ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊNHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNGKIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ NHẰM RÈN LUYỆNNĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán họcMã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH THANH HẢI
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – t p : / / l r c tnu.edu.vnht
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các kết quả trình bày trong luận văn này là khôngbị trùng lặp với các luận văn trước đây Nguồn tài liệu sử dụng cho việc hoànthành luận văn là các nguồn tài liệu mở Các thông tin, tài liệu trong luận vănnày đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Lê Thị Hà Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thànhvà sâu sắc nhất đến PGS.TS Trịnh Thanh Hải, người đã nhiệt tình và tận tâmchỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ bộ mônphương pháp giảng dạy môn Toán của Khoa Toán và các thầy cô đã hết lòngdạy bảo lớp K25 chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đạihọc, Khoa Toán của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổToán, các em HS khối 10, 11 trường THPT Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các anh chị là học viênnhóm chuyên ngành Phương pháp giảng dạy đã luôn động viên khích lệ, giúpđỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Do khả năng và thời gian có hạn, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bảnLuận văn này chắc chắn không tránh khỏi sai sót Tôi rất mong tiếp tục nhậnđược sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Lê Thị Hà Phương
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – t p : / / l r c tnu.edu.vnht
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Những đóng góp của luận văn 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Hệ thống hóa một số vấn đề về năng lực vận dụng kiến thức toán họcvào cuộc sống của học sinh THPT 5
1.1.1 Thực tiễn cuộc sống với Toán học 5
1.1.2 Quan niệm về năng lực vận dụng toán học 8
1.1.3 Quan niệm về năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống 11
1.2 Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục theo định hướng pháttriển năng lực 18
1.3 Những quan điểm về vấn đề xây dựng hệ thống bài toán có nội dungthực tiễn 20
1.4 Mục đích, yêu cầu của việc phát triển cho học sinh năng lực vậndụng Toán học vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong khi họcchủ đề xác suất thống kê 21
Trang 61.5 Cơ hội phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạyhọc chủ đề XSTK 221.6 Thực trạng việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực
tiễn cuộc sống trong quá trình dạy học nội dung XSTK ở THPT 23
1.7 Kết luận chương 1 32
Chương 2: DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XSTK THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH THPT 332.1 Chuẩn kiến thức kỹ năng nội dung chủ đề: “Xác suất thống kê” 332.2 Nguyên tắc cho việc xây dựng các biện pháp rèn luyện năng lực vận
dụng toán học vào cuộc sống cho học sinh thông qua dạy học chủđề XSTK 362.2.1 Đảm bảo tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của việc dạy và
học Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức XSTKvào cuộc sống cho học sinh trung học phổ thông 362.2.2 Đảm bảo bám sát nội dung chương trình 382.2.3 Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, giúp học sinh nắm vững tri
thức và có kỹ năng cơ bản trong chủ đề XSTK 382.3 Một số biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào cuộc
sống trong dạy học XSTK cho học sinh THPT 392.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập, tình huống có chứa các
yếu tố thực tiễn 392.3.2 Biện pháp 2: Chú trọng việc gợi động cơ mở đầu 532.3.3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động để giải các bài tập XSTK có nội
dung thực tiễn 612.3.4 Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh đề xuất các bài tập có yếu tố
thực tiễn 68
Trang 73.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 83
3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 83
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắtViết đầy đủ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp điều tra khảo sát thực trạng rèn luyện năng lực vận dụngkiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống trong quá trình dạyhọc nội dung XSTK cho học sinh THPT (đối với HS) 29Bảng 2.1 Các yêu cầu bài tập phần thống kê trong SGK môn Toán nâng cao
lớp 10 35Bảng 2.2 Các yêu cầu bài tập phần xác suất trong SGK môn Toán nâng cao
lớp 10 36Bảng 2.3 Bảng tần số 77Bảng 3.1 Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 45 phút Lớp thực
nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) 89Bảng 3.2 Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 45 phút 89Bảng 3.3 Bảng phân bố kết quả của nhóm đối tượng HS trước và sau thực nghiệm 90
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1 Quá trình vận dụng toán học vào thực tiễn 15
Hình 1.1 Biểu đồ vấn đề GV chú trọng sau khi giúp HS giải quyết xong cácbài toán XSTK 25
Hình 1.2 Biểu đồ mức độ lưu ý học sinh thực hiện trình tự giải một bài toán thựctiễn (xây dựng mô hình toán học, giải bài toán, kết luận kết quả)
26Hình 1.3 Biểu đồ mức độ hứng thú của HS khi tổ chức các hoạt động ngoạikhóa, các chủ đề tự chọn của phần kiến thức XSTK 26
Hình 1.4 Biểu đồ những biểu hiện của HS thể hiện năng lực vận dụng kiếnthức TH vào thực tiễn cuộc sống 27
Hình 1.5 Biểu đồ những khó khăn gây cản trở GV dạy theo định hướng tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 28
Hình 2.1 Đồ thị thể hiện thời điểm và vận tốc của Lan 42
Hình 2.2 Biểu đồ số HS của các lớp ở một trường THPT năm học 2011-2012 43
Hình 2.3 Biểu đồ giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012 43
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu năm 2008 44
Hình 2.5 Biểu đồ dân số trung bình của Việt Nam qua một số mốc thời gian 44
Hình 2.6 Biểu đồ sản lượng trà sữa bán được trong 6 tháng đầu năm 45
Hình 2.7: Đồ thị thể hiện thời điểm và vận tốc của Lan 62
Hình 3.1 Biểu đồ giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012 88
Hình 3.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu năm 2008 88
Trang 111 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Nguyên lý giáo dục đã chỉ rõ: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp vớilao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp vớigiáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Nhưng thực tế dạy học, chúng ta đã quáchú trọng đến lí thuyết, tiếp cận tri thức theo con đường tiếp cận dựa vào nộidung Chủ yếu cách tiếp cận này dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của mộtkhoa học bộ môn nên thường có tính “hàn lâm”, mang nặng lý thuyết và tính hệthống, nhất là khi người dạy thường ít chú ý đến tiềm năng, các giai đoạn pháttriển, hứng thú, nhu cầu và điều kiện của người học.
Trong thế kỉ 21, xã hội phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng, cùngnhững biến đổi liên tục, khôn lường Việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ để có thể đốimặt và đứng vững trước các thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngàycàng trở nên quan trọng, được các nước chú trọng và quan tâm đầu tư hơn bao giờhết.
Trong đời sống thực tế, rất nhiều những vấn đề quan trọng thuộc về nhữngbài toán của lí thuyết xác suất Xác suất gắn bó và liên hệ mật thiết với khoa họcthống kê Về phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày và diễn dịch dữ liệu Vìthế XSTK đóng một vị trí quan trọng trong nhiều ngành khoa học như: sinh học,kinh tế, nông nghiệp, y khoa, Do vậy, các kiến thức về XSTK đã được đưa vàochương trình môn toán ở trường THPT Các tri thức về khoa học thống kê cũngnhư xác suất đã được ứng dụng một cách rộng rãi Cho tới thời điểm hiện tại, cáctri thức XSTK được trình bày trong chương trình THPT một cách có hệ thống.Cụ thể là thống kê toán học được trình bày trong Chương V (Đại số 10); xác suấtđược trình bày trong Chương 2 (Đại số và Giải tích 11) Như vậy XSTK là mộtmôn học gắn liền với thực tiễn và cần phải ứng dụng vào để xử lý các vấn đề màthực tiễn đòi hỏi XSTK có thể giúp người học phát triển năng lực vận dụng kiếnthức toán học vào cuộc sống, là một trong những thành tố giúp người học đápứng các yêu cầu trong thực tiễn nghề nghiệp sau này.
