1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh cao bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

138 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Nghiên cứu về công tác GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCStrên địa bàn tỉnh Cao Bằng để đánh giá đúng tình hình, nhận diện đúng vấn đề,phát hiện những trở ngại và vướng mắc, tìm ra ng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––

LÊ VĂN THẮNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––

LÊ VĂN THẮNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thế Hưng

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Thế Hưng, các số liệu, kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực theo thực tế nghiên cứu, chưatừng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 4 năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Văn Thắng

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Đỗ Thế Hưng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy, cô giáo công tác ở các khoaSau đại học, khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học sư phạm - Đại học TháiNguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Thế Hưng, thầy giáohướng dẫn tôi Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuân lợi

để tôi hoàn thành luận văn của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Sưphạm Thái Nguyên; Sở GD&ĐT Cao Bằng; CBQL, GV, CMHS, HS cáctrường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quátrình thu thập tài liệu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồngnghiệp, những người bạn luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn của mình!

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 8

1.1.3 Một số nhận xét 11

1.2 Các khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Giáo dục và giáo dục đạo đức 12

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức 13

1.3 Vị trí, mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của trường PTDTNT 15

Trang 6

1.3.1 Vị trí của trường PTDTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân 15

1.3.2 Mục tiêu của trường PTDTNT 16

1.3.3 Tính chất của trường PTDTNT 16

1.3.4 Nhiệm vụ của trường PTDTNT 17

1.4 Hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 17

1.4.1 Đặc điểm tâm lý HS trường PTDTNT THCS 17

1.4.2 Mục tiêu GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS 18

1.4.3 Nội dung GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS 20

1.4.4 Phương pháp GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS 25

1.4.5 Hình thức GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS 27

1.4.6 Đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS theo chương trình GDPT mới 30

1.5 Nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS 32

1.5.1 Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS 32

1.5.2 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh 32

1.5.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS 33

1.5.4 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS 34

1.5.5 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS 36

1.5.6 Quản lý hoạt động phối hợp của các lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS 37

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS 38

1.6.1 Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS 38

1.6.2 Mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục 39

1.6.3 Vai trò của tập thể HS 39

1.6.4 Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS TỈNH

CAO BẰNG 42

2.1 Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 42

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục tỉnh Cao Bằng 42

2.1.2 Sơ lược về hệ thống trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh 45

2.1.3 Tổ chức khảo sát thực trạng 47

2.2 Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 49

2.2.1 Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS 49

2.2.2 Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân (đạo đức) trong chương trình GDPT hiện hành 50

2.2.3 Đánh giá của CBQL, GV, CMHS, HS việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 52

2.2.4 Mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 53

2.2.5 Mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho HS 54

2.2.6 Mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS 56

2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS 59

2.2.8 Mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS 60

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 63

2.3.1 Công tác lập kế hoạch GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 63

2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS 64

2.3.3 Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt độngGDĐĐ cho HS 66

Trang 8

2.3.4 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường

PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 68

2.4 Đánh giá chung 69

2.4.1 Ưu điểm 69

2.4.2 Hạn chế 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS TỈNH CAO BẰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GD PHỔ THÔNG 72

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS 72

3.1.1 Đảm bảo thực hiện nội dung và chức năng của hoạt động quản lí một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn 72

3.1.2 Đảm bảo tăng cường các trải nghiệm giáo dục giá trị trong xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS 72

3.1.3 Đảm bảo phối hợp thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục 73

3.1.4 Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của định hướng đổi mới chương trình giáo dục phô thông 73

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 73

3.2.1 Tổ chức truyền thông nội bộ liên tục để nâng cao nhận thức của CBQL, GV các trường PTDTNT THCS về hoạt động GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông 73

3.2.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch, nội dung GDĐĐ cho HS phù hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện thực tiễn của địa phương 76

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS 80

Trang 9

3.2.4 Phát huy vai trò chủ động của Nhà trường trong việc phối hợp chặt

chẽ, thống nhất với gia đình và xã hội để GD đạo đức cho HS 83

3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS 86

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS 88

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 89

3.4.1 Mục đích 89

3.4.2 Đối tượng thăm dò ý kiến 89

3.4.3 Cách thức tiến hành 90

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Khuyến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

đến năn 2018 45Bảng 2.2 Thống kê số phòng học, số học sinh các trường PTDTNT THCS

(2013 - 2018) 46Bảng 2.3 Thống kê số lượng cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường

PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 - 2018) 47Bảng 2.4 Thống kê chất lượng giáo dục hai mặt các trường PTDTNT

THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 - 2018) 47Bảng 2.5 Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS các

trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay 49Bảng 2.6 Nhận thức về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân

trong chương trình GDPT hiện hành 50Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV, CMHS, HS về thực hiện mục tiêu

GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông 52Bảng 2.8 Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các nội

dung GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 53

Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL, GV về mức độ thực hiện các phương pháp

