Vị trí, vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổimới chương trình giáo dục phổ thông .... Giới hạn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ NGỌC
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố ở bất kì công trình nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản luận văn này
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, điều tra, khảo sát và triển khai đề tài:
“Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và tạo
điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, anhchị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầygiáo, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo bộ phận sau đại học củatrường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tư vấn giúp đỡtác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn
Tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn ThịNgọc, cô giáo hướng dẫn đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiệncho tác giả vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ chuyên viên Sở GD&ĐTBắc Kạn, Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể, Ban Giám hiệu và giáo viên, họcsinh trường PTDTNT Ba Bể, PTDTBT THCS Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh BắcKạn; các bạn đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, đóng góp
ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, song do thờigian và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế, đề tài không tránh khỏinhững thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các bạnđồng nghiệp và các nhà khoa học để luận văn của tác giả được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 7
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1 Quản lý và quản lí giáo dục 12
1.2.2 Trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú
14 1.2.3 Pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 15
1.2.4 Quản lí GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 18
1.3 Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 19
1.3.1 Các mức độ biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu của học sinh trường PTDT nội trú, bán trú 19
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật đối với học sinh trường PTDT nội trú, bán trú 20
Trang 61.3.3 Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú theo
định hướng đổi mới 231.3.4 Vai trò của người giáo viên trong quá trình giáo dục pháp luật cho
học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới
chương
trình giáo dục phổ thông 251.3.5 Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán
trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 261.3.6 Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú,
bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 281.3.7 Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán
trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 301.3.8 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông 311.4 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán
trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 321.4.1 Vị trí, vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo
dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổimới chương trình giáo dục phổ thông 321.4.2 Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội
trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 33
1.4.3 Nội dung quản lý của Hiệu trưởng trường PTDT nội trú, bán trú đối
với hoạt động GD pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình
giáo dục
phổ thông 341.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục pháp luật cho học sinh
trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông 401.5.1 Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường 401.5.2 Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông 401.5.3 Năng lực sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động GDPL theo
định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 401.5.4 Học sinh và mối quan hệ trong gia đình và ngoài môi trường xã hội 411.5.5 Yếu tố cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục pháp
Trang 7luật của trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú 41
Trang 81.5.6 Yếu tố chính trị - xã hội 42
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 44
2.1 Khái quát về trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 44
2.1.1 Vị trí địa lý, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể 44
2.1.2 Khái quát về trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 45
2.2 Khái quát chung về khảo sát thực trạng 47
2.2.1 Mục đích khảo sát 47
2.2.2 Nội dung khảo sát 47
2.2.3 Đối tượng khảo sát 47
2.2.4 Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu 47
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 49
2.3.2 Thực trạng quản lí giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 59
2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 71
Tiểu kết chương 2 74
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 76
3.1 Nguyên tắc trong xây dựng biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông 76
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 76
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 76
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện 76
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 77
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 77
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 77
Trang 93.2 Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trường phổ thông dân tộc
nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông 77
3.2.1 Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lí GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay phù hợp với tình hình thực tiễn 77
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy môn GDCD và GV tổ chức các hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông 79
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL theo hướng kết hợp việc học tập, rèn luyện trên lớp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, thường xuyên cho HS 81
3.2.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông 84
3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDPL theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông 85
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất
87 3.4.1 Quy trình tiến hành khảo nghiệm 87
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 89
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Khuyến nghị 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 10GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HSPTDTNT, PTDTBT THCS Học sinh phổ thông dân tộc nội trú, phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Trang 11theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 51
Bảng 2.4 Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường
phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạntheo tự đánh giá của GV 52Bảng 2.5 Thực trạng phương pháp GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú,
bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 53
Bảng 2.6 Thực trạng hình thức GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú,
bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 54Bảng 2.7 Thực trạng mức độ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật
của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 55Bảng 2.8 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật ở trường
phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 58
Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm quản lí giáo dục pháp
luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 59
Bảng 2.10 Thực trạng nội dung quản lí hoạt động GDPL cho học sinh ở
trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh BắcKạn theo đánh giá của GV 61Bảng 2.11 Thực trạng quản lý hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch tổ
chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông theo đánh giá của GV 63Bảng 2.12 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức GDPL theo
định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo đánhgiá của GV 66
Trang 12Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL
theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo đánh giá của GV 68
Trang 13Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
pháp luật cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 70Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 89Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 91
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của GV và HS trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn về mức độ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật 56