Hiện nay, khi giảng dạy toán học tại các trường THPT, giáo viên thườngthiên về giảng dạy toán học thuần túy lý thuyết mà ít quan tâm đến ứng dụng của
Trang 12nó Việc giảng dạy chú trọng nhiều đến lý thuyết trừu tượng chưa cung cấp cáchtiếp cận cho các mô hình thực tế đa dạng, chưa có những biện pháp sư phạm phùhợp với đối tượng học sinh, học sinh chưa làm chủ các kiến thức để có thể sửdụng chúng trong cuộc sống, học sinh thấy kiến thức lý thuyết trong nhàtrường xa vời với thực tế hàng ngày XSTK cũng là một nội dung kiến thức màhọc sinh học xong ít hiểu hết được về những ứng dụng của nó Để giúp học sinhhiểu rõ những ứng dụng của phần kiến thức này, giáo viên cần đưa ra nhiều bàitoán gắn với thực tế cuộc sống, vận dụng kiến thức XSTK để giải quyết Đồngthời bước đầu giúp học sinh hình dung được ứng dụng của xác suất thống kêtrong các ngành khoa học của thực tiễn, củng cố kiến thức xác suất thống kêthông qua các bài toán trong thực tế cuộc sống Sản phẩm của giáo dục đại họclà đào tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội, những người lao động tạo phát triểntoàn toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năngđáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa -hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa lànhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì sự nghiệp giáo dục cần được đổi mới.Không chỉ những thay đổi về nội dung mà cần cả những đổi mới căn bản về tưduy giáo dục, phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học chủ đềXSTK là một yếu tố quan trọng Bởi vì XSTK có mối liên hệ mật thiết với thựctế và mang ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của khoa học,công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, chính là sự thúc đẩy mạnh mẽcác quá trình tự động hóa sản xuất, trở thành công cụ thiết yếu cho mọi ngànhkhoa học và được coi là chìa khóa của sự phát triển.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu là: “DẠYHỌC CHỦ ĐỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ NHẰM RÈN LUYỆN NĂNGLỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINHTRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển năng lực vậndụng Toán học vào cuộc sống, đề xuất một số biện pháp dạy học chủ đề XSTKcho học sinh lớp 10, 11 THPT theo hướng phát triển năng lực vận dụng Toánhọc vào cuộc sống cho học sinh.
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học nội dung XSTK ở trường THPT.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Dạy học chủ đề XSTK cho học sinh lớp 10, 11
THPT theo hướng phát triển năng lực vận dụng Toán học vào cuộc sống cho học sinh.
3.3 Phạm vi nghiên cứu: Dạy học chủ đề XSTK cho học sinh lớp 10, 11 THPT.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp sư phạm dạy học XSTK theo hướng pháttriển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn và sử dụng các biện pháp nàymột cách hợp lí thì sẽ nâng cao kết quả học tập XSTK qua đó góp phần pháttriển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống cho học sinh lớp 10, 11 THPT.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ giải đáp những vấn đề sau:
- Làm rõ vai trò và ý nghĩa của việc phát triển vận dụng Toán học vào thựctiễn cuộc cho học sinh trong chủ đề XSTK.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng việc vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộcsống của học sinh trong dạy học chủ đề XSTK hiện nay ở các trường phổ thông.
- Đề xuất một số biện pháp theo hướng phát triển năng lực vận dụng Toánhọc vào thực tiễn cuộc sống cho học sinh thông qua dạy học chủ đề XSTK.
- Thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của việc đềxuất các biện pháp nêu trên.
Trang 146 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn.
6.2 Phương pháp điều tra - quan sát
Nghiên cứu thực trạng dạy và học nội dung XSTK tại một số trường THPTthông qua các hình thức sử dụng phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn trực tiếpGV ở trường THPT.
6.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Quan sát và phỏng vấn trực tiếp HS.6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm tại trường
để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các nội dung nghiên cứu đã được đề xuất.
7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Những đóng góp về mặt lý luận
Đề xuất được một số biện pháp sư phạm có tính khả thi để nâng cao kết quảhọc tập, qua đó góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vàothực tiễn cho HS thông qua dạy học chủ đề XSTK ở trường THPT.
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Dạy học chủ đề XSTK theo hướng rèn luyện năng lực vận dụng
toán học vào cuộc sống cho học sinh THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Hệ thống hóa một số vấn đề về năng lực vận dụng kiến thức toán họcvào cuộc sống của học sinh THPT
1.1.1 Thực tiễn cuộc sống với Toán học
* Cuộc sống là gì?
- Theo Từ điển Tiếng Việt, “cuộc sống” là tổng thể nói chung những hoạtđộng trong đời sống của một con người hay một xã hội “Cuộc sống” được hiểulà trạng thái của những điều thực sự tồn tại, chứ không phải là có thể xuất hiệnhay tưởng tượng, nó là đời sống thực của một con người hay một xã hội bao gồmtất cả các hoạt động đời sống thường ngày của con người như sinh hoạt, laođộng, học tập, nghiên cứu,
Thực tiễn cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng chúng đặt ra cho conngười những vô vàn câu hỏi mà ở mỗi thời kì thì kiến thức toán học chưa chophép giải quyết ngay được Từ đó sinh ra mâu thuẫn giữa thực tiễn cuộc sống vàlý luận toán học, chính nó thúc đẩy sự phát triển toán học để giải quyết nhữngvấn đề của cuộc sống Chẳng hạn như: nhu cầu nghiên cứu đỏ đen trong canhbạc đã làm nảy sinh bộ môn xác suất Từ việc biết đếm, bắt đầu con người hìnhthành những khái niệm đầu tiên về số tự nhiên, về bốn phép tính số học Nhữngkiến thức ban đầu về hình học nảy sinh từ nhu cầu về đo đạc diện tích và thể
Trang 16tích Toán học đã bắt đầu phát sinh từ giai đoạn này Chỉ nhờ vào kiến thức rờirạc và kinh nghiệm thực tế mà con người đã dần hệ thống hóa và từ đó Toán họcđược xây dựng thành một khoa học suy diễn.
Toán học là kết quả của sự trừu tượng hóa những đối tượng vật chất khácnhau Toán học và thực tiễn cuộc sống có quan hệ mật thiết với nhau, hàng loạtsự vật, hiện tượng với những mối quan hệ có tính quy luật, đó là những thứ conngười chưa biết, cần phải khám phá và giải quyết.
