1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài ôn thi học sinh giỏi văn kĩ NĂNG CHỌN và PHÂN TÍCH dẫn CHỨNG TRONG bài văn NGHỊ LUẬN văn học

82 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Nhưng trong các công trình nghiên cứulâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn thường chỉ tập trung vào các kĩ năng như:phân tích đề, lập dàn ý; kĩ năng lập luận, trình bày lí lẽ; hoặc kĩ năng viế

Trang 1

CHUYÊN ĐỀRÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp 7

4.2 Phương pháp so sánh 7

4.3 Phương pháp liên ngành 7

4.4 Phương pháp mô hình hóa 8

4.5 Phương pháp quan sát sư phạm 8

5 Kết cấu 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9

1.1 Văn nghị luận 9

1.1.1 Khái quát về văn nghị luận 9

1.1.1.1 Định nghĩa, phân loại 9

1.1.1.2 Đặc trưng của văn nghị luận 10

1.1.2 Sơ lược về nghị luận văn học 11

1.2 Dẫn chứng 13

1.2.1.Khái niệm dẫn chứng 13

1.2.2 Dẫn chứng trong nghị luận văn học 13

1.3 Phân tích dẫn chứng 16

1.3.1 Thao tác phân tích dẫn chứng 16

Trang 3

2.2 Chọn dẫn chứng chưa chọn lọc 24

2.3 Sắp xếp dẫn chứng chưa theo trình tự hợp lý 27

2.4 Thiếu phân tích dẫn chứng 29

CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 33

3.1 Nguồn dẫn chứng 33

3.2 Chọn dẫn chứng chính xác, làm nổi bật vấn đề nghị luận 36

3.3 Chọn dẫn chứng tiêu biểu 38

3.4 Số lượng dẫn chứng 42

CHƯƠNG 4: KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 45

4.1 Kĩ năng phân tích dẫn chứng trữ tình 45

4.2 Kỹ năng phân tích dẫn chứng tự sự 52

4.3 Kĩ năng phân tích dẫn chứng kịch 59

CHƯƠNG 5: THỰC HÀNH CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN… ………70

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn nghị luận là một thể loại có tính nghệ thuật và tính ứng dụng cao,

và có vai trò khá quan trọng trong đời sống Văn nghị luận có những đặctrưng cơ bản là lập luận chặt chẽ; lí lẽ sắc bén; dẫn chứng chính xác, chânthực, giàu sức thuyết phục Văn nghị luận giúp học sinh vận dụng tổng hợpcác tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống trong quá trình tạo lập vănbản; rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp HS vào việcphát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận và tư duy phản biện Từ đó, giáoviên thấy rõ được góc nhìn, những cách ứng xử của học sinh qua những tácphẩm văn học cũng như các hiện tượng, vấn đề trong xã hội

Trong nhà trường, văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng trong bộmôn Ngữ Văn: Văn nghị luận là kiểu bài quan trọng trong tất cả các kì kiểmtra, đánh giá năng lực của học sinh THPT nói chung và học sinh giỏi nóiriêng Hầu hết, trong các đề thi chọn HS giỏi Ngữ văn hiện nay ở các cấp tỉnh,khu vực, quốc gia đều có hai phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học Vìthế, trong nhà trường phổ thông hiện nay, đặc biệt là ở các trường chuyên,việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận là yêu cầu rất quan trọng trong quátrình học tập bộ môn Ngữ văn

Không dừng lại trong trường THPT, văn nghị luận còn chiếm một vị tríđặc biệt trong đời sống Các vấn đề từ các đề văn nghị luận xã hội đặt ra luôntheo sát những vấn đề trong thực tế, những vấn đề đang xảy ra trong xã hộihoặc những vấn đề về tư tưởng đạo lý – rèn những bài học, những trải

Trang 5

văn học với đời sống Khi tiếp nhận văn học đòi hỏi năng lực tiếp nhận củangười đọc, người nghe Khi HS lĩnh hội được văn chương thì những tác phẩmvăn học chính là một phương tiện giúp học sinh phân tích, cảm nhận, đánh giácon người, sự việc trong cuộc sống này Văn nghị luận có vai trò quan trọngnhư thế nhưng trong thực tế, học sinh vẫn chưa ý thức được vai trò của vănnghị luận cũng như chưa thực hành viết tốt một bài nghị luận văn học.

Chính vì học sinh chưa có kĩ năng tốt trong khi tạo lập văn bản nghịluận nên việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận đóng vai trò quan trọng đểcải thiện kĩ năng viết cho học sinh Nhưng trong các công trình nghiên cứulâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn thường chỉ tập trung vào các kĩ năng như:phân tích đề, lập dàn ý; kĩ năng lập luận, trình bày lí lẽ; hoặc kĩ năng viếtđoạn văn nghị luận tuy nhiên chưa chú ý nhiều đến kĩ năng chọn và phântích dẫn chứng trong bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nóiriêng, đặc biệt là cho học sinh giỏi Ngữ văn – đối tượng luôn phải chịu sự đòihỏi khá cao về chất lượng của bài làm văn nghị luận

Một bài văn nghị luận của người học sinh giỏi Ngữ văn bao giờ cũng

phải đảm bảo hai yêu cầu là: đúng và hay Muốn vậy, học sinh giỏi phải vận

dụng thật tốt tất cả các kiến thức và kĩ năng khi làm bài Bài văn nghị luậncần tính thuyết phục rất cao, để tạo nên sự tin cậy đó cần có hệ thống dẫnchứng phù hợp, làm sáng rõ các vấn đề nghị luận Tuy nhiên, qua thực tếgiảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy phần lớn học sinh, dù làhọc sinh chuyên Văn, học sinh giỏi Ngữ văn, vẫn còn gặp nhiều khó khăntrong việc chọn và phân tích dẫn chứng trong quá trình tạo lập văn bản nghịluận văn học Chính vì những lí do trên mà chúng tôi quyết định chọn chuyênđề: “KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

- Thứ nhất, đối với học sinh giỏi Ngữ văn: Các nguồn tài liệu để họcsinh tham khảo về phân tích, bình giảng về các tác phẩm rất đa dạng,

Trang 6

phong phú, tuy nhiên tài liệu để tham khảo về phương pháp học văn, các kĩnăng viết văn phần nào còn hạn chế Đề tài này cung cấp cho học sinh kháđầy đủ từ lý thuyết đến thực hành về kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứngtrong văn nghị luận Học sinh sẽ hiểu đúng về dẫn chứng, hiểu rõ lí thuyết

về kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận: vai trò, vịtrí từ đó có một “công cụ” đắc lực để dễ dàng thực hành chọn và phân tíchdẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học một cách thuần thục Từ việchiểu chính xác và có thể vận dụng thuần thục kĩ năng chọn và phân tíchdẫn chứng trong bài nghị luận văn học, HS sẽ tạo sẽ tạo độ rộng và độ sâutrong bài nghị luận văn học, góp phần nâng cao chất lượng bài viết trongcác kì kiểm tra, đặc biệt là các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi Ngữ vănvòng tỉnh, olympic, quốc gia

- Thứ hai, đối với người giáo viên: Chuyên đề là một cơ hội để cácthầy cô giáo nhìn lại, suy ngẫm về những kinh nghiệm của bản thân, là cơhội trao đổi với đồng nghiệp về chuyên môn, đặc biệt là phân môn làmvăn về kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận vănhọc:

 Chỉ ra sự cần thiết của việc đưa dẫn chứng trong bài văn nghịluận văn học

 Kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luậnvăn học cho học sinh giỏi Ngữ văn

 Mô hình hóa các bước chọn và phân tích dẫn chứng trong bàinghị luận văn học thành sơ đồ

Trang 7

việc dạy và học môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông.

