1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chương trình sàng lọc sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

5 117 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 281,05 KB

Nội dung

Chương trình sàng lọc bệnh lý sơ sinh đã và đang thức hiện ở nhiều quốc gia với mục đích phát hiện sớm, tham vấn và điều trị kịp thời giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần bình thường nhằm cải thiện chất lượng dân số. Xác định tỷ lệ mắc 1 trong 5 bệnh sàng lọc trước sinh và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh mắc bệnh này tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH SÀNG LỌC SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG

Lưu Vũ Dũng * , Nguyễn Cao Hà Phương * , Vũ Văn Tâm *

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Chương trình sàng lọc bệnh lý sơ sinh đã và đang thức hiện ở nhiều quốc gia với mục đích phát

hiện sớm, tham vấn và điều trị kịp thời giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần bình thường nhằm cải thiện chất lượng dân số Xác định tỷ lệ mắc 1 trong 5 bệnh sàng lọc trước sinh và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh mắc bệnh này tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Tất cả trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân từ 48 giờ tuổi trở lên làm

xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng Mô tả cắt ngang hồi cứu

Kết quả: Từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2018 có 6953 trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh hay gặp Tỷ lệ tầm

soát là 56% trẻ sơ sinh tại bệnh viện Tỷ lệ phát hiện thiếu men G6PD là 0,6%, thiểu năng bẩm sinh tuyến giáp

là 1:6953, tăng sản thượng thận bẩm sinh-CAH là 2:6953 Chưa phát hiện được trẻ sơ sinh nào mắc bệnh galactosemia và phenylketonuria Gia đình các trẻ mắc bệnh này sẽ được tư vấn, chẩn đoán khẳng định tại bệnh viện Nhi Trung Ương và điều trị

Kết luận: Chương trình sàng lọc sơ sinh taị bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã phát hiện 42 trường hợp thiếu

men G6PD, 1 trường hợp thiểu năng bẩm sinh tuyến giáp, 2 trường hợp tăng sản thượng thận bẩm sinh

Từ khóa: trẻ sơ sinh

ABSTRACT

HAI PHONG HOSPITAL OF OBSTETRIC AND GYNECOLOGY ’S NEONATAL SCREENING

PROGRAM

Luu Vu Dung, Nguyen Cao Ha Phuong, Vu Van Tam

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 – No 4 - 2019: 226 - 230

Objectives: The neonatal screening program was developed or being developed in many countries The goal

of this program is early detecting, counselling and giving treatment to prevent babies from mentally and physically retardation the population quality will be improved

Methods: Determine the incidence rate of all newborns identified by neonatal screening program and some

related factors in Hai Phong hospital of Obstetrics and gynecology

Results: Babies were screened in neonatal screening program The cover rate is 56% The proportion of

G6PD deficiency is 0.6%, congenital hypothyroidism 1:6953, Congenital Adrenal Hyperplasia (CAH) is 2:6953 There is no case of galactosemia and phenylketonuria Parents of babies with 1 of 5 diseases screened by neonatal

screening program received counselling and treatment

Conclusions: The neonatal screening program in Hai Phong Obstetrics and Gynecology Hospital detected

42 cases of G6PD deficiency, 1 case of congenital hypothyroidism and 2 cases of Congenital Adrenal Hyperplasias.

Keywords: newborns

*Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Tác giả liên lạc: BS Lưu Vũ Dũng ĐT: 0904554915 Email: luuvudung1980@gmail.com

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sàng lọc sơ sinh (SLSS) được triển khai từ