Trong các sách giáo khoa môn Toán ở trường THPT hiện hành (xuất bảnnăm 2007) đã có những đổi mới theo hướng liên hệ với thực tiễn cuộc sống sovới bộ sách giáo khoa trước đây Nhiều bài học trong sách giáo khoa đã đưa nộidung có liên quan tới thực tiễn cuộc sống giúp học sinh nhận thấy thực tiễn cuộcsống và toán học có một mối liên hệ vô cùng mật thiết.
Chẳng hạn như, trong chương trình toán THCS, các tiết thực hành được đưavào dù chưa phải là nhiều, nhưng cũng đã thể hiện được sự cần thiết giữa toánhọc với thực tiễn cuộc sống, có 8 tiết được phân phối như sau:
Toán 6: Thực hành: Trồng cây thẳng hàng (1 tiết)Thực hành: Đo góc trên mặt đất (1 tiết)
Toán 7: Thực hành ngoài trời (2 tiết)
Toán 8: Thực hành (đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó cómột điểm không thể tới được; đo chiều cao một vật) (2 tiết)
Toán 9: Thực hành ngoài trời, ứng dụng thực tế các tỷ số lượng giác củagóc nhọn (2 tiết)
Học sinh được vận dụng các kiến thức toán học đã học vào trong các tiếtthực hành, biết được ứng dụng của toán học trong thực tiễn cuộc sống từ đó rènluyện các năng lực như năng lực sử dụng các công cụ đo, năng lực tính toán,năng lực hợp tác, Từ đó học sinh sẽ thấy được ý nghĩa thật sự của toán học vớithực tiễn cuộc sống.
Trang 17Như vậy ta có thể thấy quan điểm chỉ đạo đã được quán triệt, xuyên suốtquá trình dạy học ở trường phổ thông, được nhấn mạnh trong Dự thảo chươngtrình cải cách giáo dục môn Toán Mặc dù việc quán triệt quan điểm này cònchưa được toàn diện và cân đối Thực tế sách giáo khoa trung học phổ thônghiện nay cũng đã có những thay đổi lớn về nội dung theo hướng tích cực và đãcó được những quan tâm nhất định tới vấn đề gắn liền toán học với thực tiễncuộc sống Điều này được thể hiện rất rõ trong việc sách giáo khoa mới có thêmvào những hình ảnh thực tế và đưa vào những bài toán gắn liền với thực tiễncuộc sống Nhưng nội dung này còn chưa thực được chú trọng đúng mức, mớichỉ dừng lại ở mức giới thiệu là chính, không có nhiều bài tập Vai trò của thựctiễn cuộc sống trong Toán học nói chung và chủ đề xác suất thống kê nói riêng làhết sức quan trọng Rất nhiều những vấn đề quan trọng của thực tiễn cuộc sốngthuộc về những bài toán của lí thuyết xác suất Xác suất gắn bó và liên hệ mậtthiết với khoa học thống kê Về phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày và diễndịch dữ liệu Vì thế XSTK đóng một vị trí quan trọng trong nhiều ngành khoahọc như: y khoa, sinh học, nông nghiệp, kinh tế, Do vậy, các kiến thức vềXSTK đã được đưa vào chương trình môn toán ở trường THPT.
Các tri thức về khoa học Thống kê cũng như Xác suất đã được ứng dụngmột cách rộng rãi Mạch kiến thức XSTK là một thành phần bắt buộc của mônToán, mang lại giá trị thiết thực và tính ứng dụng cao trong giáo dục toán học.Cho tới thời điểm hiện nay, các tri thức này được trình bày trong chương trìnhTrung học phổ thông một cách có hệ thống Cụ thể, thống kê toán học được trìnhbày ở Chương V (Đại số 10); Xác suất được trình bày ở Chương 2 (Đại số vàGiải tích 11) Thống kê và xác suất hình thành năng lực nhận thức và phân tíchcác thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau cho học sinh, nắmđược bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tiễn cuộc sống, hìnhthành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọngvề mặt xã hội, sử dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu Qua đó sẽ nâng caocho HS sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại.
Trang 181.1.2 Quan niệm về năng lực vận dụng toán học
1.1.2.1 Quan niệm về năng lực
Năng lực là một phạm trù được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sốngxã hội Tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực, đối với mỗi ngành khoahọc khái niệm năng lực được định nghĩa khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt [15, Tr 660-661], “năng lực” có hai nghĩa:
1 Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạtđộng nào đó.
2 Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người có khả năng hoàn thànhmột loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
Dưới góc độ Tâm lý học: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cánhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằmđảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” Những nhà nghiên cứu tâmlý học đã khẳng định: “năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động củachính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung,tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn” Cho nên, khi nói đến năng lựckhông phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng ghinhớ, khả năng tri giác, ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhânđáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quảmong muốn.
Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ýniệm rất sớm và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều hướngtiếp cận trong những bối cảnh khác nhau:
Denyse Tremblay cho rằng: Năng lực là “khả năng hành động, thành côngvà tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực đểđối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [23].
Xavier Rogiers [21] đã mô hình hoá khái niệm NL thành các kỹ năng hànhđộng trên những nội dung cụ thể trong một loại tình huống hoạt động: “Năng lựclà sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một
Trang 19Riêng ở Việt Nam khi nhấn mạnh đến tính mục đích và tính nhân cách củaNL, Phạm Minh Hạc [3] đưa ra định nghĩa: “Năng lực chính là một tổ hợp đặcđiểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhâncách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quảcủa một hoạt động nào đấy”.
Những định nghĩa đã đưa dù có sự khác nhau nhưng đa số đều chung mộtsố quan điểm: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ haycác đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công Bên cạnhđó, những yếu tố này phải quan sát hay đo lường được để có sự phân biệt giữangười có năng lực và người không có năng lực.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tán thành và sử dụng quan niệm vềNL của Nguyễn Công Khanh [5]: Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thốngkiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thựchiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.
Năng lực thường được phân chia thành hai loại cơ bản là: năng lực riêngbiệt và năng lực chung Năng lực riêng biệt là những năng lực thể hiện độc đáocác sản phẩm riêng biệt có tính chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnhvực, hoạt động chuyên biệt với kết quả cao, chẳng hạn như năng lực Toán học.Năng lực chung là những năng lực cần cho nhiều hoạt động khác nhau, là điềukiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
Song song với năng lực là tri thức, kĩ năng kĩ xảo: tri thức, kĩ năng kĩ xảo làđiều kiện cần thiết cho sự hình thành năng lực song không đồng nhất với nănglực; năng lực góp phần làm cho quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tronglĩnh vực hoạt động nhất định được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn; cónăng lực hoạt động tức là có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không có nghĩa là có nănglực trong lĩnh vực ấy Năng lực góp phần làm cho sự tiếp thu kiến thức, rèn luyệnkĩ năng, kĩ xảo một cách tốt hơn Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chấtnhưng điều chủ yếu là năng lực được hình thành, rèn luyện và phát triển trong
Trang 20những hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện dạy họcvà giáo dục.
