Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt, emnhận thấy rằng hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực hoạt độngphát triển nhất tại công ty và
Trang 1TÓM LƯỢC
Ngày nay các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù íthay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán như mộtcông cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên Việc các bên thỏa thuậnquyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng ngoài những thỏa thuận chung có quyđịnh trong luật định thì còn bao gồm những thỏa thuận theo điều kiện thực tế của từngdoanh nghiệp Bởi vậy việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanhnghiệp đẩy mạnh việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệquyền lợi của các doanh nghiệp trong thời đại mở cửa giao lưu buôn bán với thế giới
Đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt” đã làm rõ được những nội
dung sau:
Đề tài đã trình bày tổng quát những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đếnHĐMBHH như khái niệm, đặc điểm; liên quan đến giao kết HĐMBHH; các nguyêntắc giao kết hợp đồng, quá trình giao kết bao gồm đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết,thời điểm giao kết và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Các vấn đề liên quan đếnthực hiện HĐMBHH, từ thực hiện yêu cầu về giá cả chất lượng, địa điểm, thời hạngiao hàng… các quy định về giải quyết tranh chấp khi có vi phạm việc giao kết hợpđồng xảy ra Như vậy, về mặt lý luận liên quan đến pháp luật về giao kết HĐMBHHtrong thương mại đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
Ngoài ra, đề tài còn làm rõ thực trạng pháp luật về giao kết thực hiện HĐMBHHtại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt Từ đó, đưa ra định hướng hoànthiện pháp luật và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệuquả thực thi pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH
Vấn đề về giao kết HĐMBHH là rất rộng và còn nhiều vấn đề Với khoảng thờigian nghiên cứu không nhiều chưa thế đề cập được chi tiết mọi vấn đề nghiên cứu vàkhông tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng gópcủa các thầy, cô
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Nếu chỉ dừng lại ở những cố gắng của bản thân em thì không thể hoàn thànhđược khóa luận này Chính sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty cổ phần thươngmại và dịch vụ Khởi Đạt và sự chỉ bảo tận tình của cô giáo – ThS Nguyễn Thị Nguyệt.Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS Nguyễn Thị Nguyệt
đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này
Sau đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Thươngmại, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Luật Chuyên ngành trường Đại học Thương mại đãtạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, em xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty cổ phầnthương mại và dịch vụ Khởi Đạt đã tạo điều kiện để em có cơ hội tìm hiểu kiến thứcthực tế tại Tập đoàn để em có thể hoàn thành bài khóa luận này
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài khóa luận sẽ không tránhkhỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các anh chịtrong Tập đoàn cũng như bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HĐMBHH 6
1.1 Khái quát chung về giao kết HĐMBHH 6
1.1.1 Khái quát chung về HĐMBHH 6
1.1.2 Khái quát chung về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết HĐMBHH 13
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về HĐMBHH nói chung và giao kết HĐMBHH nói riêng 13
1.2.2 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa 15
1.3 Nguyên tắc điều chỉnh về giao kết HĐMBHH 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT HĐMBHH 22
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết HĐMBHH 22
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt 22
2.1.2 các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 24
Trang 42.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH 26
2.2.1 Thực trạng pháp luật về chủ thể của hoạt động giao kết HĐMBHH 27
2.2.3 Thực trạng pháp luật về hình thức của giao kết HĐMBHH 31
2.2.4 Thực trạng pháp luật về nội dung của giao kết HĐMBHH 32
2.2.5 Thực trạng pháp luật về quy trình giao kết hợp đồng 35
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về giao kết HĐMBHH tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt 41
2.3.1 Căn cứ để giao kết hợp đồng tại công ty Khởi Đạt 41
2.3.2 Hình thức giao kết hợp đồng 42
2.3.3 Phương thức và trình tự giao kết hợp đồng 42
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 43
2.4.1 Ưu điểm 43
2.4.2 Nhược điểm 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIAO KẾT HĐMBHH 48
3.1 Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH 48
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về giao kế HĐMBHH 49
3.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền 49
3.2.2 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt 53
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 54
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 5CIF (Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) điều kiện giao hàng tại
cảng dỡ hàng
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và sự phát triển ngày càng đa dạng củacác loại thị trường trong nền kinh tế thị trường, hoạt động mua bán hàng hóa ngàycàng trở nên sôi động, tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ với cácdoanh nghiệp trong nước mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài, nó đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước
Với Việt Nam, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Namkhông chỉ đạt được những bước tiến lớn trong sự phát triển về kinh tế cũng như phápluật mà cùng với đó là những thách thức quan trọng trong hoạt động mua bán hànghóa
Pháp luật với vai trò là khung định ra những nguyên tắc cơ bản cho mọi hoạtđộng trong xã hội, cũng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hoạt động thiết yếunày Theo đó các văn bản điều chỉnh hoạt động này thường xuyên được xem xét thayđổi, bổ sung Hiện nay có hai văn bản luật dùng để điều chỉnh trực tiếp đến hoạt độngnày là BLDS 2015 vừa được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017,LTM 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, và sắp tới LTM tiếp tục đượcđưa và dự thảo sửa đổi Hệ thống pháp luật quy định các nguyên tắc chung đến cácloại hợp đồng riêng biệt đã mở ra một sân chơi chung cho các doanh nghiệp lớn - nhỏ,trong và ngoài nước Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, doanh nghiệp cầnnắm vững và tuân thủ pháp luật Điều này một mặt giúp cho doanh nghiệp tự tin pháttriển bản thân doanh nghiệp mình vừa giúp tránh khỏi được những rắc rối mà đối thủcạnh tranh gây phiền nhiễu và bảo vệ quyền lợi của chính mình
Mặc dù, môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng dopháp luật còn thiếu ổn định khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn đặc biệt là khigiao kết hợp đồng Bên cạnh đó, việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn chitiết thi hành pháp luật khiến cho công ty khó khăn khi giao kết, thực hiện cũng nhưgiải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt, emnhận thấy rằng hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực hoạt độngphát triển nhất tại công ty và cũng là lĩnh vực có nhiều những vấn đề pháp lý trongthực tiễn giao kết các hợp đồng kinh doanh thương mại nói chung và HĐMBHH nóiriêng Việc áp dụng pháp luật về hợp đồng đối với loại hợp đồng này chưa thật sự đầy
Trang 7đủ và đúng đắn nên đã dẫn đến tranh chấp giữa các bên Sau một thời gian tìm hiểu vềcông ty và tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng tại công ty cùng vớikiến thức được trang bị ở nhà trường em nhận thấy rằng hợp đồng là một công cụ pháp
