ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đặng Ngọc Bích NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN GẮN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đặng Ngọc Bích
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH
MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đặng Ngọc Bích
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH
MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420101.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS Đoàn Hương Mai
TS Ngô Xuân Nam
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
PGS TS Đoàn Hương Mai PGS.TS Lê Thu Hà
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của Luận văn, học viên xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới hai thầy (cô) hướng dẫn là PGS.TS Đoàn Hương Mai (Trưởng Bộ môn
Sinh thái học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội) và TS Ngô Xuân Nam (Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ
công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), những người đã truyền cảm hứng, niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học viên
Học viên xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Sinh thái
và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; các thầy cô giáo, các học viên, sinh viên trong Bộ môn Sinh thái học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực hiện tốt Luận văn
Luận văn được thực hiện bởi sự hỗ trợ của đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam” (mã số: ĐTĐL.CN-11/16) và Quỹ học bổng thiên nhiên Nagao
Học viên xin được chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn
bè đã động viên giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Một lần nữa, học viên xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Ngọc Bích
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1.Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu hệ sinh thái 3
1.1.1 Một số khái niệm về hệ sinh thái 3
1.1.2 Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái 4
1.1.3 Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái và vai trò của chúng 6
1.1.4 Dịch vụ sinh thái (Ecosystem services) 9
1.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.3 Bảo tồn và phát triển bền vững 17
Chương 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21
2.1.Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 21
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2.Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1.Phương pháp hồi cứu 21
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 21
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn 22
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 22
2.2.5 Phương pháp phân loại hệ sinh thái 22
2.2.6 Phương pháp thành lập bản đồ 22
2.2.7 Phương pháp đánh giá dịch vụ sinh thái của các HST 23
2.2.8 Phương pháp chuyên gia 23
Trang 5Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 24
3.1.1 Vị trí địa lý 24
3.1.2.Đặc điểm điều kiện tự nhiên 25
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
3.2.Hiện trạng đa dạng sinh học tại Khu di tích Mỹ Sơn 31
3.2.1 Hiện trạng đa dạng loài 31
3.2.2 Hiện trạng đa dạng hệ sinh thái 34
3.2.3 Bản đồ phân bố các hệ sinh thái 47
3.3.Đánh giá các dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn 49
3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn Khu di tích Mỹ Sơn gắn với phát triển
bền vững 52
3.4.1 Giải pháp bảo tồn chung 52
3.4.2 Giải pháp đối với từng hệ sinh thái 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Trang 6PTNT Phát triển nông thôn
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại dịch vụ sinh thái 10
Bảng 1.2 Các kiểu HST trên thế giới 12
Bảng 1.3 Phân loại các kiểu hệ sinh thái (ecosystem types) ở Việt Nam 14
Bảng 3.1 Tổng hợp thành phần động thực vật tại Khu di tích Mỹ Sơn 31
Bảng 3.2 Diện tích các hệ sinh thái tại Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam 34
Bảng 3.3 Hiện trạng các công trình xây dựng ở Khu di tích Mỹ Sơn 41
Bảng 3.4 Đánh giá các dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam 49
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế giới WB 20
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam 24
Hình 3.2 Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú từ năm 2012
đến năm 2017 28
Hình 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú từ năm 2012 đến năm 2017 29
Hình 3.4 Số lượng ý kiến của người dân về việc bảo tồn di sản 30
Hình 3.5 Rừng phục hồi thường xanh ở khu di tích 35
Hình 3.6 Rừng phục hồi bằng cây tiên phong ưa sáng 36
Hình 3.7 Rừng keo phát triển ở phía nam Hòn Đền 39
Hình 3.8 Khu vực trảng cỏ, cây bụi tái sinh ở phía Đông Bắc của Khu di tích 40
Hình 3.9 Cỏ tranh trong hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi 40
Hình 3.10 Đường đi vào khu di tích Mỹ Sơn 42
Hình 3.11 Khu đền tháp Mỹ Sơn 42
Hình 3.12 Nền đáy suối Khe Thẻ khu vực I 44
Hình 3.13 Thực vật ven suối Khe Thẻ tại khu vực I 45
Hình 3.14 Suối Khe Thẻ khu vực II 45
Hình 3.15 Suối Khe Thẻ khu vực III 46
Hình 3.16 Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn,
tỉnh Quảng Nam 48
Trang 9Theo Quyết định số 1915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2008 về Phê duyệt dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích
Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2020, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn bao gồm toàn bộ thung lũng Mỹ Sơn giới hạn bằng các đỉnh núi bao quanh thung lũng như đỉnh núi Văn Chỉ, đỉnh núi Hòn Ngang, đỉnh núi Đá Bèo, đỉnh núi Kỳ Vĩ, đỉnh núi Mật Mã Trong đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch là toàn bộ Khu di tích Mỹ Sơn, các cánh rừng trên sườn núi phía trong thung lũng Mỹ Sơn, khu vực xây dựng các công trình quản lý và dịch vụ thuộc khu Mỹ Sơn - Thạch Bàn, có tổng diện tích phạm vi nghiên cứu quy hoạch là 11.580.000 m2
18 Hiện nay, các nghiên cứu về bảo tồn chủ yếu tập trung vào khu vực đền tháp nhằm tôn tạo, ngăn chặn quá trình hủy hoại của toàn bộ các di tích hiện còn ở Mỹ Sơn, đặc biệt là các di tích gốc; các công trình nghiên cứu chưa chú trọng đến bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại thung lũng Mỹ Sơn Ngoài bảo tồn khu vực đền tháp, việc bảo tồn khu vực quanh khu di tích cũng rất quan trọng