1.1.2.2 Năng lực toán học
Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực toán học Trong [12], tác giảTrần Luận cho rằng “Năng lực toán học là những đặc điểm tâm lí đáp ứng đượcyêu cầu hoạt động toán học và tạo điều kiện lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng tronglĩnh vực toán tương đối nhanh, dễ dàng và sâu sắc trong những điều kiện nhưnhau”.
Theo Kruteski V A [9]: “ Năng lực toán học được hiểu là những đặc điểmtâm lí cả nhân (trước hết là những đặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng những yêucầu của hoạt động học tập Toán học và trong những điều kiện vững chắc nhưnhau thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững một cách sángtạo toán học với tư cách là một môn học, đặc biệt nắm vững tương đối nhanh, dễdàng, sâu sắc những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực Toán học”.
Con người có những năng lực khác nhau vì có những tố chất khác nhau vànăng lực chỉ được hình thành thông qua hoạt động trong những điều kiện xã hộicủa môi trường sống Năng lực toán học được cho là có mối quan hệ mật thiết
với hoạt động trực giác và sự sáng tạo toán học ở người nghiên cứu Từ những
cách hiểu về năng lực và về vai trò của môn Toán trong việc phát triển năng lựccho học sinh chúng tôi cho rằng: “Năng lực Toán học là sự tổng hợp các khảnăng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằmgiải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sựphê phán để đi đến giải pháp trong quá trình giải quyết các vấn đề Toán họchoặc các vấn đề cần sử dụng công cụ Toán học để giải quyết” Năng lực Toánhọc giúp cho người học có được khả năng đáp ứng việc tiếp nhận những tri thứcToán học, khả năng học tập môn Toán, khả năng vận dụng kiến thức toán vàocuộc sống, Trong luận văn chúng tôi quan tâm đề cập đến các năng lực toánhọc sau: Năng lực thu nhận thông tin Toán học, lưu trữ thông tin Toán học, xử lýthông tin Toán học, năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết các vấn đề trong
Trang 211.1.2.3 Năng lực vận dụng Toán học
Năng lực vận dụng Toán học là khả năng sử dụng những kiến thức, kĩ năngToán học đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tiễn cuộc sống để giảiquyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng, phức tạp của ngườihọc trong nội bộ môn Toán, trong các lĩnh vực khoa học, đời sống xã hội.
Năng lực vận dụng Toán học thể hiện ở phẩm chất, nhân cách của conngười trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức.
Có nhiều cách khác nhau để xác định mức độ của năng lực vận dụng kiếnthức toán học của học sinh, giáo viên có thể thông qua các tiêu chí sau để xâydựng thang đánh giá mức độ phát triển năng lực vận dụng Toán học, cụ thể:
- Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng để xác định các mức độkhác nhau như: Học sinh chỉ cần vận dụng một kiến thức khoa học hoặc vậndụng nhiều kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề.
- Theo mức độ quen thuộc hay tính sáng tạo của học sinh.- Theo mức độ tham gia của học sinh trong giải quyết vấn đề.
- Theo mức độ nhận thức của học sinh: Tái hiện kiến thức để trả lời câuhỏi mang tính lí thuyết; vận dụng kiến thức để giải thích các sự kiện, hiện tượngcủa lí thuyết; vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống xảy ra trongthực tiễn; vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống trong thựctiễn, khả năng liên hệ các kiến thức đã học với các tình huống thực tiễn hoặcnhững công trình nghiên cứu khoa học vừa sức, đề ra kế hoạch hành động cụ thểhoặc viết báo cáo.
1.1.3 Quan niệm về năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống
1.1.3.1 Khái niệm năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống
Theo tâm lí học, để có một loại năng lực nào đó, phải có một loại hoạtđộng Vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống là một loại hoạt động riêng,phổ biến và cần thiết trong đời sống Vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc
sống thực chất là sử dụng Toán học làm công cụ để giải quyết một tình huống
Trang 22thực tiễn; tức là dùng những công cụ Toán học thích hợp để tác động, nghiên
cứu khách thể nhằm mục đích tìm một phần tử chưa biết nào đó, dựa vào mộtsố phần tử cho trước trong khách thể hay để biến đổi, sắp xếp những yếu tốtrong khách thể, nhằm đạt mục đích đã đề ra [14] Hoạt động vận dụng Toánhọc vào thực tiễn cuộc sống có thể được xem xét dưới hai cấp độ: Ở cấp độchuyên sâu, có thể hiểu đó là hoạt động nghề nghiệp của một số ít người - cácchuyên gia về toán ứng dụng; ở cấp độ phổ biến, có thể coi đây là hoạt động củamọi người có vốn văn hóa phổ thông Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôinghiên cứu về hoạt động vận dụng Toán học của HS ở cấp độ phổ biến.
Vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc vậndụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức màbao gồm cả việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống, từ laođộng sản xuất đến đời sống sinh hoạt hàng ngày dưới các hình thức như làm dựán, bài thực hành, làm mô hình, làm thí nghiệm, vận dụng vào các môn học kháccó nhiều ứng dụng trực tiếp trong đời sống như hóa học, vật lí, sinh học, hoặctính toán đơn thuần hàng ngày Trong đó, năng lực vận dụng là tổ hợp các thuộctính độc đáo của phẩm chất riêng biệt của khả năng con người để thích nghi vớiđời sống thực tiễn Năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống là khảnăng vận dụng những kiến thức, kĩ năng toán đã lĩnh hội được trong một chủ đềnào đó để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, chẳng hạn như vận dụng kiến thứchình học không gian để tính thể tích của các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày,vận dụng kiến thức tỉ số lượng giác để đo chiều cao của một vật thật ngoài thựctiễn trong đó có một điểm ta không thể đến được, đo khoảng cách giữa hai điểmtrong đó có một điểm không đến được, vận dụng kiến thức xác suất để tính toáncác khả năng xảy ra Năng lực vận dụng Toán học thúc đẩy việc gắn kiến thứclí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thựchiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”.
Theo như cách phân tích ở trên, trong luận văn này ta có thể hiểu “Năng lựcvận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống là khả năng sử dụng thành thạo và
Trang 23thường xuyên những kiến thức kỹ năng TH đã thu nhận được để áp dụng vàogiải quyết những vẫn đề trong thực tiễn cuộc sống đặt ra trong những tình huốngđa dạng, phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó đểphù hợp với thực tiễn cuộc sống” Tuy nhiên, để thấy được một số biểu hiện củangười có khả năng vận dụng TH vào TT, tác giả Bùi Huy Ngọc trong [14] đã chỉra 6 thành tố trong cấu trúc năng lực vận dụng TH vào TT sẽ được trình bày ởmục 1.1.3.2.
