1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống thông tin TMĐT tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam

75 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 4,58 MB

Nội dung

Ý nghĩa của hệ thống thông tin thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Ngày nay, hệ thống thông tin thương mại điện tử có ý nghĩa rất lớn đối với doanhnghiệp, một số ý nghĩa co

Trang 1

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại họcThương Mại, thầy cô giáo khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử đã tậntình giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện đề tài khóa luận này.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS.Bùi Quang Trường đã dành nhiềuthời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên của Công tyTNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọiđiều kiện trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài khóa luận

Trong quá trình thực hiện, mặc dù em đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận mộtcách tốt nhất Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian và kiến thức nên không tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm cùng những đóng góp quýbáu từ các thầy cô và quý công ty để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTTT TMĐT Hệ thống thông tin thương mại điện tử

3

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018Bảng 2.2 Kết quả điều tra về hệ điều hành máy tính được sử dụng tại công tyBảng 2.3 Kết quả điều tra về đánh giá hệ thống máy tính

Bảng 2.4 Kết quả điều tra về đánh giá hệ thống mạng

Bảng 2.5 Kết quả điều tra về đánh giá trang thiết bị phần cứng

Bảng 2.6 Kết quả điều tra về số lượng nhân viên hiểu biết CNTT, HTTTBảng 2.7 Kết quả điều tra mức độ hài lòng về giao diện, chức năng của websiteBảng 2.8 Kết quả điều tra về mục đích sử dụng chính của websiteBảng 2.9 Kết quả điều tra về đối tượng khách hàng của website

Bảng 2.10 Kết quả điều tra về đánh giá chuẩn website TMĐT

Bảng 2.11 Kết quả điều tra về chức năng cần xây dựng thêm cho websiteBảng 2.12 Kết quả điều tra về đánh giá mức độ an toàn, bảo mậtcủa websiteBảng 2.13 Kết quả điều tra về giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật cho websiteBảng 3.1 Cơ sở dữ liệu bảng Customer

Bảng 3.2 Cơ sở dữ liệu bảng Order

Bảng 3.3 Cơ sở dữ liệu bảng Transporter

Bảng 3.4 Cơ sở dữ liệu bảng Order_State

4

Trang 5

Bảng 3.5 Một số mã lỗi phản hồi HTTP

Bảng 3.6 Đặc tả use case Đăng nhập

Bảng 3.7 Đặc tả use case Theo dõi đơn hàng

5

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Top 7 quốc gia có số lượng người dùng internet cao nhất khu vực Châu Á tính đến 30/6/2018Hình 1.2 Tỷ lệ dân số sử dụng internet tại các khu vực tính đến

30/6/2018

Hình 1.3 Lao động chuyên trách về thương mại điện tử theo quy môHình 1.4 Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử qua các nămHình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 2.2 Thống kê các phần mềm được sử dụng tại công ty

Hình 2.3 Thống kê mức độ hài lòng về giao diện, chức năng

của website

Hình 2.4 Thống kê về mục đích sử dụng chính của website

Hình 2.5 Thống kê về đối tượng khách hàng website hướng đếnHình 2.6 Thống kê về các chức năng hiện tại của website

Hình 2.7 Thống kê về chức năng mà website cần xây dựng thêmHình 2.8 Thống kê về mức độ an toàn bảo mật của website

Hình 3.1 Biểu đồ Tracking API

Hình 3.2 Biểu đồ use case chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.3 Biểu đồ lớp chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.4 Biểu đồ hoạt động chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.5 Biểu đồ tuần tự chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.6 Biểu đồ thành phần chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.7 Biểu đồ triển khai chức năng Theo dõi đơn hàng

6

Trang 7

Hình 3.8 Giao diện bổ sung chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.9 Giao diện chức năng Theo dõi đơn hàng

Hình 3.10 Giao diện kết quả Theo dõi đơn hàng

7

Trang 8

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng đã tận dụng được mạng xã hội vàthương mại điện tử để bán hàng đi nhiều quốc gia, giúp giảm bớt khâu trung gian và chiphí, từ đó đem hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng và đạt lợi nhuận cao nhất Cácdoanh nghiệp thương mại điện tử cũng từ đó mà phát triển nhanh và lớn mạnh, hòa thêmgam màu sáng cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 Bêncạnh đó, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng tác động không nhỏ đến sựchuyển mình này

Vì thế, việc đầu tư và phát triển một hệ thống thông tin thương mại điện tử là mộtvấn đề rất cần thiết, cần được thực hiện càng sớm càng tốt Hệ thống thông tin thương mạiđiện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp khai thác tốt các thông tin về thị trường, nhu cầu, xuhướng tiêu dùng… là nguồn dữ liệu quan trọng cho chiến lược kinh doanh Với hệ thốngthông tin thương mại điện tử cũng giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanhkhông chỉ trong nước mà còn vươn ra các khu vực và thế giới

1.2 Ý nghĩa của hệ thống thông tin thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Ngày nay, hệ thống thông tin thương mại điện tử có ý nghĩa rất lớn đối với doanhnghiệp, một số ý nghĩa có thể kể đến như:

Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí thấp: với khảnăng kết nối internet hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa thông tin quảng cáo đếnhàng triệu người từ khắp mọi nơi trên thế giới Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tàichính chi trả cho việc quảng bá mà doanh nghiệp cần có kế hoạch quảng cáo cho phù hợp

Trang 9

Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: doanh nghiệp có thể cung cấp catalogue, thôngtin, bảng báo giá chi tiết cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện, việc muahàng trên mạng đã trở nên dễ dàng phổ biến rất nhiều… Trong thời đại ngày nay, cuộcsống số hóa đã đẩy nhịp sống tăng cao, khách hàng ngày càng đòi hỏi mọi thứ phải nhanhhơn từ thông tin sản phẩm, việc mua hàng, thanh toán và các chính sách hậu bán hàng,

Tăng doanh thu: doanh nghiệp giờ đã không còn giới hạn về khoảng cách địa lýhay thời gian làm việc Do đó mỗi doanh nghiệp hoàn tiếp cận được số lượng khách hànglớn, đẩy cao doanh thu lợi nhuận của mình

Giảm chi phí: sẽ không tốn kém quá nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, nhânviên phục vụ… Đặc biệt với những doanh nghiệp xuất khẩu, các chi phí phát sinh dokhoảng cách có thể giảm thiểu đi đáng kể

Lợi thế cạnh tranh: trong bối cảnh đa số các doanh nghiệp hiện nay đều tham giaTMĐT thì doanh nghiệp nào có một HTTT TMĐT hoàn chỉnh, hiện đại sẽ là lợi thế đểcạnh tranh Bởi TMĐT là một sân chơi cho sự sáng tạo, sự đột phá cho tất cả mọi doanhnghiệp

Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam (HTD Việt Nam) làmột trong những đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu triển khai ứng dụng HTTT TMĐTvào hoạt động kinh doanh Qua nhiều năm triển khai ứng dụng HTTT TMĐT, HTD ViệtNam có thể nói là đã đạt được nhiều thành công nhưng cũng còn nhiều khó khăn và hạnchế cần khắc phục Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để thấy được các điểm mạnh, điểmyếu của HTTT TMĐT trong hoạt động kinh doanh của công ty, chỉ ra các cơ hội và tháchthức từ môi trường điện tử, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp công typhát triển ứng dụng HTTT TMĐT một cách hiệu quả hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh

tranh Với những lý do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện HTTT Thương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của em

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đối với đề tài khóa luận tốt nghiệp này, trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận,

lý thuyết về hệ thống thông tin, TMĐT, HTTT TMĐT em sẽ thực hiện các mục tiêu:

- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng HTTT TMĐT tại Công tyTNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam trong hoạt động kinh doanh

Trang 10

- Chỉ ra những thuận lợi, thách thức cũng như những thành công và hạn chế trongứng dụng HTTT TMĐT.

- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị hỗ trợ công ty trong việc tiếp tục pháttriển ứng dụng HTTT TMĐT, qua đó mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giaiđoạn tiếp theo

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống, HTTT, phát triển HTTT TMĐT trongdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các tàiliệu, sách, tạp chí…

- Tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra, thu thập các thông tin về tình hình tàichính, hạ tầng CNTT, HTTT, quy trình quản trị HTTT TMĐT tại công ty

- Đánh giá ưu, nhược điểm của HTTT TMĐT mà công ty đang sử dụng, đồng thờichỉ ra nguyên nhân

- Nghiên cứu, tìm kiếm và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thốngthông tin thương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD ViệtNam

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về hệ thống, HTTT, TMĐT và HTTT TMĐT

- Tình hình ứng dụng HTTT TMĐT tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất NhậpKhẩu HTD Việt Nam

- Khách hàng và HTTT TMĐT của công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập KhẩuHTD Việt Nam

Trang 11

- Nội dung: phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thốngthông tin thương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD ViệtNam Sử dụng kiến thức về phân tích, thiết kế, ngôn ngữ lập trình web phía máy chủ Java,phía front-end là HTML/CSS/JS, kết hợp framework css hiện đại để lập trình ra giao diện.Một số công cụ hỗ trợ phân tích thiết kế và lập trình: Enterprise Architect, Intellij, VisualStudio Code.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được dùng trong đề tài khóa luận được

em thu nhập từ các nguồn uy tín, bao gồm:

- Tập hợp các báo cáo kết quả khảo sát tình hình phát triển TMĐT tại Việt Namthông qua Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam và Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tửViệt Nam (EBI) qua các năm do Cục TMĐT & CNTT – Bộ Công thương công bố thườngniên

- Các giáo trình và sách về HTTT, TMĐT, HTTT TMĐT của các PSG.TS nổi tiếng

ở các trường đại học trong nước

- Số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, Cục xuất nhập khẩu, Hiệp hội doanhnghiệp Việt Nam

- Các công trình khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các tài liệu vàbài báo khoa học về ứng dụng TMĐT trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu tại ViệtNam trong những năm qua

- Các tài liệu điện tử có liên quan được tìm kiếm thông qua mạng Internet

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đối với các dữ liệu phục vụ cho tiến trình phân tích thực

trạng HTTT TMĐT tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam, emđã thực hiện phát phiếu điều tra ở các phòng ban trong công ty để có thêm những dữ liệu,số liệu xác thực với thực tế doanh nghiệp

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu được em sử dụng trong đề tài khóa luận này là phươngpháp định tính kết hợp với phương pháp xử lý dữ liệu định lượng, lượng hóa các kết quảbằng phần mềm SPSS để đưa ra các số liệu phục vụ cho nhu cầu phân tích thực trạng

Trang 12

cũng như là cơ sở xây dựng một số biểu đồ trong khóa luận Ngoài hai phương pháp xử lý

dữ liệu định tính và định lượng thì đề tài khóa luận còn sử dụng các phương pháp khácnhư phương pháp đối sánh: so sánh tình hình phát triển ứng dụng TMĐT giữa các đốitượng là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam; phương pháp thốngkê: thống kê số liệu trong phân tích thực trạng của doanh nghiệp

5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN

Kết cấu đề tài khóa luận của em bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về hệ thống thông tin thương mại điện tửChương 2: Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống thông tin thương mạiđiện tử tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam

Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tinthương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Thông tin là một dữ liệu được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng một phương thức

nhất định sao cho chúng mang lại một giá trị gia tăng so với giá trị vốn có của bản thân dữliệu Thông tin chính là dữ liệu đã qua xử lý (phân tích, tổng hợp, thống kê) có ý nghĩathiết thực, phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng Thông tin có thể gồm nhiềugiá trị dữ liệu có liên quan nhằm mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho một sự vật, hiện tượng cụ

thể trong một ngữ cảnh (Đàm Gia Mạnh, 2017, Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý,

Nhà xuất bản Thống Kê, trang 22)

- Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có mối quan hệ tương tác,

ràng buộc lẫn nhau, cùng phối hợp hoạt động để đạt được một mục tiêu chung Các phầntử trong một hệ thống có thể là vật chất hoặc phi vật chất như con người, máy móc, thôngtin, dữ liệu, phương pháp xử lý, qui tắc hoạt động, quy trình xử lý,…(Đàm Gia Mạnh,

2017, Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 27).

- Hệ thống thông tin là một tập hợp phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, mạng

viễn thông, con người và các quy trình thủ tục khác nhằm thu thập, xử lý, lưu trữ và

truyền thông tin trong một tổ chức, doanh nghiệp (Đàm Gia Mạnh, 2017, Giáo trình Hệ

thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 37).

- Thương mại điện tử (Electronic commerce – EC or E.Commerce) là một khái

niệm được dùng để mô tả quá trình mua và bán hoặc giao dịch sản phẩm, dịch vụ và

thông tin thông qua mạng máy tính, kể cả internet (Trần Văn Hòe, 2015, Giáo trình

Thương mại điện tử căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 8).

- Kinh doanh điện tử (Electronic business – e.business) để chỉ một phạm vi rộng

hơn của thương mại điện tử Là chu trình kinh doanh, tốc độ kinh doanh, toàn cầu hóa,nâng cao năng suất, tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ kiến thức giữa các tổ chức nhằm

đạt được lợi thế cạnh tranh (Trần Văn Hòe, 2015, Giáo trình Thương mại điện tử căn

bản, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, trang 8).

- Hệ thống thương mại điện tử là sự kết hợp tổng thể của CNTT và các hoạt động

kinh doanh trong một tổ chức, trong đó việc thực hiện các hoạt động kinh doanh đóng vai

trò then chốt (Nguyễn Văn Minh, 2014, Phát triển hệ thống thương mại điện tử, Nhà xuất

bản Thống Kê, trang 16-17)

Trang 14

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.2.1 Mô hình thương mại điện tử B2B

B2B là viết tắt của cụm từ Business to Business, có nghĩa là các giao dịch giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua môi trường Internet và các phương tiện điện tửkhác Quá trình giao dịch trong TMĐT B2B tập trung vào các doanh nghiệp chứ khôngphải khách hàng cá nhân, đây chính là đặc điểm lớn nhất để phân biệt B2B và B2C.TMĐT B2B đem lại lợi ích thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệpgiảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán vàtăng cường cơ hội kinh doanh Để triển khai B2B, doanh nghiệp trước hết cần đẩy mạnhứng dụng CNTT bằng cách tin học hoá các quy trình kinh doanh, quy trình quản lý, quảntrị trong nội bộ doanh nghiệp Và tiến xa hơn, xây dựng các cơ sở dữ liệu nội bộ, tích hợpcác quy trình để hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh, kết nối với các đối tác Điển hìnhvà cũng là ở mức độ phát triển cao nhất của TMĐT B2B phải kể đến mô hìnhwww.alibaba.com Được thành lập và hoạt động từ năm 1999, Alibaba.com là công ty đầutiên của Trung Quốc thành lập một sàn giao dịch điện tử và hiện nay là một trong nhữngsàn giao dịch thương mại thế giới lớn nhất và nơi cung cấp các dịch vụ marketing trênmạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu

1.2.2 Mô hình thương mại điện tử B2C

B2C (Business to Customer) là mô hình TMĐT tập trung vào các giao dịch giữadoanh nghiệp với khách hàng Tuy nhiên, khách hàng ở đây cần được hiểu rõ là người tiêudùng cuối cùng (end-users), bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức muasắm sản phẩm/dịch vụ để tiêu dùng (như văn phòng phẩm) chứ không phải hàng hóa đểphục vụ cho sản xuất hay thương mại

Các doanh nghiệp bên bán thường xây dựng cho mình một (hoặc một số) websitebán hàng (các cửa hàng bán lẻ trực tuyến), là nơi thực hiện các hoạt động chào bán, hỗ trợđặt hàng trực tuyến, hỗ trợ thanh toán…đối với khách hàng Khách hàng sẽ tìm kiếmthông tin về sản phẩm/dịch vụ cũng như dễ dàng thực hiện việc so sánh giữa các sảnphẩm/dịch vụ này thông qua các website của các bên cung cấp Các trang web hoạt độngthành công với hình thức TMĐT này trên thế giới phải kể đến Amazon.com,Drugstore.com, Beyond.com…Tại Việt Nam cũng có rất nhiều website bán lẻ trực tuyếnphát triển như website của các siêu thị điện máy (trananh.vn, pico.vn,thegioididong.com…)

Trang 15

1.2.3 Mô hình thương mại điện tử C2C

TMĐT C2C (Customer to Customer) là mô hình được tạo ra để khách hàng tươngtác trực tiếp với nhau thông qua hệ thống trang web Điểm phân biệt của các trang webC2C và các trang web B2C (Business to Customer: Doanh nghiệp đến khách hàng) hoặcB2B2C (Business to Business to Customer: Doanh nghiệp đến doanh nghiệp/khách hàng)là các trang web này chỉ dừng ở việc rao vặt, tức đăng tin bán sản phẩm của người bán vàkhông cung cấp các dịch vụ khác như giao nhận, thanh toán đảm bảo…Về phương thứchoạt động, các tin về sản phẩm sẽ được đăng ở các trang web C2C và chia ra theo chuyênmục như thời trang, đồ điện tử…Theo đó, nguồn thu của các trang web này sẽ đến từ việcthu phí đăng ký thành viên, đăng tin rao vặt và bán banner quảng cáo cho chủ cửa hàng làthành viên của trang web hoặc các doanh nghiệp dù chưa là thành viên nhưng có nhu cầuquảng cáo Một trong những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình C2C rất nổi tiếng trênthế giới chính là eBay, một hình mẫu kinh doanh theo hình thức đấu giá trực tuyến Ở ViệtNam, TMĐT C2C cũng đang có sự phát triển song chủ yếu vẫn dừng lại ở việc rao vặt,quảng cáo, rao bán, trao đổi…Một số website hoạt động khá thành công có thể kể tới nhưchotot.vn, chodientu.com, 5giay.vn…

1.2.4 Mô hình thương mại điện tử G2C

G2C – Government to Citizens: là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước vớicá nhân Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang nhữngyếu tố của TMĐT Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ

sơ trực tuyến, bầu cử trực tuyến, hải quan trực tuyến, cung cấp visa trực tuyến…Hiện nayChính phủ điện tử là hình thức đang rất được chú trọng phát triển nhằm giảm bớt sự phứctạp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân Việc sử dụng các dịch vụcông trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến Đây được xem là bước tiến lớn của yếu tốNhà nước trong việc thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển TMĐT mỗi quốcgia, trong đó có Việt Nam

Trang 16

1.2.5 Đặc điểm của thương mại điện tử

So với thương mại truyền thống thì TMĐT có những đặc điểm như sau:

- Không bị giới hạn về thời gian: Thời gian hoạt động liên tục 24/7 có lẽ là điều màthương mại truyền thống không thể làm được Với việc ứng dụng CNTT thì giờ đây cácdoanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý tự động những tương tác với khách hàng thông quawebsite trong bất kể thời gian nào trong ngày Thương mại truyền thống trước kia luôn bịhạn chế bởi mặt thời gian khi phụ thuộc rất lớn vào thời gian làm việc của nhân viên nên

đa phần các giao dịch chỉ ở mức giới hạn Nhưng khi TMĐT xuất hiện, nó cho phépkhách hàng có thể tìm và đặt hàng trong mọi khoảng thời gian, không phải giờ hànhchính Các đơn hàng được xử lý tự động mà không cần có sự can thiệp của con người.Cũng vì thế mà số lượng giao dịch có cơ hội tăng lên rất nhiều, mang lại những giá trịtrực tiếp cho doanh nghiệp Việc gỡ bỏ được những hạn chế về mặt thời gian cũng có ýnghĩa rất lớn đối với các giao dịch diễn ra giữa các địa điểm có sự chênh lệch về múi giờ

- Khoảng cách không gian được xóa bỏ: Trong thương mại truyền thống, các giaodịch diễn ra luôn phần nào phải chịu những ràng buộc của giới hạn địa lý Trước kia,khách hàng sẽ phải tìm đến các cửa hàng vật lý để mua các sản phẩm, hàng hóa, khoảngcách di chuyển luôn bị giới hạn nên khách hàng thường ít có cơ hội lựa chọn và quyềnthương lượng cũng chủ yếu thuộc về phía nhà cung ứng Nhưng trong môi trường TMĐT,mọi rào cản về không gian đã được xóa bỏ, khách hàng có thể tiến hành các giao dịch phikhoảng cách, phi biên giới một cách dễ dàng, điều mà không thể làm được trước kia.TMĐT giúp các doanh nghiệp nội địa vươn mình ra thế giới nhưng khi khoảng cách vềđịa lý giữa các khu vực thị trường được rút ngắn thì việc đánh giá các yếu tố của môitrường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn hơn và phức tạp hơn rất nhiều Môi trường cạnhtranh càng trở nên gay gắt hơn khi nó mở rộng ra phạm vi quốc tế Chính vì vậy đòi hỏicác doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình xây dựng các chiến lược kinh doanhcủa mình

- Sự nhanh chóng và chính xác: Việc xử lý các giao dịch trước kia phụ thuộc nhiềuvào con người nên không thể tránh được những yếu tố chủ quan như việc chậm trễ về thờigian hay xảy ra những sai lầm trong quá trình xử lý thông tin…Nhưng khi ứng dụngCNTT thì mọi thông tin được gửi đi và xử lý một cách nhanh chóng và độ chính xác rấtcao Giờ đây, chỉ cần một vài thao tác trên Internet là một khách hàng tại Việt Nam có thể

dễ dàng đặt mua một cuốn sách tại Mỹ mà không cần mất quá nhiều thời gian chờ đợi.Thông tin đặt hàng được truyền đi tới website bán hàng chỉ trong vài giây dù cho khoảng

Trang 17

cách là nửa vòng trái đất Ngoài ra thì các giao dịch được xử lý tự động nên độ chính xácrất cao, như thế khách hàng của doanh nghiệp sẽ luôn được đáp ứng một cách nhanh nhấtvà hầu như không xảy ra sai xót trong quá trình phục vụ.