Tuy nhiên, cho đến nay, tại khu di tích này vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng hợp nào liên quan đến cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái quanh khu di tích Vì vậy, rất cần những nghiên cứu về hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn, từ đó giúp cho địa phương và các nhà nghiên cứu có biện pháp bảo tồn phù hợp góp phần duy trì và phát huy giá trị di sản nhưng vẫn đảm bảo hài hòa giữa phát triển và gìn giữ nét văn hóa, lịch sử của người Champa
Trang 10Trước những thực tế như trên, đề tài: “Nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại
Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững” được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá đa dạng HST tại Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam;
- Đánh giá tầm quan trọng của DVST mà các HST mang lại;
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn Khu di tích Mỹ Sơn gắn với phát triển bền vững
Để thực hiện được những mục tiêu trên, đề tài được hỗ trợ và sử dụng số liệu của đề tài độc lập cấp Quốc gia: “Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam” (mã số: ĐTĐL.CN-11/16), cụ thể là kế thừa số liệu
về hiện trạng đa dạng sinh học, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; ngoài
ra, học viên đã tham gia khảo sát thực địa, thực hiện một số chuyên đề của đề tài cấp Quốc gia
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu hệ sinh thái
1.1.1 Một số khái niệm về hệ sinh thái
Khái niệm HST được ra đời ở cuối thế kỷ thứ XIX dưới các tên gọi khác nhau như “Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903; Mobius, 1877) Sukatsev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc” hay “Sinh địa quần lạc” (Biogeocenose) Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) được A Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các HST tự nhiên mà cả các HST nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ Thuật ngữ hệ sinh thái của A Tansley còn chỉ ra những hệ cực bé (Microecosystem), đến các hệ lớn như một khu rừng, cánh đồng rêu (Tundra), biển, đại dương và hệ cực lớn như sinh quyển 41
Theo Odum (1971), sinh vật và thế giới vô sinh ở xung quanh có quan hệ khăng khít với nhau và thường xuyên có tác động qua lại Đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các sinh vật (có nghĩa là quần xã) của một khu vực nhất định đều tác động qua lại với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất (tức là trao đổi giữa các phần tử vô sinh và hữu sinh) trong mạng lưới được gọi là hệ thống sinh thái hoặc HST 44
Năm 1990, Mai Đình Yên định nghĩa ngắn gọn về HST, đó là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lên nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng 32
Theo Dương Hữu Thời (1998), HST là một đơn vị chức năng và cấu trúc cơ
sở Nó gồm 2 thành phần chính: sinh vật và môi trường mà trong đó sinh vật hoạt động sống 24
Năm 2000, Vũ Trung Tạng đã đưa ra khái niệm HST là tổ hợp của một quần
xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tại nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa của năng lượng HST lại trở lại thành một bộ phận cấu trúc của một HST duy nhất toàn cầu hay còn gọi là sinh quyển (biosphere) 20
Trang 12Khái niệm HST đã phát triển từ quần lạc sinh vật đến tổ hợp của quần xã sinh vật với môi trường sống và bao gồm cả mối quan hệ giữa chúng
Theo Lê Vũ Khôi (2017), HST có thể có quy mô khác nhau: HST nhỏ (ví dụ như một chậu hoa cảnh), HST vừa (ví dụ như một hồ chứa nước, một thảm rừng), HST lớn (ví dụ như một đại dương, một khu rừng) 9
1.1.2 Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái
Mỗi HST gồm các thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh Thành phần vô sinh (sinh cảnh) bao gồm các yếu tố như ánh sáng, khí hậu, đất, nước… Thành phần hữu sinh là các quần xã sinh vật Thành phần cấu trúc của HST rất đa dạng, được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, cùng với các mối quan hệ
và thông tin, trên cơ sở đó, hệ thực hiện trọn vẹn chu kỳ sinh học của mình Bởi vậy, HST được xem là một đơn vị cấu trúc rất hoàn chỉnh của tự nhiên Không những thế, HST còn có những thuộc tính rất cơ bản khác quyết định đến thành phần cấu trúc và hoạt động, chức năng của nó như không gian, thời gian và các mối quan
Trang 13Sinh vật tiêu thụ (Consumer - C) là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp
và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡng tạo ra Tuỳ theo đặc điểm tiêu thụ của chúng, được chia ra:
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (C1): bao gồm những loài động vật ăn thực vật
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (C2): Bao gồm sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4 (C3 và C4) có thể là sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn Cũng có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2 hoặc động vật ăn xác chết
Sinh vật phân hủy (Decomposer - D) là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh (saprophy) Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn lượng hóa học để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất hữu cơ phức tạp ra môi trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban đầu tham gia vào chu trình (như CO2, O2, N2 )
Trong tự nhiên, HST không tồn tại độc lập mà còn liên hệ mật thiết với các
hệ khác bằng các hệ chuyển tiếp HST là một hệ động lực mở và có khả năng tự điều chỉnh
Theo Odum (1971), Ngoài cấu trúc theo kiểu thành phần, HST còn có kiểu cấu trúc theo chức năng 44, cấu trúc của HST bao gồm:
- Quá trình chuyển hóa năng lượng của hệ;
- Xích thức ăn trong hệ;
- Các chu trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ;
- Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian;
- Các quá trình phát triển và tiến hóa của hệ;
Trang 14ít thay đổi từ năm này đến năm khác, chính là kết quả cân bằng của 4 chức năng nêu trên trong các HST lớn 46
Một hệ thống mới trong quá trình phát triển sẽ đạt đến trạng thái cân bằng ổn định, phải sau một thời gian dài tiến hoá thích nghi, trong đó bao gồm sự phát triển tương hỗ của các thành phần cấu trúc Mỗi một chức năng của hoạt động chức năng lại chứa đựng các phần cấu trúc riêng 44
Do tính cấu trúc đa dạng, HST ngày càng hướng đến trạng thái cân bằng ổn định và tồn tại vô hạn khi không chịu những tác động mạnh, vượt quá ngưỡng chịu đựng của mình.Cấu trúc và chức năng của HST thay đổi theo không gian và thời gian, vì vậy, cần thay đổi theo không gian và thời gian khi đánh giá, lập bản đồ và quản lý HST 20