1.1.3.2 Một số thành tố trong cấu trúc vận dụng toán học vào cuộc sống
Tìm hiểu cấu trúc năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống làmột vấn đề phức tạp và không phải là vấn đề chính được xét tới trong luận văn.Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận các kết quả nghiên cứu về vấn đề này trên cơ sởquan điểm của lý thuyết thông tin được trình bày trong [14] từ đó thấy được mộtsố biểu hiện của người có khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống.Một số thành tố trong cấu trúc năng lực vận dụng TH vào TT cuộc sống của HSđược trình bày trong [14] đó là 6 thành tố sau:
1 Năng lực thu nhận thông tin TH từ tình huống thực tế.2 Năng lực chuyển đổi thông tin giữa thực tế và TH.
3 Năng lực thiết lập mô hình TH của các tình huống thực tế.
4 Năng lực ước chừng trong xử lí các thông tin TH từ tình huống thực tế.5 Năng lực áp dụng các mô hình TH vào các tình huống thực tế.
6 Ý thức lựa chọn phương án tối ưu trong xử lí các thông tin TH từ tìnhhuống thực tế.
Trên đây là 6 thành tố chủ yếu thường có mặt trong năng lực vận dụng toánhọc vào thực tiễn đối với học sinh bậc THPT Phải chú ý rằng, trong nhiều trườnghợp, ngoài các thành tố trên, năng lực vận dụng TH vào TT còn có thể có nhữngyếu tố khác nữa Phân tích năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn thànhnhững thành tố như vậy cũng không phải để khu biệt, đối lập chúng với nhaumà chủ yếu nhằm mục đích xem xét năng lực vận dụng TH vào TT rõ hơn,dưới nhiều
Trang 24khía cạnh khác nhau Trong cấu trúc năng lực TH của Kruteski V.A [9] cácthành tố năng lực có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau, có tác dụngtương hỗ, đan xen nhau; chính vì vậy trong việc phát triển năng lực TH ở HS,việc rèn luyện, phát triển năng lực này thường liên quan đến kỹ năng, năng lựckhác; chẳng hạn, năng lực nắm được cấu trúc hình thức của bài toán là cơ sở gópphần quan trọng cho năng lực tư duy logic trong lĩnh vực các quan hệ số lượngvà các quan hệ không gian (nếu không nắm được cấu trúc hình thức của bài toánthì năng lực tư duy logic trong lĩnh vực các quan hệ số lượng và các quan hệkhông gian của HS bị hạn chế đi rất nhiều), Việc rèn luyện cho HS vận dụngkiến thức TH vào TT vừa nhằm hình thành, củng cố cho HS những tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, vừa phát triển năng lực tư duy của HS Đặc biệt là rèn luyện nhữngthao tác trí tuệ, góp phần phát triển năng lực TH ở HS.
1.1.3.3 Biểu hiện năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống
Với những cách hiểu trên, tôi cho rằng năng lực vận dụng Toán học vàothực tiễn cuộc sống của học sinh có thể có một số biểu hiện sau:
- Hiểu được sâu sắc các kiến thức Toán học, hiểu được sự thể hiện, ýnghĩa thực tiễn cuộc sống của các kiến thức Toán học trong chương trình.
- Có khả năng phát hiện, phân tích và chuyển từ các tình huống thực tiễnthành các tình huống Toán học.
- Có khả năng xác định và tìm hiểu các thông tin Toán học liên quan đếntình huống thực tiễn cần giải quyết.
- Lập kế hoạch, đề xuất các giải pháp, chọn giải pháp phù hợp để giảiquyết tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra.
- Có khả năng chuyển từ tình huống Toán học đã học thành các tình huốngthường gặp trong thực tiễn cuộc sống.
1.1.3.4 Các bước của quá trình vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống
Theo Phan Thị Tình [20] việc vận dụng Toán học vào thực tiễn thường trảiqua các bước sau:
Trang 25+ Bước 1: Toán học hóa tình huống thực tiễn.
+ Bước 2: Dùng công cụ Toán học để giải quyết bài toán trong mô hìnhToán học.
+ Bước 3: Chuyển kết quả trong mô hình Toán học sang lời giải của bàitoán thực tiễn.
Trong [20] có nhận định rằng việc ứng dụng Toán học vào thực tiễn nóichung đều phải thực hiện theo quy trình sau: “Tình huống thực tiễn —» mô hìnhhóa Toán học —» sử dụng các phương pháp Toán học để giải quyết —» điềuchỉnh các kết quả cho phù hợp với tình huống ban đầu”.
Theo Bùi Huy Ngọc [14, tr.25-26], quá trình vận dụng TH vào TT nóichung phải thực hiện theo 4 bước thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Quá trình vận dụng toán học vào thực tiễn
Trong đó: ( b1 ) Xây dựng bài toán thực tế: Từ tình huống thực tế, xây dựngbài toán thực tế có thể giải bằng công cụ toán học; ( b2 ) toán học hóa tình huốngthực tế: Chuyển đổi từ vấn đề thực tế sang vấn đề toán học, xác định các thôngtin toán cần thiết, nhận ra các khái niệm toán học, đưa ra các cấu trúc, biểu diễn,đặc trưng toán liên quan để đưa bài toán thực tế đã xây dựng về một mô hình THcụ thể; ( b3 ) giải toán: lựa chọn, sử dụng phương pháp và công cụ TH phù hợp đểgiải quyết một vấn đề đã được thiết lập dưới dạng mô hình TH Sản phẩm cuốicùng ở bước này là một kết quả TH; ( b4 ) chuyển từ kết quả trong mô hình THsang lời giải của bài toán thực tế: xem xét kết quả TH trong ngữ cảnh của tìnhhuống thực tế ban đầu, điều chỉnh các kết quả cho phù hợp và làm cho kết quảđó có ý nghĩa.
Trang 26Sơ đồ trên thể hiện đầy đủ các bước của một quá trình vận dụng Toán họcvào thực tiễn phổ biến: Vận dụng Toán học để giải quyết một tình huống thựctiễn thông qua giải quyết một bài toán thực tiễn Cũng có những quá trình vậndụng Toán học vào thực tiễn không gồm đủ các bước hay không thể hiện rõthành các bước như vậy Chẳng hạn trường hợp đã có sẵn bài toán thực tiễn thìquá trình vận dụng Toán học vào thực tiễn chỉ còn các bước (b2), (b3), (b4) vàbước (b2) là bước Toán học hóa bài toán thực tiễn đó, trường hợp sử dụng biểuđồ đoạn thẳng (hay hình quạt) để biểu diễn các số liệu thực tiễn nào đó sẽ khôngcó bước (b1) và trường hợp vận dụng ngôn ngữ Toán học để diễn đạt một nộidung thực tiễn đời sống (hay một nội dung thuộc một môn học khác) lại khôngđược phát biểu thành một bài toán.
Trong dạy học ở THPT hiện nay, hầu như học sinh chỉ được rèn luyện vậndụng TH trong các tình huống thực tiễn dưới dạng đã được phát biểu sẵn thànhmột bài toán thực tiễn Như vậy, mặc dù vẫn được coi là rèn luyện kỹ năng Toánhọc hoá tình huống thực tiễn, nhưng thực chất chỉ là rèn luyện bước (b2) Các tìnhhuống thực tiễn để rèn luyện bước (b1) còn ít được quan tâm xây dựng và khai
thác Ví dụ 1: (Bài tập 4/SGK trang 129.)
