Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại họckhối kỹ thuật và các doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trìnhđào tạ
Trang 1PHÙNG THỊ LÝ
HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2PHÙNG THỊ LÝ
HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trungthực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theoquy định.
Tác giả luận án
Phùng Thị Lý
Trang 4Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC
NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.1 Lý luận về đào tạo nguồn nhân lực; về hợp tác giữa nhà trường và doanh
2.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 67
Chương 3: THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
SÔNG HỒNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1 Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 78 3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 113
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC
ĐẨY MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
SÔNG HỒNG HIỆN NAY
4.1 Những quan điểm cơ bản về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 121 4.2 Một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Mỗi quốc gia muốn phát triển cần nhiều nguồn lực như vốn, tài nguyênthiên nhiên, khoa học công nghệ, con người,… trong đó nguồn lực con người(nguồn nhân lực) được coi là yếu tố quyết định nhất Đối với Việt Nam đangtrong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc đòi hỏi nguồnnhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có khả năng làm việc trong môitrường công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có niềm tin và phấn đấu chomục tiêu chung, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của đất nước ngàycàng trở nên quan trọng Chỉ có như vậy, nguồn nhân lực này mới thực sự trởthành yếu tố then chốt và là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triểnhiện đại, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa Song để có được chấtlượng đó, người lao động phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện nghiêmtúc Vì vậy, hoạt động đào tạo trong nhà trường được xác định là hoạt động cơbản, cốt lõi nhất làm lên chất lượng nguồn nhân lực
Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung các cơ quan đầu não chính trị, kinh
tế, văn hóa của cả nước, là khu vực tập trung nhiều nhất các cơ sở đào tạo nghềnghiệp và là địa bàn đóng chân của rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ của các tổchức kinh tế lớn trong cả nước Theo đó, đây là khu vực có nguồn cung và nhucầu rất lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Vớiđặc điểm kinh tế - chính trị này, đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí chiếnlược quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tuy nhiên thực tế cho thấy, đào tạo nguồn nhân lực của vùng trong nhữngnăm gần đây vẫn còn nặng về lý thuyết Việc đào tạo kỹ năng, nhất là kỹ năngthực hành, kỹ năng xã hội và các kỹ năng nghề nghiệp khác chưa được đầu tưthỏa đáng Một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở khu vực
Trang 6này hiện nay vẫn đang trong tình trạng yếu về chuyên môn, thiếu các kỹ năng
và tác phong làm việc…, chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của thị trườnglao động, của doanh nghiệp, của xã hội, lạc hậu so với thời đại Về phíadoanh nghiệp, khi khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp thì yêu cầu về trình độ, chất lượng nguồn nhân lực với đầy đủ kiến thứcchuyên môn, kỹ năng, ý thức trách nhiệm được các doanh nghiệp đặt lên hàngđầu Đây là cơ sở để các doanh nghiệp khẳng định vai trò, vị thế của mìnhtrong kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Thực tế này cho thấy:Muốn nâng cao chất lượng đào tạo để những nhân lực này khi tham gia vàothị trường lao động, các doanh nghiệp không phải mất thời gian, chi phí đàotạo lại thì việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ngay từ trong quátrình đào tạo được coi là vấn đề cấp thiết đặt ra Mối quan hệ này không phảichỉ nhằm mục đích tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội mà cònbắt nguồn từ quan hệ lợi ích của chính bản thân nhà trường và doanh nghiệp.Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XI, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theohướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”với định hướng “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáodục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lậpnghiệp”, “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng laođộng, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xãhội”, “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực chophát triển kinh tế tri thức” [32, tr.130] Đó cũng là con đường tất yếu để nước tathực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng địnhđường lối “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồnnhân lực theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàndiện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng phápluật và trách nhiệm công dân”, “Nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong
Trang 7công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiêncứu ở bậc đại học….”, “gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy”, “Khuyến khích
xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học vàtrình độ đào tạo Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất làcác trường đại học, trường dạy nghề”, “Khuyến khích và tạo thuận lợi chodoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển và ứng dụngkhoa học, công nghệ Tăng cường hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học”[36, tr.296-298] Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là cơ
sở pháp lý quan trọng có giá trị định hướng cho việc đổi mới nội dung,phương thức giáo dục hiện nay
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: mối liên hệ giữa nhà trường vàdoanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng còn rất lỏng lẻo, chủ yếu mớidừng ở việc hỗ trợ cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, tổ chứcmột vài hoạt động thực tế, thực tập, giao lưu, tọa đàm, hội nghị việc làm hoặctham gia góp ý cho nội dung chương trình đào tạo Các hoạt động khác doanhnghiệp gần như đứng ngoài cuộc Không ít doanh nghiệp vẫn quan niệm rằngđào tạo là việc của nhà trường, do vậy dẫn đến tình trạng cơ sở đào tạo cứ đàotạo nhưng không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp cần; những cái doanhnghiệp cần thì nhà trường chưa đủ điều kiện để đào tạo hoặc đào tạo khôngchuyên sâu Hệ quả là nguồn nhân lực sau đào tạo không tìm được việc làm,hoặc tìm được việc làm nhưng không đúng chuyên môn đào tạo, hoặc làmviệc nhưng chưa tương xứng với trình độ chuyên môn được đào tạo mà doanhnghiệp cần Doanh nghiệp phải đào tạo lại, gây tốn kém về kinh tế, ức chế vềtâm lý Nhìn ở góc độ chính trị - xã hội, những bất cập này chính là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội, làm gia tăngcác tệ nạn xã hội, hình thành những điểm nóng chính trị, gây mất niềm tin củanhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và làm giảm tính
ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
Trang 8Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và những bất cập nêu trên, tác giả
chọn vấn đề “Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ với
mong muốn tìm ra những giải pháp mang tính khả thi để góp phần thúc đẩyviệc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lựcvùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, những yếu tố cơ bảntác động đến hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồnnhân lực vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đánh giá thực trạng hợp tác giữanhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằngsông Hồng và đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm thúcđẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồnnhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận
án, từ đó chỉ ra khoảng trống và những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Phân tích thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đàotạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay và những vấn đề đặt ra
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp, kiến nghị nhằmthúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạonguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học(khối kỹ thuật) và các doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trìnhđào tạo cho đối tượng sinh viên các ngành kỹ thuật ở 3 nội dung: (i) Hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong thực hiện công tác tuyển sinh; (ii) hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động đào tạo;
(iii) hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực sau đào tạo
- Về không gian:
Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, TháiBình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạtđộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học khối kỹ thuật vàcác doanh nghiệp ở các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh,Quảng Ninh Đây là các tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp và các trường đạihọc khối kỹ thuật của vùng
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đàotạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng từ đại hội XI (2011) đến nay.Đây là đại hội đưa ra mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo: Thực hiện liên kếtchặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồnnhân lực theo nhu cầu xã hội
Trang 104 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở:
- Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, về nguồn nhânlực, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực
- Tham khảo và kế thừa quan điểm của các học giả đi trước về giáo dục,đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệptrong đào tạo nguồn nhân lực
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngànhnhư: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với cácphương pháp logic - lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp Đặc biệt,trong luận án tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và điều tra xãhội học
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện như sau: Qua các văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc, văn kiện các hội nghị của Ban Chấp hành Trungương Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tỉnh vùng đồng bằng sôngHồng về nhà trường, doanh nghiệp, hợp tác nhà trường và doanh nghiệp; đề tài,luận án, sách, báo, tạp chí, báo cáo, niên giám thống kê của Tổng cục thống kê
và các nguồn tài liệu tham khảo khác có liên quan, tác giả khái quát những cơ sở
lý luận, thực tiễn; phân tích thực trạng; nêu ra một số quan điểm và giải phápnhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đàotạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện qua các bước:
- Xây dựng bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi cho các đối tượng là cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp; cán bộ, giảng viên, sinh viêncủa các trường đại học khối kỹ thuật về mức độ, hiệu quả thực hiện hợp tác
Trang 11giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực Đểđảm bảo tính sát thực của thông tin cần thu thập, sau khi xây dựng mẫu phiếu,tác giả đã tiến hành test thử ở mỗi đối tượng 10 phiếu Bằng kết quả thu được,tác giả hoàn thiện phiếu để thực hiện khảo sát.