Trong một khu vực nghiên cứu có thể tốt hoặc kém hơn so với các khu vực khác do sự khác nhau về thành phần đất và chế độ thủy văn Mỗi điều kiện này quy định sự hình thành những loài động vật hay thực vật nhất định Ở khu vực không gian rộng hơn, nhiệt độ và gradient độ ẩm thay đổi theo vĩ độ, độ cao Sự thay đổi theo không gian rộng lớn thể hiện sự phong phú của môi trường mà sự thay đổi này ảnh hưởng đến cảnh quan của vùng, cấu trúc chức năng của HST 20
1.1.3 Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái và vai trò của chúng
Quần thể sinh vật là dạng tồn tại của loài trong HST, tất cả các sinh vật về bản chất không thể sống biệt lập mà ít nhiều có mối quan hệ tương tác với các cá thể khác của cùng một loài Quần thể là một nhóm cá thể của một loài, khác nhau về kích thước, về tuổi và giới tính, nhưng có khả năng giao phối tự do với nhau để tái xuất số lượng và phân bố trong vùng phân bố của loài Quần xã sinh vật là một tổ hợp bất kỳ của các quần thể phân bố trong lãnh thổ hoặc sinh cảnh xác định 6 Các mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường làm cho HST trở nên phong phú, đa dạng nhưng vẫn có khả năng tự điều chỉnh bằng các mối quan hệ cùng loài và khác loài
Cấu trúc khu hệ sinh vật của quần xã sinh vật trong một HST được phân loại theo dạng dinh dưỡng và sinh vật dị dưỡng Các nhóm sinh vật này thiết lập nên các
Trang 15mối quan hệ, trước hết là quan hệ dinh dưỡng, trong đó vật chất và năng lượng theo
đó biến đổi và vận động theo những con đường khác nhau, tạo ra mối quan hệ gắn
bó giữa các sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường vô sinh mà quần xã sinh tồn 45
Sinh vật tự dưỡng hay sinh vật sản xuất:
Những sinh vật này bao gồm tất cả các sinh vật quang tự dưỡng: cây xanh, tảo nhân chuẩn, tảo lục, vi khuẩn tía, vi khuẩn lưu huỳnh xanh; và các sinh vật hóa
tự dưỡng tạo ra các vật liệu hữu cơ bằng cách oxy hóa các hợp chất hữu cơ mà không cần thiết đến ánh sang Sinh vật quang tự dưỡng có khả năng tiếp nhận lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ đầu tiên - nguồn thức ăn sơ cấp từ những chất vô cơ đơn giản của môi trường Do vậy, sinh vật tự dưỡng là sinh vật sản xuất 1
Đặc điểm chính của các quần xã trên cạn là sự hiện diện và chiếm ưu thế của thực vật xanh có mạch lớn Trong khi đó ở môi trường nước, sinh vật sản xuất chính
là tảo Thực vật xanh là nguồn cung cấp thức ăn chính, là nơi ở, nơi trú ẩn cho nhiều sinh vật khác, chủ yếu là động vật và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, bảo vệ và thay đổi tính chất của đất và ảnh hưởng đến các nhân tố vật lý của môi trường 34, 9
Thực vật trên cạn bao phủ mặt đất hình thành thảm thực vật Thảm thực vật
là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ tổ hợp thực vật của một vùng nào đó với những tính chất đặc trưng mà thường là cơ sở cho việc phân loại và đặt tên cho các quần xã trên cạn Thảm thực vật được đặc trưng không phải chỉ bằng thành phần loài và số lượng cá thể của các loài mà đặc biệt là bằng cấu trúc tổ hợp các loài cùng với các đặc trưng của nó như những bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất… Thảm thực vật biểu thị một cách rõ nét đặc trưng của môi trường trên cạn Ví dụ như thảm thực vật được gọi tên rừng cây lá kim, rừng lá rộng rụng lá, savan, cây bụi… Những tên gọi này đặc trưng cho quần xã sinh vật điển hình của HST Thảm thực vật trong HST trên cạn có vai trò quan trọng Ngoài chức năng là sinh vật sản xuất, thảm thực vật còn giữ vai trò quan trọng trong các chu trình vật chất Nhiều tác giả dựa vào đặc điểm thảm thực vật để phân chia các HST 8
Trang 16Sinh vật dị dưỡng hay sinh vật tiêu thụ:
Đây là những sinh vật thu nhận thức ăn và năng lượng từ các sinh vật khác, hoặc là của động vật, hoặc là thực vật hoặc là cả hai, bao gồm: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp và những động vật ăn thịt bậc cao Sinh vật dị dưỡng không tự sản sinh ra chất hữu cơ cho bản thân nó mà tiêu thụ các chất hữu cơ
từ nguồn gốc có sẵn nên được gọi là sinh vật tiêu thụ Các sinh vật tiêu thụ chiếm giữ một số bậc dinh dưỡng Những sinh vật tiêu thụ ăn thực vật sống là những sinh vật tiêu thụ sơ cấp hay động vật ăn thực vật Những sinh vật tiêu thụ động vật ăn thực vật là những sinh vật tiêu thụ bậc 2 hay động vật ăn thịt Trong một số HST, có những động vật ăn động vật ăn thịt, đây là những sinh vật tiêu thụ bậc 3 hay những động vật ăn thịt bậc cao Có cả những động vật ăn cả động vật, ăn cả thực vật, đó là động vật ăn tạp Sinh vật ăn chất hữu cơ chết là sinh vật ăn phế liệu Những thành phần này có quan hệ sinh học chặt chẽ với nhau và trong quan hệ dinh dưỡng, chúng là các mắt xích trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã 1
Sinh vật phân hủy hay sinh vật ăn mùn bã:
Những sinh vật sống hoại sinh các chất hữu cơ chết gọi là sinh vật phân hủy, trong khi sinh vật ăn mùn bã phá vỡ chúng thành những mảnh nhỏ hơn và tiêu thụ từng phần 1
Trong các quần xã sinh vật trong HST bất kỳ đều có sinh vật phân hủy Quá trình phân giải được phân ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn phá vụn các xác chết động vật, thực vật, các chất hữu
cơ thành dạng hạt vụn nát
Giai đoạn 2: Giai đoạn mùn hóa
Giai đoạn 3: Giai đoạn vô cơ hóa chất mùn
Như vậy, sinh vật tự dưỡng tạo ra vật liệu hữu cơ, các sinh vật tiêu thụ ăn chúng, các sinh vật phân hủy và sinh vật ăn mùn bã phân hủy các chất hữu cơ chết, các sản phẩm bài tiết như phân và những tàn tích hữu cơ khác
Theo Lê Vũ Khôi và cộng sự (2017) 9, đánh giá đa dạng HST có thể dựa trên bản chất của quần xã:
Mức độ đa dạng về thành phần loài;
Trang 17Mức độ phong phú hay mức giàu tương đối (%) số lượng cá thể của quần thể
so với tổng số lượng cá thể chung trong quần xã;
Mức độ cấu trúc dinh dưỡng;
Các dạng tăng trưởng của các loài trong quần xã
1.1.4 Dịch vụ sinh thái (Ecosystem services)
HST có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người thông qua việc cung cấp các dịch vụ Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ sinh thái mà các HST cung cấp 54, bao gồm:
- Dịch vụ cung cấp (Provisioning services): tài nguyên rừng, tài nguyên nước, thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, nguồn gen…
- Dịch vụ điều tiết (Regulating services): phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh…
