1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nhật bản của công ty TNHH du lịch tây ninh việt

76 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tác giả tiến hành khảo sát 62 du khách là người Nhật Bản - Bước 2 : Thiết kế mẫu điều tra Với các yếu tố liên quan đến khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bảncủa Công ty TNHH Du Lịch Tâ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA DU LỊCH - -

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH

DU LỊCH NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY

TNHH DU LỊCH TÂY NINH VIỆT

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: K49-HDDL

Huế, tháng 4 năm 2019

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trường Đại Học Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức bổ ích cho em trong thời gian qua, đó là những nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên giúp chúng em bước vào sự nghiệp sau này Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn GVHD người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong 3 tháng qua Nhờ đó, em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám - Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt, đặc biệt là các anh (chị) phòng kinh doanh, phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình em thực tập cũng như hiểu rõ hơn về môi trường là việc thực tế mà trên ghế nhà trường em chưa được biết.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tiễn, chỉ dựa vào những lí thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp, vì thế khó tránh khỏi sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ GVHD, cũng như các anh/chị trong Công ty để em có thể hoàn thiện hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 04 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Hà Thị Thanh Thương

SVTH: Hà Thị Thanh Thương ii Lớp: K49-HDDL

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu nhập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tàinghiên cứu khoa học nào

Tây Ninh, Ngày tháng năm 2019

Sinh viên thực hiện

Hà Thị Thanh Thương

SVTH: Hà Thị Thanh Thương iii Lớp: K49-HDDL

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Cấu trúc nội dung của chuyên đề tốt nghiệp 5

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.1.1 Khái niệm du lịch và khách du lịch 7

1.1.1.1 Khái niệm du lịch 7

1.1.1.2 Khách du lịch 9

1.1.2 Công ty lữ hành 11

1.1.2.1 Định nghĩa công ty lữ hành 11

1.1.2.2 Phân loại công ty lữ hành 11

1.1.2.3 Vai trò của công ty lữ hành 12

1.1.2.4 Hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành [1, tr.20, 21] 15

1.1.3 Một số chính sách kinh doanh chủ yếu của công ty lữ hành 16

1.1.3.1.Chính sách sản phẩm 16

1.1.3.2.Chính sách giá 17

1.1.3.3.Chính sách phân phối 18

1.1.3.4.Chính sách xúc tiến 20

1.1.3.5.Chính sách con người 21

1.1.3.6.Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình 21

1.1.3.7.Quan hệ đối tác 22

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách của công ty lữ hành .22

1.1.4.1 Các nhân tố khách quan 22

SVTH: Hà Thị Thanh Thương iv Lớp: K49-HDDL

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan 24

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 26

1.2.1 Tình hình du lịch Tây Ninh 26

1.2.2 Hoạt động thu hút khách du lịch của tỉnh Tây Ninh 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH TÂY NINH VIỆT 29

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 29

2.1.1 Lịch sử hình thanh và phát triển 29

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 30

2.1.4 Thị trường khách của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 32

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 33

2.2 Thực trạng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 35

2.2.1 Thực trạng hoạch định các chính sách marketing nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 36

2.2.1.1 Chính sách sản phẩm 36

2.2.1.2 Chính sách giá 37

2.2.1.3 Chính sách phân phối 38

2.2.1.4 Chính sách xúc tiến 38

2.2.1.5 Chính sách con người 39

2.2.1.6 Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình 40

2.2.1.7 Chính sách quan hệ đối tác 41

2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 47

2.2.2.1 Môi trường vĩ mô: 47

2.2.2.2 Môi trường vi mô 49

2.2.2.3 Môi trường ngành: 51

2.3 Nhận xét 52

SVTH: Hà Thị Thanh Thương v Lớp: K49-HDDL

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

2.3.1 Ưu điểm 52

2.3.2 Nhược điểm 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH TÂY NINH VIỆT 54

3.1 Định hướng phát triển của công ty 54

3.2 Một số giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 55

3.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 55

3.2.2 Hoàn thiện công tác phân đoạn thị trường 55

3.2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu 56

3.2.4 Hoàn thiện chính sách sản phẩm 56

3.2.5 Hoàn thiện chính sách giá 58

3.2.6 Hoàn thiện chính sách phân phối 58

3.2.7 Hoàn thiện chính sách xúc tiến 59

3.2.8 Hoàn thiện chính sách con người 62

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

3.1 Kết luận 64

3.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC

SVTH: Hà Thị Thanh Thương vi Lớp: K49-HDDL

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH : Bán hàngCCDV : Cung cấp dịch vụ

SVTH: Hà Thị Thanh Thương vii Lớp: K49-HDDL

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học GVHD: Cao Hữu Phụng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu thị trường khách tại Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 33

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt 34

Bảng 2.3 Đặc điểm mẫu khảo sát 41

Bảng 2.4 Yếu tố chính sách sản phẩm 42

Bảng 2.5 Yếu tố chính sách giá 43

Bảng 2.6 Yếu tố chính sách phân phối 44

Bảng 2.7 Yếu tố chính sách xúc tiến 44

Bảng 2.8 Yếu tố chính sách con người 45

Bảng 2.9 Yếu tố tạo lập sản phẩm 46

Bảng 2.10 Yếu tố quan hệ đối tác 46

Bảng 2.11 Tình hình nhân lực của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt năm 2016 - 2017 50

SVTH: Hà Thị Thanh Thương viii Lớp: K49-HDDL

Trang 9

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam - với ưu thế nổi bật về vị trí nằm ở trung tâm của khu vực ĐôngNam Á, có nền kinh tế năng động có hợp tác về nhiều mặt giữa các quốc giatrong khu vực và thế giới Việt Nam cũng là nước có nguồn tài nguyên du lịchphong phú, là điểm đến an toàn thân thiện thu hút nhiều khách du lịch quốc tế,nhưng khả năng thu hút khách du lịch vẫn chưa xứng với tiềm năng du lịch củaViệt Nam

Và Nhật bản là thị trường lớn thứ 3 của ngành du lịch Việt Nam nhưngtốc độ tăng trưởng đang chậm lại trong những năm gần đây.Khoảng cách cách xavới hai thị trường hàng đầu Hàn Quốc và Trung Quốc Lượng khách đến từ Nhậtchưa bằng 1/3 lượng khách từ thị trường thứ hai Hàn Quốc

Theo số liệu tổng cục du lịch, 4 năm trở lại đây trong khi thị trường TrungQuốc và Hàn Quốc liên tục tăng trưởng cao, lên đến vài trục phần trăm mỗi nămthì Nhật Bản tăng trưởng rất thấp Trong đó 2014 có hơn 647.000 lượt kháchNhật đến, tăng 7.7% Năm 2015 có hơn 671.000 lượt khách tăng 3.6%, năm 2016

có hơn 740.000 lượt khách tăng 10.3%, năm 2017 có hơn 789.000 lượt tăng 7.8%

và trong năm tháng đầu năm 2018 có hơn 344.000 lượt tăng chỉ 6.6% so với cùng

kì năm ngoái Hiện nay tại Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt đã và đangthực hiện chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế nói chung và khách dulịch Nhật Bản nói riêng, nhưng hiệu quả kinh doanh của khách du lịch Nhật Bảnmang lại chưa cao, chưa phản ánh đúng tiềm năng thực tế mà công ty có thể khai

thác được Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: Đánh giá khả năng thu hút

khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt"

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.Mục tiêu chung

Căn cứ vào việc đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch Nhật Bản củaCông ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt, những tồn tại hạn chế tác giả đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công

ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

Trang 10

2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về thu hút khách du lịch

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH DuLịch Tây Ninh Việt

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịchNhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bảncủa Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

Đối tượng khảo sát: Khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du LịchTây Ninh Việt

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt Thời gian nghiên cứu: Tháng 02/2019-04/2019

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp thu thập dữ liệu

+Dữ liệu thứ cấp :

Dữ liệu thứ cấp cấp được thu thập qua các nguồn tài liệu tin cậy sẵn cónhư sở du lịch, các quyết định, nghị định của các cơ quan chức năng, các tài liệucủa các nghiên cứu trước và tài liệu tham khảo Bên cạnh đó, các số liệu thứ cấpđược thu tập qua các báo cáo thuộc các phòng ban trong công ty bao gồm : Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thị trường khách của Công ty TNHH

Du Lịch Tây Ninh Việt

Phương pháp thu thập dữ liệu qua phiếu điều tra được thực hiện như sau:

- Bước 1 : Chọn mẫu điều tra

Cỡ mẫu điều tra: Mẫu điều tra được xác định bằng công thức tính quy mô

Trang 11

mẫu của Slovin:

Trong đó:

n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể N = 73 (tổng số khách Nhật của công tytrong quý 1 năm 2019 là 73 khách)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lêch e = 0,05

Ta có: n = 73/ (1 + 73 * 0,052) ≈ 61,73 (người)

Như vậy, quy mô mẫu điều tra đáp ứng khả năng đại diện cho tổng thể

là 62 mẫu Tác giả tiến hành khảo sát 62 du khách là người Nhật Bản

- Bước 2 : Thiết kế mẫu điều tra

Với các yếu tố liên quan đến khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bảncủa Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt tác giả dùng thang đo Likert 5 bậc Bậc 1

là hoàn toàn không đồng ý và bậc 5 là hoàn toàn đồng ý Có 5 lựa chọn tương ứng:

Rất không

đồng ý

Khôngđồng ý

Tạm đồng ý

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Các yếu tố về đặc điểm cá nhân như: Giới tính, độ tuổi, mục đích chuyển điBảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin sơ cấp từ những khách hàng làngười Nhật Bản hiện đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của Công ty TNHH DuLịch Tây Ninh Việt về khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công tyTNHH Du Lịch Tây Ninh Việt và các thông tin về nhân khẩu của người đượcphỏng vấn

Về nội dung, bảng câu hỏi gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích nghiên cứu

Phần 2: Nội dung các câu hỏi đo lường khả năng thu hút khách du lịchNhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

Phần 3: Thông tin cá nhân Đây là phần nhằm thu thập thông tin cá nhâncủa đối tượng nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu

Trang 12

- Bước 3 : Phát phiếu điều tra

- Trực tiếp: Phát phiếu điều tra trực tiếp cho khách hàng với số phiếu phát

ra là 62 phiếu

- Gián tiếp (điện thoại, web & mail)

- Cách phát phiếu

 Phát phiếu ở những điểm cố định, tập trung đông khách hàng

Phát phiếu lúc đông khách đảm bảo việc phát nhanh chóng và thu đượckết quả cho chính xác

- Bước 4 : Xử lý dữ liệu

+Phương pháp thống kê:

Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân loại thông tin và sốliệu nhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiêncứu Trong phạm vi chuyên đề này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá

về khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch TâyNinh Việt thông qua các dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ của Công ty giaiđoạn 2016 – 2018

+ Phương pháp phân tích:

Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy lôgic đểnghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kêđược từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty, qua đó đánh giá về khảnăng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việtgóp phần đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các dữ liệu này

+ Phương pháp tổng hợp:

Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánhgiá về khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du LịchTây Ninh Việt , từ đó đưa ra các đề xuất và biện pháp nhằm hoàn thiện khả năngthu hút khách du lịch Nhật Bản của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt +Phương pháp so sánh:

Là phương pháp phân tích các dữ liệu bằng cách so sánh các kết quả củacác mẫu phiếu với kết quả hoạt động của công ty Phương pháp này có thể sửdụng trong việc phân tích các dữ liệu thứ cấp như so sánh cơ cấu khách du lịch

Trang 13

nội địa, so sánh kết quả hoạt động kinh doanh …trong ba năm 2016 - 2018 củaCông ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt để từ đó có thể phân tích đưa ra nhữngđánh giá về sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty

Phương pháp so sánh này cũng được áp dụng trong việc phân tích các chínhsách thu hút khách của công ty Thông qua so sánh, ta có thể thấy được chínhsách thu hút khách nào mà công ty đang sử dụng là hiệu quả và phù hợp với công

ty, chính sách nào không Việc so sánh này giúp ta có thể phân tích, đánh giá vàtìm ra nguyên nhân để giải quyết vẫn đề

Với các yếu tố liên quan đến khả năng thu hút khách du lịch Nhật Bản củaCông ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt được tác giả sử dụng thang đó Likert 5bậc được sử dụng với các mức độ hài lòng như sau:

5 Cấu trúc nội dung của chuyên đề tốt nghiệp

Nội dung của chuyên đề gồm:

Phần 1: Đặt vấn đề

Trang 14

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng về nội dung về vấn đề nghiên cứu Chương 3: Giải pháp và định hướng về vấn đề nghiên cứu

Trang 15

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du

lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”.[2]

 Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh

phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.[7]

 Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Giáo sư, tiến sĩW.Hunziker và Giáo sư, tiến sĩ K.Krapf – hai người được coi là những người đặt

nền móng cho lý thuyết về cung du lịch: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và

hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [5, tr.11]

 Để làm rõ hơn khía cạnh kinh tế của du lịch, Picara Edmod đã đưa ra định

nghĩa như sau: “Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ

về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra

và của những khách vãng lai đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp (trước hết trong khách sạn) và gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí” [7]

Trang 16

 Các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh Tế Praha, mà đại diện

là Mariot định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ

chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề

và thăm viếng có tổ chức thường kỳ” [5, tr.12]

 Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận môitrường, phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho một sự phát triển lâu dài

Dựa trên quan điểm này, Micheal M,Coltman đã định nghĩa như sau: “Du lịch là

sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân và chính quyền nơi đón khách du lịch” [5, tr.12]

Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể nhận thấy rằng, một số định nghĩanhìn nhận du lịch trên góc độ hiện tượng xã hội, số khác nhấn mạnh vào khía cạnhkinh tế của du lịch, nhiều học giả lại gộp cả hai nội dung trên vào định nghĩa.Theo PGS.TS Trần Đức Thanh nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần đểđịnh nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu là:

(1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cánhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tạichỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một

số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và các dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệpcung ứng

(2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinhtrong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong quá thời gian rảnhrỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe,nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

 Trong Luật du lịch của Việt Nam (2005), tại điều 4, thuật ngữ “Du lịch”

được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [3]

Trang 17

1.1.1.2 Khách du lịch

Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005) chỉ rõ: “Khách du lịch là người đi du

lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (điều 4 – Luật Du lịch) [3]

a Khách du lịch quốc tế

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 6-QĐ/DL ngày 29.4.1995 của Tổng cục

Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích: Tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh,…” Theo điều 34 Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam

du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” (điều 34 – Luật Du lịch) [3]

b Khách du lịch nội địa

Được xác định không giống nhau ở các nước khác nhau Khách thăm viếngnội địa được phân biệt với khách thăm viếng quốc tế ở chỗ nơi đến của họ cũngchính là nước họ cư trú thường xuyên

Tổ chức Du lịch quốc tế WTO đưa ra định nghĩa về khách nội địa như sau:

“Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch thăm viếng một nơi trong nước ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ và tối đa ít hơn một năm với mục đích giải trí, thể thao, kinh doanh, hội họp, nghiên cứu, thăm viếng bạn bè hay thân nhân, sức khỏe, công vụ hay tôn giáo” [5, tr.17]

Mặc dù Tổ chức Du lịch quốc tế WTO đã đưa ra các định nghĩa và cáchướng chỉ đạo như trên, nhưng gần như mỗi quốc gia có đưa ra định nghĩa riêng

và xác định giới hạn phạm vi khác nhau để chỉ đạo cho việc tính toán số lượng dukhách cho mình

 Ở Pháp: Khách du lịch nội địa là tất cả những người rời khỏi nơi cư trúthường xuyên của mình ít nhất là 24 giờ (hay qua đêm) với một trong những mụcđích nghỉ ngơi (nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần), sức khỏe, hội họp – hội nghị - hộithảo, thể thao, công vụ và những hoạt động chuyên môn của họ

Trang 18

 Người Mỹ lại cho rằng: Khách du lịch nội địa là những người đi đến mộtnơi xa ít nhất là 50 dặm (một chiều) với những mục đích khác nhau ngoài việc đilàm hằng ngày.

 Ở Canada: ngành Thống kê Canada và ngành Du lịch Canada sử dụngkhoảng cách ít nhất là 50 dặm để trả lời cho các cơ quan nghiên cứu du lịchCanada và coi chuyến đi đó phải là những kỳ nghỉ

Ở Việt Nam: điều 34 Luật Du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam (2005) cũng chỉ rõ: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người

nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” [3]

 Ở mỗi thị trường khách thì có những đặc điểm khác nhau Khách du lịchquốc tế khác với khách du lịch nội địa vì nhiều lí do như: đặc điểm địa lý nơisống, văn hóa phong tục sống khác nhau, đặc điểm tâm lý, thu nhập, cách tiêudùng du lịch,… Trong khuôn khổ nội dung của khóa luận, em đưa ra một số đặcđiểm chung nhất của thị trường khách du lịch nội địa nước ta hiện nay như sau:

 Mục đích chuyến đi của khách du lịch nội địa còn khá đơn điệu, cácchuyến du lịch chủ yếu với mục đích nghỉ dưỡng, thăm người thân, du lịch vănhóa lễ hội, và đi du lịch với mục đích kết hợp công vụ Các mục đích khám phámạo hiểm gần như chưa phát triển, các chuyến du lịch với mục đích khám phámạo hiểm mới chỉ là một hiện tượng mang tính đơn lẻ của một số ít nhóm thànhviên ưa mạo hiểm, đó là những người trẻ tuổi

 Khả năng tiếp cận thông tin và khả năng đi du lịch ít Do đó kháchthường thụ động trong việc lựa chọn chương trình du lịch của mình Khách dulịch nội địa chủ yếu lựa chọn chương trình thông qua các kênh thông tin trunggian như bạn bè, gia đình hay các công ty lữ hành

 Đặc điểm tâm lý: do đặc tính cẩn trọng của người làm nông nghiệp, họthường kiểm tra rất kỹ về độ tin tưởng của các điểm du lịch và doanh nghiệp lữhành mà họ lựa chọn, song lại không yêu cầu quá cao về chất lượng phục vụ,chất lượng dịch vụ trong chương trình du lịch Khách du lịch thường hòa đồng vànhiệt tình trong các chương trình Và khá trung thành với công ty lữ hành khi đãtạo được niềm tin tưởng với khách hàng

Trang 19

 Đặc điểm khi đi du lịch: khách du lịch thường đi du lịch theo đoàn thể, tổchức hoặc gia đình, ít đi riêng lẻ như khách phương Tây và các nước phát triển.Hình thức đi du lịch một phần là mua sản phẩm trọn gói của công ty du lịch, mộtphần là tự thuê xe và tổ chức chuyến đi Phương tiện đi du lịch chủ yếu là ô tô,tàu hỏa và một số ít đi du lịch bằng máy bay.

 Thời điểm đi du lịch chủ yếu tập trung vào mùa xuân (mùa lễ hội), mùa

hè (mùa nghỉ mát) Thời điểm đi du lịch của khách du lịch phụ thuộc rất nhiềuvào thời gian nghỉ của đoàn thể tổ chức, thời gian nghỉ hè của học sinh sinh viên

và đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp

 Thời gian tiêu dùng cho một chương trình du lịch thường là rất ngắn, chủyếu là một vài ngày Dài ngày cũng chỉ một hai tuần lễ (do quỹ thời gian rảnh rỗicủa khách ngắn) Trong khi đó khách quốc tế đi du lịch thì thời gian đi thường làcác chuyến đi vài ngày có khi tới vài tháng

 Khả năng chi trả của khách du lịch nội địa không cao Chi tiêu cho mộtchương trình du lịch của khách nội địa thấp hơn rất nhiều so với khách du lịchquốc tế Họ thường sử dụng các dịch vụ bổ sung ngoài chương trình du lịch

1.1.2 Công ty lữ hành

1.1.2.1 Định nghĩa công ty lữ hành

Trong cuốn “Từ điển quản lý du lịch, khách sạn và nhà hàng”, công ty lữhành được định nghĩa rất đơn giản là các pháp nhân tổ chức và bán các chươngtrình du lịch

Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: “Doanh nghiệp lữ

hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch” (Thông tư hướng

dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanhnghiệp du lịch TCDL – Số 715/TCDL ngày 9/7/1994) [1, tr.16]

1.1.2.2 Phân loại công ty lữ hành

Theo quy chế quản lý lữ hành – TCDL ngày 29/4/1995 và theo cách phânloại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành gồm 2 loại: công ty lữhành quốc tế và công ty lữ hành nội địa, được quy định như sau: [1, tr.16]

Trang 20

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng, bán các chươngtrình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hútkhách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở ViệtNam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kíhợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.

Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chứcthực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụchương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hànhquốc tế đưa vào Việt Nam

1.1.2.3 Vai trò của công ty lữ hành

a Quan hệ cung – cầu trong du lịch [1, tr.17, 18]

Quan hệ cung – cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp, chịuảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài Mối quan hệ này

có khá nhiều điểm bất lợi cho cả những người kinh doanh du lịch (cung) cũngnhư khách du lịch (cầu) Chúng ta có thể tập trung vào phân tích những điểm bấtlợi chủ yếu sau đây:

 Thứ nhất: Cung du lịch mang tính chất cố định không thể di chuyển còncầu du lịch lại phân tán ở khắp mọi nơi Các tài nguyên du lịch và phần lớn những

cơ sở kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí đềukhông thể cống hiến những giá trị của mình đến tận nơi ở của khách du lịch Muốn

có được những giá trị đó khách du lịch phải rời khỏi nơi ở của họ, đến với các tàinguyên, các cơ sở kinh doanh du lịch Muốn tồn tại được thì các nhà kinh doanh

du lịch phải bằng mọi cách thu hút khách du lịch đến với chính mình Và như vậy,trong du lịch, chỉ có dòng chuyển động một chiều của cầu đến với cung, không códòng chuyển động ngược chiều như trong phần lớn các hoạt động kinh doanhkhác Cung du lịch trong một phạm vi nào đó tương đối thụ động trong việc tiêuthụ sản phẩm của mình

 Thứ hai: Cầu du lịch mang tính chất tổng hợp, trong khi mỗi đơn vị trongkinh doanh du lịch chỉ đáp ứng một (hoặc một vài) phần của cầu du lịch Khi đi

du lịch, khách du lịch có nhu cầu về mọi thứ, từ tham quan các tài nguyên du lịchtới ăn, ngủ, đi lại, visa, hộ chiếu, cũng như thưởng thức các giá trị văn hóa, tinh

Trang 21

thần,… Có nghĩa là ngoài những nhu cầu của cuộc sống hằng ngày, khách du lịchcòn rất nhiều các nhu cầu đặc biệt khác Đối lập với tính tổng hợp của nhu cầu thìkhách sạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn, ở, các công ty vận chuyển đảm bảo việcvận chuyển khách du lịch; các viện bảo tàng, các điểm tham quan thì mở rộngcánh cửa nhưng đứng chờ khách du lịch,… Tính độc lập của các thành phầntrong cung du lịch gây không ít khó khăn cho khách trong việc tự sắp xếp, bố trícác hoạt động để có một chuyến du lịch như ý muốn.

 Thứ ba: Các cơ sở kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong thông tin,quảng cáo, khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và thời gian để

tự tổ chức các chuyến du lịch với chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu Trừnhững hãng hàng không lớn, các tập đoàn khách sạn, lữ hành quốc tế, phần lớncác cơ sở kinh doanh du lịch vừa và nhỏ đều không có đủ khả năng tài chính đểquảng cáo một cách hữu hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi,báo,… Do vậy những thông tin về các doanh nghiệp này hầu như không thể trựctiếp đến với khách du lịch Bản thân khách du lịch lại gặp phải vô vàn khó khănkhi đi du lịch như ngôn ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, tiền tệ, phong tục tập quán,

sự hiểu biết về địa điểm du lịch và tâm lý lo ngại,… Chính vì vậy mà giữa khách

du lịch với các cơ sở kinh doanh trực tiếp các dịch vụ du lịch còn có nhiều bứcchắn ngoài khoảng cách về địa lý

 Thứ tư: Do kinh tế phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lênkhông ngừng, khách du lịch ngày càng yêu cầu được phục vụ tốt hơn, chu đáohơn Họ chỉ muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất – đó là tiền cho chuyến dulịch Tất cả những công việc còn lại phải có sự sắp xếp, chuẩn bị của các cơ sởkinh doanh du lịch Xã hội càng phát triển thì con người càng quý thời gian của

họ hơn, có quá nhiều mối quan tâm mà quỹ thời gian chỉ là hữu hạn

Tất cả các điểm đã phân tích trên đây đều cho thấy cần phải có thêm mộttác nhân trung gian làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu trong du lịch Tácnhân đó chính là công ty lữ hành du lịch, những người thực hiện các hoạt độngkinh doanh lữ hành

Trang 22

b Vai trò của công ty lữ hành [1, tr.18, 19, 20]

Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây nhằm thực hiện quan hệ cung – cầu du lịch, đó là:

 Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhàcung cấp dịch vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạnglưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch Trên cơ sở đó, rút ngắnhoặc xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch

 Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói Các chương trình này nhằm liênkết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí,…thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách Cácchương trình du lịch trọn gói sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách dulịch, tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch

 Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phong phú

từ các công ty hàng không tới các chuỗi khách sạn, nhà hàng, hệ thống ngânhàng,… đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiêntới khâu cuối cùng Những tập đoàn lữ hành du lịch mang tính chất toàn cầu sẽgóp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại vàtrong tương lai

Khi sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành, khách du lịch thu được các lợi ích sau đây:

 Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệmđược cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trícho chuyến du lịch của họ

 Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm củachuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú,hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất

 Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch Các công

ty lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố củacác nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch

có mức giá hấp dẫn đối với khách

 Một lợi ích không kém phần quan trọng là các công ty lữ hành giúp chokhách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua vàthực sự tiêu dùng nó

Vai trò của các công ty lữ hành đối với các nhà sản xuất hàng hóa

Trang 23

dịch vụ du lịch:

 Các công ty lữ hành cung cấp những nguồn khách lớn, ổn định và có kếhoạch Mặt khác trên cơ sở hợp đồng kí kết giữa hai bên các nhà cung cấp đãchuyển bớt một phần những rủi ro có thể xảy ra tới các công ty lữ hành

 Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo,khuếch trương của các công ty lữ hành

1.1.2.4 Hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành [1, tr.20, 21]

Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới

sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành Căn cứvào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hànhthành 3 nhóm cơ bản

Các dịch vụ trung gian

Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp Tronghoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của cácnhà sản xuất tới khách du lịch Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sảnphẩm của bản thân đại lý mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bánsản phẩm của các nhà sản xuất du lịch Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:

 Đăng kí đặt chỗ và bán vé máy bay

 Đăng kí đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy, đườngsắt, ô tô,…

 Môi giới cho thuê xe ô tô

 Môi giới và bán bảo hiểm

 Đăng kí đặt chỗ và bán các chương trình du lịch

 Đăng kí đặt chỗ trong khách sạn

 Các dịch vụ môi giới trung gian khác

Các chương trình du lịch trọn gói

Hoạt động dịch vụ trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành

du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻthành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp

Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch Ví dụ như các chươngtrình nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, cácchương trình tham quan văn hóa và các chương trình giải trí Khi tổ chức cácchương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách

Trang 24

du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt độngtrung gian.

Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp

Trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạtđộng của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch

Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnhvực có liên quan đến du lịch

 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

 Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí

 Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy,…

 Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch

Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩmcủa các công ty lữ hành sẽ càng phong phú

1.1.3 Một số chính sách kinh doanh chủ yếu của công ty lữ hành

1.1.3.1.Chính sách sản phẩm

a Khái niệm :

Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường

để chú ý,mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu”

b Các quyết định trong chính sách sản phẩm:

+ Quyết định kéo dài chủng loại sản phẩm

Doanh nghiệp có thể kéo dài chủng loại sản phẩm của mình lên phí trên,xuống dưới hay cả hai phía

- Kéo dài xuống phía dưới: các doanh nghiệp bổ sung thêm sản phẩm cóphẩm cấp thấp hơn, giá rẻ hơn để thu hút khách hàng

- Kéo dài lên phía trên: những doanh nghiệp phục vụ cho thị trường cókhả năng chi trả ở mức trung bình và thấp có thể tính đến việc xâm nhập vàonhững thị trường có khả năng chi trả cao hơn do sức hấp dẫn của sự tăng trưởngcao hơn hay vì các lí do khác

- Kéo dài ra cả hai phía: các doanh nghiệp có thể nhằm vào phần giữa củathị trường có thể kéo dài chủng loại sản phẩm của mình ra cả hai phía

Trang 25

+ Quyết định bổ sung thêm sản phẩm mới

Doanh nghiệp cũng có thể quyết định bổ sung thêm những sản phẩm mớivào chủng loại sản phẩm hiện có của mình để kéo dài chủng loại sản phẩm dịch vụbằng cách trên cơ sở các sản phẩm hiện có thêm vào cho nó các dịch vụ, các phần

bổ sung để tạo ra sự khác biệt có thể dẽ dàng nhận biết để thu hút khách hàng

Như vậy, quyết định đúng về chính sách sản phẩm sẽ góp phần đáp ứngngày càng cao nhu cầu của khách hàng, tọ điều kiện cho việc thu hút khách đếnvới doanh nghiệp mình

c Quy trình phát triển sản phẩm mới:

+ Bước 1 : Hình thành ý tưởng+ Bước 2 : Lựa chọn ý tưởng+ Bước 3 : Soạn thảo và thẩm định dự án+ Bước 4 :Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới+ Bước 5 :Thiết kế sản phẩm mới

+ Bước 6 : Thử nghiệm trên thị trường+ Bước 7 : Thương mại hóa

1.1.3.2.Chính sách giá

a Khái niệm:

Chính sách giá là hệ thống các quan điểm chỉ đạo về việc đánh giá, điềuchỉnh việc đánh giá cho sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêutrong một khoảng thời gian nhất định

b Mục tiêu của chính sách giá:

Mục tiêu của chính sách giá được xác đinh xuất phát từ mục tiêu chungcủa marketing và các mục tiêu có liên quan Nó bao gồm các mục tiêu:

- Tối đa hóa lợi nhuận: với mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ phải phân tích

và dự toán giá để có thể làm tối đa hóa lợi nhuận Đây là mục tiêu truyền thốngcủa các doanh nghiệp

- Chiếm lĩnh thị phần: thường áp dụng cho các doanh nghiệp mới ra nhậpthị trường Với mục tiêu này thì việc định giá phải thấp hơn so với đối thủ cạnhtranh trên thị trường

Trang 26

- Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng: doanh nghiệp sẽ đặt giá của mình ởmức rất cao để trang trải cho những chi phí tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cóchất lượng cao.

- Mục tiêu đảm bảo sự sống còn: áp dụng cho thị trường có nhiều biếnđộng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Họ hi vọng sẽ tồn tại ở thời điểm này và

sẽ phục hồi trong tương lai

Ngoài 4 mục tiêu trên, việc định giá có thể nhằm vào các mục tiêu: Phongtỏa đối thủ cạnh tranh; thu hồi vốn đầu tư; tối đa hóa doanh thu…

c Các phương pháp định giá:

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp định giá sau:

- Định giá trực giác: người quản lý sẽ đưa ra một mức giá và cho rằng đó

là một mức giá thích hợp mà không đòi hỏi phải hiểu hbiết một cách chính xác vềchi phí, lợi nhuận và cạnh tranh

- Định giá chuẩn định: người ta thường ấn định một mức giá bằng một

số ẩn nào đó của chi phí chính, phương pháp này thường được áp dụng trongnhà hàng

- Định giá rò rẫm: là phương pháp người ta điều chỉnh mức giá lên xuốngxem có ảnh hưởng gì đến doanh số và lợi nhuận không khi lợi nhuận đạt ở mứctối đa thì sẽ cố định ở mức giá đó

- Phương pháp phá giá: định giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, ápdụng trong trường hợp cầu co giãn lớn, nghĩa là việc giảm giá phương pháp được

bù đắp bằng lượng sản phẩm phụ trội bán thêm

- Định giá cao: doanh nghiệp sẽ định giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranhkết hợp việc dị biệt hóa sản phẩm

- Định giá cạnh tranh: ổn định giá bằng giá cạnh tranh sau đó giảm tùytheo vị trí của các yếu tố

1.1.3.3.Chính sách phân phối

a Khái niệm:

Trang 27

Phân phối là việc đưa đến nơi có người tiêu dùng những sản phẩm mà họ

có nhu cầu ở những thời điểm hoặc địa điểm, chất lượng, chủng loại mong muốn

b Bản chất:

Bản chất của kênh phân phối là nó giải quyết 3 vấn đề:

- Thời gian: chính là sự chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dung, có nhữngloại hàng hóa, dịch vụ dung suốt cả năm (nhà hàng ăn uống) cũng có loại chỉ tiêudung theo mùa (các tour du lịch nghỉ biển có thể thực hiện vào mùa hè)

- Địa điểm: nó thể hiện khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêudung, các điểm du lịch thường cách xa nơi dân cư như vậy cần có các đơn vịtrung gian

- Số lượng (Vấn đề mất cân đối giữa cung và cầu): có những thời điểm cácđiểm du lịch chật cứng khách (thời kỳ cao điểm) nhưng cũng có khi không cómột người nào ( thời lỳ trái vụ)

c Xác định kênh phân phối:

Đối với các doanh nghiệp khách sạn, du lịch có thể sử dụng các kênh phânphối sau:

- Các doanh nghiệp là người sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng ( dịch

vụ tư vấn, khách đến khách sạn thuê phòng…) kênh không cấp Đối với các dulịch nội địa, khách hàng thường mua trực tiếp các phần chính của một chươngtrình du lịch như: đặt phòng trực tiếp và tự thuê phương tiện vận chuyển…

- Các doanh nghiệp qua một đại lý bán lẻ đến người tiêu dung: đại lý dulịch làm trung gian cho khách sạn, các hang hàng không, các hang du lịch

- Các công ty quảng cáo làm môi giới cho lượng sản phẩm khách sạn dulịch qua lượng thông tin cung cấp

- Dịch vụ mang hàng đến tận nhà theo hợp đồng và miễn phí (thức ănnhanh, dịch vụ xe bus và giặt khô…)

- Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người bán buôn (nhà điều hành dulịch) sau đó người bán buôn thông qua các nhà bán lẻ (đại lý du lịch) để báncho khách hàng

Trang 28

Chính sách phân phối có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp, một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trìnhkinh doanh an toàn hơn, giảm bớt được chi phí và tăng số vòng quay của vốn.

1.1.3.4.Chính sách xúc tiến

a Khái niệm:

Chính sách xúc tiến là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của marketingmix mà doanh nghiệp có thể tác động vào thị trường mục tiêu Bản chất của cáchoạt động xúc tiến là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp đến khách hàng đểthuyết phục họ mua Vì vậy đây có thể gọi là hoạt động truyền thông Marketing

Theo Philip Kotler, hệ thống truyền thông marketing hay còn gọi là hệthống khuyến mại gồm có 5 công cụ chủ yếu là: quảng cáo, marketing trực tiếp,kích thích tiêu thụ, quan hệ quần chúng và tuyên truyền

b Một số công cụ của xúc tiến:

ấn phẩm và truyền thanh,truyền hình; bao bì bên ngoài; phim ảnh; sách mỏng và

tờ gấp; áp phích và tờ rơi; sách niên giám; pa nô, bảng hiệu; trưng bày tại nơibán hàng; tư liệu nghe nhìn; biểu tượng và logo Quảng cáo là những thông tinmang tính một chiều

+ Khuyến mại:

Hay còn gọi là xúc tiến bán, các tác giả như Philip Kotler và BernardDubois cho rằng khuyến mạị là tất cả các kỹ thuật nhằm kích thích khách hàng

mua hàng trong ngắn hạn hay : “Khuyến mại bao gồm một loạt các biện pháp

nhắm đến việc kích thích nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn” Các hình thức

khuyến mại bao gồm: thi, trò chơi đánh cá, xổ số; thưởng và quà tặng; mẫu chàohàng; hội chợ và triển lãm thương mại, trưng bày; phiếu thưởng; tài trợ lãi suấtthấp; bán kèm có bớt giá, phiếu mua hàng

Trang 29

+ Tuyên truyền:

Tuyên truyền là việc tạo ra các kích thích gián tiếp nhằm làm tăng nhu cầu

về sản phẩm, hay tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tức có

ý nghĩa thương mại về sản phẩm hay về doanh nghiệp trên các phương tiện thôngtin đại chúng để nhiều người biết đến, chú ý và miễn phí Các hình thức tuyêntruyền như tổ chức họp báo; nói chuyện; hội thảo, công bố báo cáo hàng năm;làm từ thiện; bảo trợ; tuyên truyền và quan hệ với cộng đồng; vận động ngoàihàng lang; tạp chí của doanh nghiệp; các sự kiện đặc biệt như kỷ niệm ngàythành lập

+ Bán hàng trực tiếp:

Bán hàng trực tiếp là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán và kháchhàng triển vọng với mục đích bán được hàng Các hình thức của bán hàng trựctiếp là : các hoạt động bán hàng cụ thể; hội nghị khách hàng; các chương trìnhkhen thưởng; mẫu chào hàng; hội chợ, triển lãm bán hàng

1.1.3.5.Chính sách con người

Con người luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các ngành nghề trong xãhội, con người chiếm một vị trí cao trong các bộ máy quản lý hay lãnh đạo, dovậy yếu tố con người trong marketing – mix được đề cập là một yếu tố khá quantrọng Trong ngành khách sạn, con người được coi là một trong những tàinguyên, là thành phần làm tạo nên chất lượng dịch vụ Vì chính con người sẽ tạo

ra sự khác biệt đặc trưng riêng có của mỗi khách sạn, do đó, chất lượng dịch vụđược khách hàng đánh giá cao hay thấp phần lớn là phụ thuộc vào con người,ngoài các yếu tố vật chất khác

1.1.3.6.Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình

Khách hàng luôn mong muốn khách sạn cung cấp các dịch vụ cho mình làcác dịch vụ trọn gói, vì như vậy sẽ đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách liêntục Bất kể một chiến lược nào cũng cần được lên kế hoạch trước để khi đưa vàothực tế có thể áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp Các chiến lược cần đượcthực hiện theo như một quy trình nhất định vì nó sẽ đảm bảo tính thành công caohơn Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế mà các quy trình có thể thay đổi sao chophù hợp Tạo chương trình trọn gói và lập chương trình tốt sẽ đáp ứng được nhu

Trang 30

cầu ngày càng cao của khách, qua đó càng ngày càng thu hút được sự quan tâm,chú ý của khách hơn nữa.

1.1.3.7.Quan hệ đối tác

Đó là tổng hòa các mối quan hệ của khách sạn đối với các nhà cung cấpcác dịch vụ, quan hệ đối tác ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dịch vụ vìkhách sạn muốn mang lại sự thỏa mãn lớn nhất cho khách

Về cơ bản, quan hệ đối tác được coi là một phần trong các biến số củamarketing mix trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và dịch vụ khách sạn nói riêng.Việc tạo lập mối quan hệ hợp tác còn quan trọng ở chỗ nó giúp cho doanh nghiệp

có thể điều hòa được mối quan hệ cung cầu của thị trường Các khách sạn, cáccông ty lữ hành có thể gửi hay nhận khách cho nhau khi cầu vượt quá cung sảnphẩm của họ và ngược lại

Như vậy, làm tốt được công tác quan hệ đối tác sẽ giúp doanh nghiệp thu hútđược lượng khách cao hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách của công ty lữ hành

1.1.4.1 Các nhân tố khách quan

Môi trường nhân khẩu Là nội dung đầu tiên mà người làm du lịch phải quan

tâm, bởi vì thị trường là do con người họp lại mà thành Khi phân tích môi trườngnhân khẩu các nhà làm du lịch cần chú ý phân tích các xu thế nhân khẩu sau đây:Mức tăng (giảm) dân số, tỉ lệ sinh đẻ, hiện tượng già hóa dân cư, những biến đổitrong gia đình, sự di chuyển dân cư, trình độ học vấn, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp.[4, tr.65]

Môi trường kinh tế Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định

của thu nhập và giá cả Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh

tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỉ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thốngngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu nhà nước và tưnhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bánthời gian, tỉ giá, các vấn đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng đến cầu du lịch.[4, tr.65, 66]

Môi trường tự nhiên Phân tích môi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị

trí, địa hình, thời tiết, khí hậu, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số

Trang 31

nguyên liệu, tăng giá năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường Việc phân tíchnày không những chỉ ra tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối với khách, màcòn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với các doanhnghiệp du lịch [4, tr.66]

Môi trường chính trị - luật pháp Ngành du lịch là một trong các ngành rất

nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trungquyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhànước, hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp,luật đầu tư, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật bảo vệ môi trường,…), văn bản quyphạm pháp luật về du lịch, đường lối phát triển du lịch của trung ương và địaphương, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã hội,quan hệ quốc tế Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàngrào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra thị trường du lịch [4, tr.66]

Môi trường công nghệ Là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh

tranh của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch Phân tích sự phát triển của tri thức, sửdụng mạng phát triển dữ liệu điểm đến, lựa chọn nguồn năng lượng, tiến bộ củacông nghệ giao thông, công nghệ tổ chức hội nghị, máy tính hóa hệ thống phânphối toàn cầu Thông qua sự phân tích này giúp cho các tổ chức (doanh nghiệp)

du lịch quyết định chính sách đầu tư thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh [4,tr.66, 67]

Môi trường văn hóa Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành

vi tiêu dùng của khách du lịch Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngônngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng

du lịch Kết quả của việc phân tích này, giúp cho các tổ chức (doanh nghiệp) dulịch đưa ra các chính sách marketing phù hợp với mong muốn của người tiêudùng du lịch Nội dung phân tích các giá trị văn hóa cần tập trung vào các khíacạnh: Thái độ của con người đối với bản thân mình, thái độ trong các mối quan

hệ giữa con người với nhau, thái độ của con người đối với các thể chế xã hội, thái

độ của con người đối với xã hội, thái độ của con người đối với tự nhiên và thái

độ của con người đối với vũ trụ [4, tr.67]

1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan

Trang 32

Sản phẩm chất lượng, đa dạng và phong phú [14] Marketing sản phẩm tác

động rất lớn đến khả năng thu hút khách của công ty du lịch Sản phẩm cần cókhả năng dễ tiếp cận về vị trí hoặc thời gian hoạt động Không gian chứa đựngsản phẩm cũng rất quan trọng trong các dịch vụ khách sạn nhà hàng Không giantác động đến hành vi mua hàng của khách hàng theo 4 cách:

 Tạo sự chú ý

 Thu hút khách hàng tiềm năng

 Tạo hiệu quả

 Tạo ấn tượng tâm lí

Hoạt động marketing cần chú ý đến vai trò tham gia của khách vào việccung cấp sản phẩm du lịch trong 3 giai đoạn:

 Trước khi tiêu thụ

 Trong khi tiêu thụ: Giao tiếp của khách hàng với nhân viên, với sản phẩmqua các dấu hiệu, đặc điểm hữu hình

 Sau khi tiêu thụ: Sự hài lòng của khách đối với sản phẩm du lịch đến mức

độ nào

Mọi khách hàng luôn là một phần của sản phẩm du lịch, sự tham gia củacác khách hàng khác góp phần vào chất lượng chung của sản phẩm du lịch Dovậy trong khi cung cấp sản phẩm, người điều hành tour cần chú ý đến sức chứacủa điểm đến, khả năng của công ty cũng như bầu không khí của đoàn khách dulịch và lôi cuốn khách vào việc tham gia cung cấp dịch vụ có thể làm thỏa mãn

sự hài lòng của khách và giảm chi phí hoạt động

Giá cả Chính sách giá của dịch vụ làm tăng bằng chứng vật chất, để khách

hàng cảm nhận được dịch vụ mà mình mua để từ đó có thể tạo được hình ảnh củadịch vụ Nếu sản phẩm chất lượng tốt thì giá cả phải đặt cao tương xứng với sảnphẩm để tôn vinh hình ảnh của mình Nếu giá không đúng thì việc truyền thông

sẽ có tác dụng ngược lại Giá ảnh hưởng đến tất cả các phần của kênh phân phối,những người bán, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,… tất cả đềuchịu tác động của chính sách giá Định giá hợp lí sẽ tạo dựng một kênh phân phốihoạt động tốt, định nhãn thương hiệu cho các dịch vụ cũng có thể cho phépchúng ta thực hiện chính sách giá cao Đối với hàng hóa dịch vụ thì định giá dựatrên giá trị cảm nhận của khách hàng, dựa vào tình hình cạnh tranh, còn chi phí

Trang 33

chỉ là nền của giá Trong dịch vụ, giá bao gồm: giá trọn gói toàn phần hoặc giátừng phần [12]

Phân phối Chính sách phân phối sản phẩm và dịch vụ là phương pháp thể

hiện cách mà các doanh nghiệp lữ hành cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho kháchhàng của mình Nó là hệ thống tổng hợp các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa sảnphẩm và dịch vụ này tới tay khách hàng cuối cùng với số lượng hàng hóa hợp lí,mặt hàng phù hợp và đảm bảo yếu tố văn minh phục vụ Đối với kinh doanh dulịch, cung và cầu không gặp nhau do vậy kênh phân phối có vai trò hết sức quantrọng để: nghiên cứu thị trường, xúc tiến khuếch trương, thương lượng, phân phốivật chất, thiết lập các mối quan hệ,… Do đặc điểm của sản phẩm mang tính vôhình nên nếu không có chính sách phân phối hợp lí thì sản phẩm có sẵn không thểbán được [12]

Hoạt động quảng cáo tiếp thị Nhu cầu của khách hàng là vô cùng đa dạng,

chính vì vậy để có thể biết được công ty lữ hành nào đáp ứng được nhu cầu củamình là điều không dễ Tuy nhiên, thông qua hoạt động quảng cáo của công ty,khách hàng biết nhiều hơn về thông tin, hình ảnh, về các sản phẩm dịch vụ đượccung cấp bởi công ty Hoạt động quảng cáo không những góp phần thu hút kháchhàng biết đến công ty nhiều hơn mà còn thuyết phục, lôi kéo sự chú ý, tạo dựng

sự quan tâm mong muốn, dẫn đến quyết định mua và nhắc nhở khách hàng vềsản phẩm và dịch vụ của công ty [14]

Đội ngũ nhân viên của công ty Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong

việc thu hút khách hàng đến với công ty Vì vậy, để đội ngũ phát huy khả năng củamình đối với hoạt động kinh doanh của công ty, cần chú ý tuyển chọn đội ngũ laođộng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ nghiệp vụ kĩ thuật và quản lí,chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động một cách hiệu quả nhất [14]

Uy tín và danh tiếng của công ty Đối với một công ty du lịch, uy tín và

danh tiếng đóng vai trò quyết định đến số lượng khách của công ty Do tính đặcthù của sản phẩm du lịch là khách hàng phải bỏ tiền ra mua sản phẩm trước khitiêu dùng nó trong khi không được nhìn tận mắt sản phẩm và tiêu dùng sản phẩmsau khi quyết định mua Vậy nên việc quyết định mua của khách hàng sẽ dựa vào

uy tín và danh tiếng của công ty trên thị trường Các nhà kinh doanh du lịch cần

Trang 34

phải làm sao giữ vững uy tín của mình với khách hàng để duy trì được kinhdoanh và đây cũng chính là một cách quảng cáo hữu hiệu nhất [14]

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Tình hình du lịch Tây Ninh

Ở Tây Ninh không chỉ có khu du lịch quốc gia núi Bà Đen mà khách dulịch còn biết nhiều địa danh khác như: Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ươngCục miền nam, Tòa thánh đạo Cao Đài, hồ Dầu Tiếng,… Ngoài ra, Tây Ninh khánổi tiếng với những địa danh như Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Ma ThiênLãnh - một “Đà Lạt” của Tây Ninh, với vẻ đẹp trong lành, hoang sơ Bên cạnh

đó, Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi như: Nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía nam với số dân hơn 1,1 triệu người; có đường biên giới dài 240kmgiáp với ba tỉnh thuộc Vương quốc Cam-pu-chia với 16 cửa khẩu, trong đó có haicửa khẩu quốc tế (Mộc Bài và Xa Mát) kết nối TP Hồ Chí Minh với thủ đôPhnôm Pênh, (Cam-pu-chia) Tây Ninh còn nằm trên tuyến đường xuyên Á đóngvai trò quan trọng trong việc tổ chức tua, tuyến du lịch, đưa đón du khách từ ViệtNam sang Cam-pu-chia, các nước ASEAN và ngược lại Nhìn chung, tài nguyên

du lịch của Tây Ninh phong phú và đa dạng, hội đủ yếu tố để phát triển các loạihình du lịch truyền thống, tâm linh, sinh thái, mạo hiểm, với cảnh quan thiênnhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa

Lượng khách du lịch đến Tây Ninh tăng liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây.Mỗi năm, ngành du lịch của tỉnh đón từ 2,2 đến 2,7 triệu khách du lịch trong nước

và nước ngoài, doanh thu từ du lịch tăng trưởng hơn 10%/năm, Đây là một con sốđáng mơ ước đối với nhiều địa phương khác Tuy nhiên, phân tích kỹ, con số ấntượng này không phản ánh đúng thực chất những sản phẩm, chất lượng du lịch màTây Ninh tạo ra trong cách làm du lịch bởi doanh thu từ du lịch năm 2016 của tỉnhchỉ đạt 770 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng một phần ba so với doanh thu một năm củakhu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) Có thể khẳng định, tổng doanh thu của ngành du lịchTây Ninh có được chủ yếu đến từ các loại hình du lịch tâm linh tại khu du lịch quốcgia núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài,… vào các dịp lễ hội đầu năm