Cho các số liệu thống kê được ghi trong hai bảng sau đây:
Khối lượng (tính theo gam) của nhóm cá thứ 1
Trang 27a) Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 1 với cáclớp là: [630; 635); [635; 640); [640; 645); [645; 650); [650; 655);
b) Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 2 với cáclớp là: [638; 642); [642; 646); [646; 650); [650; 654];
c) Mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp đã được lập ở câu a) bằng cách vẽbiểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất;
d) Mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp đã được lập ở câu b) bằng cách vẽbiểu đồ tần số hình cột và đường gấp khúc tần số;
e) Tính số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn của các bảng phânbố đã lập được.
Từ đó, xét xem nhóm cá nào có khối lượng đồng đều hơn.
Trong ví dụ này, chúng ta thấy ở bài toán SGK đưa ra, tình huống thực tế đãđược phát biểu sẵn thành một bài toán thực tiễn Như vậy, HS chỉ thực hiện từbước (b2): xác định mô hình toán học của bài toán Còn bước ( b1 ): chuyển từ tìnhhuống thực tế sang bài toán thực tế đã bị lược bỏ Sau khi xác định được mô hìnhtoán học của bài toán thực tiễn HS sẽ tìm được lời giải của bài toán (thực hiệnbước (b3)) và từ đó quay trở lại để giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra (bước (b4)).
1.1.3.5 Vai trò của vận dụng Toán học vào thực tiễn
Với vai trò, vị trí quan trọng của môn Toán trong chương trình giáo dục thìviệc phát triển năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn cuộc sốngcho HS có vai trò hết sức quan trọng, vì nó có thể:
- Giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức, thành thạo các kĩ năng đã học,thấy được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức toán học, mối liên hệ giữa toánhọc với thực tiễn cuộc sống;
- Tạo hứng thú, gợi động cơ học Toán cho HS (với sự hấp dẫn của các tìnhhuống liên quan đến thực tiễn cuộc sống, kích thích sự tò mò và ham muốn giảiquyết được nó, thấy được sự gắn bó giữa thực tiễn và toán học của bản thânngười học);
Trang 28- Giúp HS thấy rõ vai trò công cụ hữu hiệu của TH trong đời sống xã hội(phong phú, đa dạng), củng cố cho các em nhận thức đúng về nguồn gốc và giátrị TT của TH;
- Góp phần phát triển các năng lực chung cũng như các năng lực đặc thùđối với môn Toán, song trước hết và trực tiếp rèn luyện năng lực vận dụng toánhọc vào thực tiễn cho học sinh THPT (một trong những năng lực hết sức cầnthiết đối với học sinh Việt Nam hiện nay);
- Góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục toán họclà dạy ứng dụng toán học.
1.2 Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục theo định hướng phát triểnnăng lực
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: Tích cực hóa hoạtđộng của HS, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tíchcực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm tin, hứng thú học tập cho HS.
Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉđạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách vàquan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục theo hướng phát triển nănglực người học Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá cần phùhợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dụctrung học cơ sở được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bảnsau đây:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóaXI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo quy định:
Về nguyên lí giáo dục “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theonguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn
Trang 29liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dụcxã hội”; về phương pháp giáo dục “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người họcnăng lực chí vươn lên”; về phương pháp giáo dục phổ thông: “Phương pháp giáodục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS;phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tựhọc, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Chương trình giáo dục môn Toán (dự thảo ngày 19/01/2018) về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo lànâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhàtrường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “Tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phụclối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cáchnghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trithức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứukhoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạyhọc”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”;“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS Nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạođức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiếnthức vào thực tiễn”.
Trang 30Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theoQuyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ,quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dụctheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế,thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáodục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chấtlượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năngthực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phảichú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năngkhiếu được phát triển tài năng”.
1.3 Những quan điểm về vấn đề xây dựng hệ thống bài toán có nội dungthực tiễn
Trong phần này, luận văn sẽ trình bày một số quan điểm cho việc xây dựngvà sử dụng bài toán có nội dung thực tiễn trong giảng dạy Toán ở trường THPTvới mục đích làm sáng tỏ hơn nữa các ứng dụng của Toán học vào thực tiễn.
Theo Bùi Huy Ngọc thì “Bài toán thực tiễn là một bài toán mà trong giảthiết hay kết luận có các nội dung liên quan đến thực tiễn” [14, Tr.20] Tác giảPhan Thị Tình cũng đưa ra quan niệm “Bài toán thực tiễn là bài toán mà trongnội dung của giả thiết hay kết luận có chứa đựng yếu tố liên quan đến các hoạtđộng thực tiễn” [20, Tr.21] Như vậy, có thể thấy, bài toán có nội dung thực tiễnlà bài toán mà trong giả thiết hoặc dữ kiện của bài toán chứa đựng các tìnhhuống xảy ra từ thực tiễn cuộc sống hoặc cũng có thể hiểu rộng hơn là từ nghiêncứu học tập các môn học khác Nói cách khác, bài toán có nội dung thực tiễn làbài toán mà yêu cầu hay nhu cầu cần đạt được là giải quyết được vấn đề mà cáctình huống thực tiễn đặt ra.
Những bài toán có nội dung thực tiễn sống động hơn và tạo sự hấp dẫn hơnđối với HS Tuy nhiên, trên thực tế thì tìm kiếm, xây dựng những bài toán này là
Trang 31không dễ, đòi hỏi phải có cách thức linh hoạt, công phu Vì vậy, trong giảng dạy,bên cạnh việc sưu tầm những bài toán chứa tình huống thực thì việc sử dụng cáctình huống giả định để thiết kế các bài toán có nội dung thực tiễn là điều rất cầnthiết nhằm làm phong phú thêm tập hợp bài toán có nội dung thực tiễn cho HS.Qua giải quyết các bài toán này dù là “giả định” hay “thực” đều góp phần thểhiện ý nghĩa, tác dụng của loại bài tập này HS sẽ được rèn luyện kĩ năng giảitoán, qua đây vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống cũng sẽ được rèn luyện.Bài toán chứa tình huống giả định hoặc có thực trong thực tiễn cuộc sống, họctập (trước hết là thực tiễn gần gũi, quen thuộc với người học) cũng có thể đưa ranhững dạng toán ở cấp độ phức tạp hơn về mô hình TH hoặc tình huống TT choHS khá, giỏi.
Việc xây dựng Toán học có nội dung thực tiễn phải đảm bảo sự tôn trọng,kế thừa, phát triển Chương trình, sách giáo khoa hiện hành Các bài toàn có nộidung thực tiễn phải được chọn lọc để nội dung sát với đời sống thực tiễn, sát vớiquá trình lao động sản xuất và đảm bảo tính đa dạng về nội dung đồng thời phảiđược chọn lựa một cách thận trọng, vừa mức về số lượng và đảm bảo tính khảthi trong khâu sử dụng.
1.4 Mục đích, yêu cầu của việc phát triển cho học sinh năng lực vận dụngToán học vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong khi học chủ đề xác suấtthống kê
* Mục đích
- Củng cố cho học sinh các khái niệm về xác suất và thống kê.
- Phát triển cho học sinh năng lực toán học hóa các tình huống thực tiễn.- Phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông quagiải quyết các tình huống thực tiễn.