- Dịch vụ hỗ trợ (Supporting services): cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, năng suất sinh học sơ cấp…
- Dịch vụ văn hoá - xã hội (Culture services): giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học và giáo dục…
HST cung cấp cho xã hội dịch vụ đa dạng và phong phú - từ nguồn nước sạch ổn định cho đến đất sản xuất và hấp thụ cacbon Con người, các công ty và xã hội đều dựa vào những dịch vụ này - khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và điều tiết khí hậu Tuy nhiên hiện nay nhiều HST chưa được định giá đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả Do quyết định hàng ngày được đưa
ra chỉ ưu tiên làm sao để thu được lợi nhuận tài chính ngay lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của HST đều bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó
Thuật ngữ DVST: “DVST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng thụ từ các chức năng của HST” được mô tả trong tài liệu Đánh giá HST thiên niên kỷ (2005) 54 Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình DVST cung cấp như: sản phẩm lương thực, thực phẩm (như lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản ); các cây công nghiệp (như bông, gỗ, gai dầu ); các nguồn dược liệu; cung cấp nguồn nước; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí,
Trang 18du lịch sinh thái ) Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc khai thác, sử dụng không bền vững
Các DVST - việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức năng của HST nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi trường
Dựa vào vai trò, chức năng khác nhau của HST, các nhà sinh thái học đã phân thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của HST với mục đích khác nhau
về kinh tế - xã hội, bao gồm:
Bảng 1.1 Phân loại dịch vụ sinh thái
- Điều hòa/Ổn định khí hậu
- Điều tiết lũ lụt/thoát dòng chảy
- Điều tiết dịch bệnh
- Giữ trầm tích
- Điều hòa/Ổn định khí hậu
- Năng suất sinh học
- Tái tạo chất dinh dưỡng
- Sản xuất cơ bản
- Năng suất sinh học
- Tái tạo chất dinh dưỡng
Trang 19Một số thống kê của Đánh giá HST thiên niên kỷ (2005) 54 về sự giảm của các dịch vụ mà HST cung cấp:
- Trong vòng 50 năm (1955 - 2005), con người đã làm thay đổi HST một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn bất kỳ thời kỳ trước đó trong lịch sử loài người
- 20% các rạn san hô trên thế giới đã được biến mất và 20% bị suy thoái trong vài thập kỷ qua
- 35% rừng ngập mặn đã bị biến mất
- Lượng nước trong hồ chứa đã tăng lên 4 lần kể từ năm 1960 đến năm 2000
- Các dòng tuần hoàn vật chất của nitơ và phốt pho sinh học đã được tăng lên 2-3 lần
- Tốc độ gia tăng những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tăng ở mức gấp 1000 lần so với tốc độ cơ bản trong lịch sử
- 10-30% của động vật, chim và động vật lưỡng cư đang bị đe dọa tuyệt chủng
Chính vì vậy, cần có những nhận thức, đánh giá đúng đắn về những giá trị
mà DVST của các HST mang lại để khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam
Năm 1980, hai nhà sinh thái học Norse và McManus đã viết một chương trong Báo cáo hàng năm của Ủy ban về Chất lượng môi trường, đề cập tới đa dạng sinh học toàn cầu và đưa ra hai khái niệm đa dạng hệ sinh thái (ecological diversity) Sau đó, IUCN đã thúc đẩy ý tưởng xây dựng một công ước toàn cầu về
đa dạng sinh học Theo Công ước Đa dạng sinh học (1992) 50: “Đa dạng sinh học là
sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST)” Như vậy, đa dạng HST là một trong 3 dạng của đa dạng sinh học
Đặc trưng của đa dạng HST:
- Đa dạng HST có quan hệ chặt chẽ với đa dạng loài và đa dạng gen bởi đa dạng HST liên quan đến quần xã sinh vật trong khi đó đa dạng loài liên quan đến quần thể sinh vật và đa dạng di truyền liên quan đến cá thể;
Trang 20- Đa dạng HST bao gồm đa dạng các yếu tố môi trường;
- Bảo tồn đa dạng HST với đối tượng chính là quần xã sinh vật với môi trường còn bảo tồn đa dạng loài chỉ với đối tượng là loài hay quần thể;
- Đa dạng HST dẫn đến đa dạng cảnh quan, các sinh cảnh, các ổ sinh thái, các nơi ở của sinh vật;
- Nghiên cứu đánh giá và giám sát đa dạng HST, cảnh quan cần đánh giá nhiều yếu tố, nhưng nếu chỉ xét trên hai thành phần chính là môi trường và sinh vật sẽ thuận tiện hơn
- Cách đánh giá và thể hiện mức độ đa dạng HST, cảnh quan thông thường hiện nay là sử dụng các bản đồ, các ảnh; đối với đánh giá đa dạng loài là danh lục, còn đa dạng gen là các sơ đồ phân tích điện di
Năm 1973, Ellenberg phân loại các HST trên thế giới thành 15 dạng ở Bảng 1.2 Tác giả đã đưa ra một số HST điển hình ở Ấn Độ để làm ví dụ minh họa Tuy nhiên, có nhiều loại HST ở những nơi khác nhau trên thế giới Nếu phân tích vi mô
có thể phân loại thành nhiều HST hơn nữa
Bảng 1.2 Các kiểu HST trên thế giới
STT Loại HST Địa điểm ví dụ
2 HST chân núi (Foot-hill ecosystem) Vùng Terai và Dooars ở Ấn Độ
Nguồn: Ellenberg, 1973 36
Trang 21Quan điểm nghiên cứu của Tunner và cộng sự (2007) về hệ thống phân loại HST cho vùng vịnh phía Tây Mỹ dựa trên phương pháp nghiên cứu thực địa tiền trạm và nghiên cứu thực địa thu mẫu Cảnh quan được phân loại sơ bộ dựa trên vị trí dốc và kết cấu đất Các mẫu thu thập bao gồm thực vật, đất đai, địa hình Dữ liệu thực địa lấy từ việc lấy mẫu rất phức tạp, bao gồm nhiều giá trị (mẫu), hầu hết các chỉ tiêu sẽ được lấy 30 mẫu trở lên để đảm bảo số liệu về mặt thống kê Sản phẩm của nghiên cứu này là một bảng hai chiều, cho thấy sự phân loại của cả hai yếu tố là
vị trí và loài 48
Kley và Turner (2009) đã phát triển một hệ thống phân loại sinh thái (Ecological classification system - ECS) cho Rừng Quốc gia của Mỹ và các vùng đất lân cận Texas và Louisiana ECS phân loại đất thành các loại HST dựa trên cấu trúc của thảm thực vật và đất Sử dụng phép đo chia tỷ lệ đa chiều không gian và TWINSPAN (Two-Way Indicator Species Analysis) để phân loại các mẫu dựa trên thảm thực vật tầng mặt tương ứng với độ dốc của vị trí địa hình, tần số cháy, sự xáo trộn và thành phần dinh dưỡng của đất Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý, các chuyên gia bản đồ, thông số về các thành phần chính trong HST rừng khu vực Texas để đánh giá và lập kế hoạch, mục tiêu phát triển 40