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc
và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân với mụctiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Để có được Nhà nướcpháp quyền của dân, do dân và vì dân ở nước ta thì công cuộc đổi mới đòi hỏi phảiđồng thời thực hiện rất nhiều khâu quan trọng, trong đó có xây dựng hoàn thiện hệthống pháp luật mà vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhândân, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên - lớp người sẽ kế tục và phát huynhững thành tựu lớn lao của đất nước trong tương lai là một quan tâm hàng đầucủa quốc gia dân tộc Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng,thể hiện ý chí của nhân dân lao động, là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước.Tuy nhiên, pháp luật chỉ có thể phát huy có hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ xãhội khi mọi người có ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
Thực tế cho thấy, tại các trường học, công tác giáo dục pháp luật cho họcsinh, sinh viên giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục vàđào tạo Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, rènluyện đạo đức, lối sống thể hiện trong các Văn kiện của Đảng ta như: Văn kiệnĐại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: “Chú trọng xây dựngnhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất,lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trongthế hệ trẻ; Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diệnnền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủhóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển độingũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành, khả năng lập nghiệp… xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kếthợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”
Trang 15Hiện nay, tại các trường học đã quan tâm, chú trọng đến hoạt động giáo dụcđạo đức pháp luật cho học sinh, tuy nhiên, hiệu quả của công tác giáo dục đạo đứcpháp luật cho học sinh chưa cao, sự hiểu biết pháp luật của học sinh, còn nhiềuhạn chế Và điều đặc biệt, hiện nay nước ta đang trong qúa trình phát triển và hộinhập quốc tế, nền kinh tế thị trường, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang hằngngày tác động đến mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nước ta.Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đã đạt được thì mặt trái của thời kỳ mởcửa cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội nói chung và giá trịđạo đức nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên Một bộ phận khôngnhỏ thanh thiếu niên, học sinh ngại học tập và rèn luyện, sống buông thả, sa ngãvào các tệ nạn xã hội, phạm tội ở lứa tuổi học sinh… Tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X, Đảng ta đã nhận định: “Hiện nay tình trạng suy thoái, xuống cấp
về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và phạm tội đáng lo ngại, nhất làtrong lớp trẻ” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta lại tiếp tục khẳngđịnh: “Hiện tại đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp”, “Nhữnghạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, vănhoá, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng,lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngănchặn, đẩy lùi” Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đặc biệt làgiáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầucủa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đặt ra cho ngành giáo dục những cơ hội vàthách thức mới
Trong xã hội hiện đại, giáo dục không chỉ chú trọng phát triển về trí lực vàthể lực mà còn phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục nhân cách, trong đó nhấnmạnh ý thức tôn trọng pháp luật của thế hệ trẻ Để thực hiện mục tiêu trên, giáodục pháp luật cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh các trường phổ thôngdân tộc nội trú, bán trú nói riêng được đặc biệt chú trọng Đặc biệt, theo địnhhướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thì giáo dục pháp luậtcho học sinh trong nhà trường cần có sự thay đổi, cần có những định hướng rõràng, nhất quán và đồng bộ của hoạt động quản lý Từ việc giáo dục pháp luật chohọc sinh trường dân tộc nội trú, bán trú giúp các em hiểu biết pháp luật, giữ gìntrật tự kỷ cương và qua các em tác động đến cha mẹ, người thân để mọi người
Trang 16hiểu và tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật Vì vậy, nghiên cứu lýluận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinhdân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
là hết sức quan trọng và cần thiết
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Ba Bể, Phổ thông Dân tộc bán trú Trunghọc cơ sở Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là trường chuyên biệt đượcNhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định
cư lâu dài trên địa bàn huyện nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồnnhân lực có chất lượng cho huyện Đối tượng học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 15tuổi với nhiều dân tộc khác nhau đến từ các thôn trên địa bàn xã, các xã trên địabàn huyện Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng nhưng có đặc thù là cùng ăn,cùng ở, sinh hoạt và học tập trong một khuôn viên nhà trường vì thế dễ nảy sinhnhiều vấn đề phức tạp Trường đóng trên địa bàn trung tâm của xã, của huyện nêncác em học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa cả tích cực và tiêucực từ xã hội, cùng với đó là xuất phát từ sự khác nhau về bản sắc văn hóa, phongtục tập quán từng dân tộc nên các em có nhiều vấn đề va chạm trong cuộc sống.Bên cạnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nhà trường là “đào tạo nguồn cán
bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho huyện, tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tạiđịa phương” nên ngoài việc đào tạo kiến thức văn hóa còn cần giáo dục và tuyêntruyền về ý thức thực hiện pháp luật của nhà nước cho học sinh và nhân dân địaphương Do đó ngoài việc tăng cường chất lượng trong giảng dạy thì một vấn đềđặt ra đối với đội ngũ giáo viên của trường là giáo dục các em đoàn kết, thực hiệntốt mọi nội quy của nhà trường, thực hiện tốt các quy định của pháp luật
Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện phápquản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh, nhằm góp phần thực hiện tốtmục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh trường PTDT nội trú, bán
Trang 17trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDTnội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú
4 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú,bán trú là một trong những hoạt động cần thiết góp phần nâng cao hiểu biết của họcsinh về pháp luật Trong thực tế trường PTDT nội trú, bán trú đã triển khai nhiềuhoạt động giáo dục pháp luật Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động giáo dục này cònchưa đạt được kết quả mong muốn Một trong những nguyên nhân cơ bản là việc tổchức, quản lí hoạt động giáo dục pháp luật chưa thực sự khoa học Trong bối cảnhđổi mới giáo dục hiện nay, nếu xác định được hệ thống các biện pháp quản lí giáodục pháp luật theo định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông sẽ gắnđược những tri thức pháp luật vào hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường,nhờ đó nâng cao được hiệu quả quản lý giáo dục pháp luật, góp phần thực hiệnthành công mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho họcsinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinhtrường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổimới chương trình giáo dục phổ thông
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho họcsinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướngđổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
Trang 186 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn
6.1 Phạm vi thời gian: Từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019
6.2 Phạm vi không gian: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Ba Bể, Phổ thông
dân tộc bán trú Trung học cơ sở Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
6.3 Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.
6.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bántrú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn dựa trên việc quản lí hoạt động dạy học các mônhọc có ưu thế và các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo định hướng đổimới của chương trình giáo dục phổ thông