 Thông qua thực nghiệm những lớp dạy để đánh giá hiệu quả củaviệc rèn kĩ năng đưa dẫn chứng trong văn nghị luận văn học cho

HS giỏi Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ mônNgữ văn ở các trường chuyên nói riêng và các trường THPT nóichung

3 Phạm vi nghiên cứu

Văn nghị luận được chia làm hai loại: Nghị luận xã hội và Nghị luận vănhọc Chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu kĩ năng đưa dẫn chứng trong bàivăn nghị luận văn học

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình phân tích, tổng hợp cơ

sở lí luận và thực tiễn, phân tích số liệu - tổng hợp kết quả, đánh giá khả năngchọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học của học sinh giỏiNgữ văn

4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được dùng để so sánh đối chiếu kết quả bài làm của họcsinh trước và sau khi được rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứngtrong bài văn nghị luận Từ đó, giúp người viết rút ra những nhận xét, đánhgiá về tính hiệu quả cũng như phạm vi áp dụng của chuyên đề

4.3 Phương pháp liên ngành

Việc phân tích dẫn chứng trong văn nghị luận đòi hỏi học sinh không chỉnắm vững kiến thức văn học mà còn phải có những hiểu biết về các lĩnh vực:lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa…Vì vậy, ngoài những phương pháp kể trên,chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành để nghiên cứu và tổng hợp tàiliệu thuộc các ngành khoa học có liên quan, nhằm rèn luyện và củng cố kĩnăng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học của họcsinh

Trang 8

4.4 Phương pháp mô hình hóa

Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, các quá trìnhgiáo dục dựa vào mô hình của chúng là sự nghiên cứu gián tiếp đối tượnggiáo dục Chúng tôi sử dụng phương pháp này để mô hình hóa các lý thuyếtthành một cấu trúc đơn giản dễ đưa vào thực tiễn sử dụng trong quá trình tạolập văn bản nghị luận văn học của học sinh

4.5 Phương pháp quan sát sư phạm

Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm như một phươngpháp thu thập thông tin về thực tế giảng dạy, thực trạng việc đưa dẫn chứngtrong bài văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông và những kinhnghiệm trong suốt quá trình giảng dạy từ đó có thể khái quát rút ra nhữngđiểm còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân, hướng khắc phục về việc đưa dẫnchứng trong bài nghị luận văn học của học sinh

5 Kết cấu

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Thực trạng việc đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận của học sinh giỏi Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay

Chương 3: Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi Ngữ văn

Chương 4: Kĩ năng phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi Ngữ văn

Chương 5: Thực hành chọn và phân tích dẫn chứng trong một đề nghị luận văn học cho học sinh giỏi Ngữ văn

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Văn nghị luận

1.1.1 Khái quát về văn nghị luận

1.1.1.1 Định nghĩa, phân loại

Văn nghị luận đã có từ lâu đời, đã có rất nhiều định nghĩa về văn nghịluận Trong giới hạn của chuyên đề, chúng tôi điểm qua một số cách địnhnghĩa về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng Khái niệmvăn nghị luận cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:

- Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã định nghĩa trong công trình nghiên

cứu Muốn viết được bài văn hay: “văn nghị luận nói chung là dùng lí

lẽ, lập luận, bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phụcngười đọc, người nghe (Nguyễn Đăng Mạnh, 1998, tr.7)

- Phó Giáo sư Đỗ Ngọc Thống đã định nghĩa trong Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn cấp 3 phổ thông: “Văn nghị luận là

một thể loại văn học dùng lí luận (bao gồm lí lẽ và dẫn chứng) để làmsáng tỏ những vấn đề thuộc về chân lý cuộc sống nhằm làm cho ngườiđọc, người nghe thấu hiểu và tin vấn đề đó để họ có nhận thức đúng, cóthái độ đúng và có hành động đúng” (Nguyễn Lộc, 1980, tr.5)

- Phó Giáo sư Đỗ Ngọc Thống định nghĩa trong Giáo trình Làm văn:

“Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫnchứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làmcho người đọc hiểu, tin và tán đồng những ý kiến của mình và hànhđộng theo những điều mà mình đề xuất (Đỗ Ngọc Thống, 2007, tr.37)

Như vậy, khái niệm văn nghị luận nhìn chung là một loại văn mà

người viết đưa ra lí lẽ dẫn chứng, bàn bạc để làm sáng tỏ một vấn đề Văn nghị luận mang tính thuyết phục người nghe, người đọc theo quan điểm, nhận định mà mình đề xuất

Dẫn theo Phó Đỗ Ngọc Thống, chúng tôi thống nhất chia văn nghị luậnthành hai loại: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội Trọng tâm của chuyên

Trang 10

đề sẽ nghiên cứu sâu về nghị luận văn học Chúng tôi đưa ra khái niệm, đặcđiểm của văn bản nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng để làmnền tảng cơ sở lí thuyết vững chắc để nghiên cứu sâu hơn trong bài nghị luậnvăn học.

1.1.1.2 Đặc trưng của văn nghị luận

− Tính lập luận chặt chẽ : Văn nghị luận là đưa ra lí lẽ, lập luận, lập luậncần có sự lôgic hệ thống và tính chặt chẽ Chặt chẽ được hiểu trong hệthống lập luận: luận điểm, luận cứ, luận chứng phải thống nhất Từngyếu tố một trong lập luận không được mâu thuẫn với nhau, tất cả phảiphục vụ cho luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề Thêm nữa chặt chẽ còntrong cách hành văn, văn nghị luận cần có sự cứng mềm nhất định nhưmột nghệ thuật lập luận để thuyết phục

− Tính thuyết phục cao : Đây là một đặc trưng then chốt, một từ khóaquan trọng của văn nghị luận Trong bài văn nghị luận, cần có sự nhàonặn ngôn từ, vận dụng tư duy và sắp xếp ý tưởng, dẫn chứng để tạo nênbài văn nghị luận đạt tính thuyết phục cao

− Tính trang trọng, công khai : Ngoài đặc trưng về tính chặt chẽ, tínhthuyết phục cao thì tính trang trọng, công khai là một đặc trưng khôngthể thiếu của văn nghị luận Chúng tôi điểm qua một số văn bản nghị

luận xưa: Bình Ngô đại cáo, Phú sông Bạch Đằng, Hịch tướng sĩ

những áng văn ấy đã trở nên bất hủ trong dòng chảy văn học nói chung

và trong văn hóa của người Việt Nam nói riêng Trong các văn bản ấy,

Trang 11

một đặc trưng cần có khi viết văn nghị luận Đặt chung với đặc trưngtính chặt chẽ và tính thuyết phục cao, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng:Nếu không công khai có đủ để thuyết phục? Thuyết phục đâu chỉ vớimột người, một nhóm người mà là rất rất nhiều nguời Chính vì thế cần

có một sự công khai nhất định trong văn nghị luận, công khai về dẫnchứng, lập luận, lí lẽ…Để làm được tất cả điều đó người viết cần cómột sự trang trọng nhất định trong khi hành văn Trang trọng trong thái

