1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết chuyên đề trải nghiệm ở tiểu học

11 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 93 KB

Nội dung

DẪN NHẬP Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ở tiểu học là vấn đề đang được nhiều CBQL và giáo viên tiểu học quan tâm. Qua các đợt dự giờ, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm từ năm học 2017 2018, trao đổi với các giáo viên tiểu học và CBQL, cho thấy: việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học đang gặp khó khăn, lúng túng từ lý luận đến thực tiễn. Năm học 2019 – 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Công văn số 3535BGDĐTGDTH, hướng dẫn thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 322018TTBGDĐT ngày 26122018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình GDPT 2018). Về nội dung, chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. Ngoài ra, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... Về loại hình, hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ (trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn). Hoạt động trải nghiệm được tổ chức được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Về số tiết, hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiếtnăm học, trong đó: 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học). Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu ở mục 1.2. Sở GDĐT khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh. Ngoài các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT. Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ,... Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. 1. Hoạt động trải nghiệm là gì? Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống. 2. Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học nhằm mục tiêu gì?

Trang 1

DẪN NHẬP Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ở tiểu học là vấn đề đang được nhiều CBQL và giáo viên tiểu học quan tâm Qua các đợt dự giờ, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm từ năm học 2017 - 2018, trao đổi với các giáo viên tiểu học và CBQL, cho thấy: việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học đang gặp khó khăn, lúng túng từ lý luận đến thực tiễn

Năm học 2019 – 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH,hướng dẫn thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo (Chương trình GDPT 2018)

Về nội dung, chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp Ngoài ra, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề

cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp

Về loại hình, hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ

đề và hoạt động câu lạc bộ (trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn) Hoạt động trải nghiệm được tổ chức được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; Kế hoạch

tổ chức Hoạt động trải nghiệm

Về số tiết, hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó:

35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học) Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu ở mục 1.2

Sở GDĐT khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục

và an toàn cho học sinh Ngoài các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà

Trang 2

trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ, Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường

1 Hoạt động trải nghiệm là gì?

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên

sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau

để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống

2 Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học nhằm mục tiêu gì?

Đối với bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất, thói quen, kỹ năng sống, thông qua sinh hoạt tập thể, các dự án học tập, các hoạt động xã hội, thiện nguyện, hoạt động lao động, các loại hình câu lạc bộ khác nhau, Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá, điều chỉnh bản thân, cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động tương lai

và người công dân có trách nhiệm

3 Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học dạy những gì?

Trong năm học tới đây, Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động được quy định bắt buộc trong chương trình tiểu học Hoạt động trải nghiệm được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12

Nội dung hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, kết hợp đồng tâm và tuyến tính; các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hoá tuỳ theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục

Như vậy làm, thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành

4 Quy trình tổ chức Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học:

4.1 Hoạt động trải nghiệm chung (Chào cờ đầu tuần, câu lạc bộ)

Trang 3

Bước 1: Đặt tên cho hoạt động

Là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nói lên chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Tên hoạt động cũng tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn; tạo ra trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn

Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động.

Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động.

Bước 4: Chuẩn bị hoạt động.

- Nắm vững nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động

- Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả như các tài liệu, phương tiện (âm thanh, ánh sáng, phục trang, đạo cụ, băng đĩa, máy tính, máy chiếu ), phòng ốc, bàn ghế, kinh phí

- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các lớp, nhóm hay cá nhân

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động

- Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh

Bước 5: Lập kế hoạch.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động.

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.

4.2 Hoạt động trải nghiệm tại các nhóm (trong lớp học)

Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong lớp học

Bước 1: Thảo luận các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm xem những hình thức nào phù hợp với thực tế của lớp

Bước 2: Thử thiết kế một dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo một chủ

đề mà nhóm lựa chọn

Bước 3: Trình bày trước lớp

Bước 4: Tổng kết

Có thể nhận thấy, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài hiện trường Qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân Điều đó cũng khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt động trải nghiệm; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; hoạt động trải nghiệm là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người./

Ngày soạn: 18/11/19

Ngày dạy: 2 6 /11/19

Trang 4

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Chủ đề 3: Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CON SỐ

Hoạt động 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ

I/MỤC TIÊU:

HS :

- HS hiểu ý nghĩa của tiết chào cờ, biết những ưu điểm và tồn tại của tuần trước và kế hoạch của tuần này

- Biết được ý tưởng sáng tạo từ những con số

- Nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của mình

II CHUẨN BỊ:

- GV: Sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 5

+ Bảng các số tự nhiên từ 0 đến 9

+ Bảng tranh vẽ, bút màu

- HS: Sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 5

+ Những hình ảnh, đồ vật liên quan đến các con số

III. TIẾN TRÌNH :

HS

5’

3’

3’

1 Chào cờ.

2 Đánh giá nhận xét hoạt động

tuần trước

- GV nhận xét, đánh giá những ưu

điểm và tồn tại của các lớp

3 Hoạt động trải nghiệm

Trò chơi khởi động:

- GV tổ chức trò chơi khởi động

- Tổ chức cho học sinh đọc các số

từ 0 đến 9

- HS lắng nghe

- Chơi trò đếm số

Giới thiệu hoạt động : Ý tưởng

sáng tạo từ những con số

8’

Tiến hành hoạt động:

- Giới thiệu các nội dung của hoạt

động

Trang 5

* Hoạt động 1: quan sát các đồ

vật và liên tưởng sáng tạo

- GV yêu cầu các nhóm học sinh

trình bày phần chuẩn bị của nhóm

mình trong tuần trước

+ Đây là đồ vật gì hoặc con gì?

+ Đồ vật, con vật này các bạn liên

tưởng, sáng tạo đến con vật hoặc đồ

vật nào khác?

+ Theo các bạn,nó giống với con

chữ số nào chúng ta đã học?

- HS điều hành

- Mời các nhóm trình bày

- GV Nhận xét, kết luận: Từ những

chữ số tưởng chừng khô khan, cứng

ngắc nhưng qua sự liên tưởng, ý

sáng tạo đối với thực tế cuộc sống

chúng ta thấy được sự phong phú đa

dạng cũng như sự liên quan giữa các

chữ số và đồ vật, con vật xung

quanh cuộc sống chúng ta

- GV nhắc nhở: Đối với các con số

khác, các em về nhà quan sát và liên

tưởng sáng tạo them trong cuộc sống

của chúng ta

*Hoạt động 2:Vẽ tranh sáng tạo từ

những con số

- GV Chia HS thành 2 nhóm Mỗi

nhóm gồm 3 thành viên

- GV phổ biến luật chơi: Các nhóm

sẽ vẽ tranh sáng tạo theo trí tưởng

tượng của mình theo các số từ 0 đến

9, đồng thời ghi tên bức tranh của

mình vào phần ghi chú Trong thời

gian 3 phút, đội nào vẽ được nhiều

bức tranh sáng tạo từ các con số

nhiều nhất là đội thắng cuộc

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành

- Các nhóm cử nhóm trưởng đề trình bày

- HS thực hiện (đại diện nhóm nêu)

+ Nhóm I: Trình bày Chiếc đồng

hồ, con vịt

+ Nhóm II: Trình bày hình ảnh của

con ong, cái thuyền buồm

- Đại diện nhóm trình bày

- HS cử nhóm trưởng

- HS lắng nghe GV phổ biến

- HS vẽ tranh sáng tạo từ các chữ số

đã được vẽ lên bảng

- Nhóm trưởng trình bày

Trang 6

1’

thực hiện

- GV yêu cầu nhóm trưởng trình

bày

- GV mời HS ở dưới nhận xét

- GV kết luận và tổng kết trò chơi

4 Thông qua kế hoạch hoạt động

tuần 14

- GV thông qua những phương

hướng hoạt động của tuần 14

5 Kết thúc

- Giáo dục tư tưởng

- Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động của

tiết sau

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

Ngày soạn 19/11/2019

Ngày dạy 26/11/2019

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHỆM

Tiết: SINH HOẠT TẬP THỂ

Tuần 14 Hoạt động trải nghiệm chủ đề: “Trang phục một số dân tộc Việt

nam”.

