1/ Tiêu chí đánh giá kết quả thực ngiệm trên trẻ:
Để đánh giá kết quả thực nghiệm trên trẻ, tôi đưa ra các tiêu chí sau: - Tiêu chí 1: Hứng thú của trẻ với hoạt động hình thành biểu tượng thời gian về ngày và các buổi trong ngày
- Tiêu chí 2: Hiểu sâu và phân biệt được các buổi trong ngày qua việc nhận biết sự thay đổi của giờ đồng hồ, sự mọc lặn của mặt trời, quang cảnh thiên nhiên, hoạt động của bản thân và gia đình...
- Tiêu chí 3: Khả năng vận dụng kiến thức khi trao đổi với cô giáo.
- Tiêu chí 4: Có thái độ, hành vi, việc làm hợp lý để sử dụng tiết kiệm thời gian.
Với 4 tiêu chí này, tôi phân ra thành 4 mức độ: - Mức độ 1: Tốt
- Mức độ 2: Khá - Mức độ 3: TB - Mức độ 4: Yếu
2/ Bảng tổng hợp kết quả so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm:
Số TT Mức độ thực nghiệm biểu hiện Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Số trẻ % Số trẻ % 1 Mức độ 1 8 26 12 40 2 Mức độ 2 10 33 13 43 3 Mức độ 3 10 33 4 13 4 Mức độ 4 2 08 1 04
Như vậy, kết quả thực nghiệm ở lớp mẫu giáo A11(Nhóm thực nghiệm) áp dụng các phương pháp đã nêu đạt kết quả cao hơn nhóm đối chứng A10. Chính vì thế tôi khẳng định các phương pháp mà tôi nêu trên là hoàn toàn phù hợp với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã xây dựng một số phương pháp hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Hoa lan và đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên các phương pháp tôi trình bày ở trên có thể chưa đầy đủ và có thể chưa thực sự phù hợp với nhận thức của học sinh trường bạn. Chính vì thế việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi giáo viên cần phải kết hợp linh hoạt và hợp lý, tuỳ vào từng đối tượng, từng nhận thức của trẻ .
Với sáng kiến này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên do điều kiện có hạn cũng như năng lực nghiên cứu còn hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng cấp trên, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
V. Đề nghị:
* Đối với cấp trường:
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho giáo viên thực hiện tốt các tiết dạy.
Ban giám hiệu cần tham mưu với phòng GD&ĐT, các cơ quan, đoàn thể giúp đỡ về cơ sở vật chất để khi làm quen với các biểu tượng toán học về không gian hoặc thời gian được tiếp xúc với nhiều hình thức sinh động để tiết học đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học hỏi, lĩnh hội kinh nghiệm của trường bạn.
Cần đưa nhiều các hoạt động hình thành các biểu tượng toán học về thời gian vào chương trình, cho cô và trẻ được thực hiện thường xuyên hơn.
* Đối với Phòng GD&ĐT:
- Cần quan tâm hơn nữa đến nội dung hình thành biểu tượng về thời gian cho trẻ ở các độ tuổi trong các trường mầm non.
- Đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện để giáo viên trong trường có đầy đủ đồ dùng giảng dạy.
- Phòng GD&ĐT cần tổ chức các lớp học nâng cao trình độ nhận thức cho giáo viên mầm non.
Mạo Khê, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Người viết