độ lập luận và thuyết phục, trang trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ đểnghị luận Khi lập luận để thuyết phục cần có một thái độ lắng nghe vàtrao đổi, không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ của ngườinghe, người đọc Khi hành văn cần sử dụng ngôn ngữ bác học, ngônngữ viết tránh lối ngôn ngữ nói, không nên dùng khẩu ngữ, cần có sựtrau chuốt ngôn từ

1.1.2 Sơ lược về nghị luận văn học

- Khái niệm: Nghị luận văn học là gì? Trong một số định nghĩa về văn

nghị luận, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có một nhận định khá đầy đủ vềnghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng: “Văn nghị luận nói chung

là dùng lí lẽ, lập luận, bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phụcngười đọc, người nghe” (Nguyễn Đăng Mạnh, 1998, tr.7)

Đối tượng của bài văn nghị luận văn học phải là các vấn đề trong phạm vitác phẩm văn học như: tác phẩm, tác giả, trào lưu, xu hướng, giai đoạn vănhọc, chức năng, nhiệm vụ của văn học (Nguyễn Đăng Mạnh, 1998, tr.18) “Đối tượng của nghị luận văn học là tất cả các vấn đề văn học có nghĩa làrất phong phú và đa dạng.” (Nguyễn Đăng Mạnh, 1998, tr.21)

Như vậy nghị luận văn học là dùng lí lẽ, lập luận, bàn bạc làm sáng tỏ vấn

đề để thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề trong văn học như:

Trang 12

tác phẩm, tác giả, trào lưu, xu hướng, giai đoạn văn học, chức năng, nhiệm vụcủa văn học.

- Phân loại: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã chia nghị luận văn học thành

ba loại:

+ Loại yêu cầu hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học

+ Loại yêu cầu nắm được một vấn đề văn học sử

+ Loại yêu cầu hiểu được một vấn đề lí luận văn học

Có thể nói cách chia nghị luận văn học thành 3 loại của giáo sư NguyễnĐăng Mạnh có một sự lý giải riêng Trên cơ sở kế thừa quan điểm của giáo sưNguyễn Đăng Mạnh, cơ sở của khung chương trình của Bộ giáo dục đã phânchia trong chương trình sách giáo khoa và theo kinh nghiệm giảng dạy, chúngtôi chia các dạng bài nghị luận văn học như sau:

+ Nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ+ Nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Đặc trưng: Nghị luận văn học là một nhánh lớn của văn nghị luận,

như vậy nghị luận văn học bao hàm những đặc trưng của văn nghị luận

và có những đặc trưng riêng:

+ Tính lập luận chặt chẽ+ Tính thuyết phục cao+ Tính trang trọng, công khai+ Tính truyền cảm

+ Tính cá thể hóa

Trang 13

1.2 Dẫn chứng

1.2.1 Khái niệm dẫn chứng

Xét trong kết cấu đoạn văn, để có sự lập luận sâu sắc cần có hệ thống:luận điểm, luận cứ, luận chứng Về dẫn chứng, đã có nhiều cách định nghĩakhác nhau về dẫn chứng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

Trong công trình nghiên cứu Từ điển Hán Việt, Phan Văn Các đã định

nghĩa luận chứng như sau:

 Nghĩa 1: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận (Luận chứng đầy đủ vàchính xác)

 Nghĩa 2: Sự chứng minh một phán đoán là đúng hay không, dựa trênphán đoán đã biết là đúng (Bản luận chứng)

Trong tài liệu Làm văn 12, Phó Giáo sư Đỗ Ngọc Thống đã định nghĩa:“Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để

thuyết minh cho luận điểm Thực chất của luận chứng, là cách đưa luận

cứ vào quĩ đạo lôgic để tạo thành sức thuyết phục cho luận điểm”

 Từ điển Wiktionary định nghĩa về dẫn chứng:

+ Danh từ: Dẫn chứng là “Cái được đưa ra để chứng minh làm cơ

sở cho điều nói ra, viết ra”

+ Động từ: Dẫn thí dụ, bằng cớ để chứng minh cho điều nói ra,viết ra là đúng, là có cơ sở Dẫn chứng ra nhiều cứ liệu xácthực

Như vậy, dẫn chứng là chứng cớ làm chỗ dựa vững chắc cho lập luận tăng thêm sức chính xác, thuyết phục cho luận cứ, luận điểm trong bài văn nghị luận Luận chứng là cách gọi đầy đủ của dẫn chứng và sự phân tích, bình luận dẫn chứng trong bài văn nghị luận.

1.2.2 Dẫn chứng trong nghị luận văn học

Dẫn chứng trong văn nghị luận văn học là những chứng cứ tạo nên tínhthuyết phục cho bài văn nghị luận văn học Trong bài văn nghị luận nóichung, luận chứng có thể là bằng chứng về số liệu, giấy tờ, bằng chứng…

Trang 14

Trong nghị luận văn học, luận chứng có thể là: câu thơ, đoạn thơ, những nhậnđịnh, đánh giá của các tác giả, nhà lí luận phê bình đối với các tác phẩm văn

xuôi dẫn chứng có thể là: chi tiết, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm) tình tiết, cốt truyện, hình ảnh, không gian, thời gian…

Chúng tôi sẽ phân loại kĩ hơn về dẫn chứng theo từng thể loại văn học.Bởi lẽ, đối với bất kì dạng đề nào, dẫn chứng của HS cũng sẽ trong các loạithể văn học

Trước tiên, dẫn chứng phân theo thể loại văn học:

- Trữ tình: Dẫn chứng có thể là một bài thơ, đoạn thơ, hình ảnh, cấu

tứ, nhịp điệu thơ

- Tự sự: Đối với thể loại tự sự dẫn chứng có thể là nội dung tóm tắt,

nhân vật (xuất thân, ngoại hình, lời nói, hành động, diễn biến tâm lí nhân vật) trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch Những tình tiết

truyện, chi tiết, hình ảnh, không gian, thời gian, diễn biến câuchuyện

- Kịch: Dẫn chứng có thể là xung đột và cách giải quyết xung đột,hành động kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch: Đối thoại, độc thoạibàng thoại

Thứ hai, dẫn chứng theo yêu cầu của đề bài nghị luận văn học: Trongmột bài nghị luận văn học, sẽ có rất nhiều dẫn chứng Dẫn theo công trình

nghiên cứu Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu trung học cơ sở, Giáo sư

Nguyễn Đăng Mạnh và Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống đã phân loại dẫn chứng

thành hai loại: “dẫn chứng bắt buộc” và “dẫn chứng mở rộng”:

Trang 15

Ví dụ đề bài: Nhận định về thơ Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Nổi lên trong thơ Tố Hữu như một thành công tuyệt đẹp là những sáng tác về Bác Hồ kính yêu”