lý không thể thiếu của hoạt động mua bán hàng hóa Nó giúp các bên dẫn chiếu đếnkhi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ, nhờ đó mà bảo vệ được quyền và lợiích hợp pháp của các bên Buộc các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa phải
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình Vì vậy em đã chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt” để làm bài kháo luận của mình
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay vấn đề liên quan đến lĩnh vực giao kết HĐMBHH đã có rất nhiềunhững ông trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, với những tên gọi khácnhau nổi bật là những công trình sau:
- Bài nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự trong phápluật Việt Nam”_Luận văn thạc sĩ năm 2010_Vũ Đức Lịnh đã nêu lên một số vấn đềpháp luật cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự trong đó có các vấn đề liên quan đến chủthể, đề nghị, chấp nhận đề nghị giao kết,…; từ đó đưa ra những nhận xét cụ thể của tácgiả về các vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự
- Bài nghiên cứu “Tự do giao kết hợp đồng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”Nguyễn Thị Hường Trường đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010 đã nghiên cứu, làm rõnhững vấn đề lý luận về quyền tự do giao kết hợp đồng Bên cạnh đó, luận văn cònphân tích những khía cạnh cơ bản và các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này và đềxuất những kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật về tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam
- Bài nghiên cứu “Pháp luật hợp đồng và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng” doThs.Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Mai Hạnh năm 2011 đã hệ thống và phân tích phápluật về hợp đồng và đưa ra các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng nói chung
- Tiểu luận: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Namtrong việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa” năm 2012
Tác giả: Chu Ngọc Anh, lớp cao học quản trị kinh đoanh K6.2, trườngđại học Ngoại Thương Hà Nội Do TS Tăng Văn Nghĩa hướng dẫn Nội dung của bàitiểu luận này tác giả mong muốn phần nào giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩutránh được những rủi ro trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa,đảm bảo được mục đích kinh doanh và lợi nhuận
Trang 8- Tài liệu báo cáo: “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của công ước viên 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” năm 2011 Tác giả: TS.Nông Quốc Bình,giảng viên khoa pháp luật quốc tế, trường đại học Luật Hà Nội tại Tạp chí luật học số10/2011 <http://123doc.org/document/1040272-tai-lieu-bao-cao-pham-vi-ap-dung-va-khong-ap-dung-cua-cong-uoc-vien-1980-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-pptx.htm >
Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã chứng tỏ tầm quan trọng của giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa Trong thực tế các quy định pháp luật về giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa vẫn còn nhiều bất cập chưa được hoàn thiện Vì vậy việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về giao kết va thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là điều tấtyếu Do đó một trong những điểm thành công trong các đề tài nghiên cứu đó là pháthiện ra được những bất cập còn thiếu sót, những mặt còn hạn chế Từ đó đưa ra nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Thếnhưng các đề tài này đã cũ khi mà các quy định pháp luật còn chưa thay đổi đồng thời
có rất ít các đề tài về giao kết HĐMBHH được nghiên cứu dựa trên thực tiễn áp dụngtại một doanh nghiệp nhất định Do vậy em đã quyết định lực chọn đề tài và đi sâu vàotìm hiểu thực trạng pháp luật và làm rõ bất cập của pháp luật về giao kết hợp đồngnhững năm gần đây, đặc biệt là kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồngcho công ty nơi em thực tập nói riêng và cho hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Hoạt động mua bán hàng này càng sôi động và luôn thay đổi theo thời gian do đóxây dựng, ban hành, sửa đổi, hoàn thiện pháp về HĐMBHH nói chung về giao kếtthực hiện HĐMBHH nói riêng là nhu cầu tất yếu Đặc biệt việc nghiên cứu pháp luật
gắn với thực tiễn một doanh nghiệp là điều tất yếu do đó em đã chọn đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa - thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Khởi Đạt ” để tìm hiểu và nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn
Trang 9* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng của đề tài là các quy định của pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa, đồng thời là thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật tại công ty
cổ phần Thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Bằng cách phân tích các quy định pháp luật cũng như thực trạng giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại vàdịch vụ Khởi Đạt nói riêng Qua đó làm rõ được những bất cập ưu điểm nhược điểmcủa hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và đưa ra các khiến nghị, giải phápnhằm hoàn thiện hơn cho vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ khi Bộ Luật Dân Sự 2005 có hiệu lực,( Khi công ty thành lập năm 2005 và áp dụng khi bộ luật dân sự mới chưa có hiệu lực), Bộ Luật Dân Sự 2015 ( có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) và Luật ThươngMại 2005 có hiệu lực từ năm 2006, đồng thời do thời gian thực tập và thời gian làmkhóa luận có hạn do đó đề tài chỉ chủ yếu nghiên cứu pháp luật trong những năm gầnđây
Trong không gian nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu và làm rõ vấn đềpháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra tại Việt Nam vàđiển hình là tại Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: được áp dụng chủ yếu ở chương 1 trên cơ sở phân tích
và làm rõ các khái niệm nêu trong bài từ đó hiểu rõ hơn về giao kết HĐMBHH Phântích rõ vai trò để làm nổi bật lên tâm quan trọng của giao kết đồng mua bán hàng hóa
Từ đó đánh giá các kết quả đạt được và hạn chế để đưa ra các giải pháp giải quyết
- Phương pháp liệt kê: được sử dụng ở chương 1 và đồng thời trích dẫn trong cácchương khác của khóa luận từ đó liệt kê các hệ thống và các văn bản có liên quan đểlàm căn cứ xác đáng cho lý luận
- Phương pháp thu thập số liệu của công ty: được sử dụng ở chương 2 nhằm nắmbắt được các số liệu sản xuất trong công ty để biết được tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty đang phát triển hay bị suy giảm Từ đó nghiên cứu được thực tiễn cácvấn đề pháp luật, hiệu quả hay hạn chế còn tồn tại ở công ty nơi đang tiến hành thực tập
Trang 10- Phương pháp suy luận: Được áp dụng ở tất cả các chương để rút ra được bàihọc cũng như sự đánh giá từ lý luận và thực tiễn pháp luật về giao kết HĐMBHH
- Phương pháp quan sát và xem xét: Được sử dụng ở chương 2 để xem xét quátrình làm việc của các nhân viên trong công ty từ đó nhận thấy cách mà họ áp dụngpháp luật cũng như sự tác động của pháp luật trên thực tiễn
- Phương pháp so sánh: áp dụng trong chương 3 để thấy sự tồn tại hạn chế củapháp luật cũ và mới về vấn đề giao kết hợp đồng từ đó đưa ra những kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật
- Phương pháp tổng hợp: thực hiện ở các chương nhăm tóm lược các vấn đềnghiên cứu được
Trang 116 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, mục lục Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu củakhóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kếtHĐMBHH
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết HĐMBHH tạicông ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kếtHĐMBHH