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quáthóa trong quá trình tham khảo các nguồn tài liệu về hoạt động giáo dục phápluật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú,bán trú để xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.1.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý của trường PTDT nộitrú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về thực trạng giáo dục pháp luật, thựctrạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường
7.1.2 Phương pháp quan sát thực tế
Được sử dụng trong quá trình quan sát việc tổ chức hoạt động giáo dụcpháp luật cho học sinh của giáo viên trong nhà trường để có cơ sở đánh giá thêm
về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật
7.1.3 Phương pháp điều tra
Được sử dụng trong quá trình xin ý kiến của giáo viên và học sinh củatrường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để làm sáng tỏ các vấn
đề của thực trạng giáo dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật củagiáo viên tại trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
7.1.4 Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng nhằm xin ý kiến tư vấn về cơ sở lý luận của đề tài và cácbiện pháp được đề xuất
Trang 197.2 Phương pháp bổ trợ
Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổimới chương trình giáo dục phổ thông
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổimới chương trình giáo dục phổ thông
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc quản lí HĐGD nói chung và nâng cao chất lượng quản lí HĐGD phápluật nói riêng là một vấn đề được nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Namquan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Thực tế cho thấy có khá nhiềucông trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như sau:
1.1.1 Trên thế giới
Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của khoa học Lýluận về Nhà nước và pháp luật nên nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhàkhoa học, tác giả tại các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Liên Xô trước đây vàLiên bang Nga hiện nay Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu:
N I Matuzova, A V Malưko, Lý luận nhà nước và pháp luật [27] Trong
cuốn giáo trình này, trong số 34 chuyên đề bàn sâu về các vấn đề lý luận nhànước và pháp luật, các tác giả cuốn sách dành chuyên đề số 28 để luận bàn, phântích về vấn đề ý thức pháp luật và GDPL Theo các tác giả, GDPL là hoạt động cóchủ đích của nhà nước, các tổ chức xã hội và mỗi công dân nhằm truyền đạt cáckinh nghiệm pháp luật; sự tác động có hệ thống lên ý thức và hành vi của conngười nhằm làm hình thành quan niệm, định hướng giá trị, cách nhìn nhận tích cực,bảo đảm cho việc thực hiện và sử dụng pháp luật GDPL trang bị cho mọi ngườinhững hiểu biết về nhà nước và pháp luật, về các đạo luật, các quyền tự do, dânchủ của mỗi cá nhân, định hướng cho công dân thực hiện những hành vi pháp luậthợp pháp Các thành tố của GDPL bao gồm chủ thể, đối tượng, nội dung, phươngpháp, hình thức GDPL
Lý luận nhà nước và pháp luật, Giáo dục pháp luật ở Liên bang Nga, Tập thể tác giả [28] Trong công trình này, dưới tiêu đề “Khái niệm giáo dục pháp luật
và ý thức pháp luật, ý nghĩa của chúng trong xã hội hiện đại”, các tác giả đã tập
trung bàn sâu về khái niệm GDPL trên cơ sở những định nghĩa GDPL được đưa rabởi những nhà nghiên cứu khác nhau Chẳng hạn, “GDPL là sự tác động có địnhhướng, có tổ chức, mang tính hệ thống lên các cá nhân nhằm làm hình thành ý
Trang 21thức pháp luật, tri thức pháp luật, thói quen, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật,văn hóa pháp luật” (T.I Akimova); hoặc “GDPL có thể định nghĩa như là một hệthống các biện pháp định hướng làm hình thành tư tưởng pháp luật, các nguyêntắc, chuẩn mực pháp luật - những nhân tố làm nên các giá trị văn hóa pháp luậtcủa dân tộc và nhân loại” (K.V Naumenkova)
Strelaieva V.V., Giáo dục pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền [29].Nội dung luận án này gồm 2 chương, 7 tiết Nội dung chương 1
tác giả luận án bàn về cơ sở lý luận của GDPL với 03 tiết: 1) Bản chất, phân loạiGDPL; 2) Cấu trúc của GDPL và 3) Chức năng của GDPL Theo tác giả, bản chấtcủa GDPL là quá trình định vị một cách bền vững những nguyên tắc, tư tưởngpháp luật vào trong ý thức pháp luật của đối tượng được giáo dục Chương 2 luận
án với tiêu đề “Khía cạnh tổ chức GDPL trong xã hội Nga đương đại” gồm 4 tiếtđược dành để bàn về 1) Hệ thống xã hội hóa GDPL trong xã hội Nga đương đại;2) GDPL trong tiếp cận với các nhóm xã hội khác nhau; 3) GDPL trong hệ thốngđịnh hướng nghề nghiệp cho các luật gia hiện nay; 4) Nội dung, hình thức, phươngpháp giáo dục lại về pháp luật Theo tác giả, giáo dục lại về pháp luật là một quátrình phức tạp hơn, bởi nó hướng tới khắc phục những phán đoán, đánh giá sai lầmcủa cá nhân, nhắm tới sữa chữa các hành vi xử sự tiêu cực, ảnh hưởng bất lợi đốivới con người
Inpeng Younkham, Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhamsay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [33] Cơ cấu dân tộc của
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có 68 bộ tộc, chia làm 3 hệ chính là LàoLùm chiếm 65% dân số; Lào Thâng chiếm 22% và Lào Xủng chiếm 13% dân số;ngôn ngữ Lào gồm 04 nhóm ngôn ngữ Từ thực tế đó, tác giả khẳng định việcGDPL cho đồng bào các DTTS, trong đó có các DTTS ở tỉnh Bolikhamsay, làcông việc có vai trò rất quan trọng nhằm trang bị cho đồng bào các DTTS của Làonhững kiến thức, hiểu biết pháp luật, hình thành ý thức chấp hành pháp luật Luậnvăn đã tập trung phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho đồng bào DTTS củaLào; đánh giá những thành tựu, hạn chế của công tác GDPL cho đồng bào DTTS
ở tỉnh Bolikhamsay, nêu lên các quan điểm và lập luận những giải pháp bảo đảmnâng cao hiệu quả GDPL cho đồng bào DTTS ở tỉnh Bolikhamsay, nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào
Ngoài ra, có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu có cùng chủ đề
GDPL, như: Babaieva V.K., Tập bài giảng Lý luận chung về pháp luật[31]; Krưgina I.A., Văn hóa pháp luật, giáo dục pháp luật và quản lý quá trình giáo dục
Trang 22pháp luật trong xã hội Nga hiện nay[32]; Pochtar T.M., Giáo dục pháp luật trong các trường đại học sư phạm: những vấn đề phương pháp luận và phương pháp[30] Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây ở những mức độ khác
nhau đã đề cập, bàn luận về khái niệm, bản chất của GDPL, các yếu tố cấu thànhGDPL; về vấn đề quản lý GDPL ở nước Nga hiện nay
Vào tháng 6/2006, tại Paris, Cộng hòa Pháp đã diễn ra Hội nghị toàn thểBan chấp hành Hội luật gia dân chủ quốc tế Trong Chương trình nghị sự của Hội
nghị này đã có 01 cuộc Hội thảo với chủ đề “Giáo dục pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa” (Legal Education in the Age of Globalization) thu hút sự tham gia
của hàng trăm tổ chức luật gia đến từ nhiều nước trên thế giới; tập trung bàn luận
về tính cấp thiết, sự cần thiết phải đa dạng hóa các phương thức GDPL cho cáctầng lớp xã hội ở mỗi quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa; nội dungGDPL không chỉ là pháp luật quốc nội của mỗi nước, mà còn phải phổ biến, giáodục các nội dung pháp luật quốc tế [8]
Trong khuôn khổ Đại hội lần thứ X Hội Luật gia ASEAN (ALA) được tổchức từ ngày 14/10 - ngày 18/10/2009 tại Hà Nội, một cuộc Hội thảo lớn với chủ
đề “Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới” cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề GDPL [7] Trong hợp phần đầu tiên của Hội thảo “Tác động của Hiến chương ASEAN tới hệ thống giáo dục pháp luật của các nước ASEAN” đã có
một loạt các báo cáo nghiên cứu về tình hình GDPL và đào tạo pháp luật ở cácnước ASEAN
1.1.2 Ở Việt Nam
Có thể thấy, giáo dục pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xãhội Đặc biệt trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay việc giáo dục phápluật càng có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực do đó, giáo dục pháp luật làmột trong những nội dung mà các nhà khoa học pháp lý quan tâm và là một vấn đềmang tính cấp thiết ở nước ta hiện nay Đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai, Bàn về giáo dục pháp luật [6] Chủ
đề xuyên suốt cuốn sách là những nội dung lý luận về GDPL
Tác giả Đào Trí Úc với nghiên cứu, Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [23] Đề tài là một tập hợp các chuyên đề bàn sâu về ý thức pháp luật, lối sống
theo pháp luật và các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật Mộttrong
Trang 23số những giải pháp đó là phải tăng cường công tác GDPL cho các tầng lớp xã hội,bao gồm cả đội ngũ CBCC nhà nước và các tầng lớp nhân dân.
Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [25] Theo các tác giả, công cuộc
đổi mới toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN đã và đang đặt ra những yêu cầu phải tăng cường côngtác tổng kết lý luận và thực tiễn trên các lĩnh vực phục vụ công cuộc đổi mới.Công tác GDPL ở nước ta cũng không nằm ngoài yêu cầu trên
Tác giả Nguyễn Đình Lộc với công trình; Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam [13] Trong công trình này, tác giả đã tập trung vào lý
giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm và cấu trúccủa ý thức pháp luật; đồng thời, tác giả tập trung khảo sát tình hình giáo dục ý thứcpháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực cũng như hạn chế trong công tácgiáo dục ý thức pháp luật; từ đó, đề xuất những giải pháp cho công tác GDPL tạiViệt Nam
Trần Ngọc Đường với nghiên cứu, Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam [6] Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết quản lý
xã hội bằng pháp luật, công tác GDPL cho cán bộ và nhân dân cần phải được chú
trọng theo tinh thần Đại hội VII của Đảng: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo
dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” [1]
Dương Thanh Mai, Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật [14] Luận án tập trung bàn luận sâu về hình
thức GDPL đặc thù là GDPL thông qua hoạt động tư pháp, dựa trên thực tiễn hoạtđộng tranh tụng tại phiên tòa
Tác giả Trần Thị Sáu với nghiên cứu; Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam [18] Nội dung luận án tập trung làm
rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, đặc trưng và các điều kiện bảo đảm hiệu quảGDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông; đánh giá thực trạng hoạtđộng GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam; trên cơ
sở đó, tác giả đề xuất quan điểm và phân tích các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệuquả GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay
Phan Hồng Dương, Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam [5] Tác giả luận án đã phân tích, làm rõ cơ sở lý
luận của GDPL cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam
Trang 24Ngoài hướng tiếp cận Luật học thể hiện ở các công trình nghiên cứu kể trên,vấn đề GDPL còn được tiếp cận nghiên cứu đa dạng dưới góc độ Giáo dục học, Xãhội học gắn với những lĩnh vực, địa bàn cụ thể Chẳng hạn:
Tác giả Nguyễn Khắc Hùng với nghiên cứu, Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh [9].
Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp tổ chức GDPL;đánh giá thực trạng công tác tổ chức GDPL trong trường học, thực trạng triển khaicác biện pháp tổ chức GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ởthành phố Hồ Chí Minh; qua đó, đề xuất ba nhóm giải pháp tác động với 09 biệnpháp cụ thể để GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông
Trong nghiên cứu của mình, Tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền với công trình,
Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay [10] đã hệ thống hóa các
khái niệm cơ bản, các lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài;tìm hiểu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh QuảngNinh hiện nay; đánh giá thực trạng hoạt động GDPL cho con cái thuộc nhóm tuổitrung học cơ sở, trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh thôngqua nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ
Những nghiên cứu vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, gồm khái
niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật, như: "Một
số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay", Luận án tiến
sĩ Luật học của Đinh Xuân Thảo, 1996 [26], Luận án này đã đi sâu nghiên cứu,làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về GDPL trong các trường đại học, trunghọc chuyên nghiệp và dạy nghề từ góc độ đánh giá, phân tích thực trạng, rút ranhững bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giảipháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này
Ngoài ra, có thể kể thêm công trình nghiên cứu khác, như: Nguyễn Duy
Lãm, Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay [12];
Sở Tư pháp Hà Nội, Nghiên cứu tác động của gia đình đối với giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Hà Nội [19]; Hồ Quốc Dũng, Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở nước ta - thực trạng và giải pháp [4]; Trần Văn Trầm, Giáo dục pháp luật cho cán bộ công
Trang 25chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp [21]; Bùi Thị Diễm Trang, Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập phát triển của đất nước [22];…
Những bài viết, công trình nghiên cứu trên, ở mức độ nào đó đã có nhữngđóng góp quan trọng vào việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về thực hiệnchính sách phổ biến, giáo dục pháp luật Tuy nhiên, vấn đề thực hiện chính sáchgiáo dục pháp luật đối với học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Phổ thôngdân tộc bán trú Trung học cơ sở thì chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đặc biệtthực hiện đề tài dưới dạng luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý và quản lí giáo dục
độ khác nhau
Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [2].
Tác giả F.W Taylor được coi là cha đẻ của thuyết Quản lý khoa học đã cho
rằng cốt lõi trong quản lý là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải 7 chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ”, “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” (dẫn theo
[2])
Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra khái
niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
Trang 26những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [16].
Trang 27Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Hoạt động
quản lý là: “Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [3].
Như vậy, có thể thấy bản chất chung của khái niệm quản lý là một quá trìnhtác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiệnbiến động của môi trường
Quản lý có các chức năng cụ thể như: Chức năng lập kế hoạch; Chức năng
tổ chức; Chức năng chỉ đạo và kiểm tra Các chức năng này có mối quan hệ mậtthiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý khép kín, tạo hiệu quả trong quátrình quản lý
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu
đã đề ra.
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của con người, có sự tham gia củanhiều thành tố khác nhau nhằm hướng tới một mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ cho đấtnước Dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì QLGD là quản lýtất cả các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường học, các đơn vị phục vụđào tạo, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đạt được mục tiêu đàotạo Dưới góc độ xã hội, QLGD là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là những hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình Dạy - Học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [16].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội/tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong
Trang 28điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động” [11] Cũng theo tác giả Trần Kiểm: “Cũng có thể định nghĩa QLGD là hoạt động
tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục
vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội” [11].