- Chọn mẫu và tiến hành khảo sát: Với tổng số 600 phiếu tham gia điều
tra, trong đó 95 phiếu dành cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của doanhnghiệp, 125 phiếu dành cho cán bộ, giảng viên, 380 phiếu dành cho sinh viêncác trường đại học Sau khi xây dựng xong bảng hỏi, tác giả tiến hành khảosát và thu thập thông tin
Đối với doanh nghiệp: Tác giả lựa chọn đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật của 10 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, bao gồm: Công ty cổphần thiết bị điện Việt Nam - Gelex (Hà Nội), Công ty trách nhiệm hữu hạnNissan Việt Nam (Hà Nội); Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Display(Bắc Ninh), Công ty trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam (Bắc Ninh), Công
ty cổ phần Lilama 69 - 2 (Hải Phòng), Công ty trách nhiệm hữu hạn LGDisplay Việt Nam (Hải Phòng), Công ty trách nhiệm hữu hạn Regina MiracleInternational Việt Nam (Hải Phòng), Công ty trách nhiệm hữu hạn May TinhLợi (Hải Dương), Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyota Việt Nam (HảiDương), Công ty Than Vàng Danh (Quảng Ninh)
Đối với nhà trường: Tác giả lựa chọn đối tượng cán bộ, giảng viên, sinh
viên ở 05 trường đại học (thuộc khối kỹ thuật) vùng đồng bằng sông Hồng:Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Đại học HảiPhòng, Đại học Sao Đỏ (Hải Dương), Đại học Hải Dương
- Xử lý thông tin: Sau khi thu thập được thông tin đã khảo sát, tác giả tiến
hành tính toán, phân tích, tổng hợp số liệu trên phần mềm excel Kết quả dữ liệuthu thập được chính là một trong những bằng chứng khách quan để tác giả
Trang 12sử dụng đánh giá thực trạng hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án đã chỉ ra những vấn đề bất cậpkhi xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đàotạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy mốiquan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhânlực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần bổ sung một số căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Luận án có thể được tham khảo làm cơ sở thực tiễn cho công tác đàotạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng mối quan hệ hợp tác giữacác trường chuyên nghiệp với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ởvùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, ở nước ta nói chung
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả
đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án gồm 4 chương, 9 tiết
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về lợi ích và những yếu tố tác động đến hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Australian Council for Educational Research, The benefits of business relationships (Những lợi ích của quan hệ giữa nhà trường và doanh
school-nghiệp) [127] Qua bài viết, tác giả cho rằng mối liên hệ giữa các trường học
và doanh nghiệp là một trong những phương thức quan trọng để cải thiện kếtquả giáo dục Bằng các phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phỏngvấn, tác giả đã chỉ ra lợi ích của các bên khi xây dựng mối quan hệ hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp; đưa ra những bằng chứng cho thấy họcsinh, giáo viên, phụ huynh, doanh nghiệp, trường học và cộng đồng xã hộiđều có thể được hưởng lợi từ mối quan hệ này Những lợi ích này được thểhiện cụ thể nhất là: Sinh viên có cơ hội được rèn luyện, trưởng thành trongmôi trường thực tiễn của doanh nghiệp Giáo viên có cơ hội học tập và đàotạo chuyên nghiệp đi kèm với sự tăng cường tiếp xúc với giới kinh doanh Cáctrường học nói chung có thể hưởng lợi từ nguồn nhân lực, tài chính và vậtchất do doanh nghiệp đóng góp, học cách tiếp thị sáng tạo và cách thức quản
lý nhân lực Cộng đồng được hưởng lợi từ các sản phẩm hữu hình có liênquan đến một số chương trình hợp tác Các doanh nghiệp cũng được hưởnglợi theo nhiều cách: Nhân viên của doanh nghiệp có cơ hội được học tập ở cáctrường Đồng thời thông qua các chương trình hợp tác, doanh nghiệp yên tâmhơn về sự trưởng thành của nguồn nhân lực tương lai
Trang 14José Guimón, Promoting University-Industry Collaboration in Developing Countries (Hợp tác đại học - doanh nghiệp cùng phát triển) [132] Trong bài viết, tác giả khẳng định: những lợi ích của sự hợp tác giữa các
trường đại học và doanh nghiệp là điều các quốc gia phát triển đều nhận thấy
Sự hợp tác này đóng vai trò rất quan trọng để phát triển các kỹ năng nghềnghiệp cần thiết cho nhân viên của doanh nghiệp Thông qua hợp tác nghiêncứu và phát triển, doanh nghiệp cùng nhà trường tạo ra, mua lại, sử dụng kiếnthức và quảng bá tinh thần khởi nghiệp Đồng thời, qua mối quan hệ hợp tác,doanh nghiệp giúp nhà trường điều phối các chương trình nghiên cứu và pháttriển, tránh trùng lặp, kích thích cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường đầu
tư nghiên cứu Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanhnghiệp còn mang lại lợi ích cho các tổ chức xã hội trong việc nuôi dưỡng,thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển
Dr Dinah W Tumuti, Prof Peter M Wanderi, Prof Caroline Lang’at
-Thoruwa, Benefits of University-Industry Partnerships: The Case of Kenyatta University and Equity Bank (Lợi ích của quan hệ đối tác giữa các trường đại
học và doanh nghiệp: Trường hợp của Đại học Kenyatta và Ngân hàng cổphần) [130] Theo tác giả bài báo, sự hợp tác giữa các trường đại học và cácdoanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành một xu thế trên toàn thế giới Do
đó, quan hệ đối tác này đang trở thành một đặc điểm của việc học tập suốt đờitrong các trường đại học Qua bài viết, tác giả đã nêu bật tầm quan trọng củaquan hệ đối tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp Đây là mối quan hệmang tính cộng sinh và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế củamột quốc gia Do sự cạnh tranh gia tăng, do kết quả của toàn cầu hoá vànhững tiến bộ của khoa học công nghệ, bắt buộc các trường đại học phải hợptác với doanh nghiệp để tăng cường quảng bá kiến thức, nghiên cứu và pháttriển, đổi mới bằng sáng chế và xây dựng quốc gia Quan hệ đối tác ngân
Trang 15hàng và Đại học Kenyatta - Equity đã mang lại lợi ích to lớn cho các bên liênquan, cho người học và cho cả xã hội Thông qua mối quan hệ này, sinh viên
có thêm kinh nghiệm và được trang bị các kỹ năng cần thiết Các kỹ năng này
sẽ có ích khi họ tham gia vào thị trường lao động
Kurtuluş Kaymaz, Kadir Yasin Eryiğit, Determining Factors Hindering University-Industry Collaboration: An Analysis from the Perspective of Academicians in the Context of Entrepreneurial Science Paradigm (Nhận
diện các yếu tố cản trở hợp tác Đại học - Công nghiệp: Phân tích từ góc nhìncủa học giả trong bối cảnh kinh doanh) [133] Tác giả bài báo đã đưa ra môhình hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đóchú ý nhấn mạnh đến hợp tác trong nghiên cứu và phát triển Bên cạnh việcnghiên cứu mô hình hợp tác, tác giả cũng đi sâu phân tích các yếu tố cản trởquá trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, chỉ ra nguồn gốc củanhững rào cản này là do thiếu sự quan tâm từ cả doanh nghiệp và nhà trường,địa bàn nhà trường và doanh nghiệp không ở gần nhau, thiếu công khai, thiếuthông tin liên lạc, quy định pháp luật chưa cụ thể, các trung tâm cộng tác giữacác trường đại học và doanh nghiệp không hiệu quả
Mihaela-Cornelia Dan, Why Should University and Business Cooperate?