Trang 12CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
VẤN ĐỀ GIAO KẾT HĐMBHH
1.1 Khái quát chung về giao kết HĐMBHH.
1.1.1 Khái quát chung về HĐMBHH
về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện)Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thìphải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua bán các loại hàng đó
Khái niệm này và khái niệm tài sản trong luật dân sự có những điểm tương đồng:
“tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bất động sản vàđộng sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”(Điều 105- BLDS 2015)
Cả 2 khái niệm này đều đưa ra dựa trên việc liệt kê đối tượng của “tài sản” và
“hàng hóa” và có thể thấy khái niệm “tài sản” đã bao hàm luôn cả khái niệm “hànghóa” hay có thể nói hàng hóa cũng chính là một loại tài sản[5]
Xét về mua bán hàng hóa, “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, là sựthỏa thuận theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” (Điều 3- LTM 2005) đồng thời việc mua bán hànghóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
Chế định hợp đồng là một chế định ra đời từ sớm nhất trong hệ thống pháp luật
Kể từ khi loài người có nhu cầu hoạt động giao lưu, trao đổi với nhau, thì đó cũngchính là lúc làm xuất hiện hợp đồng Do đó khái niệm hợp đồng được thay đổi theo
Trang 13thời gian Theo pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991; “hợp đồng dân sự là sự thỏathuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ củacác bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc khônglàm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằmđáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng”.[4] Khái niệm này không đầy đủ và để bao trùmđược toàn bộ các loại hợp đồng xảy ra trong thực tế BLDS 2015 có định nghĩa lại
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền và nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS năm 2015 ) - khái niệm này được kế thừa
từ khái niệm về hợp đồng dân sự từ BLDS 2005 Hai khái niệm này không đồng chấtnhưng đều thể hiện được bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý kiếngiữa các bên
Như vậy hợp đồng dân sự không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tàisản, thực hiện công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay đổi haychấm dứt các nghĩa vụ đó Đồng thời có thể thấy, hợp đồng dân sự có những yếu tố cơbản sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và thống
nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó “Thỏa thuận” theo từ điểntiếng Việt có nghĩa là: Đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận được thể hiện ởchỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liênquan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọiquan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hoà được tất cả cáctranh chấp; là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhauthực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên Sựđồng tình tự nguyện này có thể chỉ được tuyên bố miệng và được gọi là thoả thuậnquân tử (hợp đồng quân tử) hay được viết thành văn bản gọi là hợp đồng viết hay hợpđồng thành văn Tuỳ theo từng trường hợp được gọi là hợp đồng hay hiệp định; vd.hiệp định mua bán, hợp đồng đại lý có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tựnguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên Việc giao kết hợp đồngdân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trungthực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạođức xã hội Yếu tố thỏa thuận đã bao hàm trong nó yếu tố tự nguyện, tự định đoạt và
sự thống nhất về mặt ý chí Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự đặc trưng của hợpđồng so với các giao dịch dân sự khác, đây cũng là yếu tố làm nên bản chất của Luậtdân sự so với các ngành luật khác
Trang 14Thứ hai, hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của các bên Chủ thể giao kết, thực
hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giaodịch pháp lý song phương hay đa phương Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợpđồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định củapháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thìphải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…)
Thứ ba, hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng
là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bênkhi tham gia hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng, trước đây trong Pháplệnh hợp đồng dân sự ngày 29-4-1991 (Điều 1) quy định hợp đồng dân sự là sự thỏathuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ củacác bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làmcông việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đápứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không liệt kê cụ thể các quyền vànghĩa vụ dân sự cụ thể đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà các bênhướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ để đáp ứng,thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là một trong những đặcđiểm cơ bản để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và các hợp đồng kinh tế, thương mại.Xét riêng về HĐMBHH, trước hết nó có bản chất chung của hợp đồng, là sự thoảthuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ muabán Dù Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thểcác định bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thương mại tuy nhiên trên cơ sở điều
430 của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng mua bán tài sản: “Hợp đồng mua bán tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua vànhận tiền còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” Do đó,HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của HĐMBTS, và mang những đặcđiểm chung của hợp đồng nói chung bao gồm[4]:
Thứ nhất, HĐMBHH là hợp đồng ưng thuận – tức là những hợp đồng theo quy
định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên thỏathuận xong các điều khoản cơ bản, nôi dung chủ yếu của hợp đồng Trong trường hợpnày, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đã cam kết nhưng đã phát sinhquyền yêu cầu của bên này với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng Hay nói cáchkhác, hợp đồng ưng thuận là nhứng hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó đượcxác định tại thời điểm giao kết
Trang 15Thứ hai, HĐMBHH là hợp đồng có tính đền bù – là những hợp đồng mà trong đó
mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận từ bên kia đượcmột lợi ích tương ứng Đặc điểm cơ bản của quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự làtrao đổi ngang giá Trong lĩnh vực thương mại thì là vì mục đích lợi nhuận Bởi vậycác hợp đồng đều mang tính đến bù Như vậy bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giaohàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hànghóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán
Thứ ba, HĐMBHH là hợp đồng song vụ – là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có
nghĩa vụ Hay nói cách khác mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ vừa có quyền vừa
có nghĩa vụ Trong HĐMBHH đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồngthời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình TrongHĐMBHH tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết vớinhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bênmua phải thanh toán cho bên bán
Như vậy có thể khái quát được “Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”[4]
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản do đó nó mang những đặcđiểm chung của hợp đồng tài sản, điều đó thể hiện ở các kía cạnh sau tuy nhiênHĐMBHH cũng có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại cuảhành vi mua bán hàng hóa[6]:
Một là, HĐMBHH được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.
