Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an, tỉnh cao bằng

137 94 1
Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– LÊ ANH TUẤN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– LÊ ANH TUẤN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN QUỐC THÀNH THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Anh Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp và gia đình Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo bộ phận sau Đại học đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm, tạo điều kiện để em hoàn thiện Luận văn của mình Đặc biệt, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Quốc Thành - Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành luận văn Ngoài ra, tác giả xin chân thành cảm ơn đến các cấp lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng; các cán bộ quản lí, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và học sinh của các trường Phổ thông DTNT Hòa An đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài Mặc dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp và độc giả Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Anh Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng iv MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4 Giả thuyết khoa học 3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 7 Phương pháp nghiên cứu 4 8 Cấu trúc của luận văn 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ 6 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6 1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 8 1.2 Giáo dục và giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh 11 1.2.1.Nếp sống và nếp sống văn hóa 11 1.2.2 Giáo dục nếp sống văn hóa 17 1.3 Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú 19 1.3.1 Trường phổ thông DTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân 19 1.3.2 Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú 20 1.3.3 Nếp sống của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4 Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú 23 1.4.1 Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh dân tộc nội trú 23 1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh dân tộc nội trú 27 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú 32 1.5.1 Nhận thức và thái độ thực hiện nếp sống văn hóa của học sinh 32 1.5.2 Mối quan hệ của học sinh với gia đình và môi trường xã hội 33 1.5.3 Tác động của các chủ thể giáo dục nếp sống của học sinh 34 1.5.4 Điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện nếp sống văn hóa 34 Kết luận chương 1 35 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNGVĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG 37 2.1 Khái quát địa bàn và phương pháp khảo sát thực tiễn 37 2.1.1 Trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng 37 2.1.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát thực tiễn 39 2.2 Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng 40 2.2.1 Thực trạng nếp sống của học sinh 40 2.2.2 Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh 47 2.3 Thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng 55 2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh 55 2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nếp sống văn hóa cho học sinh 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.4 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng 59 2.4.1 Những thành công và hạn chế 59 2.4.2 Những nguyên nhân của thực trạng 62 Kết luận chương 2 63 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG 65 3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 65 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 65 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 66 3.2 Các biện pháp cụ thể 67 3.2.1 Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa 67 3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú 70 3.2.3 Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học 72 3.2.4 Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của 74 3.2.5 Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường 76 3.2.6 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú 79 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 82 3.4 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 84 3.4.1 Đối tượng khảo sát 84 3.4.2 Cách thức tiến hành khảo sát 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.4.3 Mục đích khảo sát 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.4.4 Các biện pháp được khảo sát 85 3.4.5 Nội dung khảo sát 85 3.4.6 Kết quả khảo sát 85 Kết luận chương 3 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90 1 Kết luận 90 2 Khuyến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Đánh giá của học sinh về thực trạng nếp sống học sinh nội trú 40 Bảng 2.2 Thời gian dành cho tự học của học sinh 41 Bảng 2.3 Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong học tập 42 Bảng 2.4 Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong sinh hoạt 43 Bảng 2.5 Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong quan hệ và ứng xử 45 Bảng 2.6 Hiệu quả các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho học sinh 47 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa của ban giám hiệu nhà trường 50 Bảng 2.8 Đánh giá của Cán bộ quản lí và giáo viên về các biện pháp chỉ đạo giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh 56 