GDĐĐ cho HS 55Bảng 2.10 Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện và

hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS 56Bảng 2.11 Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về các yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động GDĐĐ cho HS 59

Trang 12

Bảng 2.12 Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các

hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS 60Bảng 2.13 Ý kiến của CBQL, GV về công tác lập kế hoạch GDĐĐ cho HS 63

Bảng 2.14 Ý kiến của CBQL, GV về công tác tổ chức thực hiện hoạt động

GDĐĐ cho HS 65Bảng 2.15 Ý kiến của CBQL, GV về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động

GDĐĐ cho HS 66Bảng 2.16 Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác kiểm tra, đánh giá

hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trênđịa bàn tỉnh Cao Bằng 68Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện

pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 90

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi Bác Hồ về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ngày 21 tháng 10năm 1964), trong bài nói chuyện, Người nêu mục tiêu giáo dục phải đạt được làđào tạo con người phát triển toàn diện cả về tài và đức: “Dạy cũng như họcphải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất

là quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng Đạođức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụnhân dân” [30]

Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam khoá VIII đã khẳng định “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáodục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với ý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, … làm chủ tri thứckhoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hànhgiỏi… là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa

"chuyên" như lời dặn của Bác Hồ

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị (Số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4năm 2009) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phươnghướng phát triển GD&ĐTđến năm 2020, Bộ Chính trị đã khẳng định giải pháp:

“Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhâncách, đạo đức, lối sống cho HS, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý”

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mớisâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nềnkinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tựhào về phát triển KT - XH, văn hóa - giáo dục Xu thế toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế, đặc biệt là cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang

Trang 14

trong đó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho giáo dục và đào tạo Quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước làm cho đời sống của người dân ngày một nângcao; HS được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục ngày càng tốt hơn Giá trị đạođức truyền thống vẫn được gìn giữ và phát huy.

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có phần ảnh hưởngtiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giátrị nhân văn của HS với hàng loạt vụ việc diễn ra khiến dư luận hết sức quantâm, từ chuyện đánh nhau trong trường, ngoài đường phố, vi phạm thuần phong

mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, đáng lo ngại là tình trạng tội phạm

vị thành niên này càng tăng, độ tuổi phạm tội càng trẻ hóa… Thêm vào đó, sự

du nhập văn hoá phẩm đồi trụy, bạo lực thông qua các phương tiện như phimảnh, games, mạng Internet, mạng xã hội facebook… làm ảnh hưởng đến sựhình thành và phát triển về tâm lý, nhân cách của HS

Trước những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức, Nghị quyết số NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ramục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hìnhthành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, địnhhướng nghề nghiệp cho HS Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọnggiáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”

29-Trường PTDTNT ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạngmiền núi, vùng dân tộc Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dụcmiền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho vùng dân tộc

và miền núi Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em dân tộcthiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh

Trang 15

tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồnnhân lực có chất lượng cho vùng này.

GDĐĐ ở các trường phổ thông đã khó, ở trường PTDTNT lại càng khóhơn, bởi lẽ hiện nay HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằngtrên 99% HS là con em đồng bào các dân tộc thiểu số các em đến từ nhữngvùng miền khác nhau, dân tộc khác nhau, phong tục khác nhau, các em đã quenvới những sinh hoạt cộng đồng, những phong tục tập quán đã ăn sâu vào trong

tư tưởng của các em, những tiếng chửi thề, những trò ngỗ nghịch, những hành

xử thiếu ý thức không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi được

Nghiên cứu về công tác GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCStrên địa bàn tỉnh Cao Bằng để đánh giá đúng tình hình, nhận diện đúng vấn đề,phát hiện những trở ngại và vướng mắc, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biệnpháp nhằm quản lý tốt hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNTTHCS tỉnh Cao Bằng là việc làm cấp thiết hiện nay nhằm góp phần đảm bảochất lượng giáo dục của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhânlực cho địa phương theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Những năm học gần đây tỷ lệ HS vi phạm đạo đức trong các trườngPTDTNT THCS có chiều hướng gia tăng và tính chất có phần nghiêm trọnghơn đã tạo dư luận không tốt trong xã hội Việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho

HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay chưa cóluận văn nào nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS các trường phổ thông dân tộc

nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành

Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 16

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐcho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động GDĐĐ góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh cáctrường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mớichương trình giáo dục phổ thông.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCStrên địa bàn Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổthông

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và tổng kết kinh nghiệm hoạt độngGDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT tỉnh Cao Bằng trong 5 năm qua (2013-2018), phân tích những yêu cầu về GDĐĐ cho HS trong chương trình giáo dụcphổ thông mới để đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượngGDĐĐ cho HS tại địa bàn nghiên cứu