Thương nhân là tổ chức, cá nhân bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp phápđây là điều kiện bắt buộc; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thườngxuyên và có đăng ký kinh doanh Ngoài ra, các tổ chức cá nhân không phải thươngnhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐMBHH HĐMBHH có thể diễn ra trên lãnhthổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Vì vậy chủ thể ngoài các thương nhân Việt Nam thìcòn thương nhân nước ngoài Chủ thể giao kết hợp đồng có ít nhất một bên là thươngnhân đặc điểm này của hoạt động giao kết thực hiện nói riêng và HĐMBHH nói chung
là điểm khác biệt việc giao kết hợp đồng mua bán tài sản trong thương mại Nếu nhưchủ thể giao kết hợp đồng mua bán tài sản là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đẩyđủ; hộ gia đình; tổ hợp tác; pháp nhân thương mại; pháp nhân phi thương mại( cơ quannhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội-
Trang 16nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thươngmại khác) Lý do có sự khác biệt này là vì để thực hiện hoạt động thương mại nóichung, giao kết HĐMBHH nói riêng các chủ thể cần đáp ứng những yêu cầu về vốn,
tư cách pháp lý, về một số yêu cầu điều kiện mang tính nghề nghiệp để triển khai hoạtđộng thương mại, thường xuyên, độc lập trên thị trường
Hai là, về hình thức HĐMBHH được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng MBHH mà pháp luật quyđịnh phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó ví dụ như hợpđồng mua bán quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bẳn hoặc các hình thức
có giá trị tương đương với văn bản như điện báo, telex, fax, hay thông điệp dữ liệu.Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt động thương mại, HĐMBHH được lập thành vănbản Trước hết là do việc giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn
so với các hình thức khác Hơn nữa HĐMBHH diễn ra nhằm mục đích lợi nhuận nênviệc ký kết hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản
Ba là, về đối tượng, HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa.
Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa, hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể
cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất đai Như vậy hànghóa ở đây là sản phẩm hữu hình, có tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyểngiao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán Khác với dịch vụ, dịch vụ là sảnphẩm vô hình, không thể cầm nắm được, không thể xác lập quyền sở hữu, không lưukho bãi được Trong mối tương quan với đối tượng của tài sản thì có thể thấy hàng hóacũng là một dạng tài sản, trong khi tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyềntài sản ngoài ra còn bao gồm cả bất động sản và động sản trong đó động sản và bấtđộng sản là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai, quyền tài sản thì bao gồmquyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên, quyền phát sinh từ quyền tác giả… cònđối tượng của HĐMBHH chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai các loại tàisản khác như quyền tài sản không được đưa vào phạm vi này, như vậy hàng hóa là tàisản biểu hiện ra bằng các vật nhìn thấy được
Hàng hóa để được đưa ra trao đổi mua bán hay nói cách khác hàng hóa có tínhlưu thông và tính thương mại thì phải là hàng hóa được phép đem ra trao đổi một cáchhợp pháp đáp ứng điều kiện pháp luật, không thuộc hàng hóa bị cấm kinh doanh, nếu
là hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng được các điềukiện kèm theo đó Bởi nếu hàng hóa là đối tượng của HĐMBHH bị cấm mà các bêngiao kết hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa đó sẽ vô hiệu và các bên chủ thểhợp đồng phải gánh chịu các thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vô hiệu về đối tượng
Trang 17Những hàng hóa bị cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện có thể thay đổi theothời gian, tùy vào từng giai đoạn khác nhau Do vậy khi giao kết HĐMBHH các chủthể có thể kiểm tra các văn bản pháp luật hiện hành về danh mục hàng hóa bị cấm kinhdoanh hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn pháp lý để kiểm tra danh mụchàng hóa bị cấm kinh doanh
Thứ tư, về nội dung của HĐMBHH là những thỏa thuận cua các bên chủ thể
HĐMBHH để hình thành các quyền và nghĩa vụ của các bên[3] ghi nhận và tôn trọngbản chất của hợp đồng là thỏa thuận, là việc riêng của các chủ thế nên pháp luật khôngquy định các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên để hợp đồng muabán hàng hóa được thực hiện hợp pháp trong thực tiễn thì nội dung của hợp đồngkhông được vi phạm quy định cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Nội dung củaHĐMBHH thể hiện ý chí của các bên trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích của chínhmình đồng thời cũng phải tuân theo các nguyên tắc trong việc giao kết hợp đồng Nhưvậy nội dung của HĐMBHH sẽ do các chủ thể hợp đồng thỏa thuận xây dựng vàkhông vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội Thông thường nội dungHĐMBHH sẽ thỏa thuận những vấn đề như:
- Đối tượng hàng hóa mua bán;
- Giá cả hàng hóa và cách thức, thời điểm thanh toán;
- Địa điểm giao hàng;
- Thời gian giao hàng; thời điểm cụ thể hoặc một thời hạn xác định;
- Trách nhiệm bảo hành với một số loại hàng hóa;
- Chế tài đối với vi phạm HĐMBHH
- Trường hợp miễn trách nhiệm vật chất
- Thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
- Thỏa thuận thời điểm có hiệu lực và thời điểm thực hiện hợp đồng
- Các quy định về quyền và nghĩa vụ khác
1.1.2 Khái quát chung về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Giao kết hợp đồng dân sự nói chung và giao kết HĐMBHH nói riêng là việc bày
tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập quyền
và nghĩa vụ mỗi bên[4]
Trang 18Giao kết hợp đồng dân sự được hiểu là việc các bên thông qua đàm phán vàthương lượng về hợp đồng và đi đến ký kết một hợp đồng nhằm bảo đảm giá trị pháp
lý cho hợp đồng tuy nhiên với cách hiểu này chỉ thể hiện được việc giao kết là việcđưa ra một lời chào hàng như vậy thì khái niệm giao kết hợp đồng trở nên bó hẹp hơntrong khi giao kết hợp đồng vốn là việc các bên có liên quan bày tỏ ý chí, nguyện vọngcủa mình để qua đó xác lập hợp đồng dân sự với nội dung, hình thức phù hợp[7] Tuynhiên, giao kết hợp đồng dân sự không phải là sự tùy tiện, các bên tùy ý lựa chọn cáchthức thực hiện, nội dung mà không tuân theo một quy định nào Giao kết hợp đồngcũng có những nguyên tắc nhất định, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản được nêutrong Hiến pháp và những nguyên tắc chung của BLDS và nguyên tắc của LTM Kháiniệm này có phần khó hiểu tuy nhiên có thể hiểu nôm na giao kết là hành động của cácbên bày tỏ nguyện vọng hợp tác bằng cách đưa ra các điều khoản về một lợi ích nào đóđồng thời nó sẽ mang lại nghĩa vụ nhất định khi các bên tiến hành xác lập giao kết.Hầu hết trong các văn bản pháp luật Việt Nam đề không đưa ra khái niệm về giao kếthợp đồng, và có lẽ các các nhà làm luật cho rằng khái niệm này nằm trong khái niệmhợp đồng và được ngầm hiểu là hợp đồng[13] Để làm rõ khái niệm này cần lưu ý một
số vấn đề:
Trước hết, giao kết HĐMBHH là ý chí của các bên, đó là nguyện vọng muốn
giao kết của một bên đến với phía bên kia được bày tỏ bằng một lời đề nghị giao kết
và được bên còn lại chấp nhận, từ đó tiền hành các hành động như ký kết hợp đồngdưới dạng văn bản, xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc trực tiếp thực hiện hợp đồngbằng hành vi mà hai bên đã thỏa thuận
Thứ hai, giao kết HĐMBHH được thực hiện theo những nguyên tắc mà pháp luật
quy định, đó là các nguyên tắc: Bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân tronghoạt động thương mại, thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trướcpháp luật trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt độngthương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưngkhông được trái với quy định của pháp luật; Các nguyên tắc tiếp theo là nguyên tắc ápdụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuậntrong hoạt động thương mại; Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái phápluật, đạo đức xã hội
Thứ ba, một giao kết hợp đồng được thực hiện theo một trình tự giao kết Giao
kết được thực hiện theo một chu trình, bắt đầu từ việc thể hiện ý chí của các bên qualời đề nghị giao kết, đến chấp nhận đề nghị giao kết, và xác lập giao kết và xác địnhthời điểm giao kết trên cơ sở đó các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình…
Trang 19Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, có thể là hai bên hoặc nhiều hơn hai bên.