Như vậy, xét theo phương diện quản lý nhà trường có thể hiểu: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có tính mục đích và hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến toàn bộ các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.2.2 Trường phổ thông dân tộc nội trú, bán
Nhiệm vụ của trường PTDT nội trú, bán trú: Trường PTDT nội trú, bán trúthực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung họchiện hành và các nhiệm vụ sau:
- Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hằng năm
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thứctham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp
- Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinhPTDT nội trú, bán trú
- Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp vớinăng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Theo dõi, thống kê số lượng học sinh đã tốt nghiệp hằng năm của nhàtrường tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc trở về địa phương tham giacông tác, lao động sản xuất nhằm đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục
Trang 291.2.3 Pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
1.2.3.1 Pháp luật
Có thể hiểu, pháp luật là thành tựu của trí tuệ và là nét đẹp văn hóa trongđời sống xã hội Đó là biểu hiện của văn minh thông qua cách ứng xử của conngười với nhau, ứng xử với tự nhiên và xã hội Pháp luật thiết lập trật tự, sự côngbằng và dân chủ Chính vì vậy, pháp luật là một phần không thể thiếu của đời sốngcon người Xuất phát từ giá trị phổ biến của pháp luật, việc giáo dục pháp luậtnhằm đưa pháp luật đến với mọi người, qua đó hiện thực hóa quyền được thôngtin và đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trở thành hoạt động
tự thân của nền giáo dục
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua các hoạtđộng giáo dục pháp luật ở các cơ sở giáo dục đã được triển khai song song với tiếntrình đổi mới nền giáo dục Giáo dục pháp luật trong trường học bước đầu manglại những tín hiệu tích cực và trở thành nội dung giáo dục văn hóa không thể thiếutrong quá trình giáo dục, đào tạo con người mới phát triển toàn diện Tuy vậy, giáodục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông nói chung, GDPLcho HSPTDT nội trú, bán trú nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến hiệuquả giáo dục còn thấp, thể hiện ở sự thiếu hiểu biết về pháp luật của học sinh; sựthờ ơ, thiếu niềm tin vào pháp luật vẫn phổ biến và tình trạng vi phạm pháp luật ởlứa tuổi trung học phổ thông đang gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm.Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống và toàn diện hoạtđộng giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường trung học phổ thông là yêucầu cấp thiết nhằm bổ sung nguyên lý giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng lýluận, định hướng hoạt động thực tiễn và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phápluật cho học sinh trong nhà trường, đặc biệt là đối với HSPTDT nội trú, bán trú
1.2.3.2 Giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Trong Chương trình GDPT mới (26/12/2018), Bộ GD - ĐT cũng xác định
rõ về vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDPL với bậc trung học Nộidung này được chỉ rõ trong tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm và trong dạyhọc môn Đạo đức, GDCD [20]
Trang 30Môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sởgiữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành
vi của người công dân Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật mônGiáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu vànăng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức,cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩnăng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm côngdân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn họcbắt buộc Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống.Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình,quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiếttrong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạođức và quy định của pháp luật
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật thông qua dạy học cácmôn học có ưu thế, các hoạt động trải nghiệm giáo dục trong nhà trường cũng làcon đường cơ bản để nâng cao kiến thức pháp luật, niềm tin, thái độ và các hành viphù hợp với quy định của pháp luật Trong chương trình giáo dục phổ thông mới,hoạt động trải nghiệm là hoạt động xuyên suốt từ bậc tiểu học với đa dạng các loạihình hoạt động: giao lưu, tọa đàm, trải nghiệm ngoài nhà trường, hội thi… có ưuthế để giáo dục các nội dung liên quan đến các văn bản luật, dưới luật
Giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kếhoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp, hình thức nhất định từphía chủ thể GDPL, tác động đến đối tượng tiếp nhận GDPL nhằm làm hình thành
và phát triển ở họ hệ thống tri thức pháp luật, trình độ hiểu biết về pháp luật; làmhình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cực theo pháp luật GDPL làlĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các giai đoạn như định hướng GDPL, xây dựngchương trình, kế hoạch, xác định nội dung GDPL, phương pháp và hình thứcGDPL; triển khai thực hiện chương trình GDPL; kiểm tra, đánh giá kết quảGDPL; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về GDPL
Giáo dục pháp luật ở trường PTDT nội trú, bán trú là một quá trình được tổchức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào mục đích, chương trình giáodục
Trang 31nhà trường, trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cựcchiếm lĩnh được những tri thức về pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường Từ
đó hình thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với pháp luật, nộiquy, quy định đó
GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động dạy học theo nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới có kết hợp các hình thức trải nghiệm thực tiễn phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt, học tập của HS PTDT nội trú, bán trú; làm hình thành ở các em ý thức pháp luật, niềm tin pháp luật và hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật hiện hành; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú cần chú
ý đến các vấn đề sau:
Thứ nhất, GDPL là hoạt động thể hiện sự tương tác giữa chủ thể GDPL và
đối tượng GDPL Theo nguyên tắc đó, GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú cũng làhoạt động được thực hiện thông qua sự tác động qua lại giữa chủ thể và đốitượng Chủ thể GDPL ở đây chính là là CBQL, GV trường PTDT nội trú, bán trú;Đối tượng tiếp nhận GDPL ở đây chính là HSPTDT nội trú, bán trú
Thứ hai, GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú là hoạt động có định hướng,
có mục đích, bao hàm những tác động tự giác, tích cực, tuân theo kế hoạch đã đượcxác định của chủ thể GDPL lên đối tượng GDPL là HSPTDT nội trú, bán trútương ứng với các nội dung cụ thể Tính có định hướng, có mục đích trong hoạtđộng của chủ thể GDPL mang tính khách quan, phản ánh những yêu cầu, đòi hỏicủa thực tiễn cuộc sống về kiến thức, hiểu biết pháp luật của HSPTDT nội trú, bántrú được chủ thể GDPL truyền đạt, chuyển hóa nó thành nhu cầu tự thân của đốitượng là HSPTDT nội trú, bán trú Quá trình GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trúchỉ thực sự đạt được mục tiêu, hiệu quả đề ra khi HS thực sự tự giác, tích cực biếnnhững yêu cầu pháp luật khách quan thành nhu cầu nội tại của bản thân mỗi người
Thứ ba, quá trình GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú luôn tuân theo nội
dung, chương trình PBGDPL cụ thể, dựa trên các phương pháp GDPL khoa học,hiện đại và các hình thức GDPL phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa,lối sống của HSPTDT nội trú, bán trú nhằm hiện thực hóa một cách tối ưu mụctiêu GDPL
Trang 32cho các em GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú mang những đặc điểm chung củaquá trình GDPL cho các đối tượng xã hội khác, như cũng có kế hoạch, nội dung,phương pháp, hình thức GDPL; song, chúng phải được đặt trong sự phù hợp, tươngthích với các yêu cầu về kiến thức, hiểu biết pháp luật và những đòi hỏi về giảiquyết các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong cuộc sống, lao động,sinh hoạt và học tập hàng ngày của HSPTDT nội trú, bán trú.