A.Mục tiêu:

1 Đánh giá hoạt động tuần 13.

- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần (những việc đã đạt được và những việc chưa đạt được).

- Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.

- Tuyên dương những cá nhân có thành tích trong tuần

- Nhắc nhở những cá nhân vi phạm nội qui của lớp, của trường.

2 Triển khai kế hoạch tuần14.

3 HĐTN chủ đề: “Trang phục một số dân tộc Việt Nam”.

- Học sinh biết và giới thiệu trang phục của một số dân tộc.

- Biết chọn lựa được bộ trang phục dân tộc mình yêu thích và trình diễn được trang phục dân tộc.

- Yêu quê hương đất nước, tôn trọng trang phục của các dân tộc, có ý thức giữ gìn tình đoàn kết các dân tộc anh em

Trang 7

- Bước đầu hình thành năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, tham gia và tổ chức các hoạt động.

B.Chuẩn bị:

1 Học sinh: Ban cán sự lớp sơ kết tình hình các mặt hoạt động của lớp theo phân công của lớp, của giáo viên + Nội dung đã bốc thăm tuần trước.

2 Giáo viên:

- Nắm bắt sơ lược tình hình của lớp trong tuần qua

- Lên kế hoạch tuần tới

C.Các hoạt động:

1’

5’

2’

28’

1 Ổn định: Hát

2.Các hoạt động:

*Giới thiệu nội dung tiết SHTT:

A.Đánh giá hoạt động tuần 13:

- GV hướng dẫn Ban cán sự lớp nhận

xét.

- Giáo viên nhận xét hoạt động trong

tuần.

+Ưu điểm:

+Tồn tại cần khắc phục:

B.Kế hoạch tuần 14:

Giáo viên hướng dẫn học sinh xây

dựng kế hoạch, biện pháp

*Nội dung:

-100% học sinh đi học đầy đủ, đúng

giờ.

-Thực hiện tốt việc làm bài đúng thời

gian quy định.

-Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân,vệ sinh

trường lớp.

-Tham gia tích cực việc tập TD đầu giờ

và giữa giờ.

-Tham gia tích cực các hoạt động tại

thư viện,

* Các biện pháp:

-Kết hợp cùng với phụ huynh học sinh

nhắc nhở HS đi học đầy đủ, đúng giờ.

-Kết hợp cùng với sao đỏ, cộng tác

- Các tổ trưởng nhận xét

- Lớp phó học tập nhận xét

- Lớp phó văn nghệ nhận xét

- Lớp trưởng nhận xét

- Các HS khác có ý kiến:

- HS nêu kế hoạch trong tuần tới và biện pháp.

Trang 8

25’

2’

viên thư viện để kiểm tra vệ sinh, tập

TD, đọc sách truyện,

C Hoạt động trải nghiệm:

Chủ đề: “Trang phục một số dân tộc

Việt Nam”.

a, Giới thiệu hoạt động: Trình diễn

trang phục dân tộc.

b, Tiến hành hoạt động:

- Giới thiệu nội dung hoạt động.

- Các nhóm hoàn thành sự chuẩn bị

- Các nhóm trình bày

- Các nhóm giao lưu sau mỗi phần

trình bày của từng nhóm.

c, Kết thúc hoạt động:

-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3.Kết thúc tiết học:

-Giáo viên giáo dục, dặn dò.

Lớp trưởng điều hành

- HS thực hiện (từng nhóm lên thực hiện)

- Nhóm Thỏ Trắng: Trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc Kinh + hát bài: Cái cây xanh xanh

- Nhóm Sóc Nâu: Trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc Stiêng + hát bài: Chú voi con ở bản Đôn.

- Nhóm Dế Mèn: Trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc Thái + múa sạp

Học sinh nhận xét sau phần trình bày của mỗi nhóm.

Các nhóm giao lưu, đặt câu hỏi phỏng vấn cho nhóm bạn

Học sinh nhận xét tiết SHTT

Ngày soạn: 21/11/19

Ngày dạy: 26/11/19

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHỆM Chủ đề 4: XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG 2 (tiết 2) : TỰ HÀO VỀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

I/MỤC TIÊU:

HS :

- Biết được lịch sử và một số thành tích, hoạt động nổi bật của trường mình.

