác trẻ cần nhập vai chơi mà thôi, như:trẻ đóng vai một nhân vật trong một câu chuyện nào đó và kể lại một tác phẩm văn học mà trong đó có sử dụng vốn từ chỉ thời gian để diễn tấc sự kiện diễn ra theo thời gian. Phương pháp trò chơi thường bao gồm các thao tác và vận động, cả những yếu tố thi đua. Tất cả điều đó tạo cho trẻ sự hưng phấn, cản xúc cao, làm tăng tính tích cực và sự hứng thú của trẻ.
Khi sử dụng phương pháp chơi cô đóng vai trò chính để đề ra nội dung dạy học (nhiệm vụ chơi), xác định tính chất, trình tự các thao tác chơi, làm mẫu thực hiện nhiệm vụ, giải thích, sửa lỗi cho trẻ. Đồng thời đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ nhằm hướng sự tri giác cho trẻ tới những khía cạnh của thời gian như: tính trình tự, tính luân chuyển theo chu kì, tính không đảo ngược của thời gian, hay các mối liên hệ, quan hệ thời gian..., phát huy tính tích cực và tính độc lập của trẻ
Một trong những dạng của phương pháp chơi là trò chơi học tập. để dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian, nên sử dụng một số trò chơi như: “ Hãy nói
Trong các trò chơi này hành động chơi của trẻ được điều khiển bởi các nhiệm vụ chơi và luật chơi. Khi tổ chức, cần cho trẻ làm quen với nhiệm vụ và luật chơi, đồng thời giáo viên phải kiểm tra việc tuân theo luật chơi của trẻ. Bản chất của trò chơi loại này không cho phép có sự bổ sung thông tin trong quá trình chơi, nên không thể coi trò chơi là phương pháp trang bị và bổ sung kiến thức mới cho trẻ. Trong quá trình chơi trẻ tích cực sử dụng những kiến thức đã có hoàn thiện nó, nhờ đó mà kiến thức của trẻ trở nên vững chắc và có ý thức hơn. Trong các trò chơi học tập, sự tri giác thời gian của trẻ diễn ra tích cực hơn. Nội dung trò chơi đòi hỏi trẻ phải sử dụng các thao tác tư duy phong phú như: phân tích, so sánh, khái quát hoá. Những trò chơi này còn đòi hỏi ở trẻ sự tập trung chú ý, ghi nhớ chính xác...
Như vậy, trò chơi học tập được coi là phương pháp, biện pháp dạy học nhằm củng cố, khái quát hoá và hệ thống hoá những kiến thức của trẻ, đồng thời phát triển và hoàn thiện các quá trình nhận biết cho trẻ, chúng được sử dụng trong tiết học và ngoài tiết học (trong thời gian vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động tự chọn của trẻ) với một nhóm trẻ hay với từng trẻ. Trong tiết học, các trò chơi này được sử dụng với một tư cách là một biện pháp dạy học pháp dạy học.