A Discussion of Advantages and Disadvantages (Tại sao trường đại học và
các nhà kinh doanh cần hợp tác? Lợi thế và bất lợi) [134] Trong bài báo này,tác giả đã trình bày quan điểm về sự hợp tác của các ngành và các trường đạihọc, trong đó tập trung phân tích những lợi thế và bất lợi cho cả hai bên Quabài viết, nhìn từ quan điểm của trường đại học, hợp tác với các doanh nghiệptrong nghiên cứu dự án là cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ của các trường đạihọc Đối với một doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển là các hoạt động trênmột chuỗi giá trị, được thực hiện bởi một kế hoạch đầu tư, mang lại lợi thếcạnh tranh, trong khi đó ở các trường đại học, nghiên
Trang 16cứu chỉ là làm tròn công việc, nó không được định hướng chuyển giao côngnghệ trên thị trường.
Renato Garcia, Veneziano Araujo, Suelene Mascarini, Emerson Gomes
dos Santos, Ariana Ribeiro Costa - Escola, The academic benefits of term university-industry collaborations: a comprehensive analysis (Những lợi
long-ích học thuật của sự hợp tác lâu dài giữa các trường đại học và doanh nghiệp:phân tích toàn diện) [137] Theo tác giả bài viết, hợp tác với doanh nghiệp cóthể mang lại lợi ích về nghiên cứu học thuật theo nhiều cách cho nhà trường
Về kinh tế, hợp tác với doanh nghiệp tạo điều kiện nguồn lực tài chính chonhóm nghiên cứu được tiếp cận với các phòng thí nghiệm và các vật liệu hiệnđại Bên cạnh đó, hợp tác lâu dài giữa nhà trường với doanh nghiệp còn giúpcác nhà nghiên cứu và các nhà công nghiệp trao đổi thông tin và chia sẻ kiếnthức Hợp tác với doanh nghiệp cũng góp phần xây dựng được mối liên hệgần gũi hơn giữa các nhà khoa học công nghiệp, các nhà nghiên cứu học thuật
để từ đó có thể là khởi nguồn quan trọng cho những ý tưởng mới sáng tạo Do
đó, sự hợp tác giữa các nhà khoa học công nghiệp và các nhà nghiên cứu họcthuật đã góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về giải pháp hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
European Commission, Directorate-General for Research, Improving knowledge transfer between research institutions and industry across Europe
- Voluntary guidelines for universities and other research institutions to improve their links with industry across Europe (Cải thiện chuyển giao kiến
thức giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp - Hướng dẫn cho cáctrường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác để cải thiện liên kết của họ vớidoanh nghiệp trên khắp châu Âu) [131] Truyền thông này kêu gọi các nhà
Trang 17nghiên cứu nhận ra những lợi thế khi làm việc chặt chẽ hơn với doanh nghiệp
và ngược lại Để đánh giá kết quả nghiên cứu đối với sự trưởng thành củangười nghiên cứu trong quá trình học tập, doanh nghiệp cần tăng đầu tư vàonghiên cứu và phát triển, các cơ quan hành chính nhà nước cần đảm bảo sựlinh hoạt cho lĩnh vực này Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp hướng nghiêncứu về quản lý và khai thác tài sản trí tuệ, đặc biệt trong bối cảnh cộng tác vớingành, đảm bảo rằng nghiên cứu là một nguồn sáng tạo và cải thiện sự pháttriển của châu Âu
Chana Kasipar, Mac van Tien, Se-Yung LIM, Pham Le Phuong, PhungQuang Huy, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, Frank Bunning,
Linking Vocational Training with the Enterprises - Asian Perspectives (Liên
kết đào tạo nghề với doanh nghiệp - quan điểm châu Á) [128] Bài viết đã đềcập tới nhiều giải pháp liên kết mang lại hiệu quả tích cực như đào tạo tại xínghiệp, đào tạo tại nơi sản xuất với vai trò chủ đạo thuộc về cơ sở sử dụngnhân lực Theo Frank Bunning và Alexander Schnarr, cần chú ý đến chiếndịch hợp tác giữa các thành viên như: Các cá nhân, cộng đồng và gia đình, các
tổ chức tình nguyện, cơ sở đào tạo tư nhân, cơ sở đào tạo công lập, công nhân
Trang 18Yaqing Tu, Huiyue Yang, Li Shu, Wangshu Tu, Baoxin Chen, A Mode
of Government - Enterprise - University - Institute - Employer Cooperation for Innovative Postgraduate Cultivation (Hợp tác đại học - doanh nghiệp -
viện nghiên cứu - cơ chế của Chính Phủ) [139] Qua bài viết các tác giả nhấnmạnh, việc đào tạo sinh viên sau đại học trong nghiên cứu sáng tạo nhằmnâng cao trình độ học vấn là hoạt động lâu dài, phức tạp và có hệ thống Bàiviết đã đề xuất những giải pháp cơ bản để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữacác bên: Chính phủ - Doanh nghiệp - Đại học - Học viện - Nhà tuyển dụngnhư: Cần có cơ chế rõ ràng dành cho giáo dục, cải thiện điều kiện nghiên cứu
và thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, đẩy mạnh hơnnữa những hoạt động thực tế, thực tập và thực hiện học tập suốt đời
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về mô hình hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
McGill University and École de technologie supérieure,
University-Industry partnerships, An emerging model efficiently supporting and enhancing participation in R&D in Canada (Quan hệ đối tác giữa trường đại
học và doanh nghiệp: một mô hình mới hỗ trợ và nâng cao hiệu quả tham gianghiên cứu và phát triển ở Canada) [136] Đây là bản phản hồi ý kiến của Đạihọc McGill và trường đại học công nghệ về sáng kiến hỗ trợ nghiên cứu vàphát triển Theo bài viết, các trường đại học đóng một vai trò quan trọng trongchuỗi đổi mới thông qua việc thực hiện nghiên cứu và phát triển, đào tạo thế
hệ lao động tiếp theo thành những người có kỹ năng nên nhà trường cần liênkết với các doanh nghiệp để hỗ trợ nhu cầu nghiên cứu và phát triển Sự hợptác của các trường đại học với cộng đồng doanh nghiệp là chìa khóa giúpCanada cạnh tranh hiệu quả hơn trong tương lai Trên cơ sở đó, đại họcMcGill và đại học công nghệ đã đưa ra mô hình về việc hợp tác giữa trườngđại học với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nghiên cứu, phát
Trang 19triển Trong mối quan hệ này, chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọngtrong việc tăng cường tác động nghiên cứu và phát triển bằng cách không chỉcung cấp tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mà còn là khách hàng đầu tiêncủa các kết quả đầu ra thương mại đại học và công nghiệp thông qua cácchính sách mua sắm.