Để một hợp đồng nói chung và HĐMBHH nói riêng phát sinh hiệu lực pháp lý vànghĩa vụ cho các bên chủ thể thì phải tồn tại hành vi pháp lý- giao kết hợp đồng Cóthể hiểu thỏa thuận là sự khởi nguồn cho hợp đồng và là vấn đề quan trọng nhất củahợp đồng mà không thể thiếu Một đề nghị về một đối tượng nhất định, mà chỉ có thểđáp ứng bởi một người khác, sẽ không làm phát sinh ra nghĩa vụ hay không thể thỏamãn nếu không được đáp ứng, chấp thuận Tuy nhiên, hầu hết các quy định pháp luậtkhông đưa ra khái niệm giao kết tuy nhiên các nhà làm luật phải ngầm hiểu rằng kháiniệm này nằm trong khái niệm hợp đồng và được hiểu là hợp đồng [9] Đồng thời sựthỏa thuận này bao gồm hai thành tố là đề nghị và chấp nhận đề nghị hay khởi đầu củagiao kết hợp đồng là đề nghị, chấp nhận đề nghị, các điều kiện của chúng
Giao kết HĐMBHH có những đặc điểm riêng biệt so với giao kết hợp đồng nóichung và giao kết hợp đồng mua bán tài sản nói riêng do HĐMBHH cũng có điểm khácnhau so với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự thể hiện ở chỗ giao kết HĐMBHHđược thực hiện giữa một bên là thương nhân với chủ thể khác nhằm mục đích lợi nhuận,trước tiên chủ thể thường xuyên của giao kết HĐMBHH là thương nhân, có thể là đạidiện hoặc ủy quyền để thực hiện giao kết tuy nhiên phải đảm bảo được việc chủ thể giaokết đúng thẩm quyền, và năng lực hành vi cũng như năng lực dân sự để giao kết không
bị vô hiệu, Thứ hai, các bên trong giao kết HĐMBHH vì một mục đích lợi nhuận nhấtđịnh đây chính là bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa
Các quy định về giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng được đưa ra trước hết đểhướng dẫn các bên tham gia thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó đảm bảođược quyền và lợi ích của các bên khi giao kết hợp đồng Đặc biệt là trong HĐMBHHkhi một bên chủ thể của hợp đồng là thương nhân thì các quy định về giao kết hợpđồng được đưa ra cũng đảm bảo quyền lợi hơn cho bên còn lại không phải là thươngnhân
Là căn cứ, cơ sở pháp lý để tránh sự vi phạm pháp luật về hợp đồng như chủ thểgiao kết sai dẫn đến hợp đồng vô hiệu, các bên thực hiện sai hợp đồng phải phạt viphạm, hoặc bồi thường hợp đồng…Đồng thời cũng là căn cứ để giải quyết khi có tranhchấp xảy ra
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết HĐMBHH
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về HĐMBHH nói chung và giao kết HĐMBHH nói riêng
Trang 201.2.1.1 Cơ sở về chính trị
Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến, nền chính trị của nước ta
đã dần ổn định hơn, nước ta luôn luôn chủ động để hòa nhập chung vào nền kinh tế thếgiới hiện đại Cùng với sự tăng cường quan hệ hợp tác trong nước và ngoài nước đãkhông ngừng thúc đẩy Việt Nam hoạt động giao lưu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt làlĩnh vực kinh tế Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quan hệ
xã hội, các quan hệ dân sự và thương mại Một trong những quan hệ thương mại gópphần lớn trong công cuộc xây dựng và phất triển đất nước đó là quan hệ mua bán hànghóa Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí
là HĐMBHH Hơn nữa hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam ngày càng phát triểnnhất là trong giai đoạn nước ta đang trong quá trình hội nhập thế giới Trước tình hình
đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia đòi hỏi Nhà nước cần banhành các văn bản pháp luật điều chỉnh những quan hệ trong hoạt động mua bán hànghóa, nhất là hợp đồng mua bán hóa
tế Bộ luật dân sự được ban hành ngày 28/10/1995, tiếp theo đó 10/5/1997 là LuậtThương mại được Quốc hội thông qua quy định về hợp đồng trong một số hành vithương mại Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các quan hệ hợp đồng trong kinh doanhthương mại thì pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 vẫn là căn cứ điều chỉnh Các vănbản này được ban hành ở những hoàn cảnh kinh tế- xã hội khác nhau nên không có sựthống nhất về phương pháp tiếp cận cũng như nội dung quy phạm Do đó đã gây nhiềuhậu quả bất lợi về nhiều mặt, cả thể chế, thiết chế thực tiễn hoạt động của các cơ quanNhà nước có liên quan làm kìm hãm, trì trệ các hoạt động kinh doanh của các chủ thể.Những bất cập đã dẫn đến một yêu cầu hoàn toàn thiết yếu là phải xây dựng lại hệthống pháp luật Việt Nam Do vậy Quốc hội đã thông qua BLDS 2005, và mới đây
Trang 21nhất là BLDS 2015, LTM 2005 quy định mang tính chuyên ngành về HĐMBHH đểgiải quyết bất cập nêu trên, đồng thời để đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, phù hợp với
sự phát triển của kinh tế nước ta Dự kiến LTM 2005 cũng sẽ được thay đổi trong thờigian tới để phù hợp hơn với bối cảnh nền kinh tế hiện giờ
1.2.1.3 Cơ sở về xã hội
Trong nhà nước pháp quyền, mọi quan hệ xã hội đều được cần được điều chỉnhbởi pháp luật Quan hệ mua bán hàng hóa là một phần cảu xã hội Đồng thời hoạt độngmua bán hàng hóa làm phát sinh các quan hệ giữa các chủ thể tham gia Việc ban hànhcác quy định về mua bán hàng hóa thông qua HĐMBHH sẽ đảm bảo quyền, lợi íchchủ thể tham gia, từ đó tạo điều kiện xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệtốt đẹp giữa mọi ca nhân và tổ chức trong xã hội
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa dần mở rộng nhiều quan hệ mua bán hànghóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ một nước mà còn thựchiện các quan hệ trao đổi, mua bán quốc tế Do đó những quy định về hợp đống muabán hàng hóa sẽ giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân hay chủ thể vớinhau được tiến hành dễ dàng và có cơ sở thống nhất
1.2.2 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì HĐMBHH được điều chỉnh bởi các văn bảnquy phạm pháp luật tương ứng:
Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 khi Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lầnthứ VI tháng 11 năm 1986 đề ra đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Với đướng lối trên,bản Điều lện về chế độ hợp đồng kinh tế trước đó không còn phù hợp, do vậy ngày25/9/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế Đây là cơ sởpháp lý cho hoạt động kinh tế ở nước ta trong giai đoạn xây dựng một nền kinh tếnhiều thành phần Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời là một bước tiến của pháp luật vềhợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng Theo pháp lệnhhợp đồng kinh tế thì: “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giaodịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụnghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thỏa thuận khác có mục đích kinhdoanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thựchiện kế hoạch của mình” Khi pháp lệnh ra đời với khái niệm hợp đồng kinh tế mặc dùtên gọi khác nhưng hợp đồng kinh tế lại là tiền thân của HĐMBHH sau này với nhữngnét đặc trưng cơ bản: Hợp đồng kinh tế phải nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời Đây