- Khả năng tương tác cao: Trong thương mại truyền thống, để đến được với ngườitiêu dùng cuối cùng, hàng hóa thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bánbuôn, bán lẻ, đại lý, môi giới Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệpkhông có được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thườngkém chính xác và không đầy đủ Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biếnđộng của thị trường kém kịp thời Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận thuđược cho các bên trung gian Nhưng với TMĐT, những cản trở bởi khâu giao dịch trunggian đã hoàn toàn được loại bỏ Doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếpmột cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các website, gửi email trực tiếp hay các diễnđàn thảo luận…Cũng chính nhờ TMĐT mà các doanh nghiệp tại một quốc gia có thể bánhàng hóa, sản phẩm của mình sang các quốc gia khác mà không cần có sự hiện diệnthương mại tại các quốc gia đó Một website với nội dung hấp dẫn, hỗ trợ nhiều tính năngthuận tiện cho khách hàng là một trong những công cụ marketing rất hữu hiệu cho cácdoanh nghiệp TMĐT

- Sự đa dạng hóa: Đa dạng hóa các tập khách hàng, đa dạng hóa các lựa chọn chínhlà một trong những điểm đặc trưng so với thương mại truyền thống Trong TMĐT, doanhnghiệp thì có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn, tập khách hàng cũng được mở rộnghơn; trong khi đó, khách hàng sẽ có nhiều hơn những lựa chọn trong một nhu cầu, sự đadạng được thể hiện rất rõ và gần như không bị giới hạn về cả không gian hay thời giannhư trong thương mại truyền thống

1.2.6 Lợi ích và hạn chế của hệ thống thông tin thương mại điện tử

1.2.6.1 Những lợi ích của hệ thống thông tin thương mại điện tử

a Lợi ích cho doanh nghiệp:

- Tiết kiệm chi phí: Marketing luôn là một trong những hoạt động quyết định đếnsự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp thương mại khi bước ra thị trường Nếunhư trước kia, doanh nghiệp phải bỏ ra một số lượng tiền lớn để thực hiện các hoạt độngmarketing nhưng hiệu quả vẫn chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn bởi những rào cản vô hìnhvà hữu hình thì giờ đây với hệ thống thông tin TMĐT, cụ thể là marketing điện tử, doanhnghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà hiệu quả cao hơn rõ rệt Điều này là dễ

lý giải bởi lẽ sức lan tỏa của marketing điện tử rất lớn, không còn chịu bó buộc ở phạm vi

Trang 18

địa phương hay bó buộc về mặt thời gian, điều mà dù doanh nghiệp có bỏ ra bao nhiêukinh phí làm marketing truyền thống cũng khó lòng đạt được nhữnghiệu quả tương tự.

- Tận dụng các cơ hội kinh doanh: Chính vì HTTT TMĐT là thương mại phikhoảng cách, phi thời gian nên giúp các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội kinhdoanh mới Doanh nghiệp có thể tiếp cận được những khu vực thị trường mới, những tậpkhách hàng mới thông qua các hoạt động marketing online

- Dễ dàng chia sẻ thông tin: Là những thông tin trao đổi với đối tác, khách hàng,nhà cung ứng…Từ rất lâu, khi HTTT TMĐT mới phát triển thì nhiều doanh nghiệp lớn đãứng dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) để traođổi thông tin tới đối tác và nhà cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn Ngày nay khiTMĐT ngày càng phát triển thì việc chia sẻ thông tin cũng trở nên quan trọng hơn bao giờhết Doanh nghiệp chia sẻ thông tin về các chương trình bán hàng, khuyến mãi…thôngqua các kênh truyền thông tới khách hàng, chia sẻ kế hoạch sản xuất tới nhà cung ứng…thông qua “liên lạc” trực tuyến

- Gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: HTTT TMĐT mang tới chodoanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới thì cũng đặt ra không ít những thách thức Tuynhiên nhìn chung thì HTTT TMĐT chính là một công cụ gia tăng năng lực cạnh tranh chocác doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và dần tiến tới nền kinh tế số như hiện nay Nănglực cạnh tranh này có thể đến từ hoạt động quản trị quan hệ khách hàng trực tuyến, hợp lýhóa hoạt động mua – bán…nhờ ứng dụng CNTT trong quá trình kinh doanh, sản xuất

b Lợi ích cho người tiêu dùng:

- Nhiều thông tin hơn: Hệ thống thông tin TMĐT cung cấp cho khách hàng mộtlượng lớn thông tin qua nhiều kênh khác nhau Đồng thời, các thông tin được cập nhậtmột cách thường xuyên, liên tục, được chia sẻ rộng rãi trên mạng Internet khiến chongười tiêu dùng có thể tìm kiếm dễ dàng Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin của nhiềudoanh nghiệp khác nhau mà không mất nhiều thời gian và công sức; thông tin được sốhóa mang lại lợi ích và tiện lợi rất lớn cho khách hàng

- Đánh giá chi phí/lợi ích chính xác hơn: Do có thể tiếp xúc với nhiều nguồn thôngtin khác nhau nên những khách hàng tham gia và hoạt động mua hàng điện tử có điềukiện đánh giá lợi ích/chi phí chính xác hơn nhiều Không bị giới hạn bởi thời gian vàkhông gian như trong thương mại truyền thống, khách hàng điện tử có thể so sánh lợi íchvà chi phí chỉ đơn giản bằng việc lướt web và tìm kiếm các thông tin trên mạng, từ cáctrang web của doanh nghiệp, các diễn đàn, mạng xã hội…

Trang 19

- Thuận tiện trong mua sắm: Các cửa hàng mua sắm ảo, các chợ mua sắm ảo đãđem lại cho người tiêu dùng một phong cách tiêu dùng hoàn toàn mới, vừa tiết kiệm thờigian, công sức, vừa tiết kiệm chi phí đi lại, trong một thời gian ngắn có thể ghé thămnhiều gian hàng và chọn lựa cho mình nhiều sản phẩm cần thiết thay vì phải đi đến nhiềucửa hàng từ những đồ thực phẩm, văn phòng ở các cửa hàng trong nước hay những dịch

vụ du lịch nước ngoài…

- Nhiều sản phẩm để lựa chọn: Bên cạnh các lợi ích đã nêu như trên như giảm chiphí và tiết kiệm thời gian, HTTT TMĐT còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều sảnphẩm để so sánh và lựa chọn phục vụ cho việc mua sắm của mình Ngoài việc đơn giảnhóa giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, sự công khai hơn về định giá sảnphẩm và dịch vụ, hình thức môi giới trung gian giúp cho giá cả trở nên cạnh tranh hơn

1.2.6.2 Những hạn chế của hệ thống thông tin thương mại điện tử

a Hạn chế cho doanh nghiệp:

- Về phương diện kỹ thuật: Sự thay đổi nhanh chóng của CNTT khiến cho doanhnghiệp khó nắm bắt và phải thường xuyên có những thay đổi, cập nhật hệ thống thông tin,tối ưu hóa website bán hàng…sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung Doanhnghiệp có thể gặp khó khăn về vấn đề chi phí đầu tư cho công nghệ hay trình độ nhân lựcđảm bảo cho hoạt động này thực hiện một cách trôi chảy và liên tục, nhất là đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng thời, không phải tất cả khách hàng mục tiêu của doanhnghiệp đều sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch mua bán

- Về phương diện bán hàng: Hạn chế lớn nhất đối với doanh nghiệp là không kiểmsoát được dư luận Trên môi trường Internet, thông tin được khách hàng chia sẻ một cáchtự do, việc này có thể là một điều bất lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnếu đó là những thông tin tiêu cực Doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững thìcần có khả năng kiểm soát những thông tin đó Ngoài ra là một hạn chế đến từ tâm lý tiêudùng của khách hàng HTTT TMĐT đã hình thành và phát triển một thời gian khá dàisong các doanh nghiệp kinh doanh vẫn còn gặp không ít những khó khăn bởi tâm lý muahàng truyền thống của khách hàng Họ luôn có tâm lý lo lắng về chất lượng sản phẩm khikhông thể có những tiếp xúc vật lý với sản phẩm trước khi mua hay vấn đề an toàn trongthanh toán điện tử…Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp phải tạo lòng tin cho kháchhàng, thay đổi thói quen tiêu dùng truyền thống từ việc cam kết chất lượng sản phẩm/dịch

vụ, đảm bảo an toàn trong thanh toán, ứng dụng logistic TMĐT…

b Hạn chế cho người tiêu dùng:

Trang 20

- Về phương diện kỹ thuật: HTTT TMĐT đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹthuật mới hiện đại trong khi không phải khách hàng nào cũng có đủ điều kiện và khả năngđể tiếp cận công nghệ mới Do đó, doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ bị mất đi một sốlượng khách hàng nhất định, và bị hạn chế trong việc mở rộng thị trường tiềm năng Bêncạnh đó, băng thông nhỏ và tốc độ đường truyền chậm hay những ảnh hưởng từ các sự cốtruyền dữ liệu là những tác nhân gây khó khăn và bất tiện với TMĐT Điều này sẽ khiếnkhách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và tương tác với doanh nghiệp.

- Về phương diện bán hàng: Một hạn chế lớn nhất của mua bán trực tuyến đó làkhách hàng không thể chạm, nếm hay dùng thử, cảm nhận trực tiếp sản phẩm trước khigiao dịch sản phẩm Nhưng đối với những ngành kinh doanh dịch vụ như ngành du lịchthì hạn chế này sẽ được giảm đi nhiều Vì vậy mà người tiêu dùng có thể dễ dàng hơntrong việc ra quyết định tiêu dùng dịch vụ của doanh nghiệp

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng hệ thống thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Theo số liệu thống kê mới được công bố bởi Tổ chứcthống kê số liệu Internet thế giới (Internet World Stats) tính đến tháng 6/2018 thì ViệtNam đang đứng vị trí thứ 7 trong khu vực châu Á và 16/20 quốc gia có số lượng người sửdụng Internet nhiều nhất thế giới Với 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng66,3% dân số cả nước, Việt Nam là một thị trường tiềm năng để phát triển các ứng dụngTMĐT, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trên con đường hội nhập Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít những thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắttừ các doanh nghiệp nước ngoài

Hình 1.1 Top 7 quốc gia có số lượng người dùng internet cao nhất khu vực Châu

Á tính đến 30/6/2018 – Nguồn: Internet World Stats.

Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh với nhiều loại hình dịch vụ truy cậpInternet đa dạng, vì thế số người sử dụng các dịch vụ này đan xen lẫn nhau, một người cóthể sử dụng nhiều loại hình truy cập Internet và ở nhiều nơi, các hộ gia đình, các tổ chứccũng có sự thay đổi lựa chọn đa dạng dịch vụ kết nối với chất lượng, băng thông khácnhau thay vì chỉ kết nối ADSL truyền thống Vì thế, Việt Nam đã liên tục trong top 20những quốc gia có người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới từ năm 2010 Tỷ lệ dân số

Trang 21

sử dụng Internet tại Việt Nam (66,3%) cũng cao hơn mức độ trung bình trong khu vựcchâu Á (51,7%) và trung bình của thế giới (56,1%).

Hình 1.2 Tỷ lệ dân số sử dụng internet tại các khu vực tính đến 30/6/2018

(Nguồn: Internet World Stats)

- Yếu tố con người: Nguồn nhân lực về thương mại điện tử (đặc biệt là nguồn nhânlực chất lượng cao) vẫn đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng đểphát triển, do đặc thù của thương mại điện tử nên đòi hỏi nhóm lao động chuyên trách nàyvừa có kiến thức về công nghệ lại phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các xuhướng mới ứng dụng một cách hiệu quả nhất Năm 2018 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp cólao động chuyên trách về thương mại điện tử không thay đổi nhiều so với các năm trướcvà thậm chí có giảm đôi chút (năm 2018 có 28% doanh nghiệp cho biết có lao độngchuyên trách về thương mại điện tử và giảm 2% so với năm 2017) Tuy nhiên khi phântheo quy mô doanh nghiệp thì chúng ta lại thấy rõ một thực trạng điển hình hiện nay là tỷ

lệ lao động chuyên trách trong các doanh nghiệp lớn thì tăng hơn so với năm trước (tăngtừ 42% năm 2017 lên 45% năm 2018) và trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lạigiảm đi (từ 29% năm 2017 xuống còn 26% năm 2018) Vô hình chung có thể thấy xuhướng nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đảm nhiệm nhiều vai trò hơnnữa thay vì chỉ tập trung một chuyên môn như trước

Hình 1.3 Lao động chuyên trách về thương mại điện tử theo quy mô

(Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử EBI 2019)

- Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điệntử: Khảo sát trong nhiều năm qua cho thấy đa số doanh nghiệp vẫn tập trung vào việc đầu

Trang 22

tư hạ tầng phần cứng nhiều hơn so với các hạng mục khác Điển hình năm 2018 mức độđầu tư vào hạ tầng phần cứng vẫn chiếm tới 39% trong tổng các chi phí mua sắm đầu tưcủa doanh nghiệp, tiếp đó là chi phí đầu tư cho phần mềm (chiếm 29% và tăng 4% so vớinăm trước).

Hình 1.4 Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại

điện tử qua các năm - Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử EBI 2019.

1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Từ khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 1997 thì cho đến nay đã có sựphát triển vô cùng mạnh mẽ và những lợi ích của nó là không thể phủ nhận TMĐT pháttriển trên nền tảng Internet giờ đây có tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.Là một lĩnh vực mới nên có nhiều công trình nghiên cứu về TMĐT đã được thực hiện vàcông bố, từ đó cho thấy sự quan tâm và nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò và nhữnglợi ích to lớn của TMĐT đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có ngành dulịch được coi là một ngành mũi nhọn được đầu tư phát triển tại Việt Nam hiện nay Một sốcông trình nghiên cứu đã được công bố về phát triển ứng dụng TMĐT ở Việt Nam:

PSG.TS Đàm Gia Mạnh (2017), Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB

Thống Kê Nội dung của giáo trình không đi quá sâu vào khía cạnh kỹ thuật, công nghệnên cung cấp thông tin hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu và vận dụng kỹ năng xâydựng và triển khai hệ thống thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh….Giáo trìnhđưa ra các khái niệm, phân tích các nền tảng công nghệ trong hệ thống thông tin quản lý,cung cấp các lý thuyết, phương pháp, công cụ xây dựng và quản lý hệ thống thông tin

Trang 23

Đồng thời, chỉ ra các loại hệ thống thông tin hiện nay Tài liệu này được em sử dụng đểtrích dẫn các khái niệm về thông tin, hệ thống thông tin trong phần cơ sở lý luận củamình.