M.S Salleh, M.Z.Omar, University - Industry Collaboration Models in Malaysia (Mô hình hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở
Malaysia) [135] Bài viết đề xuất mô hình hợp tác giữa các trường đại học vàdoanh nghiệp ở Malaysia theo hướng tập trung vào sự tương tác giữa đại học,chính phủ và ngành công nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò của chính phủvới việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai bên Nhà trường cóthể bổ nhiệm trợ giảng và chuyên gia từ các ngành công nghiệp để theo dõiyêu cầu của họ đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp Các công ty lớn đa quốcgia cũng có thể tham gia vào quá trình hợp tác thông qua các chương trình đàotạo sinh viên, chuyển giao tri thức, tư vấn việc làm và thương mại hóa các kếtquả nghiên cứu, trong đó khuyến khích các công ty lớn thiết lập phòng nghiêncứu tại trường đại học và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu
Çetin Bektas, Gulzhanat Tayauova, A Model Suggestion for Improving the Efficiency of Higher Education: University-Industry Cooperation (Đề xuất
mô hình hợp tác đại học - doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo)[129] Qua quá trình nghiên cứu mô hình hợp tác trường đại học và doanhnghiệp ở các nước công nghiệp phát triển, tác giả đã đề xuất mô hình hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các tổ chức phi chính phủ vàthương mại, các hiệp hội trong hệ thống, vì các quyết định chỉ được thực hiệnbởi chính quyền trung ương Do đó, các bên của mô hình được đề xuất là:Chính phủ, Đại học, Các nhà công nghiệp, hiệp hội thương mại và các tổ chứcphi chính phủ
Trang 20Yuan-jian Qin, Davit Mkhittaryan and Miraj Ahmed Bhuiyan,
University-Industry Collaboration in Armenia (Hợp tác giữa trường đại học
và doanh nghiệp ở Acmenia) [140] Bài viết nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữaSynopsys Armenia - ngành công nghiệp công nghệ thông tin và Đại học Báchkhoa, Đại học Armenia, khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng caohiệu quả đào tạo cho sinh viên đại học Sự hợp tác này nhằm mục đích cungcấp cho thị trường lao động của Armenia những chuyên gia công nghệ thôngtin có tay nghề cao Bài viết còn nhấn mạnh: Để nâng cao hiệu quả đào tạo,nhà trường cần thúc đẩy sinh viên nghiên cứu và chuyển giao kiến thức chocác ngành có liên quan để sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế; đặt vấn đề xâydựng mô hình hợp tác giữa trường đại học và các doanh nghiệp ở Acmenia,trong đó đi sâu xây dựng mô hình hợp tác trong nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ
Tóm lại, qua tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài về hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực cho thấy: Cáccông trình đã chỉ ra những lợi ích, rào cản cho các bên khi tham gia hợp tác,đưa ra một số giải pháp tổng thể, mô hình để xây dựng và phát triển mối quan
hệ hợp tác Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển
1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về lợi ích và những yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Trịnh Thị Hoa Mai, Liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam [71] Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra liên kết đào tạo giữa
trường đại học và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của
cả hai phía Trong mối quan hệ này, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là
Trang 21những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thịtrường lao động Vì lợi ích của chính mình, các trường đại học luôn có nhucầu phải được gắn kết với doanh nghiệp Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo đảmbảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp thì đốivới doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất Được hợp tác với cơ sở đào tạo đạihọc cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp Do đó, mối liên kếtnày vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng laođộng cho doanh nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các
trường đại học ở Việt Nam [5] Qua kết quả báo cáo, nhóm nghiên cứu cho rằng
quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp mới chỉ đang trong giaiđoạn đầu với những hình thức mang tính truyền thống Hai đối tác quan trọng vàchủ yếu trong hợp tác là doanh nghiệp và trường đại học đang có một khoảngtrống Khoảng trống này không có ý nghĩa về mặt địa lý mà chính là các rào cản
về tính chủ động trong hợp tác, thiếu thông tin lẫn nhau Để lấp đầy khoảngtrống đó, các bên tham gia trực tiếp cần tích cực thể hiện rõ vai trò của mình.Theo nhóm nghiên cứu, xét về chức năng, nhiệm vụ, trường đại học có sứ mệnh
“trồng người”, phải gắn chất lượng đầu ra của sinh viên với yêu cầu và nhu cầucủa xã hội nói chung, doanh nghiệp nói riêng Trong hoàn cảnh này, bên có lợinhất là trường đại học nên trường đại học phải là đối tác khởi xướng việc hợptác Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: Các trường chưa thể hiện được vai tròcủa mình về vấn đề này Về phía doanh nghiệp, sứ mệnh của họ là sản xuất -kinh doanh Việc hợp tác với các trường đại học không phải là điều tất yếu và bắtbuộc phải làm Do vậy, doanh nghiệp cần được tạo niềm tin vào sự hợp tác quanhững lợi ích mà họ đạt được sau hợp tác
Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Thụy Thùy Dung, Mối liên kết giữa doanh nghiệp
và trường đại học: So sánh nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Trang 22Lâm Đồng [47] Tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học Qua so sánh kết quả nghiên cứu tạiThành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng, dựa trên quan điểm của các nhàdoanh nghiệp, tác giả bài báo cho rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc xâydựng mối quan hệ hợp tác, trong đó có hai nhóm nhân tố tác động tích cực làhoàn cảnh và tổ chức; hai nhóm còn lại là những khác biệt trong đặc điểm hoạtđộng và nhận thức của doanh nghiệp về nhà trường gây cản trở, kìm hãm sự hợptác Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở định hướng cho các doanh nghiệp
ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược liên kết với nhà trường
Nguyễn Đức Trọng, Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học khối kỹ thuật với doanh nghiệp tại Việt Nam [109] Ở công trình này, tác
giả đã khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về liên kếttrường đại học và doanh nghiệp; trình bày cơ sở lý luận về liên kết trường đạihọc và doanh nghiệp; giới thiệu quy trình, các bước thực hiện quy trình, kếthợp với phương pháp định tính, định lượng cho sự phát triển mô hình liên kếttrong bối cảnh mới; đồng thời chỉ ra những yếu tố động cơ thúc đẩy và nhữngyếu tố rào cản trong quá trình liên kết Đây sẽ là căn cứ, tín hiệu để tác giảthiết kế, nghiên cứu, thiết lập mô hình đánh giá ảnh hưởng của những nhân tốđộng cơ và rào cản đến mức độ thực hiện các hoạt động liên kết đại học -doanh nghiệp Từ những căn cứ đó, tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại cáctrường đại học kỹ thuật và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩyhoạt động liên kết giữa các trường đại học khối kỹ thuật và doanh nghiệp
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về giải pháp hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Trần Khắc Hoàn, Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [50] Công
Trang 23trình đã khái quát những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp đào tạo tạitrường và doanh nghiệp sản xuất Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã nêu ra một
số định hướng nhằm phát triển đào tạo nghề trong bối cảnh nền kinh tếchuyển đổi và hội nhập; đề xuất phương thức tổng quát về kết hợp đào tạo tạitrường và doanh nghiệp sản xuất; Xây dựng các giải pháp quản lý cụ thể đểthực hiện kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng caochất lượng đào tạo nghề
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp [3] Báo cáo hội thảo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá một cách toàn diện những ưu điểm,tồn tại, định hướng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người sử dụng nguồn nhân lực Trong số
27 báo cáo của hội thảo, có nhiều báo cáo đi sâu về liên kết giữa nhà trường