- Khách thể điều tra gồm: Cán bộ quản lý, GV, Ban đại diện cha mẹ HScác trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh CaoBằng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: những thói quen xấu, hủ tục lạc hậuvẫn ăn sâu trong tiềm thức của con em đồng bào dân tộc thiểu số, khó thay đổi;hình thức tổ chức và phương pháp GDĐĐ còn nhiều hạn chế; công tác quản lýhoạt động GDĐĐ của Ban Giám hiệu nhà trường chưa thực sự hiệu quả

Nếu phân tích làm rõ nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ ở cáctrường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, phối hợp chặt chẽ

Trang 17

các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNTTHCS tỉnh Cao Bằng mang tính thực tiễn, khoa học, khả thi thì sẽ nâng caođược chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS, góp phần đảm bảo chất lượnggiáo dục toàn diện của các nhà trường theo định hướng đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ

cho HS trường PTDTNT THCS

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các

trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường

PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lýluận và thực tiễn liên quan đến hoạt động GDĐĐ cho HS các trườngPTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáodục phổ thông;

- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triểnchương trình giáo dục phổ thông mới

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra

Điều tra bằng bảng hỏi; bằng quan sát; bằng phỏng vấn phù hợp với nộidung luận văn; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác

về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCStỉnh Cao Bằng

7.2.2 Phương pháp quan sát

Trang 18

Quan sát thái độ, sự chú ý của HS trong các hoạt động GDĐĐ.

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với một số đối tượng để có thôngtin nhằm đánh giá định tính cách hiện tượng đạo đức của HS

7.2.4 Phương pháp thống kê số liệu

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của nhà trường về kết quả GDĐĐ HSnhằm đúc rút những kinh nghiệm về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại cáctrường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng

7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, để phân tích,lựa chọn các ý kiến tốt, phù hợp bổ sung vào biện pháp quản lý hoạt độngGDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổimới chương trình giáo dục phổ thông

7.2.6 Phương pháp thống kê trong toán học

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, cácthông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường

PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường

PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường

PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Đạo đức là vấn đề được các nhà tư tưởng và triết học đề cập đến từlâu, được xã hội mọi thời đại cả ở phương Đông lẫn phương Tây quan tâm

và coi trọng

Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 - TCN), ông là nhà triết học, nhàchính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại Tư tưởng giáo dụcKhổng Tử rất chú trọng vào dạy người - thuyết đức trị Theo Ông, mục tiêugiáo dục là đào tạo, bồi dưỡng người “nhân”, “quân tử” để làm quan, “khôiphục lễ nghĩa” trong xã hội Nội dung giáo dục luân lý đạo đức của Khổng Tửđược thể hiện rõ trong “Luận ngữ” “Luận ngữ” chủ trương rèn luyện tính thiệncho dân bằng phương pháp “cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dânkhuyên nhau làm điều thiện” [29]

Ở phương Tây, Nhà triết học Socrate (470 – 399 TCN) coi cái gốc củađạo đức là tính thiện, đạo đức và sự hiểu biết qui định nhau, tức là có đạo đức lànhờ sự hiểu biết và con người sau khi có hiểu biết mới trở thành đạo đức [32]

Aristoste (384 -322 TCN) cho rằng thượng đế không áp đặt để có côngdân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nênđược con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức [32]

Trang 20

C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, chorằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sảnchủ nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối

đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhậnthức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiệntượng tự nhiên, xã hội xảy ra chung quanh, ” [32]

Học thuyết Mác - Lênin khẳng định: Đạo đức là một hình thái ý thức xãhội nó bắt nguồn từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội; nó phảnánh và chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã hội Đạo đức mang tính lịch sử,tính giai cấp và tính dân tộc Nhà trường trong mọi chế độ xã hội, mọi thời đạiđều GDĐĐ cho HS [22]

Từ đó, có thể thấy rằng cả ở phương Đông lẫn phương Tây đều rất quantâm, chú trọng đề cao vấn đề đạo đức và GDĐĐ qua đó hình thành và phát triểnnhân cách của người học, của con người

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triểntheo sự phát triển của xã hội loài người Đã có nhiều công trình nghiên cứukhoa học đưa ra các mô hình quản lý giáo dục đạo đức phù hợp với điều kiện

và hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước

Phạm Minh Hạc và các cộng sự đã có công trình nghiên cứu khoa họcvề: “Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã phần nào cụ thể hóa được mục tiêu giáodục trong các nhà trường, trong đó có hệ thống các trường trung học cơ sở; đã

cụ thể hóa được các hoạch định chiến lược giáo dục toàn diện cho HS trongviệc thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người, phát triển toàn diện để phục vụ chocông cuộc xây dựng CNH và HĐH đất nước Từ thực trạng đạo đức của sinhviên, HS, công trình nghiên cứu này đã đưa ra một số giải pháp ở tầm vĩ mô vềGD&ĐT với các yêu cầu đặt ra như: tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, hình

Trang 21

thức GDĐĐ trong các trường học; củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộngđồng, kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường trong việc GDĐĐ cho mọingười,… Thành công ở công trình nghiên cứu này là đã đưa ra một hệ thốnggiải pháp quản lý xã hội về giáo dục Trong đó có giải pháp “Tổ chức phongtrào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức và lối sống cho toàndân trước hết là cán bộ đảng viên, cho thầy và trò các trường học” [23].

Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức cho HS trường trung học cơ sở tạithành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay” của ĐỗTuyết Bảo (2001) đã đề cập đến vai trò GDĐĐ với sự hình thành và phát triểnnhân cách thế hệ trẻ, tác động đổi mới của xã hội với GDĐĐ cho HS trườngtrung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đưa ra các giải pháp như:Đổi mới về nhận thức GDĐĐ; Đổi mới phương pháp GDĐĐ; Đổi mới hìnhthành tổ chức hoạt động GDĐĐ và xây dựng môi trường đạo đức; lãnh đạo vàquản lý công tác GDĐĐ trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐcho HS [2]

Đề tài mã số C 2006 -29 -05 “Một số giải pháp chỉ đạo của hiệu trưởngnhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS trường Trung học cơ sởthông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giai đoạn hiện nay” củatác giả Đỗ Thị Thanh Thủy đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng côngtác GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCSTrung Hưng và một số trường THCS thuộc địa bàn thành phố Sơn Tây từ đó đềxuất một số giải pháp chỉ đạo thích hợp và khả thi về công tác GDĐĐ cho

HS ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở và ngànhGD&ĐT hiện nay [44]

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học hết sức quantâm hiện tượng suy thoái về đạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên do tác

Trang 22

động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường nên đã có những công trình khoahọc đáng quan tâm như:

Đề tài mang mã số NN7: “Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị,đạo đức và lối sống cho HS, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân” doPhạm Tất Dong làm chủ nhiệm Đề tài này đã mang lại nhiều nội dung mới vềGDĐĐ, chính trị và tư tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học nhữngnăm đầu của thập kỷ 90 [14]

Đề tài: “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”,chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc gia KX.07 (1991 - 1995),

do Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang nghiên cứu các đề tài vềcon người với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển Trong phạm vicủa chương trình nghiên cứu này đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu vềGDĐĐ, phát triển nhân cách Đáng lưu ý nhất là vấn đề giáo dục truyền thốngdân tộc và cách mạng đã được các tác giả đề cập và lý giải trên cơ sở khoa học[47]

Đề tài: “Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt độngngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ ChíMinh” của tác giả Trần Hồng Nhung, năm 2011 [33]

Đề tài: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HStrung học phổ thông ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre” của tác giả Lê Thị NgọcThảo, năm 2011 [41]

Đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS của Hiệutrưởng trường Trung học phổ thông Gia Lộc II, tỉnh Hải Dương” của tác giảNguyễn Tuấn Anh, năm 2012 [1]

Đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ HS trung học phổ thông dân tộc thiểu số

huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang” của tác giả Nguyễn Phú San, năm 2013 [39]

Đề tài: “Biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện Duyên

Trang 23

Đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ HS trung học cơ sở Vân Nội, ĐôngAnh, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hoàng Ngọc Thắng, năm

2015 [43]

Đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ HS trung học phổ thông C KimBảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Trần Ngọc Nam(năm 2016) [31]

Qua nghiên cứu những quan điểm về GDĐĐ của nước ngoài và các luận

án, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam, cho thấynhững nét khái quát về đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của vấn đề quản lý hoạtđộng GDĐĐ cho HS là rất cần thiết

1.1.3 Một số nhận xét

Trên cơ sở khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ cáctác giả đã hệ thống hóa lý luận về GDĐĐ, quản lý GDĐĐ, đưa ra hệ thống cácbiện pháp quản lý GDĐĐ cho HS, sinh viên, đề xuất nhiều giải pháp, biện phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS ở các địa phương cụ thể Vìvậy, việc nghiên cứu đề tài này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễntrong việc góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho HS ở các trườngPTDTNT THCS ở địa phương

Nhìn chung, trong những năm qua hoạt động GDĐĐ trong các nhàtrường đã và đang được quan tâm rất nhiều Những công trình trên đã đề cậpđến những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, phântích vấn đề GDĐĐ dưới nhiều góc độ khác nhau, rất đa dạng, phong phú và cóchiều sâu Các hội thảo khoa học về GDĐĐ cho HS đã được tổ chức ở trungương và các tỉnh thành Các nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng về đạo đức

HS, thực trạng GDĐĐ và quản lý hoạt động này trong các loại hình nhà trường

ở nhiều địa phương khác nhau và đã đề ra những biện pháp quản lý hoạt độngGDĐĐ đảm bảo tính khoa học, toàn diện, hiệu quả và khả thi ở các đơn vị, địaphương đó