* Yêu cầu
- Học sinh nắm hiểu được các khái niệm trong xác suất thống kê, các bàitoán của xác suất thống kê và có thể vận dụng chúng để giải quyết trong các tìnhhuống cụ thể.
Trang 32- Học sinh có thể chuyển từ bài toán thực tiễn sang bài toán toán học và vậndụng các kiến thức về xác suất thống kê được học để giải quyết.
- Học sinh có thể lấy được các ví dụ thực tiễn để minh họa cho một tìnhhuống toán học.
- Học sinh có thể sử dụng các cách biểu diễn toán học để phát hiện ra vấnđề và tìm hướng giải quyết cho bài toán có nội dung thực tiễn.
- Học sinh thấy được mối liên hệ giữa toán học với thực tiễn cuộc sống.
1.5 Cơ hội phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạyhọc chủ đề XSTK
Xác suất - Thống kê là một ngành khoa học Toán học hiện đại Nó xuấtphát từ các hiện tượng trong đời sống thực tiễn, hình thành phát triển rất nhanhnhằm phục vụ các nhu cầu của cuộc sống Xác suất và thống kê là các khoa họccó tính thực tiễn vô cùng to lớn, các khoa học này xuất hiện hầu hết trong các bàitoán kinh tế và kĩ thuật, từ ngành nông nghiệp đến công nghiệp cũng như trongcác lĩnh vực khoa học xã hội Từ năm 2006-2007 XSTK đã được đưa vàochương trình toán học THPT trong phạm vi cả nước Đây là phần kiến thức cónhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của cuộc sống và giúp cho việc thực hiệnnguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” được đặt ramột cách tự nhiên Chúng ta đã thấy được ý nghĩa to lớn của chủ đề XSTK trongứng dụng vào thực tiễn, như vậy việc dạy học chủ đề này sẽ có thể giúp học sinhTHPT có khả năng vận dụng nhuần nhuyễn nhưng lý thuyết đã được trang bịtrong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống từ đó rèn luyện năng lực vận dụng kiếnthức vào cuộc sống cho các em.
Khi học về lý thuyết phần XSTK, đứng trước các bài toán có liên quanthực tiễn, học sinh sẽ thấy được thực tiễn cuộc sống xung quanh mình ở trongđó, từ đó sẽ thúc đẩy nhu cầu để giải quyết nó Chẳng hạn khi gặp một bài toánvề thống kê: Trên hai con đường A và B, trạm kiểm soát đã ghi lại tốc độ (km/h)của 30 chiếc ô tô trên mỗi con đường như sau:
Trang 33Con 60 65 70 68 62 75 80 83 82 69 73 75 85 72 67đường A 88 90 85 72 63 75 76 85 84 70 61 60 65 73 76
đường B 80 73 75 71 68 72 73 79 80 63 62 71 70 69 63a) Tìm số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn của tốc độ ôtô trên mỗi con đường A, B;
b) Theo em thì xe chạy trên con đường nào an toàn hơn?
Trước hết học sinh thấy đây là một bài toán có liên quan đến thực tiễn vàyêu cầu của bài toán trước hết hỏi về các số liệu phải dùng các kiên thức thốngkê để giải quyết Khi học xong phần lý thuyết thì việc tính các số liệu đối vớihọc sinh là không hề khó, nó chỉ đòi hỏi kĩ năng tính toán thông thường Nhưngđể giải quyết được triệt để bài toán khi trả lời câu hỏi “xe chạy trên con đườngnào an toàn hơn” thì ở đây mức độ không còn chỉ dừng lại ở việc tính toán nữa.Đây là một yêu cầu quan trọng đối với các bài tập thống kê giúp HS có kĩ nănggiải quyết các vấn đề thực tiễn xuất hiện trong cuộc sống.
1.6 Thực trạng việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức toán học vàothực tiễn cuộc sống trong quá trình dạy học nội dung XSTK ở THPT
Để nắm được việc rèn luyện năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễncuộc sống cho học sinh thông qua dạy học chủ đề XSTK, tôi đã tiến hành điềutra thăm dò ở hai đối tượng là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán và học sinhlớp 10 và lớp 11, trường THPT Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên, TỉnhThái Nguyên Hình thức điều tra là phát phiếu thăm dò dưới dạng trắc nghiệmcho giáo viên (phụ lục 1) và cho học sinh (phụ lục 2), kết hợp cả quan sát họcsinh thực hành và tham gia các hoạt động tập thể.
* Về phía GV:
Tổ Toán trường THPT Thái Nguyên gồm 12 giáo viên, trong đó cả 12 giáoviên đang trực tiếp giảng dạy, toàn bộ các thầy cô đều có trình độ đạt chuẩn và
Trang 34trên chuẩn, hầu hết các thầy cô đều có tâm huyết với nghề, dày dặn kinh nghiệmgiảng dạy, có thâm niên công tác Sau khi phát phiếu điều tra cho 10 thầy cô, tôithu được kết quả như sau:
Câu 1: Theo thầy (cô) trong dạy học Toán ở trường THPT hiện nay có cầnthiết tăng cường hơn nữa các yếu tố vận dụng toán học vào thực tiễn nhằmphát triển cho học sinh năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn?
a) Rất cần thiết b) Cần thiết c) Không cần thiết.Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 1: Các GV được điềutra đều thấy được sự cần thiết của Toán học đối với thực tiễn Phần lớn GV đềuthống nhất với quan điểm của tác giả (quan điểm thứ nhất, 60%) là: Bên cạnhgiúp học sinh nắm chắc kiến thức, thì cần tăng cường hơn nữa các yếu tố vậndụng Toán học vào thực tiễn nhằm phát triển cho học sinh năng lực vận dụngToán học vào thực tiễn
Câu 2: Mỗi khi dạy học một kiến thức mới của môn Toán đặc biệt là nộidung Xác suất thống kê (XSTK), thầy (cô) có thường xuyên đưa ra nhữngví dụ, những tình huống thực tiễn phù hợp với kiến thức đó?
a) Thường xuyên b) Thỉnh thoảng c) Không bao giờ.Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 2 cho thấy: Đa số cácthầy cô đều chưa chú trọng việc đưa những ví dụ, những tình huống thực tiễntrong quá trình dạy học một kiến thức Toán học mới (chiếm tới 70%).
Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên gợi động cơ mở đầu hay gợi động cơ kếtthúc xuất phát từ thực tiễn trong dạy học?
a) Thường xuyên b) Thỉnh thoảng c) Không bao giờ.Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 3 cho thấy: Đa sốGV được điều tra đều chỉ thỉnh thoảng mới gợi động cơ mở đầu hay gợi động cơkết thúc xuất phát từ thực tiễn trong quá trình dạy học một nội dung Toán họcmới (chiếm khoảng 70%).
Trang 35Câu 4: Sau khi giải quyết xong một bài toán XSTK, thầy (cô) thường làm gìtrong các việc sau (có thể chọn nhiều đáp án):
a) Khắc sâu các kiến thức XSTK trong bài.
b) Mở rộng đào sâu các kiến thức, kĩ năng trong XSTK.c) Nếu có thể chuyển bài toán đó về bài toán thực tiễn.