những năm 1960 tại Mỹ(1) Với ý nghĩa thiết thực

mà chương trình sàng lọc sơ sinh mang lại, xét

nghiệm này đã nhanh chóng trở thành xét

nghiệm thường quy cho 100% trẻ em được sinh

ra tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ,

Anh, Đức, Canada Số lượng bệnh và các bệnh

được sàng lọc ở mỗi quốc gia là khác nhau tùy

thuộc vào tỷ lệ mắc bệnh và điều kiện kinh tế

Tính đến nay, số bệnh được sàng lọc ở một số

quốc gia phát triển như Mỹ đã lên tới 60 bệnh, ở

Canada là 41 bệnh(1) Bắt kịp với xu thế đó, ở

châu Á, Singapore là nước đầu tiên thực hiện

sàng lọc sơ sinh vào năm 1965 Sau đó, sàng lọc

sơ sinh cũng nhanh chóng được triển khai rộng

khắp các nước khác trong khu vực Đánh giá

được tầm quan trọng của SLSS, Việt Nam đã

triển khai thực hiện xét nghiệm SLSS nhằm nâng

cao chất lượng dân số và sức khỏe cộng đồng từ

năm 1998 Từ năm 2017 bệnh viện Phụ sản Hải

Phòng đã tiến hành thực hiện chương trình sàng

lọc sơ sinh 5 bệnh thường quy bằng phương

pháp lấy máu gót chân sau đẻ >48 giờ

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định tỉ lệ tầm soát 5 bệnh (thiếu men

G6PD, thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh, tăng sản

tuyến thượng thận, galactosemia và

Phenylketonuria) ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện phụ

sản Hải phòng từ 1/10/2017- 30/9/2018

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Trẻ sơ sinh sinh tại bệnh viện phụ sản Hải

Phòng được lấy máu gót chân làm xét nghiệm

sàng lọc 5 bệnh từ 1/10/2017 đến 30/9/2018

Tiêu chuẩn lựa chọn

Gia đình bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên

cứu phù hợp với các tiêu chuẩn sau:

Trẻ sơ sinh sinh tại BV Phụ Sản Hải Phòng

Trẻ sơ sinh từ 24 – 48 giờ tuổi sau sinh và

phải đảm bảo cho bé bú sữa ít nhất là một lần,

được nhân viên y tế lấy máu gót chân

Bệnh án đầy đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh án không đầy đủ thông tin

Gia đình trẻ sơ sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1/10/2017 đến 30/9/2018

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện

Kỹ thuật thu thập số liệu

Các bé sơ sinh 48 giờ sau sinh sẽ được nhân viên lấy máu vào mẫu giấy thấm đã in sẵn bao gồm giấy thấm máu và các thông tin có liên quan Các mẫu giấy lấy máu được để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng Sau đó được gửi đến khoa xét nghiệm Tại đây kĩ thuật viên sẽ kiểm tra xem mẫu lấy có đạt hay không và tiến hành chạy trên hệ thống Delali 2 của Perkin Elmer

Kết quả xét nghiệm

Bảng 1 Kết quả xét nghiệm

Tên xét nghiệm Giá trị bình

thường Đơn vị

Thiếu hụt enzym G6PD >2,6 U/g Hb Suy giáp trạng bẩm sinh-CH >3,5 U/g Hb Tăng sản thượng thận bẩm sinh- CAH <30 Nmol/L

Galactose máu <18 µU/ml Phenylketon niệu - PKU <2,1 mg/dL

Nhận định kết quả

Nguy cơ cao

Khi xét nghiệm nằm ngoài khoảng giá trị

bình thường

Dương tính thật

Những bệnh nhân nguy cơ cao được gửi

lên Bệnh viện nhi Trung ương và được trả lời khẳng định kết quả là dương tính

Dương tính giả

Những bệnh nhân nguy cơ cao được gửi lên bệnh viện nhi Trung ương và được trả lời

Trang 3

khẳng định kết quả là âm tính

Xử lý số liệu

Dựa vào phần mềm SPSS 22.0

KẾT QUẢ

Trong tổng số 6953 ca khảo sát: Số ca có kết

quả tầm soát men G6PD bất thường: 53 ca

(0.76%), trong đó có 8 nữ (15%), 45 nam (85%)

Số ca khảo sát lại men G6PD: 42 ca thiếu men

(0,6%), 2 ca có hoạt độ men bình thường, 9 ca

không liên lạc được Số ca có kết quả tầm soát

TSH tăng: 1 ca (1/6953) Số ca tầm soát bị tăng sản thượng thận bẩm sinh (tăng 17 OHP) là 2 trường hợp Không có trẻ sơ sinh nào nào bị bệnh galactose huyết hoặc phenylketon niệu

(Bảng 1)

Số trẻ nam được chẩn đoán thiếu G6PD gấp

5 lần trẻ nữ (35/7) Trẻ được chẩn đoán thiếu men G6PD chủ yếu là trẻ đủ tháng và đủ cân

(Bảng 2)