- Dẫn chứng bắt buộc: Các tác phẩm thơ của Tố Hữu viết về chủ tịch

Hồ Chí Minh: Bác ơi, Sáng tháng năm, Theo chân Bác, Cánh chim không mỏi, Hồ Chí Minh, Một khúc ca, Trưa tháng Tư, Sài Gòn…

Có thể là một hoặc hai trong một số các sáng tác của Tố Hữu đề làm

rõ vấn đề những sáng tác thành công về Hồ Chủ tịch kính yêu

- Dẫn chứng mở rộng: Các tác phẩm viết về Bác Hồ của các tác giả khác Có thể là: Bác Hồ - Người cho em tất cả của Hoàng Long, Hoàng Lân, Cháu nhớ Bác Hồ của Thanh Hải (8/1956), Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (1951), Em gặp Bác Hồ của Trần Đăng Khoa, Bộ đội Ông Cụ của Nông Quốc Chấn…Trong quá trình

làm bài, người viết có thể liên hệ một số vần thơ khác về Bác để mởrộng dẫn chứng, tạo độ sâu, độ rộng cho dẫn chứng trong lập luận

Dẫn chứng mở rộng có thể ở nhiều cấp độ Dẫn chứng bắt buộc là một đoạn thơ, một đoạn trích văn xuôi thì dẫn chứng mở rộng có thể là một tác phẩm thơ, một tác phẩm văn xuôi Dẫn chứng bắt buộc là một tác phẩm văn

học này thì dẫn chứng mở rộng có thể là tác phẩm khác của cùng nhà văn

hoặc tác phẩm của nhà văn khác cùng đề tài, giai đoạn văn học Ngoài ra dẫn chứng mở rộng có thể là các nhận định, quan niệm, ý kiến đánh giá của các

nhà văn, nhà phê bình văn học

Chúng ta đã phân loại dẫn chứng trong một bài văn nghị luận, cần đưa ramột nguyên tắc sử dụng Như tên gọi của hai loại dẫn chứng “bắt buộc”- cần

được ưu tiên, chú trọng, tập trung vào dẫn chứng bắt buộc để làm sáng tỏ vấn

đề, mở rộng - để làm sáng tỏ thêm cho dẫn chứng bắt buộc Để có một bài văn đúng cần khai thác tốt dẫn chứng bắt buộc nhưng để có một bài văn hay cần có thêm dẫn chứng mở rộng Như đánh giá của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong Văn bồi dưỡng năng khiếu trung học cơ sở: “Dẫn chứng bắt buộc

Trang 16

cho người đọc thấy bề sâu của người phân tích còn qua dẫn chứng mở rộngthấy được bề rộng trong tầm kiến thức văn của người ấy.” Trong thực tế, sẽ

có một số dạng đề không giới hạn phạm vi đưa dẫn chứng, chính người viếtcần tự đặt ra giới hạn về dẫn chứng văn học

1.3 Phân tích dẫn chứng

1.3.1 Thao tác phân tích dẫn chứng

- Khái niệm : Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xétmột cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũngnhư bên ngoài của chúng

- Mục đích : Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mốiquan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng)

- Yêu cầu:

o Xác định vấn đề phân tích

o Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ

o Khái quát tổng hợp, phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp Đó

là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận

- Cách phân tích:

o Các yếu tố, các phương tiện nội bộ tạo nên đối tượng và quan hệgiữa chúng với nhau

o Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan:

 Nguyên nhân – kết quả

 Kết quả– nguyên nhân

o Thái độ, sự đánh giá của người phân tích đối với đối tượng được

Trang 17

trong quá trình làm văn, không thể tách rời các thao tác một cách rõ ràng.Như khi phân tích một dẫn chứng không chỉ đơn thuần dùng một thao tác lậpluận phân tích mà song song đó người viết cần sử dụng thao tác bình luận, sosánh để đào sâu trong việc khai thác dẫn chứng

Người viết phân tích dẫn chứng cần chia, tách đối tượng thành các yếu

tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đốitượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng có liênquan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng được phân tích )

Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệtlưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thốngnhất

Khi đã chia nhỏ vấn đề để làm rõ, người viết có thể sử dụng thao tác sosánh để làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đốitượng khác So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinhđộng và có sức thuyết phục Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng mộtbình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy sự giống nhau và khácnhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết/nói

Việc so sánh các đối tượng để làm bật lên đối tượng cần phân tích.Thêm nữa người viết cần sử dụng thao bình luận nhằm đề xuất và thuyết phụcngười nghe, người đọc tán đồng với nhận xét, ý kiến, đánh giá, quan điểm,bàn luận của mình về một hiện tượng trong văn học nghệ thuật

1.3.2 Vai trò của việc phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học

Trong bài nghị luận văn học dẫn chứng chiếm một vị trí rất quan trọng bởi

lẽ, ông bà ta có câu: “Nói có mách, sách có chứng” quả nhiên như thế Thứnhất chúng ta điểm qua vị trí của dẫn chứng trong bài văn nghị luận Xéttrong lập luận, một bài văn được cấu tạo có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.Trong đó phần thân bài được cấu tạo từ nhiều đoạn văn Mỗi đoạn văn có mộtcấu trúc riêng, bỏ qua phần chuyển đoạn để tạo nên tính mạch lạc, tính liên

Trang 18

kết cho bài văn, chúng tôi xét trong hệ thống lập luận gồm: luận điểm, luận

cứ, luận chứng Trong cấu trúc của một đoạn văn, có nhiều cách triển khainhư sau: tổng - phân - hợp, quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích, nêu phản

đề, so sánh, phân tích nhân quả, vấn đáp Ứng với mỗi kiểu kết cấu đoạn vănkhác nhau mà dẫn chứng sẽ được đặt ở một vị trí khác nhau Trong giới hạncủa đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào kiểu kết cấu phổ biến và có tính ứngdụng cao nhất: tổng - phân - hợp Xét trong cấu trúc của kết cấu tổng - phân -hợp, thông thường dẫn chứng được đặt ở vị trí giữa hoặc gần cuối đoạn văn.Thứ hai, vị trí – đánh giá một vị trí xứng đáng, tức ý nghĩa của dẫn chứngtrong đoạn văn và bài văn nghị luận văn học Có thể đánh giá luận chứng nhưmột mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh – đoạn văn Chúng tôi đánh giá caovai trò của dẫn chứng bởi lẽ, khi người viết phân tích đề triển khai ý để hìnhthành hệ thống luận điểm Vì một số lý do, đôi khi trong quá trình giảng dạytrên lớp thầy cô đã cung cấp các ý chính, những ý đó có thể trở thành các luậnđiểm Tuy nhiên khó khăn là cách lập luận, đưa ra những luận cứ, luận chứngnhư thế nào để phù hợp? Trong khi đó dẫn chứng là cơ sở để tái hiện cho luậnđiểm và minh chứng cho những gì người viết đã trình bày trước

Minh chứng xác thực – tạo nên tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn nghị luận là thuyết phụcngười đọc, người nghe Có như thế mới thấy dẫn chứng giữ một vị trí thenchốt, là một tiêu chí đánh giá, để xác minh tính chính xác của lập luận màngười viết đưa ra Luận cứ của lập luận phải chân thực, xác đáng và toàn diện.Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ: Luận điểm