TS Trần Văn Hòe (2015), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân Giáo trình cung cấp các khái niệm về thương mại điện tử, kinh doanhđiện tử Trình bày các kiến thức về cơ sở mạng của TMĐT, trang mạng và cơ sở dữ liệu,

an ninh thương mại điện tử, TMĐT B2C, B2B, sàn giao dịch điện tử, marketing điện tử,thanh toán điện tử, chính phủ điện tử và các ứng dụng khác của TMĐT Em đã khai tháccác nội dung như khái niệm TMĐT, kinh doanh điện tử, TMĐT B2C, B2B ở giáo trìnhnày làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình

Nguyễn Văn Minh (2014), Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử,

NXB Thống Kê Giáo trình này trình bày tổng quan về phát triển hệ thống thương mạiđiện tử, phát triển dự án thương mại điện tử, phân tích hệ thống thương mại điện tử, thiếtkế tổng thể hệ thống thương mại điện tử, thiết kế chi tiết hệ thống thương mại điện tử,thiết kế kỹ thuật và xây dựng hệ thống thương mại điện tử, thử nghiệm và vận hành hệthống thương mại điện tử

Nguyễn Hoàng Việt (2011), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống Kê Cuốn

sách trình bày tổng quan về marketing điện tử: thực trạng triển khai các công cụmarketing điện tử trong các loại hình doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả trong mỗi giaiđoạn phát triển của TMĐT; sự thay đổi trong hành vi mua của khách hàng điện tử, cácyếu tố ảnh hưởng tới khách hàng trong quyết định mua sắm trực tuyến; quản trị tri thức vàthông tin, quản trị sản phẩm chào hàng, quản trị định giá, quản trị truyền thông, quản trịphân phối và kiểm tra đánh giá marketing TMĐT

Văn Thị Minh Ngọc, (2014), Giải pháp phát triển ứng dụng thương mại điện tử

trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở gốm sứ thuộc làng nghề Bát Tràng, Luận văn

thạc sỹ Luận văn trình bày những cơ sở lý luận về TMĐT, điều kiện ứng dụng TMĐTtrong hoạt động kinh doanh Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát và phỏng vấnchuyên sâu, từ đó phân tích thực trạng phát triển ứng dụng, những cơ hội và khó khăn,hạn chế khi triển khai ứng dụng TMĐT cũng như các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứngdụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng tronggiai đoạn hiện nay

Trang 24

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

TMĐT đã trở lên phổ biến từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có tốc

độ phát triển kinh tế cao Các công trình nghiên cứu được công bố và em xin được liệt kêmột số công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới phát triển ứng dụng TMĐT trongngành du lịch trong những năm gần đây:

Andreas Meier and Henrik Stormer (2011), eBusiness & eCommerce, NXB Đạihọc Kinh tế quốc dân Cuốn sách là tổng hợp những lý thuyết về TMĐT bao gồmmarketing điện tử, thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử…Không chỉ đề cập vào lýthuyết mà còn chú trọng vào tính ứng dụng cao của TMĐT thông qua phân tích các trangweb, các số liệu và các ví dụ thực tế là các mô hình thành công trên thế giới Cuốn sáchđược viết bởi hai tác giả là những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực CNTT và ứng dụngCNTT vào các hoạt động kinh doanh nên mang tính chuyên sâu rất cao, phù hợp với việcphục vụ đề tài luận văn của tác giả Tuy nhiên, cuốn sách chưa giới thiệu được những môhình ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch và chỉ ra những tác động của TMĐT đến ngành

du lịch trên thế giới

Jeannine Langer (2012), E-Commerce: The Internet and its influence on the TravelIndustry Trong ấn phẩm này, tác giả trình bày chi tiết về sự phát triển mạnh mẽ củaInternet cũng như những ứng dụng, tác động của nó tới sự phát triển của ngành du lịch,dự báo những triển vọng trong phát triển ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch trongnhững năm tiếp theo Tác giả cũng chỉ ra những thuận lợi và thách thức của Internet đốivới các doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong bối cảnh sự cạnh tranh trong môi trườngđiện tử ngày càng trở nên gay gắt

Calvince Ochieng (2015), E-Marketing and Tourism: The Success of Tourismthrough E-Marketing Ấn phẩm đi sâu phân tích một trong những phần quan trọng củaquá trình kinh doanh trực tuyến của một doanh nghiệp là marketing trực tuyến Cụ thể, tácgiả nghiên cứu ứng dụng marketing trực tuyến trong ngành du lịch, khẳng định sự thànhcông trong quảng bá hình ảnh du lịch một quốc gia có một phần không nhỏ đến từ việcthực hiện các chiến lược marketing trực tuyến một cách hiệu quả Sử dụng marketing trựctuyến là cách thực hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp lữ hành để tiếp cận khách hàngtoàn cầu, điều mà marketing truyền thống rất khó đạt được thành công Tác giả cũng đưa

ra những nhận định và đánh giá cá nhân về xu hướng phát triển ứng dụng các công cụmarketing trực tuyến trong ngành du lịch khi nền kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng vớimột loạt các sự kiện về thành lập các tổ chức kinh tế lớn như TPP, AEC…

Trang 25

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTTT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP

KHẨU HTD VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HTD VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HTD VIỆT

NAM

Tên viết tắt: HTD VN CO.,LTD

Mã số thuế: 0107409187

Giám đốc: Lê Trọng Trung

Trụ sở chính: Số 6 hẻm 397/2/5, đường Phạm Văn Đồng – P.Xuân Đỉnh – Q Bắc Từ

Liêm – Hà Nội

Điện thoại: 0971 044 189/ 0964 179 487

Chi nhánh: 80A Đường số 2, KP 6, P Hiệp Bình Phước, Q Thủ Đức TP HCMĐiện thoại: 0963 380 587

Tài khoản: 102010002534037 – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN

Nam Thăng Long

Trang 26

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các thời kì của công ty.

Đơn vị tính: đồng

T

So sánh chênh lệch năm

2018 với năm 2017

82,016,085,99

6 Lợi nhuận trước thuế 878,743,778 2,108,985,068 3,690,723,870 Tăng 75%

7 Lợi nhuận sau thuế 702,995,023 1,687,188,055 2,952,579,096 Tăng 75%

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Phòng kế toán – Trích BCTC, bảng CĐKT giai đoạn 2016-2018)

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh chính của công ty là nhập khẩu hàng hóa từ cácđơn vị sản xuất uy tín nước ngoài như: thiết bị chống trộm trưng bày (Đài Loan), phụ kiệntrưng bày tại các showroom, siêu thị điện máy, trung tâm thương mại (Đài Loan, ViệtNam), bàn học thông minh dành cho trẻ em, học sinh (Nhật Bản, Đài Loan)

Ngoài ra, công ty còn hoạt động trên các lĩnh vực:

- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong cáccửa hàng chuyên doanh

Trang 27

Không chỉ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, HTD VN CO.,LTD còn có độingũ nhân viên kỹ thuật lành nghề với máy móc và dụng cụ thi công chuyên dụng để thamgia thiết kế thi công lắp đặt tại công trình, showroom, trung tâm mua sắm, thương mại,trường học với cam kết đảm bảo an toàn, chất lượng và đúng tiến độ Toàn bộ nhân viêncó trình độ chuyên môn cao được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và nâng caonghiệp vụ trong nước Công ty được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như VinGroup, BigC,Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, HC, Mediamart đánh giá cao về chất lượng sảnphẩm, chế độ bảo hành, thái độ của các nhân viên Qua đó đã trở thành công ty có uy tínhàng đầu so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Với loại hình hoạt động là Công ty TNHH một thành viên, khi mới thành lập Công

ty TNHH Thương mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam chỉ hoạt động chính trong lĩnhvực kinh doanh và nhập khẩu nên cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty chỉ bao gồm cácphòng: phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính nhưng về sau do sự phát triểnvà mở rộng lĩnh vực hoạt động nên tổ chức bộ máy có sự thay đổi và duy trì hoạt độngđến ngày hôm nay

Sơ đồ thể hiện tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại Xuất NhậpKhẩu HTD Việt Nam:

Trang 28

Giám đốc

Phòng hành chínhPhòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng triển khai Phòng bảo hành

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý – Nguồn tác giả

Chi tiết chức năng nhiệm vụ của các phòng ban xem tại phụ lục 1

2.1.5 Tình hình ứng dụng CNTT, HTTT, TMĐT của Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam.

2.1.5.1 Trang thiết bị phần cứng

Thông qua quá trình tìm hiểu, tham quan trực tiếp các phòng ban, tình hình trangthiết bị phần cứng tại công ty như sau:

- Số lượng máy chủ: 01 máy Dell PowerEDGE R430

- Số lượng máy tính để bàn: 22 máy Dell

- Số lượng laptop: 8 máy Dell/Asus

- Máy in tích hợp photocopy, scan: 2 máy Canon MF 226DN

- Thiết bị truyền phát mạng: 10 thiết bị

Chi tiết về cấu hình các loại phần cứng xem phụ lục 2

Trang 29

2.1.5.2 Phần mềm ứng dụng tại công ty

Hiện nay, công ty ứng dụng phần mềm vào các hoạt động như quản lý tài chính kếtoán, quản lý nhân sự tiền lương, quản lý kho hàng hóa…

Cụ thể các phần mềm như sau:

- Bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 2015

- Phần mềm Microsoft Outlook

- Phần mềm Synology chat

- Phần mềm kế toán Fast 11

- Phần mềm KiotViet

- Phần mềm diệt virust Kaspersky

Chi tiết các tính năng và mục đích sử dụng các phần mềm xem phụ lục 3

2.1.5.3 Website của công ty

Hiện tại, công ty cũng đang duy trì vận hành 3 website đó là:http://www.chongtrom24h.vn/ , http://www.moctreophukien.vn/, http://www.htdkids.vn/có trên 6000 lượt truy cập trung bình mỗi tháng trên mỗi website Đây là 3 website cónhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ chốt mà công tyđang cung cấp Mô tả chi tiết, rõ ràng sản phẩm, hàng hóa, các công trình dự án thực tếmà công ty đã triển khai đối với từng loại sản phẩm Ngoài ra, công ty còn xây dựng hệthống video hướng dẫn sử dụng sản phẩm, giới thiệu các tính năng mới và được công khaitrên website giúp cho khách hàng có cảm nhận thực tế về sản phẩm trước khi có quyếtđịnh mua hàng

Giao diện website (xem phụ lục 2.4) được thiết logic, bố cục rõ ràng, chính giữatrang là nơi giới thiệu sản phẩm theo dạng ô lưới với thông tin cơ bản như tên sản phẩm,giá, hình ảnh Danh mục tìm kiếm sản phẩm được đặt phía bên trái trang web với nộidung ngắn gọn, thiết kế phân cấp, dễ dàng thao tác Nhược điểm, website của công tychưa được tính hợp hệ thống giỏ hàng, theo dõi đơn hàng và thanh toán trực tuyến Kháchhàng muốn mua hàng phải liên hệ trực tiếp thông qua số điện thoại, skype, zalo hoặcemail điều này là một bất tiện đối với người mua hàng

Trang 30

2.2 THỰC TRẠNG CỦA HTTT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HTD VIỆT NAM

Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tiến hành phát phiếu điều tra (xem phụlục 2.5) và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ nhân viên của công ty kết hợp với việc quansát, tự tìm hiểu Thông qua đó em đã thu được những kết quả cần thiết bao gồm các thôngtin chung về công ty, các thông tin ứng dụng CNTT, HTTT của công ty

- Số lượng phiếu phát ra: 20 phiếu

- Số lượng phiếu thu về: 20 phiếu

Nhìn chung, kết quả thu được mang lại cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp baogồm thông tin cơ bản về công ty, số lượng nhân viên, lĩnh vực hoạt động, tình hình tàichính 3 năm gần đây 2016- 2018 của doanh nghiệp, các thông tin về cơ sở hạ tầng CNTT,HTTT, cơ sở dữ liệu, hoạt động quản trị HTTT tại công ty Đồng thời, phát hiện ra nhữngvấn đề trong HTTT thương mại điện tử của công ty

Dưới đây là một số biểu đồ phản ánh thực trạng HTTT thương mại điện tử tại công

ty được thu thập và phân tích, thống kê từ phiếu khảo sát

2.2.1 Thực trạng hệ thống thông tin tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam.

Theo như kết quả của phiếu điều tra thu thập được khi được hỏi về hệ điều hànhđược cài đặt trên các máy tính của công ty thì có 70% máy tính được cài hệ điều hànhWindows 10, 30% máy tính được cài hệ điều hành Windows 7 Đây là 2 hệ điều hành cóhiệu năng hoạt động tốt, ổn định, cơ chế bảo mật các lỗ hổng cao và tính đến thời điểmhiện tại 2 hệ điều hành này vẫn được Microsoft hỗ trợ các bản vá lỗi, update thườngxuyên

Máy tính được cài hệ điều hành gì?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Windows 7 6 30.0 30.0 30.0

Windows 10 14 70.0 70.0 100.0 Total 20 100.0 100.0

Bảng 2.2 Kết quả điều tra về hệ điều hành máy tính được sử dụng tại công ty

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Trang 31

Các bộ phần mềm Microsoft Office, phần mềm diệt virus, phần mềm chat nội bộ,Microsoft Outlook được cài đặt cho 100% số lượng máy tính tại công ty Đây là các phầnmềm cơ bản, phục vụ cho các công việc chung tại công ty Ngoài ra còn có các phần mềmkhác cho các phòng ban đặc thù như phần mềm kế toán Fast 11 dành cho bộ phận kế toán,phần mềm Kiot Việt dành cho bộ phận kho và kinh doanh

Hình 2.2 Thống kê các phần mềm được sử dụng tại công ty

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Tất cả các bộ phần mềm đều được công ty mua và cài đặt có bản quyền Việc sửdụng các sản phẩm số có bản quyền đảm bảo cho chương trình hoạt động hiệu quả, tránhcác lỗ hổng bảo mật có ở các phần mềm crack và luôn nhận được sự cập nhật, vá lỗi từnhà cung cấp

Về hệ thống mạng, thông qua phiếu điều tra công ty đang sử dụng hệ thống mạngLAN và INTRANET INTRANET là mạng nội bộ trên cơ sở môi trường website, pháthuy được nhiều chức năng trong kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp, quản lý tổchức Công ty đang sử dụng với chức năng là kênh phân phối thông tin tới nhân viên nhưhướng dẫn công việc, chính sách của công ty, các văn bản có liên quan đến nhân sự… khicó nhu cầu tìm hiểu nhân viên có thể truy cập thông qua máy tính cá nhân Đối với kháchhàng khi có yêu cầu về báo giá sản phẩm intranet sẽ đáp ứng yêu cầu này thông qua xác

Trang 32

nhận yêu cầu từ cơ sở dữ liệu, định dạng thông tin, chuyển thông tin đến khách hàngthông qua internet.

Đánh giá của nhân viên về hệ thống máy tính

Hệ thống máy tính có đáp ứng được công việc hay không?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Có 20 100.0 100.0 100.0

Bảng 2.3 Kết quả điều tra về đánh giá hệ thống máy tính.