Trang 22là tiêu chuẩn quan trọng để xác định hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế được giao kếttrên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận và bình đẳng Có thể nói pháp lệnh kinh tế đã trảlại bản chất của hợp đồng đó là sự thỏa thuận Chủ thể của hợp đồng kinh tế phải có ítnhất một bên là một pháp nhân và phía bên kia phải là pháp nhân hoặc cá nhân cóđăng ký kinh doanh Đặc điểm này giống với đặc điểm của HĐMBHH mà chủ thể củahợp đồng có ít nhất một bên là thương nhân, Ngoài ra pháp lệnh cũng quy định hợpđồng kinh tế phải được giao kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch Về quy định này thìmới chỉ dừng lại ở hình thức văn bản và có giá trị pháp lý cao Có thể thấy pháp lệnhhợp đồng kinh tế vẫn chưa có quy định cụ thể về từng loại hợp đồng chuyên biệt, cũngnhư hợp đồng mua bán hàng hóa Mua bán hàng hóa lúc này vẫn được nhìn nhận là
“sự trao đổi hàng hóa”
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay hoạt động mua bán hàng hóa cũng như giao kếthợp đồng được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật sau:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 Hiếnpháp 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Điều 146 Hiến phápnăm 2013 đã khẳng định: "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làluật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khácphải phù hợp với Hiến pháp" Hiến pháp là văn bản có tính chất cơ bản, nền tảng nhất;
có tính chất khái quát cao nhất; có tính chất phổ quát nhất; có tính chất xác định vàkhẳng định mạnh mẽ nhất; có tính chất ổn định cao và lâu dài nhất; được thừa nhậntuyệt đối nhất so với tất cả các loại văn bản pháp luật khác; quy định có tính chất côđọng nhất, hoàn chỉnh nhất và đồng bộ nhất Hiến pháp là cơ sở khoa học để đổi mớinền kinh tế, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,hoàn thiện và đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp Chính vì lẽ
đó mà Pháp luật chuyên ngành phải được ban hành dựa tren nền tảng Hiến Pháp, CácHĐMBHH trước hết phải phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam 2013
Bộ luật dân sự 91/2015/QH13, Quốc Hội ban hành 24/11/2015 có hiệu lực từ01/01/2017 Bộ luật dân sự 2015 ra đời với nhiều đổi mới về nhận thức, tư duy pháp lýtrong việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh quan hệ dân sự, xây dựng nền tảng pháp lýthống nhất, đồng bộ, ổn định cho hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, thực hiện, bảo
vệ quyền dân sự về nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân, góp phần hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ hội nhập quốc tế Bộluật Dân sự 2015 với những sửa đổi lớn thực sự trở thành luật chung của hệ thống
Trang 23pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tựnguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, qua đó ghi nhận vàbảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp
lý cho sự phát triển kinh tế-xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành Đây lànhững căn cứ pháp lý nền tảng chung cho Giao dịch dân sự nói chung và HĐMBHHnói riêng Tại BLDS 2015 có các nhóm quy định liên quan đến giao kết HĐMBHHnhư nhóm quy định về giao dịch dân sự (chương VIII) quy định chung về để một giaodịch dân sự có điều kiện theo đó các hình thưc cho giao kết hợp đồng có hiệu lực cũngđược đề cập ở các nhóm quy định này, nhóm quy định về năng lực chủ thể (chươngIII), đại diện (IX), pháp nhân (chương VI) đây là các điều kiện để chủ thể có thể thamgia giao kết hợp đồng, ngoài ra BLDS còn có nhóm các quy định về trình tự giao kếthợp đồng (tiểu mục 1 của mục 7) từ đề nghị giao kết hợp đồng đến thay đổi, chấp dứt
đề nghị, đến chấp nhận đề nghị Khi các Luật chuyên ngành như Luật Thương mại
2005 không có những quy định cụ thể chi tiết thì các vấn đề sẽ được xem xét xử lý dựatrên các quy phạm của bộ luật dân sự 2015
Luật Thương mại 35/2005/QH11, Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005 có hiệulực từ 01/01/2006 Luật thương mại là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luậtViệt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong hoạt động thương mại và những quan hệ phát sinh trong quá trình quản
lý hoạt động kinh doanh, thương mại của nhà nước đối với các chủ thể kinh tế Luậtthương mại có Chế định pháp luật về hợp đồng: Những quy phạm pháp luật điều chỉnhquá trình ký kết và thực hiện các giao dịch trong hoạt động thương mại bao gồm cảHĐMBHH Bản chất của HĐMBHH cũng là Hợp đồng thương mại Có các thỏa thuậnlàm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiệnhoạt thương mại Hợp đồng này có sự biểu hiện thưc tế của lợi nhuận kinh tế Chính vìthế về góc độ pháp lý HĐMBHH cũng chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005.Tại LTM 2005 có các nhóm quy định như nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thươngmai, các nguyên tắc này được áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng nói chung
và giao kết HĐMBHH nói riêng, các nguyên tăc này được quy định tại Mục 2 củaLuật, tiếp đến là nhóm quy định về thương nhân chủ thể bắt buộc của hoạt động giaokết HĐMBHH, khái niệm cũng như đối tượng, hoạt động của chủ thể này Đồng thờitại LTM cũng có các nhóm quy định chung về hoạt động mua bán hàng hóa (chương
II, mua bán hàng hóa), trong đó có các quy định như hình thức của hợp đồng mua bánhàng hóa, quy định về hàng hóa cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện Các quyđịnh chuyên biệt đối với từng loại hợp đồng mua bán hàng hóa khác nhau
Trang 24Nói tóm lại cho đến nay để điều chỉnh HĐMBHH nói chung và hoạt động giaokết thực hiện HĐMBHH nói riêng từng có ba văn bản pháp luật chủ yếu là BLDS,LTM và pháp lệnh hợp đồng kinh tế tuy nhiên theo thời gian thì Pháp lệnh hợp đồngkinh tế hết hiệu lực và các quy định tại BLDS, LTM thay thế Ngoài ra còn phải kểđến các văn bẳn luật và dưới luật liên quan mật thiết đến hoạt động giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa như Luật doanh nghiệp 2014, CISG, các nghị định 23/2007/NĐ-CPquy định chi tiết LTM về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trựctiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật thương mại về mua bán hàng hóa tuynhiên mới đây nghị định này đã được thay thế bởi nghị định 09/2018/NĐ- CP có hiệulực từ ngày 15/1/2018; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của chính phủquy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hiện giờthì nghị định này được sửa đổi, bổ sung bằng các nghị định khác và được quy đinh hợpnhất tại Văn bản hợp nhất 19/VBHN- BTC 2014…
Trang 251.3 Nguyên tắc điều chỉnh về giao kết HĐMBHH
Thứ nhất, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
BLDS cũng như LTM quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồngnhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinhthần Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cáchchủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch hợp đồng dân sự nào, nếumuốn Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận vàbảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước Haynói cách khác, sự tư do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuônkhổ, giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xãhội và trật tự công cộng[3] Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trởthành phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi íchchung của xã hội Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp củanhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được bỏ qua một khảnăng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ dân luật.Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội(lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nàođược lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng dân sự thành phương tiện bóc lột.Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ý tới quyền, lợi ích củangười khác, của toàn xã hội; tự do của mỗi chủ thể không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức
xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợpđồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung
Thứ hai, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồngkhông ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiệnbản chất của quan hệ pháp luật dân sự Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khitham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khácbiệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra
sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự.[3] Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủthể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọiphương diện Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết
Trang 26thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể Tuy nhiên, trênthực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện củacác bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơngiản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bêntrong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí củachủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thểnày đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảonguyên tắc tự nguyện hay chưa Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ đượccoi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trungthực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bịnhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khigiao kết và do đó bị vô hiệu
Thứ ba, nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thóiquen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biếthoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật Thói quen trong hoạtđộng thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiềulần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xácđịnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại Trong giao kếtHĐMBHH khi một bên trong giao kết đề nghị một thỏa thuận với bên được đề nghịgiao kết các bên có thể dựa trên thói quen trong thương mại để xác định một số nộidung của giao kết, như trường hợp im lặng được coi là đồng ý chấp nhận giao kết,hoặc thực hiện hợp đồng khi không quy định địa điểm giao hàng thì sẽ theo thói quen
mà các bên đã thực hiện để áp dụng Nguyên tắc này không hề trái đạo đức xã hộicũng như nguyên tắc chung của pháp luật đồng thời dựa trên những quy tắc chungthiết lập giữa các bên và được coi như một đạo luật trong thương mại đem lại hiệu quảcho các bên trong giao kết HĐMBHH
Thứ tư, nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không
có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưngkhông được trái với những nguyên tắc quy định trong LTM và BLDS Tập quán
Trang 27thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt độngthương mại trên mộtvùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừanhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Điềunày thường được áp dụng nhiều trong quan hệ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóakhi có tồn tại yếu tố nước ngoài Điều này đước áp dụng khi pháp luật dân sự, và phápLTM không có quy định về giao kết hoặc trong thực hiện hợp đồng xảy ra các vấn đềcác bên có thể áp dụng tập quán thương mại để giải quyết vụ việc Nguyên tắc này có
ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên
Tóm lại, nguyên tắc khi giao kết, thực hiện hợp đồng có một ý nghĩa rất quantrọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng chế định hợp đồng, góp phầnnâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Chính vì vậy, việcnghiên cứu tìm hiểu nó một cách chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằmngày càng làm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể cóthể tự bảo đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kếthợp đồng
Trang 28KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài không đi vào nghiên cứu sâu một khía cạnh nào nằm trongvấn đề giao kết hợp đồng mua bán cũng như không đi vào phân tích cụ thể giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa nào mà chỉ dừng lại ở sự khái quát chung các quy định vềgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Cụ thể, nghiên cứu đã nêu lên khái niệm, đặcđiểm của hợp đồng mua bán hàng hóa, đưa ra khái niệm về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa trước khi đi vào khái quát tình hình pháp luật về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa để có thể hình dung được đang phân tích cái gì và tổng thể vấn đề giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những gì, đặc điểm của giao kết hàng hóa theoquy định trong pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc để thực hiện hoạt động giao kếthàng hóa, quy trình để thực hiện một giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Đồng thờinghiên cứu lịch sử hình thành, các văn bản pháp luật quy định về nội dung của hoạtđộng giao kết hợp đồng nói chung và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng từ
đó tìm hiểu về cơ sở ban hành của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóacũng như nguyên tắc mà pháp luật điều chỉnh vấn đề này
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ GIAO
KẾT HĐMBHH
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết HĐMBHH.
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
* Một số thông tin về công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
- Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt
- Tên gọi tắt: Công ty Khởi Đạt
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Người đại diện theo pháp luật: Lý Đức Phong
- Mã số thuế: 5701372100
- Ngày cấp giấy phép:04/03/ 2010
- Ngày hoạt động: 15/03/2010 ( đã hoạt động được 8 năm)
- Trụ sở chính: Khu Bình An, Thị trấn Bình Liêu, Huyện Bình Liêu, Tỉnh QuảngNinh
- Tel/ Fax: (033) 387 8829
- Email: WWW.CPTM&DVKhoiDat.com
Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt là đơn vị hạch toán độc lập,thành lập và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5701372100 do Sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp phép hoạt động ngày 04/03/2010
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Khởi Đạt hoạt động trong lĩnh vực thươngmại với chức năng chính là Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác bao gồm:Xây dựng các công trình công nghiệp, trừ một số công trình nhất định…với đội ngũquản lý, nhân viên có kỹ năng và giầu kinh nghiệm
Trải qua tám năm hoạt động, công ty không ngừng hoàn thiện và đổi mới cơ sởvật chất, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp để đáp ứng tốtnhất, bảo đảm hoàn thành mục tiêu kinh doanh Hiện nay, công ty đang ngày càng
Trang 30khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực xây dựng và được nhiều khách hàng tintưởng, hợp tác Mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp là ngày càng mở rộng hơnquy mô kinh doanh, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Trang 312.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Lĩnh vực kinh doanh.