Trang 19

sắc cần có một sự sắp xếp “có ý đồ” Sự sắp xếp “có ý đồ” đó không phải bất

kì một học sinh nào cũng làm được khi làm bài văn nghị luận văn học Tìmđược dẫn chứng đã là một bước khó nhưng hệ thống và sắp xếp lại là quantrọng Nhưng quan trọng hơn là cách viết, bàn luận dẫn chứng ấy như thế nào

để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận một cách thuyết phục Từ đó, qua việc hìnhthành hệ thống dẫn chứng một cách lôgic, khoa học bàn luận dẫn chứng mộtcách sâu sắc là một tiêu chí để giáo viên đánh giá năng lực học sinh trong viếtvăn, và đó cũng là điều kiện cần của học sinh chọn, học sinh giỏi môn Văncần trang bị cho mình

Ngoài việc tạo nên tính chính xác, tính thuyết phục cho bài văn nghị luậnvăn học Dẫn chứng còn tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn cho bài văn nghịluận Việc chọn lọc được dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, đa dạng tạo nên sựphong phú, đa dạng tạo điểm nhấn, tính thẩm mĩ cho bài văn nghị luận củahọc sinh

Điểm qua vị trí, vai trò của dẫn chứng trong bài nghị luận văn học đểchúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về dẫn chứng Dẫn chứng không đơnthuần là sự nhớ và chép lại một hai câu thơ hay một tình tiết truyện mà nó cònthể hiện tư duy lôgic, kiến thức, kĩ năng trong lập luận văn nghị luận văn học.Dẫn chứng còn là một tiêu chí để phân định, đánh giá năng lực của học sinhgiỏi văn

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ĐƯA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

2.1 Chọn dẫn chứng chưa chính xác

Đưa dẫn chứng chưa chính xác là một trong những thực trạng cần nóiđến đầu tiên Vì một số lí do như: chưa hiểu được nội dung nghị luận, chưathuộc dẫn chứng, chưa nắm vững kiến thức về văn học sử cho nên học sinhthường đưa dẫn chứng chưa chính xác

Đưa dẫn chứng chưa phù hợp với vấn đề nghị luận là một trong nhữngthực trạng khá phổ biến Với một số đề phân tích về một đoạn thơ, một bàithơ hay một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi ít có việc chọn sai dẫn chứng

vì dẫn chứng được giới hạn khá rõ trong đề bài Tuy nhiên, đối với một số họcsinh, mở rộng bình luận so sánh với các tác phẩm khác, đôi khi đưa dẫnchứng vào một cách chưa chuẩn xác

Việc đưa dẫn chứng chưa sát với vấn đề nghị luận là lỗi cơ bản thườnggặp ở các dạng đề mở, khái quát, giai đoạn văn học, lí luận văn học Các dạng

đề này khó hơn dạng đề nghị luận về một tác phẩm cụ thể Với dạng đề này,đòi hỏi năng lực của học sinh nhìn nhận ra được vấn đề trong đề bài đặt ra, từ

đó đưa hệ thống luận điểm và luận cứ, luận chứng Tuy nhiên, không phải họcsinh nào cũng đủ năng lực để phân tích đề và triển khai ý tốt Từ việc chưahiểu đúng vấn đề thành ra “tán hươu tán vượn” dẫn đến chọn dẫn chứng saitrong bài nghị luận văn học

Trang 21

Ví dụ: Bài kiểm tra chọn HSG Văn, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, 2018

Đề bài: Cuộc đời đầy những nỗi buồn vì thế phải chăng thiên chức của nhàvăn là lắng nghe và làm vơi đi nỗi buồn của con người?

Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi trên.Đối với đề bài này, học sinh cần làm sáng tỏ vấn đề lắng nghe nỗi buồngì? Vì sao nhà văn lại làm vơi đi nỗi buồn Nhưng học sinh lại hiểu vấn đề

Trang 22

nghị luận thành tinh thần lạc quan trong các tác phẩm văn học yêu nước Nhưthế từ việc chưa hiểu rõ vấn đề nghị luận dẫn đến chọn sai dẫn chứng trongbài văn nghị luận văn học.

Một số học sinh bị sai kiến thức cơ bản dẫn đến đưa dẫn chứng sai: Lỗikiến thức về “văn học sử” Đây cũng là một thực trạng của học sinh, đơn vịbài học khái quát lịch sử văn học ở các giai đoạn là rất quan trọng nhưng vì

HS thường học “cưỡi ngựa xem hoa” dẫn đến việc chưa có kiến thức tốt vềlịch sử văn học, các giai đoạn, các trào lưu Song song đó có trường hợp các

em nhớ được các giai đoạn văn học trong tiến trình lịch sử văn học nhưngkhông hiểu được nguồn gốc, xu hướng văn học, nhầm lẫn thời kì sáng tác vàcác tác phẩm của tác giả Hoặc sai kiến thức về hoàn cảnh ra đời của tácphẩm Chính vì những lỗi sai kiến thức cơ bản trên mà đưa dẫn chứng sai vớiyêu cầu của đề

Ví dụ đối với các dạng đề không phải là nghị luận về một tác phẩm thơ,một đoạn thơ mà là một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, hoặc từ một nhận định

về một tác phẩm bất kì Như vậy, trong giai đoạn phân tích đề phải có sự chọnlọc dẫn chứng để phù hợp với đề Tuy nhiên một số học sinh vẫn thực hiệnphân tích toàn bộ bài thơ hoặc một đoạn thơ chưa làm rõ được nội dung nghịluận đã cho

Trang 23

( Bài kiểm tra học kì 2, lớp 10 Chuyên, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha)

Về tác phẩm văn xuôi, tình trạng học sinh lười đọc sách là một thựctrạng đáng báo động trong nhà trường phổ thông hiện nay Vì HS không đọctác phẩm, dẫn đến các em không năm được chi tiết, sự kiện, nhân vật, cốttruyện lẫn lộn giữa tác phẩm này và tác phẩm khác

Một thực trạng vẫn đang tồn tại, thông thường đối với học sinh giỏimôn Ngữ văn Các em chưa hiểu rõ được các thuật ngữ văn học, lí luận vănhọc nên đưa dẫn chứng chưa chuẩn xác Bởi lẽ để là một học sinh giỏi mônNgữ văn không chỉ dừng ở phân tích tác phẩm, cảm nhận, bình giảng mà còn

ở hướng nghiên cứu về lí luận văn học Đây là một kiến thức có thể gọi là mới

Trang 24

đối với các em, cũng chính vì vậy mà việc hiểu và vận dụng kiến thức lí luậnmột các thuần thục vẫn là một vấn đề trăn trở