Trang 24

Để quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay đáp ứng được yêu cầuthực tiễn của các trường PTDTNT THCS, đòi hỏi phải có nhiều công trìnhnghiên cứu về vấn đề này sâu sắc và hệ thống hơn nữa Vì vậy khi lựa chọn đềtài này, tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượngGDĐĐ cho HS trong các trường PTDTNT THCS.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Giáo dục và giáo dục đạo đức

1.2.1.1 Giáo dục

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,

có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tớingười được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cáchcho họ [34]

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáodục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chứccho họ các hoạt động và giao lưu [34]

Với phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ tiếp cận Giáo dục theonghĩa hẹp

1.2.1.2 Giáo dục đạo đức

“GDĐĐ là quá trình tác động tới HS để hình thành cho HS một ý thức,tình cảm và một niềm tin đạo đức, đích hướng đến cuối cùng và quan trọngnhất của GDĐĐ là tạo lập cho HS những thói quen hành vi đạo đức” [35]

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc rèn luyện, giáodục thế hệ trẻ Người dạy: “Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhândân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức” Ngành GD&ĐT có nhiệm vụgiáo dục toàn diện cho HS, trong đó việc GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ trọng tâmhàng đầu ở các nhà trường

Trang 25

Tác giả Hà Nhật Thăng và Phạm Khắc Chương cho rằng: “GDĐĐ là sựtác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía, bằng những hình thức khácnhau nhằm hình thành cho con người có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạođức của xã hội [42].

GDĐĐ có quan hệ gắn bó chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị Đó là

cơ sở để hình thành thế giới quan Mác-Lênin và định hướng chính trị theo quanđiểm và đường lối của Đảng trong ý thức và hành động đạo đức

GDĐĐ còn gắn bó chặt chẽ với giáo dục pháp luật Giáo dục pháp luậtgiúp cho người học hiểu được những chuẩn mực của pháp luật, các quyền lợi

và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam

Như vậy, GDĐĐ cho HS là một nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn

bộ hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và phát triển cho

HS chuẩn mực nhân cách, đạo đức Theo nghiên cứu thì tác giả đồng tình vớikhái niện về GDĐĐ của Nguyễn Ngọc Quang (1997), trường CBQLGD trungương I, Hà Nội

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức

1.2.2.1 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý nhà nước, chịu sự tác động,chi phối bởi mục tiêu quản lý nhà nước Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân,nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người được học tập Quản lý giáo dục đượchiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học trong hệ thốnggiáo dục quốc dân

Theo Phạm Minh Hạc (2003): “Quản lý giáo dục là quản lý trường học,thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêugiáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từngHS” [24]

Trang 26

Các tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo(2006) cho rằng: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa họcđến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, giáo dục thểchất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được nhữngtính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đótới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [26].

Từ các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lýgiáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích củachủ thể quản lý đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo sựvận hành tối ưu của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự pháttriển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mụctiêu giáo dục Và chính các mục tiêu QLGD quy định bản chất, nội dung củahoạt động giáo dục

Hệ thống giáo dục là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quyluật chung của quá trình phát triển KT-XH và chịu sự quy định của KT-XH Vìvậy, QLGD luôn phải được đổi mới, đảm bảo tính năng động, sáng tạo,khảnăng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với quá trình vận động vàphát triển chung của xã hội

1.2.2.2 Quản lý giáo dục đạo đức

Quản lý GDĐĐ là sự tác động có ý thức, có chủ đích của chủ thể quản lýtới khách thể quản lý thông qua hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyềnthụ những tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tưtưởng và đạo đức, giúp đối tượng quản lý từng bước hình thành nhân cách conngười phù hợp với yêu cầu xã hội

Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường phải được rà soát, kiểm tra,đánh giá một cách thường xuyên, để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đốitượng Nội dung quan trọng của quản lý GDĐĐ trong trường học là nghiên cứuchọn lựa và quyết định các nội dung GDĐĐ để đạt được mục đích quản lý, lựa

Trang 27

chọn các biện pháp, phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp, đồng thời sắpxếp, phân công cán bộ, GV và các lực lượng giáo dục một cách hợp lý, khoahọc để đạt hiệu quả cao trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

Hiệu trưởng cần chú trọng quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, vàphương pháp GDĐĐ Huy động đồng bộ các lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ, đồng thời phát huy đượctính chủ động, tích cực, tự giác của người học Có thể nói, quản lý GDĐĐ cho

HS trong nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng của hiệutrưởng tới các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động GDĐĐ nhằm phát triểnnhân cách cho HS, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của

cá nhân với bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,… với xã hội

1.3 Vị trí, mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của trường PTDTNT

1.3.1 Vị trí của trường PTDTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Luật Giáo dục năm 2005, tại điều 61, trường PTDTNT là một loạitrường chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, do Nhà nướcthành lập Đây là loại hình trường dành cho con em DTTS, con em gia đình cácdân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn(ĐBKK) nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này TrườngPTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nộitrú, được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách Trường lựa chọn,

bố trí cán bộ, GV, nhân viên để đảm bảo việc nuôi, dạy HS; đồng thời, cán bộquản lý, GV, nhân viên và HS của trường được hưởng chính sách ưu đãi theoquy định của Nhà nước

Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển

KT-XH và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng DTTS của các địaphương Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của BộChính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phươnghướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương:

Trang 28

“Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bàoDTTS, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng,miền Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt cácchính sách ưu tiên, hỗ trợ cho HS DTTS”.