Việc xác định các HST ở ngoài thiên nhiên khó khăn nhất là khi phải xác định ranh giới giữa 2 HST gần kề nhau hoặc cùng ở cạn hoặc cùng ở nước Cách tiếp cận để phân biệt là dựa vào thành phần các loài của quần xã, các loài đặc trưng riêng và các yếu tố môi trường Cách tiếp cận nghiên cứu đa dạng HST hiện nay thường sử dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để xác định được ranh giới ban đầu các HST Từ đó, tiến hành kiểm tra thực địa để có thể xác định một cách cụ thể và chính xác hơn các điểm mốc
Nghiên cứu về đa dạng HST hay phân loại HST ở Việt Nam cũng sử dụng biện pháp tương tự với thế giới Theo Vũ Trung Tạng (2000), HST nói chung bao gồm HST tự nhiên và HST nhân tạo Tác giả cũng nhấn mạnh rằng HST có thể có diện tích rất lớn như vườn quốc gia, hồ tự nhiên Biển và đại dương là những HST khổng lồ nhưng cũng có những HST rất nhỏ bé như detrit hay bể cá cảnh 20
Một số nghiên cứu về đa dạng HST ở Việt Nam có thể kể đến như: Nghiên cứu của Mai Đình Yên (1994) phân biệt ở Việt Nam có 9 kiểu HST ở cạn và 17 kiểu HST ở nước, được thể hiện ở Bảng 1.3
Trang 22Bảng 1.3 Phân loại các kiểu hệ sinh thái (ecosystem types) ở Việt Nam
A Hệ sinh thái trên cạn B Hệ sinh thái ở nước
I Các HST nhân tạo:
1 HST đô thị / khu công nghiệp
2 HST nông thôn / nông nghiệp
5 HST savan / đất hoang / cây bụi
6 HST đồi cát ven biển
+ Rừng trên núi đá vôi
+ Rừng thường xanh trên núi cao và rừng thông
hỗn giao
+ Thực vật lá kim ở các đỉnh núi rất cao như
Hoàng Liên Sơn
Trang 23Nghiên cứu của Lê Xuân Ái và Trần Đình Huệ (2013) đã xác định được 3 HST chính ở khu vực Côn Đảo: HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển và HST các rạn san hô với tổng diện tích khoảng 1.000 ha Tác giả cũng đã chỉ ra rằng HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển và HST rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác; là sinh cảnh đẻ trứng, ươm nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á Các HST biển còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng oxy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo Nghiên cứu đa dạng HST và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm duy trì, lưu giữ nguồn gene và các sinh cảnh đặc trưng của Côn Đảo và của Việt Nam, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường sống bền vững Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên góp phần bảo
tồn và tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam tại Côn Đảo 2
Đề tài nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật Vườn Quốc gia Núi Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn của Lê Thị Lệ Quyên (2013) Theo đặc điểm cấu trúc đề tài đã phân chia thảm thực vật VQG thành 9 kiểu đặc trưng bao gồm: rừng kín thường xanh cây lá rộng; rừng kín thường xanh cây lá rộng, lá kim; rừng lá kim; rừng hỗn giao cây lá rộng, tre nứa; rừng thưa cây lá rộng bị tác động mạnh; thảm thực vật tre nứa; trảng cỏ, cây bụi nhân tác; rừng trồng thông ba lá; cây trồng nông nghiệp Tác giả đã xây dựng được bản đồ thảm thực vật tỷ lệ 1/50.000 và đề xuất giải pháp cụ thể riêng cho từng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm của Vườn quốc gia 15
Bidoup-Thái Văn Trừng (1978) đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật để phân loại HST rừng Việt Nam Tư tưởng học thuật của quan điểm này là trong một môi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định Trong môi trường sinh thái đó, có 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng Căn cứ vào cơ sở lí luận trên, Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp tương ứng với các HST rừng như sau 23:
- Các kiểu rừng, rừng kín vùng thấp:
I Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới
II Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới
Trang 24III Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới
IV Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới
- Các kiểu rừng thưa:
V Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới
VI Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới
VII Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp
- Các kiểu trảng truông:
VIII Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới
IX Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới
- Các kiểu rừng kín vùng cao:
X Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
XI Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp
XII Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ấm núi vừa
- Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:
XIII Kiểu quần hệ khô vùng cao
XIV Kiểu quần hệ lạnh vùng cao
Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó tuỳ theo
độ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau Như vậy, có thể thấy, HST rừng nước ta rất đa dạng và phong phú
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đa dạng HST Nghiên cứu của Vũ Trung Tạng về phân chia HST có đưa ra cách phân chia theo HST lớn như HST tự nhiên, HST nhân tạo hoặc phân chia theo tiểu HST như bể cá hay detrit Có thể thấy, nghiên cứu đầy đủ nhất về phân chia HST hay đa dạng HST ở Việt Nam là nghiên cứu của tác giả Mai Đình Yên Những nghiên cứu về đa dạng HST của các tác giả khác ở Việt Nam tập trung vào phân chia HST của một khu vực nhỏ thường nhằm mục đích quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học và PTBV khu vực đó Đặc biệt, việc phân chia các hệ sinh thái thường dựa vào đặc điểm của quần xã thực vật, bởi đây là đặc điểm đặc trưng cho HST, quần xã thực vật ít di chuyển, ít biến động
và dễ nhận biết
Trang 251.3 Bảo tồn và phát triển bền vững
Khái niệm PTBV được đưa ra năm 1987 tại hội nghị môi trường thế giới ở Stockhom Theo đó PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai PTBV cần đảm bảo sự bền vững cả về kinh tế, bền vững cả về môi trường
và bền vững cả về xã hội 49
PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế
kỷ 21 Năm 2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững
Việt Nam đã tham gia hội nghị và cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 21; Chính phủ Việt Nam đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” (Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng) 16, tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong
đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam 17
Trang 26Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, còn gọi là Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược cơ bản để hoạch định những định hướng cơ bản của Chính phủ Việt Nam Lấy những định hướng này làm cơ sở pháp