2.2 Chọn dẫn chứng chưa chọn lọc

Một trong những thực trạng nữa là đưa dẫn chứng thiếu chọn lọc: quánhiều, quá ít Vấn đề đối với một số học sinh có ít kiến thức về các tác phẩmvăn học, trong bài nghị luận dẫn chứng của các em thường nghèo nàn, mộthoặc một vài dẫn chứng Điều này dẫn đến dẫn chứng chưa đủ để làm sáng tỏluận điểm Đối lập với vấn đề đưa quá ít dẫn chứng là tình trạng “ham kiếnthức” học sinh đưa ra quá nhiều dẫn chứng trong một luận điểm Trong mộtbài nghị luận văn học sẽ có một hệ thống luận điểm Việc học sinh đưa quánhiều dẫn chứng cho một luận điểm dẫn đến bài văn khá dài, loãng ý vàkhông để lại ấn tượng nếu các dẫn chứng cứ “nhạt” và đều đều nhau Đôi khiviệc đưa quá nhiều dẫn chứng sẽ dẫn đến tình trạng học sinh liệt kê dẫn chứngnhưng chưa làm rõ được ý nghĩa của các dẫn chứng mà mình đã đưa vào bàivăn nghị luận

Ví dụ khi đề bài yêu cầu phân tích một nhân vật trong tác phẩm vănxuôi, người viết cần chọn lọc những chi tiết, tình tiết quan trọng để làm nổibật: tính cách, vẻ đẹp, ý nghĩa của nhân vật, đặt nhân vật trong mối quan hệvới các nhân vật khác Khi phân tích cần hệ thống ý, thì học sinh lại sa vào kểlại câu chuyện:

Trang 25

(Bài kiểm tra chọn HSG Văn, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, 2018)

Nếu đúng theo đặc trưng của thể loại văn xuôi, khi phân tích nhân vậtcần phân tích theo một số đặc điểm sau: nguồn gốc xuất thân, ngoại hình, lờinói, hành động, suy nghĩ nội tâm thì các em lại nghị luận bằng con đường kể

Trang 26

lại diễn biến câu chuyện sau đó rút ra được nhưng điểm nổi bật của nhân vật.

Một ví dụ khác khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán

sự đền Tản Viên cần triển khai đề theo các ý chính, Ngô Tử Văn là một người

dũng cảm, cương trực, khẳng khái và quyết tâm đem lại công bằng lẽ phải Từluận điểm ấy, học sinh cần chọn lọc một số lời nói, hành động và đặt Ngô TửVăn trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm: người dân tronglàng, hồn ma Vương bách hộ họ Thôi, Thổ Công và Diêm Vương từ đó làm

rõ những tính cách của Ngô Tử Văn thì các em lại kể lại từ diễn biến từ đầutác phẩm tác giả giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn sau đó đến việc Ngô Tử Văn

đã đối diện với hồn ma Vương bách hộ họ Thôi, Diêm Vương từ đó cho thấyđược Ngô Tử Văn là một người rất dũng cảm, cương trực và rút ra bài họccho bản thân Việc kể lại diễn biến câu chuyện và nêu bài học rất giống mẫu

kể các câu chuyện cổ tích bà vẫn thường hay kể Đó không phải một cách đưadẫn chứng đúng trong bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi

Một trong những thực trạng của việc đưa dẫn chứng trong bài văn nghịluận văn học tiếp theo là đưa dẫn chứng nghèo nàn Người viết mắc các lỗiđưa dẫn chứng ở trên nằm ở khâu phân tích đề, thiếu thao tác phân tích thìviệc đưa dẫn chứng khá phù hợp, có phân tích dẫn chứng nhưng các dẫnchứng dường như đã trở thành kinh điển trong bài nghị luận văn học Ví dụkhi đề bài về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến chắc chắn hai dẫn

chứng sẽ được xuất hiện với tần suất rất cao: Vũ Nương – Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) và Thúy Kiều – Truyện Kiều (Nguyễn Du).

Nếu nội dung nghị luận về số phận của người nông dân trước cách mạng

Trang 27

về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám làm sao có thể thiếu vắngnhân vật Chí Phèo Nhưng học sinh không được mặc định là chỉ bấy nhiêudẫn chứng ấy là đủ Và hình thành một thói quen có một môtip dẫn chứng chomột nhóm bài nghị luận văn học Học sinh cần có sự cầu tiến, siêng năng đọcsách để tích lũy một kho tàng dẫn chứng từ các tác phẩm huy động kiến thứckhi cần trong lúc hành văn.

2.3 Sắp xếp dẫn chứng chưa theo trình tự hợp lý

Trong bài văn nghị luận văn học ở một số học sinh chưa có sự sắp xếp dẫnchứng theo một thứ tự hợp lý Vấn đề của học sinh là chưa nắm kĩ được cácgiai đoạn văn học nên khi đưa dẫn chứng, các em đưa một cách ngẫu nhiên

Ví dụ để làm sáng tỏ cho một vấn đề, các em chọn một dẫn chứng của giaiđoạn văn học trung đại, một dẫn chứng của giai đoạn văn học hiện đại nhưnglại đưa dẫn chứng thuộc tác phẩm văn học hiện đại trước tác phẩm văn họctrung đại

Trang 29

Trong quá tình sắp xếp dẫn chứng học sinh chưa nhận định đúng về dẫnchứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng HS thường đưa dẫn chứng theo quántính trong quá trình làm bài không theo một ý đồ sắp xếp Đôi lúc học sinhđưa hai dẫn chứng cho một luận điểm nhưng đưa dẫn chứng “nhạt” ở trên vàdẫn chứng “đậm” ở phía sau Điều đó, dẫn đến vấn đề không thể tạo đượcđiểm nhấn, độ sâu cho bài nghị luận văn học.

kỹ năng ấy chỉ hoàn thiện hơn nếu biết chọn đủ, phân tích làm rõ và chỉ rađược vị trí của dẫn chứng đó trong mối quan hệ với luận điểm và với nội dungnghị luận của bài văn Phân tích một ví dụ để làm rõ thực trạng trên Trongphân tích thơ, học sinh chỉ nêu các luận điểm đã được thầy cô truyền dạy sau

đó các em sẽ chép lại các câu thơ như đang diễn xuôi lại các bài thơ bằng lờicủa mình và ghi lại tiểu kết sau đó tiếp tục nêu ý trích thơ, cứ như thế

Trang 30

(Bài kiểm tra chọn HSG Văn, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha,

2018)

Hoặc khi đi vào phân tích một bài thơ hoặc một đoạn thơ, học sinh sẽviết phần mở bài, vào thân bài với một câu dẫn hoặc luận điểm sau đó chép

Trang 31

nửa vời, các em chỉ sử dụng như một hình thức có viết nhưng chưa làm rõđược vấn đề.

(Bài kiểm tra chọn HSG Văn, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha,

2018)

Trang 32

Đây là một thực trạng vô cùng khó thay đổi vì liên quan đến cách hànhvăn và kĩ năng làm văn của HS HS có sử dụng thao tác phân tích, bình luậndẫn chứng nhưng chưa làm rõ được vấn đề mà yêu cầu đề bài đã đưa ra.