1.3.2 Mục tiêu của trường PTDTNT

Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em DTTS, con emgia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khókhăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượngcho vùng này [7]

Trang bị cho HS sau khi hoàn thành cấp học, ra trường có thể thích ứngnhanh với sự phát triển KT-XH ở địa phương, cụ thể: HS được trang bị kiếnthức để có hiểu biết về Tổ quốc, về cộng đồng các DTTS ở Việt Nam, về nghĩa

vụ, quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn minh, nền vănhóa vật chất, văn hóa, tinh thần của các DTTS, về những cuộc vận động lớn củaĐảng, Nhà nước đang tiến hành ở vùng DTTS, miền núi HS được trang bị đểđạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học như HS các trường phổ thôngtrong cả nước HS được rèn luyện thông qua các hoạt động trải nghiệm trong vàngoài nhà trường, để sau này có thể tham gia tổ chức và điều khiển các hoạtđộng cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương

là phổ thông, dân tộc và nội trú Do vậy:

Trang 29

Trường PTDTNT có chức năng cơ bản như trường phổ thông (cấpTHCS, cấp THPT), tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện theo chươngtrình, nội dung giảng dạy chung của cả nước như những trường THCS, THPTkhác nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS và THPT.

1.3.4 Nhiệm vụ của trường PTDTNT

Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy địnhtại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ sau:

- Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hằng năm

- Giáo dục HS về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước;bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức thamgia phục vụ phát triển KT-XH ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp

- Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với HSPTDTNT

- Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợpvới năng lực của HS và yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương

- Tổ chức công tác nội trú cho HS, bảo đảm 100% HS của nhà trườngđược ăn, ở nội trú

- Theo dõi, thống kê số lượng HS đã tốt nghiệp hằng năm của nhà trườngtiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc trở về địa phương tham gia côngtác, lao động sản xuất nhằm đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục [7]

1.4 Hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.4.1 Đặc điểm tâm lý HS trường PTDTNT THCS

HS tại các trường PTDTNT THCS hầu hết là con em đồng bào dân tộc

Trang 30

có kỹ năng trong hoạt động sống ở môi trường miền núi Các em được sốngtrong một không gian với những bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.Những bản sắc văn hóa truyền thống đã tạo cho các em một số kỹ năng trongsinh hoạt cộng đồng.

Bên cạnh các yếu tố mang bản sắc văn hóa tốt đẹp và có tính truyềnthống thì vẫn còn tồn tại một số phong tục, luật tục cổ hủ lạc hậu, mê tín dịđoan Các em còn thiếu một số kỹ năng cần thiết để hội nhập với xã hội pháttriển trong việc ăn, ở, sinh hoạt, giao tiếp Trong độ tuổi này, định hướngchính trị của các em còn chưa rõ nét, niềm tin chưa vững chắc, ý thức tổ chức,

kỷ luật chưa cao Khi vào trường, các em chưa quen với cuộc sống tập thể, môitrường phát triển, đôi khi mặc cảm, mơ hồ với quá khứ, có xu hướng thựcdụng, đua đòi, dễ bị sa ngã, bị cuốn hút vào các trào lưu phản cảm trên mạng xãhội như sống ảo, câu like, những việc làm hay biểu hiện tiêu cực, không phùhợp với đạo đức xã hội

Qua những đặc điểm trên đã cho thấy có những thuận lợi và khó khănnhất định trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNTTHCS Để quản lý hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS, các nhà quản lý giáodục cần quan tâm nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâmsinh lý lứa tuổi của HS trong các trường PTDTNT THCS

1.4.2 Mục tiêu GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

Theo Luật Giáo dục 2005, tại điều 27: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông

là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hìnhthành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống

Trang 31

Hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS là một bộ phậncủa quá trình giáo dục tổng thể, nhằm từng bước hình thành và phát triển nhâncách toàn diện cho HS Để rèn luyện đạo đức cho HS, cần phải hình thành ởcác em ý thức, tình cảm và hành vi thực tiễn, cả ba mặt thống nhất với nhau vàcần được củng cố vững chắc thông qua những hoạt động thực tiễn của HS mộtcách tự giác, tích cực, như một thói quen Những hành vi, thói quen đạo đứcđược hình thành phải luôn mang tính tích cực của xã hội.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu GDĐĐ cho HS làgiúp người học hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân

ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm Các phẩm chất đạo đức này được hìnhthành, phát triển gắn liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người côngdân Việt Nam

Đối với HS THCS, cần giúp cho người học:

Có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ýnghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dântộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực họctập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiệntrong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, côngviệc và môi trường sống [10]

Theo định hướng đó, ngoài những mục tiêu GDĐĐ cho HS, trườngPTDTNT THCS cần được cụ thể hóa, gắn với đặc thù như: Tổ chức các hoạtđộng giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lốisống, kĩ năng sống cho HS; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của HS vềchủ trương, đưòng lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắcvăn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng

Trang 32

Sống có lí tưởng

truyên thống

truyền thống gia đình,

quê hương dòng họ

Khoan dung cảm thông

Tự lập Bảo tồn di

Bảo vệ môi trường

và tài nguyên thiên nhiên

Bảo vệ hoà bình sản văn hoá

1.4.3 Nội dung GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.4.3.1 Nội dung GDĐĐ cho HS THCS trong chương trình GDPT mới

- Nội dung khái quát: Giáo dục cho học sinh về lòng yêu quê hương, đấtnước; giáo dục lòng nhân ái; giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù; giáo dục đứctính trung thực; giáo dục tinh thần trách nhiệm [10] Cụ thể như sau:

con người

Trang 33

- Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt:

Lớp 6:

Tự hào về Nêu và giải thích được (đơn giản) một số truyền thống, ý nghĩa của

gia đình, dòng họ Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

truyền thống gia

đình, dòng họ

Yêu thương con

Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người Trình bày được giá trị, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người Đánh giá được thái độ, hành vi, phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

kiên trì

Tôn trọng sự

Nhận biết được một số biểu hiện và hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giâu sự thật.

thật

Tự lập

Nêu được khái niệm tự lập, vì sao phải tự lập Liệt kê và đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng.

Trang 34

sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

giác, tích cực

Giữ chữ tín

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

Bảo tồn di sản

Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, nhận biết được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá và vận dụng vào thực tiễn Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

văn hoá

Trang 35

truyền thống

dân tộc Việt

Nam

Tôn trọng sự đa Nêu và hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các

dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới, gắn với những việc làm, hành động cụ thể của bản thân Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.

cù, sáng tạo

Bảo vệ lẽ phải

Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải và vận dụng vào thực tiễn của bản thân bằng những lời nói, hành động phù hợp với lứa tuổi Khích lệ, động viên bạn bè có thái

độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

trường và tài

nguyên thiên

nhiên

Trang 36

Khoan dung

Nêu được khái niệm, biểu hiện và nhận biết được giá trị của khoan dung Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

Khách quan và

công bằng

Nhận biết được những biểu hiện và hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng, tác hại của sự thiếu khách quan, công bằn và vận dụng vào thực tiễn của bản thân Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

Bảo vệ hoà

bình

Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình Nhận ra được những biện pháp, biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình Phê phán xung đột sắc tộc

và chiến tranh phi nghĩa.

1.4.3.2 Nội dung GD đạo đức cho HS trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình GDPT

Ngoài những nội dung cơ bản trong chương trình GDPT mới việcGDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS cần chú trọng giáo dục cho HS về

Trang 37

thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN; giáo dục lòngyêu quê hương, đất nước, các giá trị văn hóa và di sản của địa phương.

Hình thành ở HS niềm tin và lòng kính yêu đối với Đảng, Lãnh tụ, vớinhững người có công đóng góp cho đất nước và nhân dân; giáo dục ý thức vềquyền lợi và nghĩa vụ công dân trong học tập, lao động, trong cuộc sống vàhoạt động chính trị xã hội; giáo dục tính kỷ luật và tinh thần thượng tôn phápluật, lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hóa

Tất cả HS học tại các trường PTDTNT THCS đều ở nội trú trong trường(24/24 giờ) vì vậy nội dung GDĐĐ cho HS cần được lồng ghép trong tất cả cáchoạt động giáo dục và sinh hoạt tập thể: hoạt động tự học của HS ngoài giờchính khóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tết cổ truyền củacác dân tộc, lao động công ích, lao động tự sản suất, tăng cường các hoạt độngtrải nghiệm Giáo dục HS tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhautrong học tập và sinh hoạt; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo

vệ môi trường, trách nhiệm bảo vệ tài sản, tổ chức bếp ăn tập thể bảo đảm dinhdưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định

1.4.4 Phương pháp GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.4.4.1 Các yêu cầu về đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS THCS trong chương trình

Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS khám phá,phân tích,khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăngcường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sốngxung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ

để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chứccác hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, pháttriển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất

và năng lực của người công dân tương lai

Trang 38

Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phươngpháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăngcường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyếtvấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dântiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trongcuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;

Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả:dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp,ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trongcác tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy họchiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS

1.4.4.2 Các phương pháp cụ thể sử dụng trong GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

Phương pháp GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS được kết hợp giữacác phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ởcác phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV

và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn

bị trước

- Phương pháp nêu gương: Dựa vào những hình mẫu cụ thể, sinh động,gần gũi, ấn tượng để giáo dục, giúp để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của

HS và kích thích HS noi theo

- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho HS thực hành,

“làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức giả định

- Phương pháp trò chơi: Thông qua những trò chơi cụ thể, tổ chức chohọc sinh thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mựchành vi đạo đức

Trang 39

- Phương pháp dự án: Là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sựđiều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mangtính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, giữagiáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh.

