Hướng dẫn tổ chức thực nghiệm cáchoạt động: “Hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày” ở lớp A

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC VỀ THỜI GIAN CỦA NGÀY VÀ CÁC BUỔI TRONG NGÀY (Trang 34 - 41)

2) Nội dung hoạt động:

4.2.Hướng dẫn tổ chức thực nghiệm cáchoạt động: “Hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày” ở lớp A

biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày” ở lớp A11 (Nhóm thực nghiệm):

- Nhóm thực nghiệm A11:

Tổng số giáo viên : 02 (Cao đẳng sư phạm) Tổng số trẻ: 30 học sinh

+ Nam : 19

+ Nữ : 11

+ Dân tộc : Kinh

+ Địa bàn cư trú: Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh - Kế hoạch tổng thể:

Quan sát Mặt trời, Mặt trăng, độ sáng không gian để có biểu tượng về ban ngày, ban đêm và các buổi trong ngày như: sáng, trưa, chiều, tối, đêm, dẫn tới biểu tượng về ngày của trẻ. Quan sát các hoạt động hàng ngày ở trường, lớp mầm non và ở gia đình trẻ.

+ Cách tiến hành: “Hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày”.

Trước tiên giáo viên cần giúp trẻ hiểu:

Cuộc sống của chúng ta diễn ra trên cơ sở của ngày. Ngày là khoảng thời gian trái đất quay một vòng quanh Mặt Trời với số lượng là 24 giờ. Đây là khoảng thời gian tương đối dài và chia được thành những khoảng thời gian ngắn

hơn nữa. Ngày là đơn vị thời gian đầu tiên để tạo nên những đơn vị thời gian tiếp theo như tuần lễ, tháng, năm

Với trẻ 5- 6 tuổi cần dạy trẻ nhận biết, phân biệt được tên gọi của các buổi trong ngày dựa trên những dấu hiệu đặc trưng của chúng, cần dạy trẻ nắm được số lượng, trình tự diễn ra các buổi trong ngày. Qua đó trẻ nắm được tính luân chuyển, tính thay đổi theo chu kỳ của thời gian, cho trẻ làm quen với các buổi, trên cơ sở đó giúp trẻ nắm được các khái niệm: buổi sáng, buổi trưa, chiều, tối, và buổi đêm.

Để thực hiện được nội dung này, giáo viên cần phân chia làm 2 giai đoạn:

(1) Giai đoạn 1: Tổ chức các hoạt động ngoài tiết dạy:

Để tích luỹ biểu tượng về ngày cho trẻ, giáo viên cần tổ chức hoạt động ngoài trời như: dạo chơi, tham quan... nhằm giúp trẻ quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng cho các buổi trong ngày, đó là những dấu hiệu thiên nhiên như: vị trí, màu sắc mặt trời, bầu trời, không gian...vào các buổi khác nhau trong ngày, cho trẻ quan sát những dấu hiệu về cuộc sống con người như: hoạt động của trẻ em và người lớn vào các buổi khác nhau. Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát , giáo viên dùng hệ thống câu hỏi tìm kiếm nhằm hướng trẻ chú ý đến những dấu hiệu đặc trưng đó. Ví dụ: Vào buổi sáng các cháu thấy ông Mặt Trời như thế nào? bầu trời có màu sắc ra sao? Buổi sáng các cháu làm gì ở trường mầm non?... Tuy nhiên những dấu hiệu trên thường không ổn định, nó phụ thuộc vào các mùa trong năm, vào vị trí địa lý của mỗi vùng, vào kinh nghiệm của trẻ. Ví dụ: dấu hiệu đêm là lúc cả nhà đi ngủ lại không đặc trưng với những trẻ mà bố mẹ làm việc ca đêm... cho nên khi dạy trẻ cần tính đến những đặc điểm riêng đó.

Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, giáo viên có thể tổ chức kết hợp đọc thơ,, truyện nhằm khắc sâu những biểu tượng của trẻ. Trẻ 5 tuổi có thể giao bài tập về nhà cho trẻ. Ví dụ: Về nhà con hãy quan sát bầu trời buổi tối và nhìn xem buổi tối gia đình mình và những người xung quanh làm gì?...

Để mở rộng biểu tượng về ngày, giáo viên cần tổ chức cho trẻ xem phim, tranh ảnh mà trong đó những dấu hiệu về ngày được thể hiện một cách rõ nét và phong phú. Ví dụ: Quang cảnh của thiên nhiên vồihạt động của con người thuộc

các ngành nghề khác nhau, vào các thời điểm khác nhau trong ngày ở những vùng khác nhau trên đất nước. Qua đó giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các buổi trong ngày mà trẻ không có điều kiện quan sát, mặt khác làm phong phú, chính xác hơn những biểu tượng của trẻ.

Để tích luỹ thời gian về ngày cho trẻ giáo viên cần thực hiện chính xác các hoạt động của trẻ theo thời gian biểu. Điều quan trọng là giáo viên cần gắn hoạt động của trẻ với thời diểm diễn ra nó bằng lời nói. Giáo viên thường xuyên trao đổi với trẻ về những việc trẻ làm, trẻ thấy và cảm nhận thường xuyên, trò chuyện với trẻ về trật tự diễn ra nó, bởi lẽ những kinh nghiệm này được sử dụng để đánh dấu sự trôi đi của thời gian và cho thấy khi nào các hiện tượng tương lai sẽ tới, như:

- Khi trời tối chúng ta đi ngủ và thức dậy khi trời sáng để đi học hay làm việc. Trời tối tức là ban đêm, trời sáng tức là ban ngày. Các sự kiện lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày của trẻ

- Quá trình trôi của thời gian còn được đánh dấu bằng bữa ăn: ăn sáng, ăn trưa, ăn quà chiều, ăn tối, ăn đêm.

- Mặt Trời toả ánh sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy mặt trời khi nó không bị mây che khuất, ánh nắng mặt trời chói lọi cho chúng ta hơi ấm, độ nóng. Mặt trời mọc và mỗi lúc dâng cao hơn, rồi lại đi xuống thấp dần và lặn. Giai đoạn có ánh sáng mặt trời là ban ngày. Trong buổi sáng mặt trời dâng lên mỗi lúc một cao, giữa trưa mặt trời ở điểm cao nhất trên trời, buổi chiều mặt trời hạn thấp dần. Lúc mặt trời lặn là buổi tối, và sau đó là đêm khi không còn mặt trời nữa, trên trời tối đen chỉ có trăng, sao. Vậy ngày gồm một giai đoạn trời sáng và một giai đoạn trời tối, là sự nối tiếp của sáng, trưa, chiều, tối và đêm.

Việc tích luỹ biểu tượng về ngày cho trẻ còn được thực hiện qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non...

(2) Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động có chủ đích (thực nghiệm tiết

dạy) dưới các hình thức khác nhau. Cụ thể:

Phần 1: Giáo viên nên bắt đầu bằng việc tổ chức đàm thoại thăm dò với

trẻ nhằm tìm hiểu những kiến thức có trong vốn kinh nghiệm của trẻ, từ đó điều chỉnh để nó trở nên chính xác hơn. Hệ thống câu hỏi đàm thoại cần hướng tới

việc phân biệt, nhận biết các buổi trong ngày dựa trên những dấu hiệu đặc trưng của nó.

Với trẻ 5 tuổi cần mở rộng những dấu hiệu thiên nhiên đặc trưng cho các buổi trong ngày như: màu sắc không gian, nhiệt độ không khí, sự mọc và lặn của mặt trời, sự xuất hiện của trăng, sao. Những dấu hiệu này một lần nữa được khắc sâu kiến thức vào trẻ. Trong quá trình này cần giúp trẻ lĩnh hội các khái niệm: “Bình minh”, “hoàng hôn”.

Để tổ chức hoạt động luyện tập cho trẻ định hướng các buổi trong ngày dựa trên những dấu hiệu đặc trưng của chúng dưới dạng hình ảnh vật chất hoá, giáo viên nên sử dụng 2 bộ tranh mỗi bộ gồm 5 bức tranh. Bộ tranh thứ nhất miêu tả các hoạt động đặc trưng (hoạt động chỉ diễn ra duy nhất trong một lần trong ngày vào khoảng thời gian nhất định) cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tranh 1: Bé tập thể dục buổi sáng ở trường mầm non Tranh 2: Cảnh bé ngủ trưa ở trường mầm non

Tranh 3: Cảnh bố mẹ đón bé từ trường mầm non về nhà Tranh 4: Cảnh bé xem hoạt hình buổi tối

Tranh 5: Cả nhà ngủ đêm

Bộ tranh thứ hai là cảnh thiên nhiên các buổi trong ngày, cụ thể là: Tranh 1: Quang cảnh bình minh buổi sáng

Tranh 2: Quang cảnh buổi trưa

Tranh 3: Quang cảnh hoàng hôn buổi chiều Tranh 4: Quang cảnh buổi tối

Tranh 5: Quang cảnh không gian vào ban đêm.

Giáo viên cho trẻ xem bộ tranh và thực hiện hệ thống bài tập các dạng sau:

- Bài tập xác định thời điểm diễn ra sự kiện hay quang cảnh được miêu tả trên tranh và chứng minh những suy luận của mình bằng việc chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng cho thời điểm đó.

- Giáo viên nêu thời điểm trong ngày và trẻ nói những dấu hiệu đặc trưng cho buổi và ngược lại.

- Bài tập lựa chọn tranh cho thời điểm mà giáo viên yêu cầu và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của trẻ trên cơ sở phân tích nội dung bức tranh.

Để củng cố và ứng dụng kiến thức phân biệt, nhận biết các khoảng thời gian trong ngày của trẻ, giáo viên có thể kết hợp tổ chức hoạt động đọc truyện, thơ, câu đố...hay tổ chức trò chơi học tập cho trẻ.

Phần 2: Dạy trẻ nắm trình tự các buổi trong ngày

Trước khi dạy trẻ giá viên cần tìm hiểu những hiểu biết của trẻ về vấn đề này bằng các hệ thống câu hỏi như: Sau buổi sáng là buổi nào? Sau buổi trưalà buổi nào? hãy nói các buổi trong ngày theo trình tự?...Dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ giáo viên tổ chức cho trẻ thiết lập các buổi trong ngày.

Ngày là sự tiếp nối của sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Để trẻ nắm được trình tự các buổi trong ngày, giáo viên sử dụng các ký hiệu hoặc mô hình với vòng tròn diễn biến của các của các sự kiện theo trật tự như đã nói với các màu sắc phù hợp của các buổi khác nhau:

Mô hình sơ đồ

Trước khi thao tác với chúng giáo viên cần hướng dẫn trẻ nắm được các ký hiệu trên cơ sở phân tích màu sắc của bầu trời, không gian vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày và thiết lập sự tương ứng của nó với màu của hình ký hiệu. Giáo viên hỏi trẻ vì sao con lại chọn màu đó tượng trưng cho buổi sáng, tối,... Buổi sáng Buổi trưa Buổi đêm Buổi chiều Buổi tối

Việc tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập thiết lập trình tự diễn ra các buổi trong ngày với những hình chữ nhật tượng trưng có mầu sắc khác nhau có tác dụng giúp trẻ nắm được tính luân chuyển theo chu kỳ của thời gian. Khi hành động với mô hình này, trẻ sẽ dễ dàng hiểu rằng, ngày có thể bắt đầu từ một khoảng thời gian bất kỳ, một ngày trôi qua và ngày khác lại đến, nhờ đó mà trẻ có biểu tượng đầy đủ về ngày. Mô hình này giáo viên hướng dẫn trẻ dựa trên những kiến thức đã có để tạo dựng nên. Ngoài ra giáo viên nên giúp và hướng dẫn trẻ dùng các tranh màu cắt từ sách báo ảnh chụp để dán lên bảng sắp xếp theo mô hình vật chất sơ đồ:

Mô hình vật chất sơ đồ

Để cho trẻ luyện tập giáo viên nên tổ chức cho trẻ các hoạt động đa dạng như: trò chơi, thực hiện các bài luyện tập...với việc sử dụng các đồ dùng đa dạng như: tranh ảnh, các ký hiệu tượng trưng. Ban đầu giáo viên cho trẻ xếp các bức tranh của bộ tranh thứ nhất và thứ hai theo trình tự diễn ra các buổi trong ngày

Cảnh bình minh Cảnh giữa trưa Cảnh hoàng hôn Cảnh buổi tối Cảnh ban đêm

bắt đầu từ buổi bắt kỳ. Sau đó giáo viên khái quát lại trình tự đó. Tiếp theo cho trẻ luyện tập nhận biết ký hiệu như: cô giơ ký hiệu trẻ nói tên khoảng thời gian tương ứng, hay cô nói tên khoảng thời gian trong ngày, trẻ giơ ký hiệu tương ứng. Cuối cùng trẻ sử dụng nó để thiết lập trình tự các buổi trong ngày bắt đầu từ buổi bất kỳ và kết quả xếp được trẻ khái quát bằng từ: “cả ngày”

Phần 3: Củng cố, ứng dụng kiến thức của trẻ:

Để củng cố, ứng dụng kiến thức cho trẻ giáo viên tổ chức trò chơi học tập với cả lớp hay với từng nhóm trẻ, như trò chơi “tìm người hàng xóm”, “buổi sáng có người hàng xóm là đêm và buổi trưa, cháu hãy kể tên những người hàng xóm của buổi chiều” hay trò chơi “hãy nói trình tự các buổi trong ngày” trò chơi này giáo viên nói tên một buổi còn trẻ nói tiếp lần lượt tất cả các buổi để có một ngày trọn vẹn. Nên sử dụng các hoạt động khác của trẻ trong trường mầm non để củng cố ứng dụng kiến thức cho trẻ, như: Hoạt động tạo hình với việc cho trẻ vẽ, cắt dán quang cảnh các khoảng thời gian trong ngày, hay trong tiết kể

chuyện trẻ sẽ kể các trình tiết truyện cùng với thời điểm diễn ra nó ...

Trên cơ sở biểu tượng về ngày và sự luân chuyển của các buổi trong ngày, giáo viên giúp trẻ nắm được các khái niêm như: Hôm qua hôm nay và ngày mai, giáo viên giải thích cho trẻ rằng ngày luôn thay đổi, ngày này nối tiếp ngày khác, một ngày qua đi ngày khác sẽ tới. Ngày diễn ra trước lúc nửa đêm thì gọi là ngày hôm qua. Ngày mới tới bắt đầu từ lúc nửa đêm thì gọi là ngày hôm nay. Ngày sẽ tới lúc nửa đêm là ngày mai, mỗi ngày đều có các buổi sáng trưa chiều tối và đêm.

Với mục đích giúp trẻ sử dụng đúng các từ đó giáo viên gắn thời gian với sự kiện nào đó để lại ấn tượng cho trẻ và cùng trẻ nhắc lại sự kiện đó trong ba ngày như: Ngày mai trường ta sẽ có buổi biểu diễn văn nghệ...Hôm qua ở trường đã có buổi biểu diễn văn nghệ... Khi nào ở trường diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ đó? Ngoài ra trẻ còn được yêu cầu kể lại đã làm gì vào buổi sáng, trưa, ... Hôm nay trẻ làm gì?... Trong các tiết học khác giáo viên củng cố cho trẻ cho những kiến thức đó và cần thường xuyên chú ý tới việc sử dụng cũng như giúp

giáo dục trẻ thấy được tầm quan trọng của thời gian, và thời gian không chờ đợi ai cả, nó cứ trôi từ ngày này sang ngày khác, trôi rất nhanh, vì vậy phải biết sử dụng tiết kiệm và hợp lý thời gian của mình.

Kết quả thực nghiệm tiết dạy tại lớp A11:

Khi thực hiện đúng theo các nội dung tôi đã đưa ra, kết quả tiết dạy đạt được rất cao, cụ thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị: Đồ dùng phong phú, có tính thẩm mĩ cao, thu hút sự chú ý của trẻ, phù hợp với nhận thức và nội dung gần gũi với trẻ.

- Phương pháp: Thực hiện đầy đủ các bước, có sáng tạo, có sự chuyển tiếp linh hoạt giữa các phần

- Nội dung: Tiết học sôi nổi, trẻ hứng thú học tập.

- Kiến thức: Trẻ tiếp thu được rất tốt, giờ học đạt hiệu quả cao.

+ 98% trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động hình thành biểu tượng thời gian về ngày và các buổi trong ngày

+ 96% trẻ nắm được trình tự của ngày và các buổi trong ngày.

+ 85% trẻ biết tiết kiệm thời gian và sử dụng hợp lý trong các hoạt động hàng ngày của mình.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC VỀ THỜI GIAN CỦA NGÀY VÀ CÁC BUỔI TRONG NGÀY (Trang 34 - 41)