Ngoài ra, hoạt động GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú cũng phải phùhợp với các đặc điểm văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống tôngiáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Điều đó đòi hỏi các chủ thểGDPL phải tìm ra được cách tiếp cận hoạt động GDPL phù hợp với HSPTDTnội trú, bán trú trên tất cả các phương diện, từ nội dung, phương pháp cho đếnhình thức GDPL cho học sinh
Thứ tư, trong nội dung GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú ngoài việc cung
cấp, trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cần thiết như cho mọi công dânnói chung, các chủ thể GDPL còn phải rất chú trọng trang bị cho HSPTDT nội trú,bán trú những kiến thức, hiểu biết về các lĩnh vực pháp luật có liên quan mật thiếtvới cuộc sống, lao động và học tập của các em, các văn bản pháp quy do các cấp
chính quyền địa phương ban hành Ngoài ra, nội dung GDPL phải thật cụ thể, rõ
ràng; phương pháp phải truyền đạt dễ hiểu, dễ nhớ; hình thức GDPL phải hấp dẫn,sinh động, phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tập quán lao động, sinhhoạt, trình độ của HSPTDT nội trú, bán trú
Thứ năm, GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú phải đạt được mục tiêu, hiệu
quả mà chủ thể GDPL đặt ra và cũng là những tiêu chí để đánh giá chất lượngcông tác này Mục tiêu, hiệu quả của GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú phảiđược đánh giá qua việc học sinh đạt được những mục tiêu cụ thể gì từ quá trìnhnày Mục tiêu của GDPL cho học sinh phải được nhìn nhận trên ba tiêu chí: vềnhận thức, thái độ và hành vi
1.2.4 Quản lí GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Quản lý GDPL là quản lý các nội dung giáo dục pháp luật và các hoạtđộng GDPL qua các môi trường học tập, các hoạt động giáo dục trong và ngoài
nhà trường.
Trang 33Quản lý GDPL là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội tácđộng có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt kết quả theoyêu cầu phát triển xã hội Đó chính là việc trang bị, bồi dưỡng và nâng cao tri thứcpháp luật; hình thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vữngchắc xử sự theo những quy định của pháp luật (hình thành lối sống tuân theo phápluật) cho các đối tượng cần được GDPL.
Quản lí GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú là việc làm của Hiệu trưởngnhà trường, đó là quá trình tiến hành một chuỗi các tác động quản lí và giám sátnhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục pháp luật của nhà trường đạt được hiệu quảmong muốn Trước bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay,thì nhất thiết phải đề cập đến các khía cạnh sau:
Từ sự phân tích các mối quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí
trong hoạt động giáo dục pháp luật ở nhà trường, có thể đưa ra định nghĩa: Quản lí GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới là hoạt động tổ chức, chỉ đạo của chủ thể quản lí (là Ban Giám hiệu nhà trường) tiến hành theo chương trình, nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới để giáo viên lựa chọn được phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt, học tập của HS PTDT nội trú, bán trú; làm hình thành ở các em ý thức pháp luật, niềm tin pháp luật và hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật hiện hành; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3 Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
1.3.1 Các mức độ biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu của học sinh trường PTDT nội trú, bán trú
Học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú là học sinh người dân tộc thiểu số,với lứa tuổi này và điều kiện môi trường sống, các hành vi vi phạm pháp luật củahọc sinh chủ yếu được biểu hiện trong các hành vi vi phạm nội quy, quy định củanhà trường trong học tập và sinh hoạt nội trú Mức độ vi phạm chủ yếu bắt nguồn
từ những xích mích nhỏ trong sinh hoạt và học tập dẫn đến các hành vi đánh nhau,gây mất trật tự trong nhà trường Tuy nhiên cũng có nhiều hành vi có tính chấtnghiêm trọng nếu không có sự giáo dục hiểu biết pháp luật tích cực có thể dễ dàngdẫn đến
Trang 34các biểu hiện của những hành vi này ở học sinh người DTTS tại các trường PTDTnội trú, bán trú Các hành vi chủ yếu có thể kể đến bao gồm:
Đánh nhau, bạo lực học đường; Trấn đồ của người khác; Trộm cắp tài sản;
Vi phạm luật giao thông; Phá hoại tài sản; Mua bán, tàng trữ ma túy; Mua bán,tàng trữ, đốt pháo; Nghiện hút; Tham gia các băng nhóm xã hội đen; Gây rối trật
tự công cộng Trong đó, tình trạng vi phạm luật giao thông là lỗi rất phổ biến vớicác em HS HS tụ tập dưới lòng đường, đi hàng 3, 4, đi ngược chiều, không chấphành tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe gắn máy khichưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe, đi xe lạng lách, đánh võng, chở quá sốngười quy định Việc vi phạm Luật hình sự cũng diễn ra ở HSPTDT nội trú, bántrú điều này chủ yếu tập trung các lỗi như; cố ý gây thương tích, trộm cắp, trấn lột
Ở trong trường PTDT nội trú, bán trú việc gây gổ đánh nhau cũng là lỗi tương đốiphổ biến, đặc biệt ở các em HS nam thường xô xát từ những xích mích nhỏ, điềunày đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống, sinh hoạt và rèn luyện củahọc sinh nội trú trong nhà trường
Các hành vi vi phạm pháp luật ở trên do nhiều nguyên nhân, có thể kể đếncác nguyên nhân cơ bản như:
Vi phạm pháp luật do sự vô ý
Vi phạm pháp luật do cố ý
Vi phạm pháp luật do khả năng tự chủ bản thân chưa tốt
Vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết kiến thức về pháp luật
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật đối với học sinh trường PTDT nội trú, bán trú
Cũng như GDPL cho các đối tượng xã hội khác, GDPL cho HS PTDT nội trú,bán trú có vai trò rất quan trọng, thể hiện trên các điểm sau:
- Giáo dục pháp luật góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú.
Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN là phápluật luôn được đặt ở vị trí thượng tôn, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhânnào có thể đứng ngoài hay đứng trên pháp luật Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật
là đề điều
Trang 35chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhànước, tập thể và công dân Muốn cho pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ,nghiêm túc trong thực tế xã hội, phát huy được đầy đủ vai trò, chức năng của nóthì pháp luật phải được thẩm thấu vào trong nhận thức và bộc lộ ra thông qua hành
vi pháp luật hợp pháp của mỗi thành viên trong xã hội Tuy nhiên, pháp luật khôngthể tự nó đến được với mỗi người, mà phải thông qua GDPL Đó chính là phươngthức truyền tải, chuyển giao những thông tin pháp luật, nội dung các nguyên tắc,quy định pháp luật đến với đông đảo CBCC nhà nước và các tầng lớp nhân dân;giúp họ nắm bắt, hiểu biết pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời mà không mấtquá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, học tập GDPL chính là phươngthức hỗ trợ tích cực, là con đường nhanh chóng và hiệu quả để trang bị, nâng caokiến thức pháp luật cho các đối tượng xã hội Đối với HSPTDT nội trú, bán trú vìnhiều nguyên nhân về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội mà hiểu biết về pháp luật cònnhiều hạn chế Có những HS chỉ biết rất ít hoặc hầu như không biết đến các quyđịnh phápluật, trong đó có các quy định về quyền con người, quyền công dân.Thiếu hiểu biết pháp luật về quyền con người, quyền công dân thì HSPTDT nộitrú, bán trú khó có thể tiếp cận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân củamình Muốn trang bị kiến thức pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú thì phươngthức chủ yếu mà các nhà trường phải triển khai là GDPL cho các em Điều đó nóilên một trong những vai trò hết sức quan trọng của GDPL là góp phần cung cấp,trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho HS PTDT nội trú, bán trú
- Giáo dục pháp luật góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của
HS PTDT nội trú, bán trú đối với pháp luật.