Nếu ở các dạng bài nghị luận về một tác phẩm thơ, một đoạn thơ họcsinh thường liệt kê dẫn chứng, thiếu thao tác phân tích, bình luận dẫn chứng

để làm sáng tỏ luận điểm thì trong các dạng đề nghị luận về một tác phẩm,một đoạn văn xuôi học sinh lại thường rơi vào tình trạng kể lại diễn biến củacâu chuyện Chưa chọn được dẫn chứng phù hợp Có thể nói do học sinh chưanắm rõ được đặc trưng của các thể loại văn học nên các em chưa trang bị đầy

đủ kỹ năng để làm bài nghị luận văn học tốt Chính vì thế mà trong khi nghịluận về tác phẩm văn xuôi thường sẽ cho các dạng đề: tình huống truyện,phân tích/ cảm nhận về nhân vật, một vấn đề đặt ra trong tác phẩm Có thểnói, việc chọn được dẫn chứng đúng và dẫn chứng tốt là một điều khó nhưngbình luận về dẫn chứng còn khó hơn

Như vậy, qua việc điểm qua một số thực trạng về việc đưa dẫn chứngtrong bài văn nghị luận văn học, chúng tôi thấy rằng cần có một giải phápthiết thực để hỗ trợ học sinh đưa dẫn chứng đúng và hay trong bài nghị luậnvăn học

Trang 33

CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

3.1 Nguồn dẫn chứng

Khởi đầu trong việc chọn dẫn chứng là xác định nguồn dẫn chứng Nhưchúng tôi đã đề cập bên trên, dẫn chứng trong văn học là tất cả những gì liênquan đến văn học: tác giả, tác phẩm, xu hướng, nhận định…Phạm vi dẫnchứng vô cùng rộng, học sinh cần hệ thống các nguồn kiến thức để có thể huyđộng kiến thức và chọn dẫn chứng trong quá trình viết văn Có thế huy độngkiến thức để chọn dẫn chứng dựa theo những tiêu chí sau:

- Huy động kiến thức Văn bản văn học:

Kiến thức về văn bản văn học là chất liệu chủ yếu của bài nghị luận vănhọc Ngay cả với một đề bài bàn luận về một vấn đề văn chương hay kháiquát văn học sử thì sự huy động vốn hiểu biết về tác giả và tác phẩm cụ thể làrất cần thiết để chứng minh, minh họa cho lí luận Càng nắm vững kiến thức

về văn bản văn học càng chuẩn bị cho mình tiềm lực mạnh và tạo được thếchủ động khi làm bài

Ở phổ thông trung học, học sinh được trang bị kiến thức văn học trongchương trình bao gồm phần học chính thức và đọc thêm Học sinh cần tậndụng và mở rộng thêm vốn kiến thức này Có khi còn phải tái hiện cả “gia tài”văn học tiếp thu được ở bậc THCS

Học sinh phải suy nghĩ, hình thành hoặc ghi nhớ một cách khái quátnhững nhận định, đánh giá, kết luận tổng quát về các tác giả, tác phẩm cụ thểnhư: những thành công và hạn chế của tác phẩm, ý nghĩa và giá trị của vầnthơ, áng văn, sự kế thừa truyền thống và những đóng góp, cách tân của tácgiả, vị trí của nhà văn trong dòng văn học, hoặc thời kì văn học đó Nhữngkiến thức này có thể thu thập từ nội dung các bài giảng, từ các giáo trình hoặctham khảo những chuyên luận về tác giả, những bài phân tích tác phẩm, đặcbiệt là những bài giới thiệu chung về tác phẩm và tác giả

Trang 34

- Huy động kiến thức Văn học sử:

Việc tích lũy kiến thức văn học sử rất cần thiết đối với HS giỏi Ngữvăn Một bài làm văn có chất lượng không thể chỉ dựa vào kiến thức về cáctác giả văn học cụ thể mà còn phải có kiến thức văn học sử rộng và chắc để cóthể liên hệ so sánh, rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận có tầm khái quát

- Huy động kiến thức Lí luận văn học:

Lí luận văn học là những tri thức chung nhất về quan điểm và phươngpháp sáng tác, phê bình văn học cũng như nghiên cứu lịch sử văn học củanhiều nước, qua nhiều thời đại Việc trang bị mảng kiến thức này là rất cầnthiết để nâng cao trình độ nhận thức và phân tích văn học của HS giỏi Ngữvăn

Việc huy động kiến thức lí luận văn học là rất cần thiết để cho bài vănnghị luận văn chương có tầm khái quát, có cơ sở lí thuyết vững vàng, tránhđược tình trạng miêu tả liệt kê dài dòng, phân tích bình luận tràn lan, cảmtính, thiếu căn cứ khoa học HS giỏi Ngữ văn, do vậy, cần phải có ý thứcthường xuyên vận dụng kiến thức Lí luận văn học vào bài làm Chẳng hạn:

+ Lấy lí luận văn học làm cơ sở, làm yếu tố chỉ đạo sự phân tích, bìnhluận, phê bình văn học (Nghị luận theo hướng diễn dịch)

+ Từ thực tiễn văn học (qua phân tích tác phẩm, trào lưu, xu hướng vănhọc…) rút ra những nhận định, đánh giá khái quát, những kết luận bao quátrồi nâng lên thành những vấn đề có tính chất lí luận

+ Kết hợp việc phân tích tác phẩm và trình bày lí luận văn học (trìnhbày xen kẽ, đan lồng hai mảng kiến thức với nhau)

Trang 35

một nhân vật điển hình, một tư tưởng chủ đề…chúng ta sẽ có điều kiện liên

hệ, so sánh rộng rãi và sâu sắc

- Huy động kiến thức bổ trợ, liên môn:

Phần lớn những đề bài dành cho HS giỏi Ngữ văn bao giờ cũng đòi hỏiphải có sự bao quát, ít khi giới hạn trong một hai tác phẩm Vì vậy, người HSgiỏi Ngữ văn, ngoài việc vận dụng kiến thức tiếp thu được từ việc học các tácphẩm, tác giả trong chương trình cần kết hợp với việc huy động kiến thức bổtrợ, ngoài chương trình, hoặc kiến thức liên môn

- Kiến thức văn học ngoài chương trình:

Kiến thức văn học không tách rời kiến thức của nhiều lĩnh vực khác Vìvậy, khi huy động kiến thức làm bài, bên cạnh tư liệu văn học là chất liệu chủyếu, HS còn phải liên hệ tới nhiều loại tri thức có liên quan, chẳng hạn như:kiến thức ngôn ngữ học, kiến thức lịch sử, chính trị, xã hội…

- Kiến thức lịch sử:

Văn học phản ánh hiện thực, đó là quy luật, là nguyên lí cơ bản của nền

lí luận văn học Kiến thức lịch sử nói lên giá trị phản ánh của các tác phẩmvăn học và mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa văn học với hiện thực Ởchiều ngược lại, khi muốn giải thích một sự kiện văn học (một trào lưu, mộttác giả, một hình tượng, điển hình…) hay phân tích một tác phẩm vănchương, chúng ta lại cần nghiên cứu kĩ bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội,không khí thời đại làm nảy sinh sự kiện văn học ấy hoặc làm nền cho sự rađời của tác phẩm nghiên cứu, từ đó đánh giá mặt thành công cũng như nhữngmặt hạn chế của nó

Như vậy, để chọn được dẫn chứng tốt cho bài nghị luận văn học, họcsinh cần huy động kiến thức để có nguồn dẫn chứng phong phú, đa dạng Từ

đó, người viết có sự chọn lọc dẫn chứng chính xác, làm nổi bật vấn đề nghịluận

Trang 36

3.2 Chọn dẫn chứng chính xác, làm nổi bật vấn đề nghị luận

Bản chất của văn nghị luận là dùng lí lẽ lập luận để thuyết phục Để lậpluận có sức nặng cần có dẫn chứng tốt Một dẫn chứng tốt trước hết phải cụthể, chính xác, phù hợp với luận điểm và làm nổi bật vấn đề nghị luận