Bảng 2.9 Kết quả đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh của lãnh đạo nhà trường 58 Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An 60 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp 85 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú trường phổ thông DTNT Hòa An Kết luận chương 3 Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú trường Phổ thông DTNT Hòa An xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng cán bộ nguồn cho huyện Hòa An Các biện pháp nêu trên đều hướng vào khơi dậy ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, lòng say mê học tập và ý chí tiến thủ vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức, lối sống, nếp sống trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn của các cán bộ quản lý, bao gồm cả Ban quản lý ký túc xá và giáo viên Biện pháp ban hành quy chế quản lý hoạt động giáo dục nếp sống cho học sinh nội trú phải gắn với biện pháp tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh, các biện pháp còn lại có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thống nhất thúc đẩy nhau cùng phát triển Các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ tăng cường được hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nói chung và học sinh nội trú nói riêng Nếp sống văn hóa của học sinh chắc chắn sẽ được cải thiện KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau: 1.1 Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường phổ thông DTNT nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay Hiện nay, trong các nhà trường THCS ở nước ta đang rất quan tâm đến việc giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh để giúp các em không chỉ có hiểu biết tốt mà còn có các kỹ năng để thực hiện tốt những việc mình muốn làm, nhưng vấn đề giáo dục nếp sống văn hóa còn là vấn đề mà các nhà trường chưa thật sự quan tâm 1.2 Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt mục tiêu đã đề ra Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa ở đây được hiểu là các hoạt động giáo dục nếp sống được tổ chức một cách chặt chẽ, có mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú bao gồm quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý nội dung hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục 1.3 Qua nghiên cứu thực tế cho thấy: nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt quan tâm Làm chuyển biến dần sự nhận thức từ đội ngũ cán bộ giáo viên đến học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của nếp sống văn hóa Đội ngũ cán bộ giáo viên có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý, thống nhất hành động theo mục tiêu đề ra Tính tự giác thực hiện theo nếp sống văn hóa của học sinh có sự chuyển biến rõ nét Tuy đã có nhiều kết quả song nếp sống của học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của nếp sống văn hóa, nhưng chưa thể hiện bằng hành động cụ thể, còn thiếu sự cầu tiến, nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa Tính tự quản nếp sống của tập thể lớp chưa cao Các biện pháp quản lý nếp sống của học sinh chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa bền vững Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo nhà trường chưa thể chế hóa các chương trình hành động, các biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát 1.4 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp sau đây: Biện pháp 1: Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa Biện pháp 2: Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học Biện pháp 4: Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Biện pháp 5: Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú 1.5 Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy nhau phát triển Do đó, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng 1.6 Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa đã được khảo nghiệm qua ý kiến, cán bộ quản lí, giáo viên và chuyên gia Kết quả cho thấy: các biện pháp đều được khẳng định là cần thiết và có tính khả thi 2 Khuyến nghị 2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng Tiếp tục thực hiện Thông báo số 178-TB/TW của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình: “…đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa hiện nay”, thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng cần cụ thể hóa chủ trương của Ban Bí thư, kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX xây dựng văn bản hướng dẫn, các tiêu chí thi đua triển khai đồng bộ đến tất cả các trường đại học, cao đẳng, THCS trong toàn quốc nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường học, đặc biệt lưu ý đến công tác xây dựng kí túc xá văn hóa 2.2 Đối với lãnh đạo trường phổ thông DTNT Hòa An - Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của học sinh ở kí túc xá Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa ban quản lí kí túc xá với các phòng, tổ, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và Công đoàn nhà trường để làm hành lang pháp lý giúp các đơn vị trong nhà trường phối hợp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh - Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động cho Ban quản lí kí túc xá để nâng cao đời sống tinh thần, hình thành thói quen tốt, nếp sống văn hóatrên tất cả các lĩnh vực cho học sinh nội trú, trong đó chú ý các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể… Tạo