Pháp luật chỉ có thể được mọi người dân thực hiện nghiêm chỉnh và thực sựphát huy hiệu lực, hiệu quả khi các em tin tưởng vào các nguyên tắc, quy định củapháp luật Chỉ khi nào HS nhận thức đúng đắn, đầy đủ các nguyên tắc, quy địnhcủa pháp luật thì họ mới có thể thực hiện pháp luật một cách tự giác mà không cầnmột biện pháp cưỡng chế nào từ phía Nhà nước Từ vai trò cung cấp thông tin,nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, GDPLgóp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật
Hoạt động GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú, có vai trò quan trọng là gópphần xây dựng, củng cố niềm tin của đồng bào đối với pháp luật Trong thực tế
Trang 36cuộc sống, có những cá nhân tuy có kiến thức, hiểu biết pháp luật nhưng lại không
có niềm tin đối với pháp luật nên họ sẵn sàng bất chấp pháp luật, lợi dụng khe hởcủa pháp luật để mưu đồ lợi ích riêng Nguyên nhân là vì họ thiếu niềm tin vàotính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, không có tình cảm trách nhiệm pháp
lý Khi HSPTDT nội trú, bán trú tin tưởng vào tính công bằng, nghiêm minh củapháp luật thì không cần tới một biện pháp tác động nào từ phía các cơ quan chứcnăng để thực hiện pháp luật Có niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh củapháp luật, mỗi HS sẽ biết cách thực hiện hành vi pháp luật phù hợp với các yêucầu, đòi hỏi của pháp luật một cách độc lập, tự nguyện, tự giác Để hoạt độngGDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của các
em đối với pháp luật thì cần giáo dục tình cảm công bằng, tình cảm trách nhiệm vàtình cảm không khoan nhượng đối với các hành vi phạm pháp, phạm tội Giáo dụctình cảm công bằng là giáo dục cho HSPTDT nội trú, bán trú biết đánh giá cácQPPL, biết cách xác định các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật để tựđánh giá hành vi của mình, biết cách xử sự trong quan hệ với người khác và vớichính bản thân mình dựa trên các QPPL Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáodục cho HSPTDT nội trú, bán trú ý thức về nghĩa vụ pháp lý của HS Giáo dụctình cảm trách nhiệm là làm cho HS nhận thức được rằng, mọi việc làm, mọi hành
vi của họ đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và trong khuôn khổ các quy định phápluật Giáo dục tình cảm không khoan nhượng với các hành vi phạm tội là giúpngười HSPTDT nội trú, bán trú biết chủ động, tích cực đấu tranh với tội phạm.Việc xây dựng, củng cố niềm tin của HSPTDT nội trú, bán trú đối với pháp luậtcàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các thế lực phản động, thù địchvẫn đang thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôngiáo trên địa bàn
- Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho HSPTDT nội trú, bán trú.
Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của HSPTDT nội trú, bán trú chỉ có thểđược nâng cao khi GDPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả, có tínhthuyết phục, góp phần hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp, niềm tin của đồng bàođối với pháp luật, ngày càng nâng cao hiểu biết của họ về các văn bản QPPL, các
Trang 37sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội; từ đó, nâng cao ý thức
tự giác chấp hành pháp luật của HSPTDT nội trú, bán trú Ý thức pháp luật là yếu
tố định hướng cho hành vi pháp luật của mỗi HSPTDT nội trú, bán trú, ý thứcpháp luật tốt là cơ sở để hình thành ở mỗi HSPTDT nội trú, bán trú động cơ thựchiện hành vi pháp luật hợp pháp
Sự hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò xã hội của phápluật, nắm bắt được các quyền con người, quyền công dân sẽ là cơ sở, nền tảng để
HS PTDT nội trú, bán trú thêm tin tưởng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước,
sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương, của nhà trường Hơnthế nữa, có kiến thức, hiểu biết pháp luật ở một trình độ nhất định, có niềm tin đốivới pháp luật, HS PTDT nội trú, bán trú mới có ý thức tự đánh giá, đối chiếu hành
vi của mình với các nguyên tắc, quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan
hệ xã hội; tự mình có thể tiếp cận hoặc bảo vệ quyền con người, quyền công dânmột cách hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc luật định, nâng cao chất lượngcuộc sống của các em
Giáo dục pháp luật giúp củng cố niềm tin sâu sắc của HSPTDT nội trú, bántrú vào sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện các quy định của pháp luật
là những yếu tố quan trọng làm hình thành hành vi pháp luật tích cực Những tìnhcảm công bằng, tình cảm trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng với các hành
vi phạm tội là những yếu tố tâm lý, tư tưởng không thể tách rời hành vi phápluật chủ động, tự giác và tích cực Phải nhờ vào động lực thôi thúc nội tâm, nhữngtình cảm và niềm tin vững chắc vào pháp luật thì mới có thể hình thành được hành
vi pháp luật hợp pháp, tự nguyện và tích cực trong HSPTDT nội trú, bán trú Điều
đó nói lên một trong những vai trò hết sức quan trọng của hoạt động GDPL cho
HS PTDT nội trú, bán trú là góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành phápluật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho học sinh
1.3.3 Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới
Mục tiêu của GDPL cho HSPTDT nội trú, bán trú là định hướng cơ bản,xuyên suốt, là cái phải đạt được của hoạt động GDPL cho đối tượng này Đó lànhững thông tin, kiến thức pháp luật; thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật;thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật mà HS PTDT nội trú,
Trang 38bán trú có thể tiếp thu và hiện thực hóa trong quá trình hoạt động, sống, sinh hoạt,học tập và rèn luyện của các em.