và doanh nghiệp Có thể nói: đây là một trong những kết quả đánh giá, nghiêncứu, đề xuất có tính hệ thống, đồng bộ của các nhà quản lý cơ sở đào tạo vàquản lý doanh nghiệp nhằm xây dựng quan hệ liên kết giữa nhà trường và nhàsản xuất
Trần Anh Tài, Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp
[88] Bài viết làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, nhàđào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học ở nước ta hiện nay Trên cơ sởlàm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, tác giả đề xuấtmột số giải pháp nhằm làm cho sản phẩm đào tạo của các trường đại học đápứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng và cơcấu Bài viết cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân của việc nhà đào tạo chưagắn kết được với nhà sử dụng không phải chỉ ở mỗi nhà trường mà thậm chícòn ở góc nhìn từ phía các nhà doanh nghiệp và xã hội
Trang 24Trần Anh Tài, Trần Văn Tùng, Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu [89] Trong cuốn sách này, các
tác giả đã đề cập đến quan điểm, chính sách về mối liên kết giữa các trườngđại học và doanh nghiệp; chính sách quốc gia của châu Âu trong việc tạo lậpmối liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp; vai trò của các trường đạihọc, các viện nghiên cứu nhà nước đối với tăng trưởng tại Đông Á; việc liênkết, hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trường đạihọc của Mỹ với các ngành công nghiệp như: liên kết Đại học California vớicác doanh nghiệp tại thung lũng Silicon; các tác giả đã tìm hiểu mối quan hệgiữa nhà trường và doanh nghiệp ở các nước Châu Á như: Nhật Bản (liên kếtgiữa đại học Kyoto với tập đoàn Canon, tập đoàn Fujitsu), Trung Quốc,Singapore (với việc xây dựng doanh nghiệp trong trường đại học để thực hiện
sử dụng nhân lực và hiện thực hóa kết quả nghiên cứu của trường đại họcthành sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu xã hội) Việc nêu kinh nghiệm củacác nước được coi như giải pháp mang tính định hướng cho việc xây dựng môhình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó tác giảđưa ra một số lưu ý cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam khi áp dụngnhững mô hình này
Đỗ Diên, Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo qua kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng [17] Trong bài viết này, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa sự
đánh giá và yêu cầu của nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp; ýkiến của sinh viên cuối khóa và cựu sinh viên về chất lượng chương trình đàotạo Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo, trong đó tác giả nhấn mạnh đến giải pháp về tăng cường sự gắnkết giữa nhà trường và nhà tuyển dụng trong quá trình đào tạo, coi đây là một
Trang 25trong những giải pháp cơ bản nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caotrong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Phan Hòa, Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh [49] Bằng các số liệu khảo sát, tác
giả đã phân tích làm rõ thực trạng hoạt động quản lý liên kết đào tạo giữa cơ
sở dạy nghề và doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những giảipháp quản lý các hoạt động này, trong đó nhấn mạnh định hướng và nhữngvấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng, thực hiện các giải pháp trên Đó lànguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa đào tạo nghề và nhu cầu doanh nghiệp,nguyên tắc đảm bảo các quy luật cung - cầu, bình đẳng, lợi ích, tự nguyện
Nguyễn Tuyết Lan, Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực [60].
Ở công trình này, tác giả đã đề xuất những giải pháp quản lý hoạt động liênkết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đápứng nhu cầu phát triển nhân lực Đặc biệt, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm,thử nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra
Nguyễn Đình Luận, Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng
và khuyến nghị [69] Tác giả làm rõ thực trạng sự gắn kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Từ thực trạngnày, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà nước, nhà trường, doanhnghiệp và người học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanhnghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Theo đó, cần đổi mới và tăngcường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vữnggiữa nhà trường và doanh nghiệp; nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trongviệc xây dựng chương trình đào tạo Doanh nghiệp cần có
Trang 26kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua cửngười đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước ngoài.
Vũ Tiến Dũng, Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp [20] Theo tác giả, trong liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường đóng vai trò là đơn vị chủ trì, chịu
trách nhiệm chính trong đào tạo như: thực hiện nội dung, chương trình, chấtlượng đào tạo, cấp bằng cho người được đào tạo Doanh nghiệp đóng vai trò
là đơn vị phối hợp, hỗ trợ, chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, phục vụ choquá trình đào tạo, sử dụng sản phẩm đào tạo Tác giả đã đưa ra những giảipháp cả về phía nhà trường và doanh nghiệp nhằm tăng cường mối liên kếtgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đào Thị Lê, Quản lý đào tạo liên kết ở trường trung cấp với doanh nghiệp
[62] Ở công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý đào tạoliên kết giữa trường trung cấp với các doanh nghiệp ở các khâu đầu vào, quátrình đào tạo và đầu ra, từ đó tác giả đưa ra biện pháp quản lý đào tạo liên kết
ở trường trung cấp với doanh nghiệp như: Giải pháp về xây dựng cơ chế đàotạo liên kết để khuyến khích việc thực hiện trách nhiệm từ doanh nghiệp vàtrường trung cấp; phân định quyền và trách nhiệm trong quản lý đào tạo liênkết giữa trường trung cấp với doanh nghiệp; điều chỉnh thay đổi mục tiêu, nộidung và phương pháp đào tạo ở trường trung cấp phù hợp với môi trường đàotạo liên kết với doanh nghiệp; xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin quản lýđào tạo liên kết giữa trường trung cấp và doanh nghiệp; tổ chức tư vấn nghềnghiệp và tiếp nhận thông tin về học sinh sau tốt nghiệp
Phạm Văn Nam, Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua
hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội [80] Ở công trình này, trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao chất
Trang 27lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanhnghiệp ở một số quốc gia, tác giả đã thực hiện nghiên cứu điển hình chấtlượng đào tạo thông qua hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanhnghiệp tại trường Đại học Thương Mại Tác giả đã đưa ra một số giải pháp vềđổi mới chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượngđội ngũ giảng viên, đổi mới quản lý đào tạo, cải tiến kiểm tra chất lượng đàotạo và nhấn mạnh đến giải pháp hợp tác nhà trường và doanh nghiệp nhằmnâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa trườngđại học khối kinh tế và doanh nghiệp.
Đinh Văn Toàn, Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi
ý cho Việt Nam [108] Dựa trên các luận chứng lý thuyết, tổng hợp kinh nghiệm
quốc tế và phân tích một số trường hợp trong nước về mối quan hệ hợp tác giữacác trường đại học và doanh nghiệp, tác giả bài viết đã chỉ ra hạn chế, nguyênnhân chủ quan từ hai phía, các rào cản từ cơ quan quản lý và chính sách của nhànước Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra gợi ý về những giải pháp và kiến nghị nhằmtháo gỡ các rào cản, thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các trường đạihọc Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về mô hình hợp tác giữa nhà trường
và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Trịnh Ngọc Thạch, Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam [94] Tác giả đã tiến hành
khảo sát, phân tích mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ởmột số trường đại học trọng điểm của Việt Nam, trong đó nghiên cứu khá kỹ về
mô hình ở Đại học Quốc gia Hà Nội; mô tả những nét đặc trưng của mô hìnhquản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở nướcta; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất một số giải
Trang 28pháp cơ bản để hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao trong các trường đại học Việt Nam.
Phùng Xuân Nhạ, Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay [82] Trong phạm vi bài viết này, tác giả nhấn mạnh đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong cơ chế thị trường,
do vậy, trường đại học và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau để thực hiệntất cả các công việc của quy trình đào tạo Đầu ra phải được phân tích kỹlưỡng, làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, tuyển chọn đầu vào, lựachọn giảng viên và các điều kiện cần thiết thực hiện chương trình đào tạo
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động [7] Đây là đề tài nghiên cứu điển hình về mô hình liên kết giữa cơ
sở dạy nghề và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Đề tài giải quyết đượcnhững vấn đề cơ bản là: Cơ sở thực tiễn để xây dựng mô hình liên kết, đánhgiá các mô hình liên kết và đề xuất nội dung liên kết trong một số mô hình,trong đó chủ yếu là các nguyên tắc liên kết, chính sách liên kết trong các môhình cơ sở dạy nghề ngoài doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp,doanh nghiệp trong cơ sở dạy nghề và trung tâm đào tạo - bồi dưỡng tại cáckhu công nghiệp
Phạm Thị Ly, Về quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp [70].
Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ quan niệm về hợp tác nhà trường và doanhnghiệp, các mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ở các cấp độ như:Cấp độ hành động, cấp độ các nhân tố, cấp độ kết quả, cấp độ sản phẩm, cấp độtác động Mô hình đó được cụ thể ở tám hình thức hợp tác cơ bản giữa nhàtrường và doanh nghiệp Cụ thể là: Hợp tác trong nghiên cứu; thương mại hóacác kết quả nghiên cứu; thúc đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên; thúc đẩy sựvận động, lưu chuyển của giới hàn lâm; xây dựng và thực hiện chương trình đào
Trang 29tạo; học tập suốt đời; hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và các hoạt động khởinghiệp; tham gia quản trị nhà trường, từ đó chỉ ra những hành động củng cố,
hỗ trợ mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
Hoàng Hùng, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Lợi, Lê Quốc Phong, Nguyễn
Quang Vinh - Đại học Dầu khí Việt Nam, Mô hình trường đại học - Doanh
nghiệp: Mô hình, cơ chế và chính sách trong bối cảnh Việt Nam [56] Theo công
trình nghiên cứu của nhóm tác giả, giữa các trường và doanh nghiệp ở các nước
có nhiều dạng liên kết khác nhau: Thiết kế chương trình đào tạo dựa trên nhu cầudoanh nghiệp (mô hình Đại học Aalborg - Đan Mạch); lập ra hội đồng đánh giákhóa học có các khách mời từ doanh nghiệp; xây dựng mạng lưới các doanhnghiệp có các thành tố cựu sinh viên hình thành lên các trung tâm phát triển hợptác doanh nghiệp ); xây dựng bộ phận phát triển nghề nghiệp thường xuyên (môhình của Đại học Babes- Bolyai- Rumani); hợp tác nghiên cứu, tổ chức hội thảokhoa học (mô hình của Đại học Madrid - Tây Ban Nha và Đại học Babes-Bolyai-Rumani); phân quyền quản lý trong các trường đại học (mô hình thành công ởĐại học Ulsan- Hàn Quốc, Tulssa - Mỹ) Trên cơ sở học tập các mô hình liên kếtđào tạo của một số nước trên thế giới, nhóm tác giả đưa ra mô hình đại học củaPVU (trường đại học công lập đặc biệt do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tưvới định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về dầu khí cho tập đoàn
và xã hội) Đây là trường đại học công lập đầu tiên trực thuộc doanh nghiệp.Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang có nhiều biến đổi, PVU đã phải xâydựng cho mình hướng đi và mô hình phù hợp Mô hình này dựa trên ba tiêu chíquan trọng đối với một trường đại học, đó là môi trường học thuật, môi trườngquản lý và môi trường kinh tế
Kỷ yếu hội thảo, Liên kết doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
tại trường Đại học Ngoại Thương [27] Hội thảo là sự tổng hợp các bài viết của
nhiều tác giả về các vấn đề hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, hình
Trang 30thức liên kết, những kinh nghiệm của các nước Trên cơ sở đó, hội thảo đã đềxuất mô hình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực của Đạihọc Ngoại Thương nói riêng, các trường đại học trong cả nước nói chung.
Trần Anh Tài - Trịnh Ngọc Thạch, Mô hình đại học doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam [90] Trong cuốn sách, tác giả đã làm
rõ đặc điểm cơ bản của mô hình đại học doanh nghiệp Tác giả khẳng định:
trường đại học là một doanh nghiệp đặc biệt, chỉ ra mục tiêu, chức năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đại học doanh nghiệp; các điều kiện hướng tới
mô hình đại học doanh nghiệp Tác giả đi sâu phân tích mô hình đại họcdoanh nghiệp ở một số quốc gia như Mỹ, Singapore, Trung Quốc, từ đó đưa
ra những gợi ý cho việc xây dựng mô hình đại học doanh nghiệp ở Việt Namnhư: thành lập doanh nghiệp, vườn ươm công nghệ trong trường đại học;thành lâp trung tâm khởi nghiệp, văn phòng chuyển giao công nghệ; phát triểnthị trường công nghệ; liên kết với doanh nghiệp và chính quyền địa phương;đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý của trường đại học
Bùi Văn Hồng, Đào tạo nguồn nhân lực trình độ trung cấp chuyên nghiệp
theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp [55] Ở bài viết này, tác giả
đã đi sâu nghiên cứu các mô hình đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp củamột số nước trên thế giới như cộng hòa liên bang Đức, Na Uy, Nhật Bản Trên
cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình đào tạo nguồn nhân lực trình độ trung cấpchuyên nghiệp theo hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (nhà trường bổ sungkiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, kỷ luậtlao động và tác phong công nghiệp Doanh nghiệp giúp người học phát triển đạođức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong công công nghiệp, đào tạo nănglực thực hành nghề nâng cao tại doanh nghiệp) Theo mô hình này, nhà trường
và doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo người lao động dựa trên quan hệ hợp táctoàn diện giữa hai bên có sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của nhà nước nhằm tạo
ra sự công bằng, bền vững cho việc gắn nhà trường với
Trang 31doanh nghiệp trong đào tạo Thực hiện mô hình này đòi hỏi chương trình đàotạo phải được xây dựng linh hoạt, trang thiết bị dạy học đầu tư ở mức độ cơbản và đầy đủ, thành lập cơ quan quản lý nhà nước về người lao động.
Hợp tác Phát triển Việt - Đức về đào tạo nghề, Kỷ yếu hội thảo: Các mô hình thí điểm hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề - Từ kinh nghiệm đến hướng đi trong tương lai”, Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam [54] Kỷ yếu đã tập hợp tất cả các bài viết, trình bày trong hội thảo như
bài viết về mô hình hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề (mô hìnhđược thử nghiệm tại dự án “Trung tâm đào tạo nghề Việt - Đức, trường caođẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng”; Bài học thành công: Hợp tác đào tạo kỹthuật viên Cơ Điện tử giữa trường Đại học sư phạm Hưng Yên và các doanhnghiệp Đức; Đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng gắn nhà trường vớidoanh nghiệp của trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Thành phố HồChí Minh; Báo cáo hội thảo các mô hình đào tạo nghề với doanh nghiệp củatrường cao đẳng nghề Lilama 2 - Long Thành - Đồng Nai; Tham luận mô hìnhhợp tác đào tạo nghề với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề cơ giới vàthủy lợi; Kết quả khảo sát doanh nghiệp về các hoạt động hợp tác đào tạo Tất
cả các bài viết là những mô hình đã được thí điểm cụ thể ở đơn vị nhà trườngnhất định Trên cơ sở đó, các trường đã rút ra thêm nhiều kinh nghiệm chomình trong quá trình đào tạo nhằm xây dựng được mối quan hệ bền vững vớicác doanh nghiệp
Kỷ yếu hội thảo, Gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo đại học Mô hình và giải pháp [23] Kỷ yếu hội thảo là sự tập hợp các bài viết ở các mảng vấn đề về vai trò tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
đối với giáo dục và đào tạo hiện nay, về các giải pháp phát triển quan hệ gắnkết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực Trên
cơ sở đó, đưa ra những gợi ý mang tính định hướng cho việc xây dựng môhình gắn kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp hiện nay
Trang 32Lê Công Cơ, Lê Đức Toàn, Nguyễn Thị Hạnh, Mô hình gắn kết giữa
trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo đại học tại khu vực miền Trung
- Việt Nam [16] Trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình, kinh nghiệm trong và
ngoài nước về gắn kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạođại học và thực tiễn hoạt động đào tạo đại học khu vực miền Trung Việt Nam,các tác giả đã đề xuất mô hình và đưa ra những giải pháp để xây dựng môhình gắn kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo đại họckhu vực miền Trung Việt Nam
Như vậy, qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy:
Ở các góc độ nghiên cứu khác nhau như kinh tế học, khoa học giáo dục, quản
lý giáo dục, các công trình ít nhiều đã có những phân tích làm rõ lợi ích củanhà trường, doanh nghiệp, xã hội khi xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp; đưa ra những gợi ý xây dựng một số môhình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực.Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu ở góc độ chính trị - xã hội vềviệc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trongđào tạo nguồn nhân lực ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Namnói chung
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN LÀM RÕ
1.3.1 Đánh giá khái quát về các công trình đã tổng quan
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, có thể rút ra một sốvấn đề sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã làm rõ vai trò, tầm quan trọng của việc liên kết, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào
tạo nguồn nhân lực Theo các kết quả nghiên cứu, nhà trường là nơi đào tạo ra
Trang 33nguồn nhân lực có trình độ, là “người sản xuất” tri thức, góp phần làm tăngnăng suất lao động cho doanh nghiệp Ngược lại, doanh nghiệp có vai trò rấtlớn đối với quá trình đào tạo của nhà trường như: góp phần xây dựng mụctiêu, nội dung chương trình đào tạo, làm cho chương trình đào tạo của nhàtrường phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp; tạo điều kiện nâng cao trình độcho đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất và tài chính phục vụ chođào tạo, đổi mới quản lý, cải tiến tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đàotạo, làm tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
Thứ hai, các công trình đã nghiên cứu và đi đến khẳng định xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là xuất phát từ lợi ích
của cả hai phía và của cả xã hội
Thứ ba, các công trình mặc dù có những cách tiếp cận ở những góc độ,
phạm vi, đối tượng, khách thể khác nhau song đã phân tích được thực trạnghoạt động liên kết, hợp tác, thực trạng quản lý liên kết, hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực
Thứ tư, các công trình đã đưa ra các giải pháp hoặc có đề cập đến các giải pháp nhằm xây dựng hoặc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Thứ năm, một số công trình bước đầu đã đề xuất xây dựng mô hình hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Các mô hình đề xuất trong các côngtrình được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu và thựctiễn các mô hình của các nước trên thế giới, đó là mô hình hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp chủ yếu trong nghiên cứu và phát triển (R&D) Đốivới các công trình nghiên cứu trong nước, một số tác giả đã đưa ra mô hìnhliên kết, mô hình quản lý liên kết trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chođất nước
Với những kết quả đạt được về lý luận và thực tiễn, các công trình khoahọc trên giúp tác giả có thêm nhiều tư liệu quan trọng, cần thiết và trực tiếp
Trang 34định hướng cho tác giả về nội dung, phương pháp tiếp cận, triển khai nhiệm vụnghiên cứu của đề tài luận án dưới góc nhìn của chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.3.2 Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Xem xét tổng thể các công trình nghiên cứu thấy rằng: Đào tạo nguồnnhân lực, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhânlực đã được các tác giả đề cập ở nhiều góc độ, nhiều cách tiếp cận như: kinh
tế học, khoa học giáo dục, Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ chính trị - xãhội, vấn đề này vẫn còn những khoảng trống cần được tiếp tục làm rõ:
Thứ nhất, các công trình tổng quan mặc dù có nhấn mạnh đến vấn đề lợi
ích của các bên và các tổ chức khi thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực nhưng hầu hết các côngtrình chưa đi sâu, nhấn mạnh đến lợi ích của xã hội gắn liền với sự địnhhướng chính trị - xã hội của đất nước khi xây dựng mối quan hệ hợp tác giữanhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Thứ hai, khi nghiên cứu về thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, các công trình chủ yếu tập trung phântích quá trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt độngnghiên cứu và phát triển hoặc tập trung vào các thực trạng công tác quản lýnhằm làm tăng hiệu quả việc quản lý mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường vàdoanh nghiệp, chưa tập trung khai thác sự hợp tác giữa nhà trường và doanhnghiệp trong quá trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực với tư cách là mộtquá trình thống nhất ở các khâu từ tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo vàgiải quyết đầu ra cho nguồn nhân lực sau đào tạo
Thứ ba, khi đề xuất các giải pháp xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, chưa có công trình nào
đề cập đến việc cần nhất quán về quan điểm khi xây dựng mối quan hệ hợptác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Trang 35Do vậy luận án sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đàotạo nguồn nhân lực; tính tất yếu của hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệptrong đào tạo nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến hợp tác giữa nhà trường
và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiệnnay Đây chính là khung lý thuyết, là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả luận ántiếp tục triển khai làm rõ thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệptrong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Thứ hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đã
được công bố, kết hợp với khảo sát thực tiễn, tiến hành điều tra xã hội học ởmột số trường đại học khối kỹ thuật và doanh nghiệp vùng đồng bằng sôngHồng, luận án tiến hành phân tích, đánh giá làm sáng tỏ thực trạng hợp tácgiữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồngbằng sông Hồng hiện nay trên ba nội dung cơ bản (thực hiện công tác tuyểnsinh, thực hiện các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện tư vấn nghềnghiệp và giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực sau đào tạo) Từ đó, luận áncũng phân tích những vấn đề đặt ra đang làm ảnh hưởng đến quá trình hợp táccần phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết để tạo ra những môi trường, điều kiện
và cơ chế, chính sách đúng đắn đảm bảo cho hợp tác giữa nhà trường vàdoanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ở vùng đồng bằng sông Hồngngày càng hiệu quả
Thứ ba, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp,
kiến nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanhnghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Trang 36Kết luận chương 1
Vấn đề hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là vấn đề đã và đangthu hút sự quan tâm rất lớn của các học giả, các nhà khoa học không chỉ trênthế giới mà ở cả nước ta hiện nay Về cơ bản, các công trình khoa học đã luậngiải, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hợp tác giữa nhà trường vàdoanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên cho đến naychưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể vàmang tính chuyên biệt (dưới góc độ chính trị - xã hội) về hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ở vùng đồng bằng sôngHồng
Các công trình trên thế giới chỉ chủ yếu nghiên cứu về hợp tác giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển, không đi sâu vào cáchình thức hợp tác khác như vấn đề xây dựng nội dung chương trình hay thựchiện các hoạt động đào tạo…
Các công trình trong nước, chủ yếu nghiên cứu về quản lý liên kết đàotạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, đưa ra một số hình thức hợp tác giữanhà trường và doanh nghiệp song rất ngắn gọn và chưa phân tích từng hìnhthức hợp tác và chưa đưa ra những giải pháp mang tính cụ thể Do vậy, việc
nghiên cứu đề tài “Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” là cần thiết hiện nay.
Trang 37Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.1 LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC; VỀ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
2.1.1 Quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực; về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
2.1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực
- Quan niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là thuật ngữ được sử dụng một cách phổ biến trongcuộc sống thường ngày Tuy nhiên, về mặt khoa học, tùy theo góc độ, mụctiêu nghiên cứu mà người ta đưa ra những quan niệm khác nhau Theo Cơquan phát triển của Liên hợp quốc (UNDP): “Nguồn nhân lực là tất cả nhữngkiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người cóquan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” [126, tr.8] Theo tổchức Lao động quốc tế (ILO): Nguồn nhân lực là toàn bộ những người trong
độ tuổi có khả năng tham gia lao động [51, tr.39]
Dù khác nhau song các quan điểm này đều thống nhất ở những nộidung cơ bản: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội.Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cấu thànhlực lượng sản xuất, giữ vai trò quan trọng nhất, là nguồn lực cơ bản và nguồnlực vô tận của sự phát triển, là sự tổng hợp cả số lượng và chất lượng; khôngchỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người vớinhững tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội Theo nghĩahẹp, nguồn nhân lực là nguồn lực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội,bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng
Trang 38lao động, sản xuất, là tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, tâm lực của họ đểhuy động vào quá trình lao động sản xuất.
Từ những quan niệm trên, ở góc độ chính trị - xã hội có thể hiểu:
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng, năng lực của con người được huy động để sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia.
Nguồn nhân lực là động lực phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
Đó là nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên Nguồnnhân lực là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất xã hội C.Mácphát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, tìm ra sự thậtgiản đơn là: con người phải ăn, uống, mặc, ở, đi lại… trước khi thực hiện cáchoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo Nhưng muốn có cái ăn, cáimặc, nơi ở thì con người phải lao động [13, tr.449-450] Tuy nhiên, lao độngcủa con người không thể tùy tiện mà phải có cách thức lao động, đó làphương thức sản xuất Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, con người có nhữngphương thức sản xuất khác nhau Sự thay thế của các phương thức sản xuấtchính là yếu tố dẫn đến sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội,trong đó vai trò và ảnh hưởng của con người có giá trị quyết định nhất, bởicon người là lực lượng sản xuất hàng đầu C.Mác cho rằng, vì con người làmột thực thể tự nhiên sinh học, do đó con người tất yếu bị chi phối bởi cácquy luật tự nhiên và cũng phải có những hoạt động để thích nghi với giới tựnhiên Tuy nhiên, không chỉ là thích nghi, con người còn biết lợi dụng giới tựnhiên, tìm mọi cách chinh phục, cải tạo tự nhiên và sáng tạo ra một tự nhiênthứ hai như là tác phẩm nghệ thuật của chính mình, đó là thế giới xã hội loàingười Điều đó được thực hiện không chỉ bằng thể lực mà chủ yếu bằng trí lựccủa con người
Ph.Ăngghen khi bàn về những yếu tố cần thiết để xây dựng chủ nghĩa
xã hội cũng cho rằng: muốn xây dựng được xã hội xã hội chủ nghĩa - xã hội
Trang 39phát triển cao hơn xã hội tư bản chủ nghĩa cũng rất cần lực lượng nhân lựcchất lượng cao: “ Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần có nhữngbác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phảinắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nềnsản xuất xã hội nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc ” [14,tr.613-614].
V.I.Lênin cũng đã khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với
sự phát triển của xã hội ngay từ những năm đầu bước vào thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết Ông cho rằng: Chính quá trình pháttriển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề về cơ sở vật chất - kỹ thuậtcần thiết, phương thức tổ chức, quản lý ngày càng cao để những người cộngsản có thể và cần phải tận dụng, xem đó như là những viên gạch, những vậtliệu quý để xây dựng chủ nghĩa xã hội Những người cộng sản không chỉ tiếpthu những tinh hoa, kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản mà cần phải có đủ trí tuệ vàhết sức tỉnh táo để có thể lựa chọn được những phát minh mới nhất, đồng thờilàm chủ được kỹ thuật cao nhất của khoa học hiện đại, hay nói cách khác làphải biết nội sinh hóa những thành tựu tiên tiến của thế giới, biến nó trở thành
cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội Song để làmchủ được khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại cần phải có nguồn nhân lựcchất lượng cao Họ là nguồn lực trí tuệ của đất nước, đóng vai trò quan trọngtrong việc sáng tạo tri thức mới, kỹ thuật mới và vận dụng những thành tựucủa khoa học kỹ thuật hiện đại vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.V.I.Lênin khẳng định: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giaicấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào có thể đứng vữngđược” [64, tr.218]
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Con người vừa làsản phẩm của tự nhiên và xã hội, vừa là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên
Trang 40và xã hội Do vậy, nguồn lực con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội.
Ở Việt Nam, từ xa xưa cha ông ta cũng đã có những triết lý sâu sắckhẳng định vai trò, tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với sự pháttriển của đất nước, sự phồn vinh của dân tộc như “phi trí bất hưng”, “hiền tài
là nguyên khí quốc gia” Tư tưởng này còn được khắc đậm trên bia Văn MiếuQuốc Tử Giám: “Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chínhthể Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phồn thịnh Khi yếu tố này kém cỏithì đất nước suy yếu….Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quantrọng đối với đất nước”
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người,nguồn lực con người, vai trò của nguồn lực con người; kế thừa, phát triển tưtưởng của cha ông ta và kinh nghiệm thực tiễn của các nước về sử dụng, trọngdụng nhân lực, nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò
to lớn của con người (nguồn nhân lực) và xem đó là vấn đề có ý nghĩa quyếtđịnh đến sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam Người cho rằng, con người làvốn quý nhất, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” [76, tr.276] Vìvậy “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người xã hộichủ nghĩa” [76, tr.604] Người nói: “Chính là những đảng cách mạng lại càngtrọng trí thức Vì muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn pháttriển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển các kỹnghệ phải cần có kỹ sư, Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thứcthôi” [75, tr.32-33] Con người xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Hồ ChíMinh, đó là những con người vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức, vừa có tài;hay nói cách khác đó là những con người có ý thức, năng lực, trình độ làmchủ, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật, cótinh thần sáng tạo, ra sức rèn luyện về thể chất để đảm bảo sự phát triển toàndiện cá nhân; có ý thức tổ chức kỷ luật cao; giàu lòng