Hình 1.1 Biểu đồ vấn đề GV chú trọng sau khi giúp HS giải quyết xongcác
bài toán XSTK
Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 4 cho thấy: Tất cảGV đều quan tâm đến việc khắc sâu các kiến thức XSTK trong bài (chiếm100%) và hầu hết GV mới chỉ quan tâm đến mở rộng đào sâu các kĩ năng đó(chiếm 80%) Như vậy đa số các thầy cô chỉ tập trung đào sâu kiến thức, kĩ năngsau khi giải quyết xong một bài toán mà không liên hệ giúp học sinh thấy đượccó thể chuyển bài toán đó về bài toán thực tiễn hay kiến thức đó giúp chúng tagiải quyết những vấn đề thực tiễn nào mà ta đã biết.
Câu 5: Khi đưa ra các bài toán XSTK, thầy (cô) có thường xuyên khai thácsâu hơn (về phía giả thiết hay kết luận) các bài toán có nội dung thực tiễntrong sách giáo khoa Toán THPT hiện hành để học sinh thấy được phạm viứng dụng rộng rãi của toán học với thực tiễn?
a) Thường xuyên b) Thỉnh thoảng c) Không bao giờ
Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 5 cho thấy: Đa số cácGV đều chưa quan tâm đến việc thường xuyên khai thác sâu hơn (về phía giảthiết hay kết luận) các bài toán có nội dung thực tiễn trong sách giáo khoa ToánTHPT hiện hành để học sinh thấy được phạm vi ứng dụng rộng rãi của toán họcvới thực tiễn (chiếm 70%).
Trang 36Câu 6: Thầy (cô) có thường xuyên lưu ý học sinh thực hiện trình tự giải một bài toán thực tiễn (xây dựng mô hình toán học, giải bài toán, kết luận kết quả)?
a) Thường xuyên b) Thỉnh thoảng c) Không bao giờ
Hình 1.2 Biểu đồ mức độ lưu ý học sinh thực hiện trình tự giải một bàitoán
thực tiễn (xây dựng mô hình toán học, giải bài toán, kết luận kếtquả)
Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 6 cho thấy: Một số GV vẫn chưa lưu tâm đến việc lưu ý học sinh thực hiện trình tự giải một bài toán thực tiễn (xây dựng mô hình toán học, giải bài toán, kết luận kết quả) (chiếm
40%) Câu 7: Theo thầy (cô), việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chủ đề tự chọn cho chủ đề kiến thức XS-TK khiến học sinh:
a) Rất hứng thú b) Hứng thú c) Không hứng thú.
Trang 37Hình 1.3 Biểu đồ mức độ hứng thú của HS khi tổ chức các hoạt độngngoại khóa, các chủ đề tự chọn của phần kiến thức XSTK
Trang 38Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 7 cho thấy: Tất cảcác giáo viên đề nhận thấy sự hứng thú của HS khi được tham gia các hoạt độngngoại khóa các chủ đề tự chọn.
Câu 8: Thầy cô thấy HS của mình đã có những biểu hiện gì thể hiện nănglực vận dụng kiến thức TH vào thực tiễn cuộc sống.
a) Hiểu được sâu sắc các kiến thức Toán học, hiểu được sự thể hiện, ý nghĩathực tiễn cuộc sống của các kiến thức Toán học trong chương trình.
b) Có khả năng phát hiện, phân tích và chuyển từ các tình huống thực tiễnthành các tình huống Toán học.
c) Có khả năng xác định và tìm hiểu các thông tin Toán học liên quan đến tìnhhuống thực tiễn cần giải quyết.
d) Lập kế hoạch, đề xuất các giải pháp, chọn giải pháp phù hợp để giải quyếttình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra.
e) Có khả năng chuyển từ tình huống Toán học đã học thành các tình huốngthường gặp trong thực tiễn cuộc sống.
Hình 1.4 Biểu đồ những biểu hiện của HS thể hiện năng lực vận dụng kiến thức TH vào thực tiễn cuộc sống
Trang 39Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 8 cho thấy: GV mớithấy ở HS có chủ yếu hai biểu hiện đầu thể hiện năng lực vận dụng kiến thức vàocuộc sống, ba biểu hiện sau ở mức độ cao hơn đa số ở HS chưa có.
Câu 9: Những khó khăn nào sau đây gây cản trở khi Thầy/Cô dạy theođịnh hướng tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống (có thểchọn nhiều đáp án)?
a) GV chưa có thói quen khai thác mối liên hệ giữa TH và TT khi học toán ởtrường sư phạm.
b) Thiếu các tài liệu để tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các ứng dụng TT của TH c) Nhiều HS không có hứng thú khi giải các bài tập có nội dung thực tiễn d) SGK, SBT, sách tham khảo rất ít bài tập có nội dung thực tiễn.
đ) Do áp lực thi cử của học sinh vì các đề thi khảo sát, đề thi quốc giahầu như không có bài tập có nội dung thực tiễn.
Hình 1.5 Biểu đồ những khó khăn gây cản trở GV dạy theo định hướngtăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
Kết quả thống kê thu được từ phiếu điều tra GV ở câu 9 cho thấy: Khó khănlớn nhất đối với GV là từ áp lực thi cử của học sinh vì các đề thi khảo sát, đềthi quốc gia hầu như không có bài tập có nội dung thực tiễn, giáo viên thiếucác tài liệu để tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các ứng dụng TT của TH và HScũng chưa quan tâm hứng thú đối với việc giải các bài toán TT.
Trang 40Tóm lại: Qua kết quả điều tra, có thể thấy rằng các thầy cô đều thấy sự cần
thiết của việc phát triển cho học sinh năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn.Tuy nhiên trong quá trình dạy học nhiều giáo viên còn chưa chú trọng dạy nộidung này vì:
- Do áp lực thi cử của học sinh, giáo viên chỉ tập trung dạy kiến thức thuầntúy SGK và khắc sâu kiến thức đó, ít quan tâm đến sự liên hệ giữa kiến thứcToán học với thực tiễn;
- Thiếu các tài liệu để tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các ứng dụng TT của TH;
- Sách giáo khoa hiện nay cũng chưa quan tâm nhiều đến các bài toán thựctiễn vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết.
* Về phía HS:
Phiếu điều tra gồm 8 câu Tiến hành điều tra 172 học sinh lớp 10,11 nămhọc 2018-2019 của trường THPT Thái Nguyên tại lớp: 10A6, 10A7, 11A1,11A2 Kết quả thu được như sau:
Kết quả điều tra cho thấy HS cũng có những ý kiến khác nhau về việc việcvận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống, cụ thể được thể hiện ởbảng dưới đây:
Bảng 1.1 Tổng hợp điều tra khảo sát thực trạng rèn luyện năng lực vậndụng kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống trong quá trình dạy học
nội dung XSTK cho học sinh THPT (đối với HS)
trả lời
Tỷ lệ%
1 Em có hứng thú khi tìm hiểu và giải các bài toán có nộidung thực tiễn không?