Dẫn chứng chính xác cần xác thực - đúng với chi tiết trong tác phẩm

mà người viết chọn dẫn chứng trong bài nghị luận Như đã đề cập ở thựctrạng việc đưa dẫn chứng trong trường THPT hiện nay, việc học sinh ít đọc,lười học thuộc dẫn đến việc không thuộc thơ, chi tiết, tình tiết dẫn đến việc

“tam sao thất bản” nội dung của tác phẩm đã học Đây là một điều tối kị, vìviệc không thuộc nội dung dẫn đến hiểu sai, hiểu chưa đến một vấn đề Chính

vì vậy một yêu cầu tối thiểu là đúng dẫn chứng Đúng dẫn chứng ở đây làđúng nguyên văn câu thơ, đoạn thơ, bài thơ, nhận định, hoặc chi tiết, cốttruyện Đặc biệt, khi làm bài nghị luận các tác phẩm văn học trung đại việcđọc kĩ tác phẩm và chú thích là một điều vô cùng cần thiết để hiểu và thuộcdẫn chứng Bởi lẽ, các sáng tác trong giai đoạn này dùng chữ Hán, chữ Nômrất xa chúng ta và học sinh chỉ được học qua các bản dịch thơ, dịch nghĩa đôi

khi rất dài và khó học thuộc Ví dụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, khi đưa các câu thơ làm dẫn chứng cần hiểu và thuộc ý

nghĩa ngôn từ của từng từ:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngoài rèm thưa, rủ thác đòi phen”

Trong câu thơ trên nếu không đọc kĩ chú thích, học sinh sẽ hiểu nghĩa

Trang 37

hoặc dẫn chứng nội dung bằng cách trích dẫn gián tiếp: dùng lời văn của mìnhtóm tắt nội dung, chi tiết, từ ngữ quan trọng của dẫn chứng từ các tác phẩm.

Dẫn chứng chính xác, sáng rõ là một dẫn chứng triển khai được lí lẽ lậpluận, dẫn chứng góp phần cụ thể hơn cho những lí lẽ mà người viết đưa ra Ví

dụ khi nghị luận về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Không

thể đưa dẫn chứng là tên tác phẩm Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm hoặc tên các nhân vật cụ thể Thúy

Kiều, Vũ Nương hay tên gọi chung của một tầng lớp, một nhóm người: cung

nữ, người chinh phụ Bởi lẽ tên tác phẩm hay tên nhân vật chưa đủ để làm dẫnchứng cho số phận của người phụ nữ Đó là một trong những dẫn chứng rất

mơ hồ, không thể làm rõ được vấn đề nghị luận Dẫn chứng chính xác, làmnổi bật vấn đề nghị luận phải là diễn biến trong tác phẩm, chính cuộc đời củamỗi nhân vật ấy đã trải qua những biến cố, những khổ đau nào mới là sáng tỏđược vấn đề nghị luận về số phận

Vấn đề sẽ được làm sáng tỏ nếu dẫn chứng được lựa chọn một cáchchính xác vào trọng tâm vấn đề Ví dụ về số phận đáng thương của người phụ

nữ trong xã hội phong kiến sẽ cụ thể hơn khi người viết đi vào một nhân vật,một đoạn trích để làm bật lên những bất hạnh, những trái ngang mà người phụ

nữ phải gánh chịu Như bao nhiêu số phận đáng thương của người phụ nữ khichồng lên đường ra chiến trận, những người vợ phải sống trong cảnh cô lẻ

phòng không Người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

của Đặng Trần Côn là một trong những cánh hoa đáng thương ấy Nàng phảisống trong nỗi cô đơn, nỗi buồn bi thiết:

“ Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Trang 38

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi Buồn rầu nói chẳng lên lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Nỗi buồn mà người chinh phụ chôn giấu trong lòng không biết tỏ cùng

ai, nàng đành tìm đến vạn vật xung quanh nhưng “đèn” vật vô tri vô giác làmsao thấu nỗi đau đớn, nỗi sầu dằng dặc trong cõi lòng của nàng

Hay chi tiết hàng loạt hành động gượng của người chinh phụ để mong

vơi được nỗi sầu:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Những người phụ nữ tư dung tốt đẹp đức hạnh, làm trọn nghĩa vụ củamột người phụ nữ trong xã hội phong kiến: tam tòng tứ đức, công dung ngôn

Trang 39

trong gia đình, xã hội, không thể tự định đoạt được hạnh phúc cho cuộc đờimình?

Như vậy, một trong những tiêu chí dẫn chứng cho bài nghị luận vănhọc là chính xác, làm nổi bật vấn đề nghị luận Dẫn chứng chính xác sẽ tạonên tính thuyết phục cho lập luận của người viết

3.3 Chọn dẫn chứng tiêu biểu

Trong khi tạo lập văn bản nghị luận văn học, chọn được dẫn chứng phùhợp là một điều kiện cần của học sinh giỏi văn, tuy nhiên điều kiện đủ là dẫnchứng ấy cần đạt đến độ tiêu biểu Dẫn chứng tiêu biểu là dẫn chứng hay, độcđáo có sức nặng trong bài văn nghị luận Có thể đề xuất một số phương diện

để nhận ra dẫn chứng tiêu biểu như sau:

Tiêu biểu xét trong góc độ một tác phẩm Học sinh cần hiểu, nắm đượcnhững kiến thức trọng tâm của tác phẩm văn học Hơn nữa, học sinh giỏi ngữvăn cần có tư duy chọn lọc được những dẫn chứng tiêu biểu cho bài văn củamình từ các tác phẩm Tác phẩm văn học có thể chia thành hai mảng lớn: thơ

và văn xuôi Đầu tiên, chúng tôi điểm qua về thơ, bài thơ là một chỉnh thểđược cấu trúc từ nhiều câu thơ Các câu thơ trong bài thơ đều có nghĩa, cómột vị trí nhất định trong cấu trúc của bài thơ Tuy nhiên sẽ có những câu thơchất chứa được những điềm tâm đắc của tác giả - nó là phần linh hồn của tácphẩm Cũng như một bản nhạc, sẽ có màn dạo đầu, những âm điệu du dương

và sẽ có đoạn điệp khúc – cao trào của cảm xúc, của bản nhạc Văn chươngcũng thế, nếu âm nhạc có sự rộn ràng, da diết của âm thanh làm cảm xúc caotrào thì trong văn chương nó là mạch sóng ngầm, cũng dữ dội cũng da diếtnhưng là nằm ở sự cảm nhận tinh tế của độc giả Ví dụ khi nghị luận về quan

Trang 40

niệm mới mẻ về thời gian trong thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng Trong

bài thơ có cả một đoạn thơ về triết lý về thời gian :

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

[ ]

Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Xuân Diệu nêu lên triết

lý như một mệnh đề

Tác giả dùng thủ phápđối lập giữa cái hữuhạn và vô hạn, để cảmnhận được sự trôi quanhanh chóng của thờigian

Ngày đăng: 09/03/2020, 11:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w