Năm 2013, Tây Ninh ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đếnnăm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra những mục tiêu cụ thể:Phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh như, sản phẩm du lịch gắn với lễ hội

Trang 35

và tín ngưỡng; sản phẩm du lịch gắn liền với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

và các công trình văn hóa; sản phẩm du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái vườnquốc gia, đồng quê, miệt vườn; sản phẩm du lịch làng nghề; sản phẩm du lịchthương mại, công vụ; sản phẩm gắn liền với loại hình du lịch thăm thân, khámchữa bệnh; sản phẩm ẩm thực Tây Ninh

Cùng theo mục tiêu đề ra, đến năm 2020, tỉnh đón khoảng 2,2 triệu lượtkhách có lưu trú (trong đó khách quốc tế khoảng 16 nghìn lượt) và 4,1 triệu lượtkhách tham quan Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng doanh thu là17,2%, tổng thu từ khách du lịch là 2.296 tỷ đồng; thu nhập du lịch (GDP dulịch) là 1.607 tỷ đồng; cơ sở lưu trú từ ba sao trở lên có 220 phòng; giải quyếtđược khoảng 7.400 người làm việc liên quan ngành du lịch, trong đó lao độngtrực tiếp khoảng 2.600 người, lao động gián tiếp của xã hội là khoảng 4.800người Trong giai đoạn 2021 - 2030: giải quyết được khoảng 21 nghìn người làmviệc liên quan ngành du lịch, trong đó lao động trực tiếp khoảng 7.000 người, laođộng gián tiếp của xã hội khoảng 14 nghìn người,

1.2.2 Hoạt động thu hút khách du lịch của tỉnh Tây Ninh

Để phát triển ngành du lịch trong những năm tiếp theo, Tây Ninh đangxây dựng sản phẩm du lịch mới cho các cụm du lịch, tăng số lượng và nâng caochất lượng sản phẩm du lịch tại khu, điểm du lịch trọng điểm để làm điểm nhấnthu hút khách du lịch Tây Ninh cũng chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm

du lịch Tây Ninh gắn liền với tài nguyên du lịch sinh thái và di tích lịch sử, tâmlinh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc

Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, tỉnh Tây Ninh đang nỗ lực

đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo thêm nhiều sản phẩm mới mang nét đặctrưng riêng của Tây Ninh như du lịch vui chơi giải trí; du lịch sinh thái gắn với

hệ sinh thái vườn quốc gia, đồng quê, miệt vườn; du lịch làng nghề; du lịch thămthân, khám, chữa bệnh…

Năm 2019, tỉnh Tây Ninh sẽ mời gọi đầu tư và tạo điều kiện phát triểnthành phố Tây Ninh thành đô thị du lịch sinh thái, là trung tâm vui chơi, giải trí,mua sắm cho khách du lịch Trong đó, tập trung phát triển các dịch vụ vui chơigiải trí về đêm; các trung tâm mua sắm, ẩm thực tập trung với quy mô lớn, chấtlượng; đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển sản phẩm du lịch miệt vườn,

Trang 36

du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao và mô hình du lịch cộng đồng; chútrọng phát triển loại hình du lịch “homestay” tìm hiểu những nét độc đáo của tôngiáo Cao Đài, các làng nghề truyền thống, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệcao; “farmstay” gắn với miệt vườn, đồng lúa, sông nước…/.

Trang 37

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH TÂY NINH VIỆT

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

2.1.1 Lịch sử hình thanh và phát triển

Được thành lập vào năm 2013 với nhưng con người và đội ngủ nhân viênxuất thân từ du lịch, Tây Ninh Việt Travel đã

từng bước đánh dấu thương hiệu trong tâm

trí khách hàng cũng như uy tín với các đối

tác gần xa trong và ngoài nước Với sự

chuyên nghiêp trong lĩnh vực dịch vụ, Tây

Ninh Việt Travel ngày càng ghi dấu ấn và là

một trong những công ty du lịch hoạt động tốt nhất tại tỉnh tây ninh, đặc biệt làlĩnh vực du lịch quốc tế

Với phương châm “ đồng hành cùng bạn” cùng chính sách đa dạng hóasản phẩm dịch vụ và cam kết luôn thực hiện đúng cam kết của mình tây ninh việtluôn mang lại sự hài lòng cao nhất cho quý khách hàng

- Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

- Mã số thuế: 3901166366

- Địa chỉ: Số 122, đường Nguyễn Trãi, khu phố 7, Phường 3, Thành phốTây Ninh, Tây Ninh

- Tên giao dịch: TÂY NINH VIỆT TRAVEL CO., LTD

- Giấy phép kinh doanh: 3901166366 - ngày cấp: 22/06/2013

-Đại lý vé may bay cấp 1 vietjet air

-Vé máy bay trong nước và quốc tế

-Cho thuê xe du lịch các loại

-Kinh doanh nhà hàng khách sạn

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Trang 38

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt

(Nguồn: Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt)

Ban Giám Đốc: trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm về kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức công việc trong công ty, quản lý theodõi việc thực hiện, ký kết hợp đồng, quản lý nhân sự

P Giám đốc QL Điều hành: Phụ trách công tác điều hành của công ty

P Giám đốc QL Hành chính – Nhân sự: Phụ trách công tác nhân sự,

chế độ tiền lương, tuyển dụng, sa thải,…

P Giám đốc QL Kinh Doanh: Phụ trách việc xây dựng chiến lược kinh

doanh, tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng,…

Phòng Điều hành:

- Thiết kế, xây dựng các sản phẩm của công ty

- Triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình, cung cấp cácdịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông tin về khách

- Lập kế hoạch, phân công và quản lý thực hiện các công việc liên quanđến việc thực hiện chương trình, đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng

- Lập, quản lý hồ sơ dịch vụ, hồ sơ đoàn phục vụ cho việc điều hành và kếhoạch chăm sóc khách hàng

- Xây dựng các check – list thực hiện công việc

- Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan Kýhợp đồng với các nhà cung cấp hang hóa và dịch vụ du lịch Lựa chọn những nhàcung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng và giá cả hợp lý

- Giám sát quá trình thực hiện các chương trình du lịch Phối hợp với bộphận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các doanh nghiệp gửi khách

Ngày đăng: 16/02/2020, 17:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2010), Giáo trình Quản trị lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị lữ hành
Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Huế
Năm: 2010
2. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổng quandu lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Huế
Năm: 2004
4. PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh và PGS. TS. Nguyễn Văn Hòa (2015), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing du lịch
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh và PGS. TS. Nguyễn Văn Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2015
5. PGS.TS. Bùi Thị Tám (2014), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổng quan du lịch
Tác giả: PGS.TS. Bùi Thị Tám
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Huế
Năm: 2014
7. Trần Đức Thanh (1999), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổng quan du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản đạihọc Huế
Năm: 1999
3. Luật Du lịch, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Khác
6. Trung tâm lữ hành – Công ty TNHH Du Lịch Tây Ninh Việt Khác
w