lý, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan có thể triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21 Chương trình nghị sự 21 nêu lên những thách thức trong thế kỷ XXI; khẳng định nguyện vọng của nhân loại phát triển theo cách thức bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Chương trình yêu cầu các nước phải xây dựng chiến lược kế hoạch quốc gia, những chính sách và giải pháp cơ bản
để tiến tới phát triển bền vững
PTBV được xem như một tiến trình, đảm bảo mối quan hệ không gian giữa 3 lĩnh vực phúc lợi: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; còn mối quan hệ về thời gian, nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ phải được giải quyết hài hòa PTBV đóng vai trò then chốt trong mọi chiến lược hoạt động, đó là xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người
Để đánh giá sự PTBV cần 4 tiêu chí sau 17:
- Sự tăng trưởng kinh tế ổn định;
- Thực hiện tốt công bằng xã hội;
- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
- Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
Mục tiêu chủ yếu của sự PTBV phải hướng đến là:
- Giảm đến mức tối thiểu sự khánh kiệt tài nguyên, bao gồm những dạng tái sinh và không tái sinh, đảm bảo khai thác lâu dài
- Bảo tồn đa dạng sinh học trong mọi khía cạnh, mọi mức độ trên cơ sở quản lý và sử dụng hợp lý; duy trì các HST thiết yếu, có sức sản xuất cao (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển…) và các hệ hỗ trợ khác nhằm đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của cá cộng đồng dân cư
- Bảo vệ sự trong sạch và ổn định của môi trường: Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, trong đó quan trọng và bức xúc nhất hiện nay
là giảm lượng khí nhà kính vào khí quyển để giảm hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn sự
Trang 27ấm lên của trái đất và nạn đại hồng thủy toàn cầu, thay thế các hợp chất CFCs, halogen… để tránh sự suy giảm ozon và hàn lại lỗ thủng tầng ozon ở bầu trời nam cực, tránh cho nhân loại và sinh giới khỏi hiểm họa gây ra bởi bức xạ tia cực tím
UV - B
- Chất lượng cuộc sống và chỉ tiêu phát triển con người phải đạt được như sau:
Thu nhập bình quân đầu người theo GDP của các quốc gia được nâng cao
Tuổi thọ trung bình của các dân tộc, quốc gia tăng lên
Trình độ học vấn của con người thuộc các dân tộc, các quốc gia, nhất là 90% người nghèo ở các nước đang phát triển được cải thiện cơ bản, trước hết là xóa mù và chống tái mù, các cấp học phổ cập cho quảng đại quần chúng được nâng lên…
Quyền tự do con người trong hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị ngày được nâng lên và pháp luật của nhà nước phải đảm bảo cho họ thực hiện các quyền đó một cách có hiệu lực
Chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện đề con người sống khỏe
và sống có ích
Bảo tồn HST được xem như là quá trình bảo vệ môi trường tự nhiên cho các thế hệ tương lai Bảo tồn HST có thể liên quan đến nhiều loại mục tiêu bảo tồn, trong đó có những chương trình nhằm bảo vệ đất, nước, động vật, thực vật và chất lượng không khí Bảo tồn tính bền vững của HST có thể được xem như là việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật để phát triển kinh tế - xã hội, không ảnh hưởng đến sự tồn tại và lối sống của các thế hệ tương lai; hoặc là việc thực hiện các chiến lược ngăn chặn một số loài bị tuyệt chủng Sinh thái học là một khía cạnh tiếp cận của PTBV
Để PTBV, cần chú ý duy trì khả năng tự phục hồi của các HST, duy trì sức sản xuất sinh học và năng suất sinh học ổn định theo thời gian, duy trì tính cân bằng của hệ thống theo thời gian
Mô hình PTBV được áp dụng rộng rãi hiện nay là mô hình của Ngân hàng thế giới như trình bày ở Hình 1.1, PTBV được hiểu là cần phải đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ Có
Trang 28thể thấy, mô hình được thể hiện bằng hình tam giác đều, thể hiện tầm quan trọng ngang nhau của các yếu tố và sự tác động lẫn nhau Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, các nhà chức trách phải tham gia thực hiện nhằm mục đích chung
Hình 1.1 Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế giới WB 51
Các cách tiếp cận, mô hình hay sơ đồ PTBV sai khác nhất định về sự hài hòa giữa 3 lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế xã hội, chính trị và môi trường Một số mô hình có thể kể đến là mô hình của WCED (1987), Jacobs và Sadler (1990), Villen (1990), Moore (2000), Dyllick and Hockerts (2002),… Các mô hình trên có thể khác nhau về phương pháp tiếp cận nhưng đều thống nhất mục tiêu và các tiêu chí của PTBV như đã nêu ở trên
Dựa trên những đặc điểm và tiêu chí cần thiết cho PTBV để đề xuất những giải pháp bảo tồn HST là nguyên tắc cơ bản hiện nay trong sinh thái học HST bảo tồn
Phát triển bền vững
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu sinh thái Mục tiêu
xã hội
Trang 29Chương 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện luận văn: Từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 Thời gian khảo sát thực địa:
Đợt 1: 22/8/2016 - 10/9/2016 (phỏng vấn người dân địa phương, điều tra đa dạng sinh học)
Đợt 2: 06/5/2017 - 23/5/2017 (điều tra đa dạng sinh học)
Đợt 3: 30/10/2017 - 16/11/2017 (điều tra đa dạng sinh học)
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu là các HST tại Khu di tích Mỹ Sơn thông qua các điểm nghiên cứu khảo sát thực địa, tập trung vào hai dạng HST chính
là HST trên cạn và HST thủy vực
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp hồi cứu
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước,
kế thừa có chọn lọc những tài liệu này Kết quả của phương pháp này là đánh giá được hiện trạng tài liệu (phương thức nghiên cứu, cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng kết quả đạt được…) đưa ra lý luận, dự đoán hợp lý và sát thực
tế Trong đề tài này, tập trung kế thừa các tài liệu nghiên cứu về sinh thái học về các đặc điểm môi trường và sinh vật của khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và các tài liệu bảo tồn gắn với PTBV
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Điều tra và đánh giá nhanh các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hoạt động phát triển, môi trường và đặc điểm của các HST Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành các điều kiện sinh thái trong khu vực nghiên cứu như: vị trí địa
lý, địa hình, khí hậu, đất đai, các quần xã thực vật chủ yếu, các tác động của động vật và con người lên các yếu tố tự nhiên 7