- Giới thiệu được những nhân vật góp phần tạo nên truyền thống tốt đẹp của trường em.

- Tự hào và cảm nhận được ý nghĩa, giá trị của truyền thống trường mình.

II Chuẩn bị:

- GV+HS: Sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 5.

Trang 9

- HS: Các nội dung đã đăng kí tuần trước (theo nhóm)

III. Tiến trình :

HS

Giới thiệu hoạt động : Tự hào về mái trường

mến yêu

18' 2 Tiến hành hoạt động:

- Giới thiệu các nội dung của hoạt động

- HS điều hành : Mời các nhóm giới thiệu về

nội dung đăng kí của nhóm trong tuần trước

- Y/c các nhóm hoàn thiện sản phẩm (5’)

- Mời các nhóm trình bày.

- Tổ chức cho các nhóm giao lưu sau mỗi phần

trình bày của từng nhóm.

- Nhận xét

Gợi ý phần trình bày cho các nhóm

truyền thống nhà trường

tìm hiểu được

của tên trường

trường

treo trong trường và ý

nghĩa các khẩu hiệu đó

biểu và thành tích nổi

bật của trường

chị/ bạn có thành tích

được nhà trường tuyên

dương và lưu trong

- HS thực hiện (đại diện nhóm nêu).

+ Nhóm Thỏ Trắng: Giới thiệu về

lịch sử và truyền thống nhà trường.

+ Nhóm Sóc Nâu: Tìm hiểu các hoạt

động trường mình tổ chức.

+ Nhóm Vàng Anh + Họa Mi: Kể về

thầy (cô), người bạn trong lớp mà em rất ngưỡng mộ

- Các nhóm hoàn thiện sản phẩm

- Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm giao lưu-đặt câu hỏi phỏng vấn sau mỗi phần trình bày của từng nhóm.

nội dung nhóm tìm hiểu theo gợi ý

Trang 10

phòng truyền thống mà

em ấn tượng

trường mình tổ chức, những hoạt động em đã

tham gia.

(cô), người bạn trong lớp mà em rất ngưỡng

mộ

1 Kể về thầy/ cô giáo để lại cho em nhiều ấn

tượng nhất trong những năm học tiểu học.

Gợi ý :

+ Tên thầy/ cô

+ Những ấn tượng của thầy cô để lại trong

em.

+ Em học hỏi được gì từ những tấm gương

đó.

2 Kể về một người bạn trong lớp mà em rất

ngưỡng mộ về thành tích hoặc việc làm của

bạn đó.

Gợi ý :

+ Tên bạn.

+ Những thành tích hoặc việc làm của bạn

khiến em ngưỡng mộ.

+ Em học hỏi được điều gì từ bạn của mình?

3 Em hãy giới thiệu với các bạn về 2 nhân vật

Ví dụ:

+ Sinh hoạt Đội + Tổ chức dọn vệ sinh sân trường + Trồng cây trong vườn trường + Tổ chức Nói chuyện truyền thống ngày thành lập QĐNDVN 22/12 + Ủng hộ đồng bào bị thiên tai + Tổ chức liên hoan văn nghệ (Sinh hoạt dưới cờ; thi nghi thức Đội; trang trì lớp học; Hội vui trăng rằm; thi kể chuyện; kế hoạch nhỏ; sắc màu tuổi thơ ; ủng hô người khuyết tật ;

…)

Nhóm Vàng Anh + Họa Mi: Kể về

thầy (cô), người bạn trong lớp mà em rất ngưỡng mộ

………

1 HS kể về thầy cô theo gợi ý

2 HS kể về một người bạn trong lớp

mà em rất ngưỡng mộ về thành tích hoặc việc làm của bạn đó theo gợi ý

3 HS giới thiệu với các bạn về 2 nhân vật trên để góp phần vào việc

Giáo dục tiểu học Bình Long

Ngày đăng: 08/02/2020, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w