- Phương pháp thi đua: Giúp HS nỗ lực tự khẳng định mình và cố gắngrèn luyện hướng tới sự thành công trong học tập và trong cuộc sống

- Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tíchcực của nhà trường, xã hội đối với cá nhân, tập thể

- Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ khôngđồng tình, lên án, phủ định của xã hội, tập thể, GV đối với những hành vi viphạm của HS trái với chuẩn mức đạo đức; buộc HS từ bỏ những hành vi xâmhại đến lợi ích của tập thể, xã hội hoặc giúp họ điều chỉnh cho phù hợp

Phương pháp GDĐĐ cho học sinh rất phong phú, đa dạng Vì vậy, nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mụcđích, đối tượng và từng tình huống cụ thể

1.4.5 Hình thức GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.4.5.1 Hình thức GDĐĐ cho HS trường PTDTNT

Có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS Tuy nhiên, việc xác định và lựa chọncác hình thức GDĐĐ hiệu quả cho HS các trường PTDTNT THCS hiện naytheo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một yêu cầu cầnthiết, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống thìmới có thể tạo ra được sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội

Có thể sử dụng những hình thức cơ bản sau:

- GDĐĐ thông qua việc lồng ghép chương trình tích hợp giáo dục phápluật, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học: Giáo dục công dân, Văn học,Lịch sử, Việc lồng ghép này nhằm hình thành niềm tin cho HS, đây là yếu tốthen chốt của đạo đức Điều đó đòi hỏi GV giảng dạy các môn học này một mặtphải có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, mặt khác phải có nghệ thuật truyền

Trang 40

tải hệ thống thông tin đến người học một cách hiệu quả, phù hợp với từng đốitượng Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảngdạy các môn học này theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

là yêu cầu rất cần thiết hiện nay

- GDĐĐ cho HS thông qua lao động và các hoạt động xã hội: Đây là sựtiếp nối các hoạt động dạy học trên lớp, những hoạt động trải nghiệm, gắn lýthuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của

HS Thông qua các hoạt động này, giáo dục cho HS có nhận thức đúng đắn vềmối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chântay Qua đó giáo dục lòng yêu lao động, biết trân trọng thành quả lao động Đâycũng là điều kiện thuận lợi để HS tu dưỡng, rèn luyện nhân cách và phát triểntoàn diện

- Tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân: Đây là yếu tố quyếtđịnh trực tiếp đến sự hình thành và phát triển bền vững các phẩm chất đạo đứccủa mỗi HS Sự hình thành và phát triển đạo đức cá nhân là một quá trình lâudài và phức tạp; môi trường bên ngoài và động lực bên trong thường xuyên tácđộng lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố thay đổi tùy theo từng giai đoạn pháttriển của mỗi con người

- Giáo dục thông qua tấm gương của người thầy: Việc GDĐĐ cho HS rấtcần hình thức nêu gương, đặc biệt là tấm gương của người thầy Trong giáodục, đòi hỏi người thầy phải có tâm, đức, trí, tài, có lòng nhân ái, yêu nghề,mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học

và khai thác nội dung GDĐĐ trong các bài giảng để chuyển tải đến HS Mỗithầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS noi theo.Cha mẹ và thầy cô chính là tấm gương sâu sắc và bền chặt nhất Vì vậy, đểcông tác GDĐĐ cho HS đạt kết quả tốt, trước hết phải xây dựng đội ngũ GV cóphẩm chất đạo đức tốt, đồng thời tận tâm với sự nghiệp giáo dục

Ngày đăng: 04/12/2019, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Nguyễn Kế Hào (2009), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sưphạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2009
26. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
28. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh triết Hồ Chí Minh
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1999
34. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo trình giáo dục học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học, tập 1
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
45. Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Cao Bằng, Viện sử học Việt Nam (2009), Lịch sử tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịchsử tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Cao Bằng, Viện sử học Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2009
1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Đề tài, Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Gia Lộc II, tỉnh Hải Dương Khác
2. Đỗ Tuyết Bảo, luận án tiến sĩ (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay Khác
3. Nguyễn Văn Bổ (2013), Đề tài, Biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Khác
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú Khác
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục Khác
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 3741/BGDĐT-GDDT ngày 24 tháng 8 năm 2018, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 đối với Giáo dục dân tộc Khác
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông Khác
11. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Khác
12. Chính phủ (2015), Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 28 tháng 08 năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020 Khác
13. Cục Thống kê Cao Bằng (2011), Kết quả điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 Khác
14. Phạm Tất Dong (chủ nhiệm), Đề tài mang mã số NN7, Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân Khác
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w