Trang 302.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn người dân địa phương dựa vào phiếu phỏng vấn và các câu hỏi nhanh của người phỏng vấn về các đặc điểm kinh tế, xã hội và nhận thức của người dân địa phương trong vấn đề bảo tồn di sản, phục vụ nội dung đề xuất các giải pháp bảo tồn gắn với PTBV [7]
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán, xử lý và được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị biểu diễn số lượng và tỷ lệ Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel® v.2013 của hãng Microsoft® Corporation để xử lý số liệu
2.2.5 Phương pháp phân loại hệ sinh thái
Việc phân loại các HST là sự tổng hợp sắp xếp các HST vào cùng một kiểu
để thuận lợi cho việc so sánh các HST cùng kiểu với nhau 43
Căn cứ tài liệu phân loại các kiểu HST ở Việt Nam của Mai Đình Yên (1994)
43, thông tư Thông tư số 34/2009/BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng 22; kết hợp với sử dụng bản
đồ vệ tinh GIS, bản đồ kiểm kê rừng xã Duy Phú, Duy Hòa, Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam năm 2016, tỷ lệ 1: 5000 12, 13, 14 để xác định các HST ở khu vực nghiên cứu
Sử dụng phần mềm GIS (Mapinfor 10.0) để tiến hành chỉnh sửa, bổ sung các bản đồ hợp phần; phân tích tổng hợp, chồng xếp các lớp thông tin để thành lập bản
đồ phân bố các HST tại khu vực nghiên cứu
Biên tập và sắp xếp các đối tượng, thông tin cần trình bày và hiệu chỉnh theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2016/BNNPTNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21
2.2.6 Phương pháp thành lập bản đồ
Bản đồ là dữ liệu đầu vào không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về HST
38, 39, 47 Căn cứ vào bản đồ vệ tinh GIS, bản đồ hành chính của xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và bản đồ kiểm kê rừng năm 2016 cùng với những kiến thức về sinh thái học HST và hiểu biết thực tế về Khu di tích Mỹ Sơn để xác định những HST chính của khu vực này và tuyến đường khảo sát thực địa
Đề tài sử dụng bản đồ kiểm kê rừng xã Duy Phú, Duy Hòa, Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam năm 2016, tỷ lệ 1: 5000
Trang 312.2.7 Phương pháp đánh giá dịch vụ sinh thái của các HST
Đánh giá DVST là quá trình đánh giá các giá trị của các thành phần tài nguyên, môi trường của các HST Để xác định được vai trò của các HST đối với con người, các nhà sinh thái học thế giới sử dụng phương pháp đánh giá cho điểm trong tài liệu “Đánh giá HST Thiên niên kỷ” (2005) để đánh giá qua các dịch vụ sinh thái Đối với mỗi HST cụ thể các dịch vụ được phân ra 4 nhóm chính: nhóm dịch vụ cung cấp, nhóm dịch vụ điều tiết, nhóm dịch vụ hỗ trợ và nhóm dịch vụ văn hóa xã hội - mỗi nhóm gồm có các dịch vụ với giá trị khác nhau Trong nghiên cứu này, cách cho điểm về mức quan trọng của từng dịch vụ sinh thái được chia theo 4 mức độ: 0 = không quan trọng; 1 = thấp; 2 = vừa; 3 = cao
2.2.8 Phương pháp chuyên gia
Tổ chức các nhóm chuyên môn, các hội thảo nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để có những định hướng và đưa ra những đánh giá phù hợp
Trang 32Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu di tích Mỹ Sơn có phần lớn diện tích nằm trên địa phận xã Duy Phú và một phần nhỏ diện tích thuộc xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trong một thung lũng với tổng diện tích quy hoạch là 1.158 ha 18 (Hình 3.1)
Phạm vi Khu di tích được xác định theo các toạ độ địa lý sau: 15°515 Vĩ độ Bắc, 108°573 Kinh độ Đông 31
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
Trang 333.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Khu vực quy hoạch có địa hình phức tạp, là một khu thung lũng bao quanh bởi một vòng núi đất, núi đá có độ cao từ 120m đến 350m Đỉnh Răng Mèo (có tên gọi khác là đỉnh Hòn Đền) là đỉnh cao nhất, có độ cao khoảng 750m so với mặt nước biển Trên các sườn núi, đỉnh núi được bao phủ bằng một lớp thực vật dày đặc gồm các loại cây rừng có chiều cao từ 5m đến 20m Trên các sườn núi có nhiều nguồn suối nhỏ dồn nước vào con suối lớn có tên là suối Khe Thẻ, chảy từ trong thung lũng Mỹ Sơn ra hợp lưu với một dòng Tụ thủy (phía Đông Bắc) đổ ra hồ Thạch bàn ở phía Tây 31 Trong đó:
Đất xây dựng thuận lợi: 2%
Đất xây dựng ít thuận lợi: 5%
Đất xây dựng không thuận lợi: 70%
Mặt nước: mùa cạn: 131.000 m2, mùa lũ: 144.600 m2
- Địa chất
Địa chất công trình: Trong khu vực quy hoạch có địa hình đồi núi phức tạp nên địa chất không đồng nhất Khi tiến hành xây dựng mới hoặc tu bổ gia cố các phế tích cần phải khoan thăm dò địa chất 31
Địa chất thủy văn: Do địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc lớn, hệ thống suối ngắn, về mùa khô nước thường cạn, mùa mưa tạo lũ Mức ngập lũ thường xuyên hàng năm ở cốt 37,7m - 37,8m, cao hơn cốt nền nhóm D khoảng 0,3m - 0,4m Trong khu vực thung lũng thường xuyên bị ngập lụt do các khe suối không thoát kịp nước vào mùa mưa 31
- Điều kiện khí hậu
Khu vực quy hoạch nằm trong vùng nóng ẩm, hàng năm có hai mùa rõ rệt
là mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 7) và mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau) Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng thủy văn Giao Thủy (huyện Duy Xuyên) từ năm 2006 đến năm 2016, các đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu
là nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió và các thiên tai đáng lưu ý được tổng hợp dưới đây:
Trang 34Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình: 25 - 26C
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29,5 - 29,8C
Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất: 34,2 - 34,7C
Nhiệt độ tối cao trung bình tháng thấp nhất: 19,0 - 19,3C
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,0C
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 12,5C
Biên độ năm: 14,9 - 15,7C
Biên độ ngày: 7,0 - 8,0C
Mƣa
Lƣợng mƣa trong năm: 1.800 - 2.500mm
Số ngày mƣa trong năm: 120 - 140 ngày
Lƣợng mƣa tháng lớn nhất: 532 - 545mm (tháng 10, 11)
Số ngày mƣa tháng lớn nhất: 20 - 21 ngày (tháng 10, 11)
Lƣợng mƣa tháng nhỏ nhất: 15 - 26mm (tháng 2, 3)
Số ngày mƣa tháng nhỏ nhất: 3 - 4 ngày (tháng 2, 3)
Số ngày mƣa trên 100mm: 2 - 3 ngày
Lƣợng mƣa ngày cực đại: 326mm
Lƣợng mƣa tháng cực đại: 1256 - 1518mm
Lƣợng mƣa năm cực đại: 3305mm
Lƣợng mƣa năm cực tiểu: 1161mm
Trang 35 Tốc độ gió mạnh nhất trong cơn bão có thể đạt tới: 35 - 40 m/s