điều kiện để Ban quản lí kí túc xá đi tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện học sinh ở kí túc xá - Chỉ đạo Ban quản lí kí túc xá xây dựng Ban tự quản học sinh ở kí túc xá, cải tiến nội dung, hình thức quản lý nếp sống văn hóa của học sinh, thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, phụ huynh của học sinh để kết hợp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh - Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng nếp sống văn hóa ở kí túc xá, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học sinh ở kí túc xá có hiệu quả thiết thực Phê bình những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường và vi phạm nội quy kí túc xá 2.3 Đối với học sinh ở Kí túc xá trường phổ thông DTNT Hòa An - Nâng cao ý thức tự giác, tự quản, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của kí túc xá Rèn luyện nếp sống “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” mà cụ thể và gần nhất là ý thức chấp hành quy định, quy chế của Sở giáo dục và đào tạo, nội quy, nề nếp của nhà trường, kí túc xá học sinh - Mỗi học sinh biết biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tích cực trong các hoạt động thi đua, xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóatrong giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân,…thực hiện tốt những công việc, những phần việc ngay cả khi không có sự giám sát của thầy cô, cán bộ quản lý kí túc xá, gia đình và bạn bè 2.4 Đối với Đoàn thanh niên trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An + Phối hợp các buổi tọa đàm, sinh hoạt về các chuyên đề tự học tại ký túc xá, hoạt động rèn luyện đạo đức, bài trừ tệ nạn xã hội ra khỏi ký túc xá + Phát triển mạnh các câu lạc bộ, nhóm học, nhóm quản lý, nhóm trực ban để học sinh trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng học tập, kiểm tra, giám sát hoạt động tự học tại ký túc xá và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trường, trên lớp học, cũng như tại ký túc xá DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ac-nôn-đốp A.I (chủ biên) (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, người dịch Hoàng Vinh - Nguyễn Văn Hy, nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội 2 Hoàng Anh (chủ biên) (2007), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội 3 Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Một số Văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng - văn hóa, tập 2 (1986-2000), Nxb CTQG, Hà Nội 4 Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý trường Phổ thông dân tộc nội trú Dự án PTGV THPT & TCCN - Vụ Giáo dục dân tộc - Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Nxb Văn hóa - Thông tin 5 Bêlôva (1977), Bàn về vấn đề khái niệm lối sống Ủy Ban Khoa học xã hộiViện xã hội học 6 Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Quy chế Tổ chức và Hoạt động củatrường Phổ thông Dân tộc Nội trú 7 Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa thông tin 8 Vũ Dũng (1997), “Nếp sống sinh viên”, Tạp chí Thanh niên khoa học 9 Phạm Ngọc Định (1994), “Giáo dục lối sống mới”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 10.Phạm Thị Đức (1992), Động cơ nhận thức trong hoạt động học tập của học sinh, NCGD số 4/1992 trang 21-22 11.Lã Thu Hà (1995), Kỹ năng giao tiếp của giáo sinh người dân tộc, Hà Nội 12.Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục Hà Nội 13.Đặng Thành Hưng (2010), “Bản chất của quản lý giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 60 14.Đỗ Huy (2001), Xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, viện văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 15.Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin 16.Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 17.Võ Văn Kiệt (1997), ”Chấn hưng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc là nhiệm vụ trực tiếp của báo trí, xuất bản”, Nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội, tr.13 18.Đỗ Trung Lai (20/9/1998), “Bàn về lối sống” Báo quân đội Nhân dân 19.Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Sinh Huy (1996), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội 20.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, Vũ Phương Liên (2012), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số 21.Hồ Chí Minh (2004), Sửa đổi lề lối làm việc Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22.Hồ Chí Minh (1985), Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa, Hà Nội 23.Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên),(2007), Giáo trình Giáo dục học tập 1, NXB Đại học Sư phạm 24.Hoàng Thị Phương (2002), Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi, Luận án tiến sỹ Giáo dục học 25.Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 26.Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT (Ban hành kèm theo Quyết định số: 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 27.Hà Nhật Thăng (2007), Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức, Nxb Đại học sư phạm 28.Hà Nhật Thăng- Phạm Hồng Quang (1996), Sử dụng phiếu học tập trong tổ chức tự học cho học sinh dân tộc nội trú, NCGD số 4/1996 29.Trần Quốc Thành (chủ biên), Dương Hải Hưng (2016), Lý luận quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 30.Nguyễn Thị Tính (2013), Đề cương bài giảng: Những vẫn đề cơ bản của quản lý giáo dục 31.Trường phổ thông DTNT Hòa An (2016), Báo cáo tổng kết năm học 20152016 32.Trường phổ thông DTNT Hòa An (2017), Báo cáo tổng kết năm học 20162017 33.Trường phổ thông DTNT Hòa An (2018), Báo cáo tổng kết năm học 20172018 34.Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học Nxb Thế giới, Hà Nội 35.Viện nghiên cứu sư phạm (2008): Văn hóa học đường - yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Đề tài cấp cơ sở 36.Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội PHỤ LỤC Phụ lục số 1: Số phiếu: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT HÒA AN PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt việc quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh Xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trống bên cạnh nội dung hoặc điền vào chỗ trống những câu trả lời phù hợp với suy nghĩ của bạn Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn 1)Bạn hãy đánh giá nếp sống nội trú của học sinh trường ta Văn minh, lịch sự Có cái tốt, có cái chưa tốt Chưa thật tốt    2 ) Thường ngày bạn thường dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học (ngoài giờ lên lớp chính khoá) : _ giờ phút Vào thời gian ôn thi bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học: giờ phút 3) Xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về các biểu hiện sau trong nếp sống học sinh của trường (Xin đánh dấu (X) vào 1 trong 5 ô số bên phải theo các mức độ: 1(rất ít); 2 (ít); 3 (TB); 4 (nhiều); 5(rất nhiều) STT Các biểu hiện nếp sống Trong học tập 1 Chăm học, chủ động tích cực trong học tập 2 Tự giác học tập, trung thực trong thi cử 3 Có hành vi gían lận trong thi cử Mức độ 1 2 3 4 5 STT Các biểu hiện nếp sống 4 Chỉ học trong vở ghi chép 5 Đọc thêm tài liệu tham khảo 6 Giúp đỡ nhau trong học tập 7 Trao đổi, học hỏi ở bạn bè, thầy cô 8 Yêu thích việc học Trong sinh hoạt tập thể và lao động 1 Tập thể dục buổi sáng 2 Đi học đúng giờ 3 Tham gia thể thao 4 Tham gia văn nghệ 5 Tham gia công tác xã hội 6 Đọc, sách báo, xem ti vi nghe đài 7 Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng kí túc xá 8 Phòng ở sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp 9 Mở đài, nhạc lớn làm ồn ào mất trật tự 10 Ăn mặc chưa lịch sự khi ra đường 11 Tiếp khách không đúng giờ quy định 12 Tiết kiệm giản dị 13 Tinh thần tương thân, tương ái 14 Tích cực nhiệt tình trong các hoạt động tập thể 15 Tiếp khách không đúng giờ quy định 16 Uống rượu, bia 17 Gây gổ đánh nhau 18 Vào cồng muộn 19 Giữ gìn bảo vệ của công (tài sản trong kí túc xá, lớp 20 Đưa khách vào kí túc xá không đăng kí tạm trú Trong quan hệ ứng xử 1 Quan tâm có trách nhiệm với mọi người trong quan hệ 2 Thái độ tôn trọng, khiêm tốn với bạn bè 3 Có quan hệ nam nữ, trong sáng, lành mạnh 4 Kết bạn tràn lan 5 Có lối sống thực dụng Mức độ 1 2 3 4 5 STT Các biểu hiện nếp sống 6 Bất bình trước hành vi thiếu văn hóa 7 Quan tâm đến công việc chung của tập thể 8 Lễ phép với thầy (cô) Chào, hỏi thầy cô giáo 9 Chỉ quan tâm chào, hỏi thầy (cô) trực tiếp dạy 10 Rộng lượng, vị tha trong quan hệ 11 Vô lễ với thầy (cô) và cô chú cán bộ công nhân viên 12 Có hành vi gây gổ, đe dọa, cán bộ bảo vệ đang làm nhiệm vụ Mức độ 1 2 3 4 5 4) Theo bạn những biện pháp nào trong các biện pháp sau đây có tác dụng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú có hiệu quả nhất? Đánh dấu (X) vào cột 1 Phổ biến đầy đủ những điều cần biết về quy định, quy chế của trường (quy chế công tác học sinh – sinh viên, quy chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng…) 2 Tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện cho học sinh tham gia các hoạt động sinh hoạt, giao lưu   3 Hỗ trợ đời sống vật chất cho học sinh ( nhà ăn)  4   Có chính sách khen thưởng và hình thức kỉ luật kịp thời 5 Tạo phong trào thi đua giữa các phòng về nếp sống văn hóa 6 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện cho học sinh học tập và lưu trú  7 Tạo điều kiện về thông tin văn hóa  8 Phổ biến nội quy kí túc xá đầu năm học cho học sinh khối 6 10 Kết hợp với gia đình để giáo dục thêm    11 Ban quản lý kí túc xá phối hợp với các bộ phận khác trong trường để giáo  9 Đặt hòm thư góp ý để lấy ý kiến đóng góp, nguyện vọng của học sinh dục học sinh 12 Tổ chức quản lí giờ tự học của học sinh 13 Tổ chức sinh hoạt văn thể mỹ   14 Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường  5) Xin bạn hãy vui lòng cho biết đôi nét về bản thân (viết, đánh dấu (X) vào các ô thích hợp) Họ và tên : .Nam  Nữ  Học sinh lớp : Chỗ ở của gia đình : Xin chân thành cảm ơn bạn ! SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG Số phiếu: Phụ lục số 2: TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT HÒA AN (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên) ... sở lý luận giáo dục quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Chương 2: Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh. .. lý luận thực tiễn giáo dục nếp sống văn hóa quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thơng dân tộc nội trú Hòa An, Cao Bằng, đề xuất biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa. .. việc sống 1.4 Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học sinh trường phổ thơng dân tộc nội trú 1.4.1 Khái niệm quản lý quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh dân tộc nội trú 1.4.1.1 Quản lý

Ngày đăng: 21/02/2020, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan