Phương pháp thực hành trải nghiệm và định hướng thời gian: 1 Trải nghiệm độ dài thời gian:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC VỀ THỜI GIAN CỦA NGÀY VÀ CÁC BUỔI TRONG NGÀY (Trang 27 - 28)

3.3.1. Trải nghiệm độ dài thời gian:

Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lí cho rằng những biểu tượng đầu tiên về thời gian được hình thành ở trẻ dựa trên cơ sở trẻ trải nghiệm độ dài khoảng thời gian với sự giúp đỡ của phức hợp các giác quan khác nhau. Sự định hướng thời gian đầu tiên của trẻ cũng dựa trên sự cảm nhận trực tiếp độ dài thời gian và dựa trên những phản xạ có điều kiện với thời gian. Sự tri giác trực tiếp độ dài thời gian thể hiện ở khẳ năng con người cảm nhận nó, trực tiếp đánh giá nó là định hướng trong thời gian mà không cần tới bất cứ phương tiện giúp đỡ nào, khả năng đó được các nhà tâm lí học gọi là “cảm giác thời gian”. Cảm giác thời gian ở trẻ phát triển với các mức độ khác nhau. Trẻ càng lớn thì cảm giác thời gian càng phát triển và hoàn thiện qua hoạt động thực tiễn và trong thành phần của nó có những kiến thức về các thước đo thời gian. “Cảm giác thời gian” là cơ sở để phát triển khẳ năng dịnh hướng thời gian cho trẻ. Vì vậy, để hình thành ở trẻ biểu tượng về độ dài thời gian, cần thiết phải tổ chức cho trẻ trải nghiệm khoảng thời gian kết hợp với trực quan và lời nói khái quát nó.

Với mục đích đó, cần tổ chức các hoạt động cho trẻ trong những khoảng thời gian nhất định, thông qua việc thực hiện chính xác chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà trong dó các hoạt động quen thuộc với trẻ lần lượt diễn ra trong các khoảng thời gian nhất định. Bằng cách đó dần dần ở trẻ hình thành phản xạ với độ dài của những khoảng thời gian và cảm giác về thời gian.

Mỗi khoảng thời gian đều chứa đựng một nội dung nhất định, đó là các sự kiện, hiện tượng, hoạt động... của thiên nhiên và cuộc sống con người. Để giúp trẻ cảm nhận và có biểu tượng chính xác hơn về độ của khoảng thời gian, cần tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm kết hợp trực quan độ dài khoảng thời gian. Ví dụ, yêu cầu trẻ làm tất cả bài tập tô trong khoảng thời gian 1 buổi sáng, đây là

biện pháp hình thành ở trẻ biểu tượng chính xác về độ dài thời gian. Trên cơ sở đó hình thành ở trẻ tâm thế về thời gian. Nhờ vậy yếu tố thời gian sẽ trở thành một trong những yếu tố điều khiển hoạt động của trẻ. Các bài trải nghiệm này có thể tiến hành trong các tiết học và qua các hoạt động khác nhau của trẻ.

Nhằm hình thành biểu tượng về khoảng thời gian dài về ngày cần thiết phải sử dụng các mô hình thời gian . Việc làm quen trẻ với mô hinh và nguyên tắc sử dụng chúng được tiến hành trong các tiết học nhưng việc sử dụng chúng lại diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, như: cứ mỗi buổi sáng trước khi học bài cô cùng trẻ quay kim đồng hồ của buổi sáng để gi nhận một buổi sáng đã qua và một buổi trưa mới đến. Cứ như vậy, trẻ nhỏ chờ đợi cả một ngày để được quay kim vào một ô nữa. Việc làm này lặp lại từ ngày này qua ngày khác , tháng này qua tháng khác... đó là cơ sở để hình thành ở trẻ cảm giác về độ dài của một ngày cho trẻ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC VỀ THỜI GIAN CỦA NGÀY VÀ CÁC BUỔI TRONG NGÀY (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w