Các thiên tai đáng lưu ý
Bão: Số lượng bão trung bình một năm khoảng 29 cơn bão, tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11
Dông: Hàng năm có khoảng 50 - 80 cơn dông Mùa dông trùng với mùa gió hạ từ tháng 4 đến tháng 10
Trong tháng có nhiều dông nhất, mỗi tháng có từ ngày 10 - 15 ngày dông
Gió tây: gió tây khô nóng có những ngày đem lại khí hậu cực đoan vượt quá 40C
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với tiêu chuẩn thôn văn hoá, xã văn hoá nhưng chưa có giải pháp tối ưu để giúp các đối tượng thoát nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã Năm 2012, UBND xã Duy Phú đã trích kinh phí hỗ trợ cho mỗi thôn cận khu di tích Mỹ Sơn 20.000.000 đồng phục vụ công tác xây dựng cơ bản Tình hình kinh
tế của người dân tuy đã được cải thiện so với nhiều năm trước nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật vẫn xảy ra Đặc biệt, thôn Bàn Sơn được
hỗ trợ cho 46 hộ nghèo mua máy móc nông cụ và con giống phục vụ sản xuất Ngoài ra, Bàn Sơn là thôn nằm gần Khu di tích Mỹ Sơn nhưng vẫn là thôn đặc biệt khó khăn Có thể thấy, người dân sống cận Khu di sản vẫn chưa được hưởng lợi ích từ Khu di sản (Tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn của đề tài mã số ĐTĐL.CN-11/16)
Trang 36Dân cư vùng phụ cận Mỹ Sơn thuộc xã miền núi, sống chủ yếu bằng nghề nông, khoảng 70% người dân làm nông nghiệp, 10% trồng rừng và 15% làm xí nghiệp gạch Phần lớn người dân sống bằng nghề nông nhưng trong thời gian gần đây giá trị thu nhập từ các ngành nghề dịch vụ tăng, đóng góp phần lớn nguồn thu nhập cho người dân trong toàn xã 3 Kết quả tổng hợp số liệu về thu nhập của các ngành nghề của xã Duy Phú giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, tổng thu nhập của toàn xã liên tục tăng, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ
Hình 3.2 Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú từ năm 2012
Tổng thu nhập của các ngành thuộc khối dịch vụ tăng đều từ 19.004 triệu đồng lên 47.454 triệu đồng trong giai đoạn 2012-2017 nhưng sản xuất nông - lâm nghiệp giảm từ 18.561 triệu đồng xuống 16.486 triệu đồng trong giai đoạn 2012-
2017 và lại tăng lên 18.982 triệu đồng vào năm 2015 lên 26.339 triệu đồng vào năm
2017 Các nguồn thu khác cũng tăng liên tục từ 8.397 triệu đồng năm 2012 lên 29.973 triệu đồng vào năm 2017 25, 26, 27, 28, 29, 30
Trang 37Các số liệu thống kê cho thấy, các ngành thuộc khối dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các ngành nghề mang lại thu nhập cho toàn xã Trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2016, cơ cấu ngành nông-lâm nghiệp đứng thứ 2 sau các ngành thuộc khối dịch vụ Trong năm 2017, thu nhập của xã từ nguồn thu khác lại cao hơn từ sản xuất nông-lâm nghiệp Như vậy, có thể thấy sản xuất nông -lâm nghiệp đang có xu hướng giảm trong cơ cấu các ngành kinh tế của xã
Hình 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú từ năm 2012 đến năm 2017
Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội của Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam từ
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Trang 38- Thôn Mỹ Sơn: 112 phiếu;
- Thôn Bàn Sơn: 98 phiếu;
- Thôn Trung Sơn: 91 phiếu
Nhìn chung, người dân địa phương có ý thức tốt về bảo tồn di sản Đa số người dân đều có sự quan tâm đối với Khu di tích, những thay đổi của Khu di tích thường được đưa tin trên báo đài và bảng tin của thôn, xã nên người dân dễ dàng theo dõi Người dân cũng nhận thức được vai trò của Khu di tích đối với đời sống của mình (275/301 ý kiến, chiếm 91,36%) Vai trò chính của Khu di tích mà người dân nhận thấy đó là Khu di tích giúp quảng bá hình ảnh của địa phương Vai trò khác nữa có thể kể đến là giúp gìn giữ văn hóa tâm linh, lịch sử của dân tộc Chỉ có một số ít người dân có lợi ích kinh tế từ Khu di tích
Hình 3.4 Số lượng ý kiến của người dân về việc bảo tồn di sản
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Về vấn đề bảo tồn rừng và các khu vực quanh Khu di tích, có 291 ý kiến cho rằng cần thiết phải bảo tồn khu vực này cùng với bảo tồn Khu di tích Khi được hỏi
về việc tự nguyện tham gia bảo tồn Khu di tích mặc dù không có hỗ trợ kinh phí nhưng người dân vẫn rất nhiệt tình tham gia (240 ý kiến đồng thuận, chiếm 79,73%) (Hình 3.4) Nhìn chung, cộng đồng địa phương đều có nhận thức tốt đối với việc bảo tồn di sản Mỹ Sơn
0 50 100
Sự tự nguyện tham gia bảo tồn
Có Không
Số ý kiến
Trang 39Về tình hình tài nguyên rừng hiện nay ở Mỹ Sơn, có 217/301 người được phỏng vấn nhận thấy rừng ở Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn nhiều loài chim thú có thể khai thác Theo ý kiến của người dân, thú xuất hiện quanh năm và nhiều nhất là lợn rừng (50 ý kiến), chồn (8 ý kiến), Khỉ (4 ý kiến), Sóc (2 ý kiến); các loài chim thường xuất hiện vào buổi sáng, chim rừng (61 ý kiến), gà rừng (14 ý kiến) Các loài ở suối Khe Thẻ (dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Đền, chảy qua tháp Mỹ Sơn
và đổ ra đập Thạch Bàn) cũng có đa dạng các loài tôm, cua, ốc, cá xuất hiện quanh năm, nhất là vào mùa mưa Tuy nhiên, mặc dù trong vùng bảo vệ cấm khai thác của Khu di tích, 84/301 người dân được phỏng vẫn cho rằng hiện nay vẫn có các hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng bảo tồn của Khu di tích Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng hay nói cách khác là các HST trong khu vực này là điều rất cần thiết
3.2 Hiện trạng đa dạng sinh học tại Khu di tích Mỹ Sơn
3.2.1 Hiện trạng đa dạng loài
Kế thừa kết quả điều tra thành phần loài của các nhóm động thực vật gồm: thực vật bậc cao có mạch, rêu, nấm, côn trùng cạn, chim, thú, lưỡng cư, bò sát, thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, cá tại Khu di tích Mỹ Sơn của đề tài độc lập cấp Quốc gia, mã số ĐTĐL.CN-11/16 Đây là những nhóm loài thuộc hai HST riêng biệt là HST trên cạn và HST thủy vực Bảng 3.1 tổng hợp thành phần động thực vật tại Khu di tích Mỹ Sơn, làm cơ sở để đánh giá đa dạng HST tại Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.1 Tổng hợp thành phần động thực vật tại Khu di tích Mỹ Sơn
TT Tên khoa học Tên tiếng Việt
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trang 40TT Tên khoa học Tên tiếng Việt
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng
Tỷ lệ (%) III Nấm
1 Soricomorpha Bộ Ăn sâu bọ 1 5,6 1 3,8 1 2,8
2 Scandentia Bộ Nhiều răng 1 5,6 1 3,8 1 2,8