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Toàn bộ 20 phiếu khảo sát đều đồng ý hệ thống máy tính đáp ứng được công việc,cho thấy công ty đã có sự đầu tư có hiệu quả về hệ thống máy tính phục vụ cho công việccủa nhân viên, đảm bảo hoạt động của công ty thuận lợi

Đánh giá của nhân viên về hệ thống mạng

Theo bạn, hệ thống mạng hiện tại có đáp ứng tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Tốt 6 30.0 30.0 30.0

Rất tốt 14 70.0 70.0 100.0 Total 20 100.0 100.0

Bảng 2.4 Kết quả điều tra về đánh giá hệ thống mạng

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Việc chú trọng đến đầu tư trang thiết bị phần cứng, hệ thống máy tính của công tyđồng nghĩa với việc đầu tư cho hệ thống mạng Vì vậy, kết quả điều tra về hệ thống mạngcũng nhận được kết quả rất tốt khi có tới 70% số phiếu đánh giá hệ thống mạng rất tốt và30% đánh giá hệ thống tốt

Đánh giá của nhân viên về trang thiết bị phần cứng phục vụ công việc

Theo bạn, trang thiết bị phần cứng hiện tại có đủ đáp ứng cho hoạt động kinh

doanh của công ty?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Đầy đủ 15 75.0 75.0 75.0

Rất đầy đủ 5 25.0 25.0 100.0 Total 20 100.0 100.0

Bảng 2.5 Kết quả điều tra về đánh giá trang thiết bị phần cứng

Trang 33

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Theo như kết quả điều tra có 15 phiếu (75%) cho rằng trang biết bị phần cứng phục

vụ cho công việc đã đầy đủ và 5 phiếu (25%) cho rằng rất đầy đủ Đây là một kết quả tốtcho thấy công ty rất quan tâm đến việc cung cấp các trang thiết bị cần thiết nhằm hỗ trợtối đa nhân viên, giúp nhân viên làm việc hiệu quả

Số lượng nhân viên có hiểu biết về CNTT, HTTT?

Số lượng nhân viên có hiểu biết về CNTT, HTTT?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Từ 10 - 20 người 20 100.0 100.0 100.0

Bảng 2.6 Kết quả điều tra về số lượng nhân viên hiểu biết CNTT, HTTT

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Với quy mô số lượng nhân viên là 35 nhân viên, tỷ lệ nhân viên có hiểu biết vềCNTT, HTTT chiếm 28.57% - 57.14% đây là một tỷ lệ còn thấp Trong thời gian tới công

ty cần tăng cường mở rộng các lớp đào tạo cho nhân viên về CNTT, HTTT đưa con sốnày tăng lên trên 80% để phù hợp với thời đại công nghệ 4.0

2.2.2 Thực trạng về thương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu HTD Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại công ty đang sử dụng 3 website chính đó là:http://www.chongtrom24h.vn/, http://www.moctreophukien.vn/, http://www.htdkids.vn/

Website được xây dựng đầu tiên sau khi công ty thành lập được 6 tháng làhttp://www.chongtrom24h.vn/, sau đó 1 năm là website http://www.moctreophukien.vn/ Website http://www.htdkids.vn/ được xây dựng sau khi công ty thành lập 2,5 năm Môhình phát triển website được công ty lựa chọn là mô hình Spring MVC

Theo số liệu thống kê mức độ hài lòng về giao diện, chức năng hiện tại của websitecó 4 phiếu đánh giá rất hài lòng, 10 phiếu đánh giá hài lòng cho thấy website đang thựchiện tốt chức năng của mình Tuy nhiên, vẫn có 6 phiếu đánh giá chưa hài lòng (chiếm30%) con số này đang ở mức cao, đội ngũ quản lý website cần điều tra, tìm hiểu nguyênnhân và khắc phục trong thời gian tới

Mức độ hài lòng về giao diện, chức năng hiện tại của website?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Trang 34

Valid Chưa hài lòng 6 30.0 30.0 30.0

Hài lòng 10 50.0 50.0 80.0 Rất hài lòng 4 20.0 20.0 100.0 Total 20 100.0 100.0

Bảng 2.7 Kết quả điều tra mức độ hài lòng về giao diện, chức năng của website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Hình 2.3 Thống kê mức độ hài lòng về giao diện, chức năng của website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Khi tiến hành điều tra về mục đích sử dụng website, câu hỏi được xác định cónhiều lựa chọn, do đó kết quả thu được như sau:

Theo bạn, website đang sử dụng với mục đính nào là chính?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Kinh doanh 15 38.5 38.5 38.5

Giới thiệu công ty, sản phẩm 16 41.0 41.0 79.5

Hỗ trợ khách hàng 4 10.3 10.3 89.7

Bảng 2.8 Kết quả điều tra về mục đích sử dụng chính của website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Trang 35

Hình 2.4 Thống kê về mục đích sử dụng chính của website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Từ đó, ta có thể nhận thấy 2 mục đích chính khi xây dựng website của công ty là:Giới thiệu công ty, sản phẩm với 16 phiếu (tương ứng 41%) và kinh doanh với 15 phiếulựa chọn (tương ứng 38,5%) Ngoài ra, có 4 phiếu lựa chọn rằng mục đích sử dụngwebsite là hỗ trợ khách hàng và 4 phiếu lựa chọn mục đích khác (quảng cáo) Nhìn chung,công ty đã vận dụng cơ bản tốt chức năng của website nhưng bên cạnh đó cần phát triểnvà khai thác tốt các chức năng khác để phù hợp với nhu cầu kinh doanh

Trang 36

Kết quả điều tra khi được hỏi về đối tượng khách hàng mà website đang hướngđến.

Đối tượng khách hàng mà website đang hướng đến?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Doanh nghiệp tư nhân 19 47.5 47.5 90.0 Doanh nghiệp nhà nước 4 10.0 10.0 100.0

Bảng 2.9 Kết quả điều tra về đối tượng khách hàng của website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Hình 2.5 Thống kê về đối tượng khách hàng website hướng đến

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Số liệu điều tra cho thấy đối 2 nhóm đối tượng khách hàng chính mà website đanghướng tới là khách hàng cá nhân (42.5%) và doanh nghiệp tư nhân (47.5%) Một lượngnhỏ số phiếu điều tra (4 phiếu tương ứng 10%) cho rằng đối tượng khách website đanghướng tới là doanh nghiệp nhà nước

Về chức năng, kết quả điều tra cho thấy toàn bộ số phiếu điều tra cho rằng websitemới chỉ cung cấp các chức năng cơ bản như xem thông tin, đặt hàng, đăng ký tài khoản,chưa đầy đủ các chức năng của một website thương mại điện tử Vì thế, kết quả điều travề đánh giá website đạt chuẩn thương mại điện tử chưa cho kết quả 100% phiếu đánh giáchưa đạt

Trang 37

Hình 2.6 Thống kê về các chức năng hiện tại của website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm Excel)

Đánh giá website đạt chuẩn website thương mại điện tử

Theo bạn, website đã đạt tiêu chuẩn của một website thương mại điện tử chưa?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Chưa 20 100.0 100.0 100.0

Bảng 2.10 Kết quả điều tra về đánh giá chuẩn website TMĐT

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Kết quả điều tra khi được hỏi website cần xây dựng thêm chức năng nào?

Website cần xây dựng thêm các chức năng nào?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent V

Bảng 2.11 Kết quả điều tra về chức năng cần xây dựng thêm cho website

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Hình 2.7 Thống kê về chức năng mà website cần xây dụng thêm

(Nguồn: Phiếu điều tra – Xử lý bằng phần mềm SPSS 22)

Kết quả được thống kê từ phiếu điều tra cho thấy 2 chức năng cần được xây dựngthêm là thanh toán trực tuyến và theo dõi đơn hàng khi có 100% số phiếu lựa chọn Ngoài

Ngày đăng: 17/03/2020, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w