Bảng 1 Tỷ lệ mắc bệnh trong sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Bệnh Tổng số ca

sàng lọc

Tổng số ca nguy

cơ cao

Dương tính thật

Dương tính giả Khác* Tỷ lệ

*Khác: không liên lạc được với gia đình bệnh nhân, trẻ chết trong thời gian sơ sinh

Bảng 2 Đặc điểm của trẻ sơ sinh được chẩn đoán

thiếu men G6PD

Đặc điểm Số ca %

Tiền sử gia

đình

Cân nặng

lúc sinh

Đặc điểm Số ca %

Nhóm tuổi thai

<37 tuần 49 92,5 Trong năm 2018 có 12416 trẻ sơ sinh được đẻ tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong đó số trẻ được làm sàng lọc sơ sinh 5 bệnh là 6953 trường hợp chiếm 56%; có 5463 trẻ sơ sinh không tham

gia sàng lọc chiếm tỷ lệ 44% (Hình 1)

56%

44%

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc

số trẻ được làm sàng lọc sơ sinh

số trẻ không được làm sàng lọc sơ sinh

Hình 1 Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh năm 2018 tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

BÀN LUẬN

Chương trình sàng lọc sơ sinh thực hiện từ

1/10/2017 đến 30/9/2018 đã sàng lọc được 6953

trẻ Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp lấy

mẫu máu: mao mạch và tĩnh mạch

Tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng chúng tôi lấy máu theo phương pháp lấy mẫu máu mao mạch Một số tác giả đưa ý kiến cần hiệu chỉnh

Trang 4

kết quả giữa 2 phương pháp lấy máu mao mạch

và lấy máu tĩnh mạch khi xét ngưỡng đọc kết

quả đo hoạt độ men G6PD do lấy máu tĩnh

mạch nhiều hồng cầu hơn và máu từ mao mạch

sẽ có thêm 1 ít mô dịch pha loãng Nhưng trên

thực tế, chúng tôi sử dụng kỹ thuật đo hoạt độ

men G6PD được hiệu chỉnh theo lượng

Hemoglobin dựa trên mẫu chứng nên kết quả

thu được trên mẫu lấy máu tính mạch hay máu

mao mạch cũng không bị ảnh hưởng và không

cần hiệu chỉnh giữa 2 phương pháp

Tỷ lệ thiếu men G6PD phát hiện được tại

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là 0,6% (sàng lọc

trên 6953 trẻ sơ sinh), tương tự với thống kê tại

Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm

2005-2006 là 0,734% trong số 5444 ca khảo sát

Kết quả này thấp hơn so với thống kê tại Bệnh

viện Từ Dũ là 2,06% (có 136.009 trẻ sơ sinh được

sàng lọc)(3) Tỷ lệ thiếu men G6PD cũng tương

đối cao ở các nước: Singgapore 3,2%, Hàn Quốc

3,1%, Trung Quốc 3,94%(2,6)

Số trẻ sơ sinh thiếu G6PD đủ tháng, đủ cân

chiếm đa số vì trong nhóm nghiên cứu hầu hết

là trẻ đủ tháng và đủ cân Số trẻ nam thiếu G6PD

cao gấp gần 5 lần sơ sinh nữ (45 nam/8 nữ) Kết

quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với 1 số

tác giả khác: Phạm Vũ Chương (tỷ lệ thiếu men

G6PD của nam/nữ là 4/1), Sarar Mohamed

nam/nữ: 3/1) Phù hợp với lý thuyết vì bệnh di

truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X(5)

Tuổi thai và cân nặng trung bình của các

trẻ thiếu men G6PD nằm trong giới hạn sơ

sinh đủ tháng và đủ cân Tất cả độ tuổi và cân

nặng đều có trẻ thiếu G6PD, điều này chứng tỏ

thiếu G6PD là bệnh di truyền, hoạt tính men

được qui định bởi gen, không phụ thuộc tuổi

thai và cân nặng Tuổi cha mẹ các trẻ thiếu

men G6PD nằm trong giới hạn độ tuổi sinh đẻ

bình thường Bất kỳ độ tuổi nào của cha, mẹ

cũng đều có khả năng sinh con bị thiếu G6PD

bởi vì đây là một bệnh di truyền, gen đột biến

đã sẵn có trên nhiễm sắc thể X do di truyền từ

các thế hệ trước(8)