Giáo dục pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú phải đạt ba mục tiêu cụthể sau:
Thứ nhất, giáo dục kiến thức pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú, GDPL
cho bất kỳ đối tượng nào, trước hết, cũng đều nhằm cung cấp, trang bị nhữngthông tin, kiến thức, hiểu biết pháp luật, góp phần hình thành, củng cố và nâng cao
ý thức pháp luật của họ Đây là mục tiêu quan trọng đầu tiên mà hoạt động GDPLcho HSPTDT nội trú, bán trú phải đạt được; sự hiểu biết pháp luật của học sinh ởtrường PTDT nội trú, bán trú thể hiện ở việc học sinh biết và hiểu về chính sách,pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường trong chăm sóc vàgiáo dục học sinh
Thứ hai, hình thành tình cảm, niềm tin và thái độ đúng của học sinh trường
PTDT nội trú, bán trú đối với pháp luật Đây cũng là một mục tiêu rất quan trọng;bởi vì, nếu được trang bị kiến thức pháp luật mà không tạo được tình cảm, niềmtin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật thì con người rất dễ mắc phảicác hành vi sai lệch, xa rời các nguyên tắc, quy định của pháp luật để theo đuổi lợiích riêng GDPL để hình thành cảm xúc pháp luật chính là giáo dục cho HSPTDTnội trú, bán trú tình cảm công bằng, tình cảm trách nhiệm và tình cảm khôngkhoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật
Giáo dục sự công bằng là giáo dục cho HSPTDT nội trú, bán trú biết nhìn
nhận, đánh giá một hành vi nào đó xảy ra là đúng hay sai để từ đó, bày tỏ thái độbất bình, phê phán, lên án cái sai; bênh vực, ủng hộ và đấu tranh bảo vệ cái đúngdựa trên cơ sở kiến thức, hiểu biết pháp luật có được Pháp luật là một trongnhững chuẩn mực, thước đo về sự công bằng; vì vậy, khi tham gia vào các quan hệ
xã hội cụ thể, HSPTDT nội trú, bán trú phải biết điều chỉnh hành vi của mình saocho phù hợp với các quy định của pháp luật
Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục để HSPTDT nội trú, bán trú biết
được bổn phận, nghĩa vụ pháp lý của mình, để thực hiện các hành vi sao cho phùhợp với quy định của pháp luật, biết rõ trách nhiệm pháp lý của mình và luôn hoànthành trách nhiệm đó trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác
Trang 39Giáo dục thái độ không khoan nhượng đối với các hành vi phạm tội, về
thực chất, là giáo dục cho HSPTDT nội trú, bán trú nhận thức đầy đủ về tính nguyhiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội, rằng tội phạm không chỉ xâm hại tới lợiích của Nhà nước, tập thể, cộng đồng; mà còn xâm hại tới tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; từ
đó, HSPTDT nội trú, bán trú có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, không khoannhượng trước các hành vi phạm tội Tình cảm không khoan nhượng trước cáchành vi phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành hành vi pháp luậtchủ động, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm
Thứ ba, giáo dục pháp luật cho HSPTDT nội trú, bán trú có mục tiêu cụ thể
là làm hình thành hành vi xử sự tích cực theo pháp luật, theo nội quy, quy định.Mục tiêu này phải được thể hiện thông qua hành vi xử sự tích cực theo pháp luậtcủa chính HSPTDT nội trú, bán trú
Mục tiêu về nhận thức và mục tiêu về thái độ, tình cảm, suy cho cùng, đềunhằm phục vụ cho mục tiêu hình thành hành vi xử sự tích cực theo các quy địnhpháp luật Việc cung cấp kiến thức pháp luật, giáo dục niềm tin sâu sắc vào sự cầnthiết phải tự nguyện tuân theo các quy định của pháp luật là những yếu tố quantrọng nhằm làm hình thành hành vi pháp luật tích cực Những tình cảm công bằng,
ý thức trách nhiệm và tinh thần không khoan nhượng trước các hành vi phạm tội lànhững yếu tố tâm lý, cảm xúc không thể tách rời việc hình thành hành vi pháp luật
tự giác và tích cực V.I Lênin đã khẳng định: “Thiếu cảm xúc, con người không thể và không bao giờ tìm kiếm được chân lý” [24] Phải nhờ vào động lực thôi
thúc nội tâm, cảm xúc và niềm tin vững chắc vào pháp luật thì mới hình thànhđược hành vi hợp pháp, tự nguyện và tích cực cho học sinh PTDT nội trú, bán trú
1.3.4 Vai trò của người giáo viên trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Chủ thể GDPL cho học sinh trong nhà trường là GV có sự phối hợp của các
tổ chức, đoàn thể cũng như những cá nhân cụ thể trong và ngoài nhà trường tùytheo theo chức năng, nhiệm vụ được giao hay trách nhiệm xã hội mà tham giavào việc thực hiện các mục tiêu của GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú Trongquá trình tiến hành các tác động giáo dục, GV tùy thuộc vào nội dung GDPL, mụctiêu
Trang 40và trình độ hiểu biết pháp luật cần trang bị cho các nhóm HS PTDT nội trú, bán trú để phát huy chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể GDPL kể trên.
GV là những chủ thể GDPL chuyên nghiệp trong nhà trường, là nhữngngười làm công tác giáo dục, có kiến thức về pháp luật, có chức năng, nhiệm vụchủ yếu và trực tiếp thực hiện các mục tiêu, nội dung GDPL thông qua nhữngphương pháp và hình thức GDPL nhất định Đó chính là đội ngũ các thầy, cô giáođang tham gia giảng dạy trong các trường PTDT nội trú, bán trú
Đối tượng tiếp nhận GDPL ở đây chính là HS PTDT nội trú, bán trúđang sinh sống, học tập, sinh hoạt ở các trường PTDT nội trú, bán trú Tuy đều lànhững em HS các dân tộc khác nhau, song nhu cầu tiếp nhận thông tin, kiến thứcpháp luật của họ có thể đa dạng tùy thuộc vào địa bàn cư trú, nhóm tuổi, trình độhọc vấn Chính vì vậy, khi tiến hành hoạt động GDPL cho HS PTDT nội trú, bántrú, các chủ thể GDPL cần phải chú ý phân loại đối tượng theo những tiêu chí cụthể nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động này
1.3.5 Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Để GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú thì phải có những nội dung GDPL
cụ thể:
Việc GDPL cho HS DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tậptrung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ,giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên,khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất củangười dân
Nội dung GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú là những văn bản QPPL do Nhà nước ban hành và những văn bản pháp quy do các cấp chính quyền địa phương trong vùng ban hành mà các chủ thể GDPL cần truyền đạt, trang bị cho
HS PTDT nội trú, bán trú phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cho từng đối tượng, giúp các em có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật; trên cơ sở đó, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật và hình thành hành vi, lối sống theo pháp luật cho HS PTDT nội trú, bán trú.
Theo chương trình GDPT mới, nội dung GDPL chú trọng giáo dục nhữnggiá trị sống thiết thực đối với HS giúp học sinh người DTTS ở các trường PTDT