Thiếu hụt Glucose-6-phosphate dehydrogenase gây ra một loạt các đặc điểm lâm sàng bao gồm tăng bilirubin máu sơ sinh, tan huyết cấp tính và tan huyết mãn tính(4) Những người có tình trạng này cũng có thể không có triệu chứng Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1/3 bệnh nhân thiếu G6PD có vàng da Phát hiện sớm thiếu hụt G6PD là quan trọng để tránh sự tán huyết cấp tính do sự tiếp xúc với 1 số chất gây ôxi hóa hemoglobin

Trong nghiên cứu này phát hiện được 1 trường hợp suy giáp bẩm sinh Mặc dù bệnh viện đã triển khai sàng lọc suy giáp ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, tuy nhiên bà mẹ này không quản lý thai nghén tại bệnh viện nên không phát hiện và điều trị kịp thời trong quá trình mang thai

Có 2 trường hợp phát hiện tăng sản thượng thận bẩm sinh (tăng 17 OHP) Cả hai trường hợp này trên lâm sàng đều có bất thường bộ phận sinh dục Khi được khám tại Bệnh viện Nhi trung ương làm xét nghiệm khẳng định, chẩn đoán đây là hai trường hợp tăng sản thượng thận bẩm sinh thể nhẹ

Không phát hiện trường hợp nào mắc Galactosemia và Phenylketonuria vì 2 bệnh này khá hiếm Tần suất mắc Galactosemia trên thế giới là 1:60000 – 1:80000/trẻ sơ sinh Tần số mắc PKU ở Mỹ là 1:10000/trẻ sơ sinh(3), trong khi cỡ mẫu của chúng tôi lại chưa đủ lớn (nghiên cứu trong vòng 1 năm)

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc ở bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong năm 2018 là 56% Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với bệnh viện Từ Dũ khoảng 90%(7) Do vậy cần nỗ lực trong tư vấn cho các bà mẹ từ lúc mang thai để phủ rộng hơn nữa số trẻ sơ sinh được sàng lọc sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

KẾT LUẬN

Chương trình sàng lọc sơ sinh taị bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã phát hiện 42 trường hợp thiếu men G6PD , 1 trường hợp thiểu năng bẩm

Trang 5

sinh tuyến giáp, 2 trường hợp tăng sản thượng

thận bẩm sinh

ĐỀ XUẤT

Tầm soát sớm các bệnh lý bẩm sinh và di

truyền để chủ động điều trị và dự phòng là một

việc làm hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn sơ

sinh và là một khuynh hướng ngày càng phát

triển của y học thế giới Dù bước đầu triển khai

còn một số khó khăn, nhưng kết quả thu được

vẫn có một ý nghĩa khích lệ cho đơn vị chúng tôi

tiếp tục triển khai chương trình tầm soát này và

có những thống kê lâu dài hơn về tỷ lệ các ca

bệnh lý tầm soát được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Beutler E (1991) “Glucose-6-phosphate dehydrogenase

deficiency” New England Journal of Medicine, 324(3):169-174

2 Chiang SH, Wu SJ (1990) “Neonatal screening for G6PD

deficiency in Taiwan” Southeast J Trop Med Public Health,

30(2):70 -76

3 Kaur G, Srivastav J, Jain S, Chawla D (2010) “Preliminary Report on Neonatal Screening for Congenital Hypothyroidism, Congenital Adrenal Hyperplasia and Glucose-6-Phosphate

Dehydrogenase Deficiency” Indian J Pediatr, 77:969–973

4 Khan RH (2010) Erythrocyte glucose 6 phosphate

dehydrogenase deficiency and neonatal jaundice Curr Pediatr,

24(2): 122-126

5 Mohamed S, et al (2012) “Newborn screening for Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase Deficiency in Eastern Province,

Saudi Arabia” Curr Pediatr, 16(2):125-128

6 Nair H (2009) “Neonatal screening program for G6PD

deficiency in India: need and feasibility” Indian Pediatr,

46:10451049

7 Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2005) “Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh” Chương trình tầm soát bệnh lý sơ sinh bệnh viện Từ Dũ 2002-2005

8 Tạ Thị Tĩnh (2006) “Thiếu Glucose - 6 - Phosphate Dehydrogenase hồng cầu ở một số dân tộc Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành sốt rét - ký sinh trùng

- côn trùng giai đọan 2001-2005 Nhà xuất bản Y học, pp.265 – 269 Ngày nhận bài báo: 20/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019

Ngày đăng: 09/02/2020, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w