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trải qua 8 năm hoạt động với ngành nghềkinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác Đây là 1 trong cáchoạt động của nhóm ngành nghề xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng tại Việt Nam:Xây dụng các công trình trừ các nhà cửa như nhà máy lọc dầu, các xưởng hóachất Cung cấp thông tin, tư vấn khách hàng về công trình, nhóm ngành xây dựng;Buôn bán nguên vật liệu liên quan đến xây dựng; Thiết kế các công trình đáp ứng cácyêu cầu của khách hàng
Hội đồng quản trị
Trang 32Phòng kỹ thuật là phòng cần thiết phải có đối với nghiệp vụ xây dựng của công
ty, đây là phòng xem xét tham mưu và trực tiếp tư vấn cho khách hàng, và đảm bảo antoàn trong quá trình xây dựng
Phòng kế toán trong công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt là mộtphòng ban quan trọng của công ty có chức năng Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thựchiện chế độ kế toán - thống kê; Quản lý tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước,Điều lệ và quy chế tài chính của Công ty; Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn củaCông ty và các cổ đông
2.1.2 các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất, về Đường lối chính sách của Đảng
Đường lối chính sách của Đảng định ra mục tiêu và phương hướng phát triểnkinh tế- xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định, định ra những phươngpháp cách thức cơ bản để có thể thực hiện những mục tiêu và phương hướng đó Phápluật nước ta chính là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam Sự chi phối của đường lối, quan điểm của Đảng tới pháp luật hợp đồngnói chung, pháp luật về giao kết hợp đồng nói riêng là sự chi phối mang tính hệ thống,diễn ra từ khâu xây dựng, hoàn thiện pháp luật đến khâu thực thi và áp dụng pháp luật
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế Vì thế đường lối chính sách củaĐảng là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng lớn nhất nội dung của pháp luật,nội dung các quy định trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, từ hiến pháp, luậtcho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không được trái với đường lối chínhsách của Đảng và tất nhiên pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trongthương mại cũng chịu sự ảnh hưởng bởi đường lối chính sách của Đảng
Thứ hai, Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng chính là cơ sở kinh tế Điều kiệnkinh tế thấp kém, đời sống vật chất kém thì nhu cầu sử dụng hàng hóa của con người
sẽ hạn hẹp hơn; ngược lại, kinh tế càng phát triển đời sống vật chất càng cao thì conngười lại càng hướng tới việc sử sụng các hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầugiải trí của bản thân như du lịch, ăn uống,…Như vậy, độ phát triển kinh tế tác độngthường xuyên, trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên thực tế
Trang 33Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung tất cả các hoạt động đều có mộtnhiệm vụ duy nhất là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ cho lợiích chung của Nhà nước, của xã hội Với điều kiện đó, khó có thể tìm thấy hành vi tráipháp luật trong việc giao kết hợp đồng Ngược lại, trong cơ chế kinh tế thị trường,quyền tự do kinh doanh của con người được tôn trọng, trên cơ sở đó, hệ thống phápluật về giao kết hợp đồng nói chung và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trongthương mại nói riêng đã phát triển mạnh mẽ để thực hiện quyền tự do của hai bêntrong quan hệ giao kết hợp đồng Hiện nay, việc giao kết các hợp đồng mua bán hànghóa được sử dụng rộng rãi để giao kết hợp đồng với cả các đối tượng trong nước vàđối tượng nước ngoài Quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể coi làmột quá trình “hợp tác, đấu tranh” của các bên trước hết vì lợi ích của chính họ, sau là
vì lợi ích chung của hai bên
Thứ ba, về hệ thống pháp luật
Pháp luật là yếu tố liên quan mật thiết đến việc giao kết hợp đồng mua bán hànghóa của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt Công ty hoạt động từ nămtháng 7 năm 2005 đến nay và cũng đã trải qua các thời kỳ kinh tế khó khăn, pháp luật
có sự thay đổi thường xuyên về hoạt động mua bán hàng hóa Cụ thể là từ năm tháng 7năm 2005 hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và giao kết, thực hiện HĐMBHHnói riêng còn được quy định tại pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, khi đó mua bán hànghóa được nhìn nhận là sự “trao đổi hàng hóa” và chưa có khung pháp lý riêng cho hoạtđộng này Đến ngày 01 tháng 01 năm 2006 khi LTM 2005, BLDS 2005 chính thức cóhiệu lực các quy định về HĐMBHH rõ ràng và cụ thể hơn về các quy định như chủthể, hình thức, nội dung, đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị, thực hiện hợp đồng, giảiquyết tranh chấp… trải qua hơn 10 năm thực hiện BLDS 2005 tiếp tục được sửa đổi vàthay thế bởi BLDS 2015 tới đây thì LTM 2005 điều chỉnh chuyên biệt các loại hợpđồng cũng có sự sửa đổi Sau quá trình thay đổi luật các quy định pháp luật về hợpđồng nói chung, giao kết hợp đồng nói riêng đã có ít nhiều thay đổi, khắc phục nhữngbất cập của hệ thống pháp luật trước đó, tuy nhiên cũng khiến công ty gặp không ítkhó khan khi áp dụng pháp luật điều này buộc công ty Cổ phần thương mại và dịch vụKhởi Đạt có sự nhạy bén và linh hoạt nhằm thực hiện quy định pháp luật để đảm bảoquyền và lợi ích tối đa khi tham gia giao kết HĐMBHH
Thứ tư, về ý thức pháp luật tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ pháp luật là yếu tố đặc biệt quantrọng ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật trên thực tế Trong mối quan hệ giữa phápluật và ý thức pháp luật thì ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp
Trang 34luật trong đời sống xã hội và ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúngđắn các quy phạm pháp luật Ý thức pháp luật của một chủ thể cao hay thấp một phầnlớn phụ thuộc vào trình độ pháp luật của chính chủ thể đó; tuy nhiên, không phải cứ cótrình độ pháp luật tốt thì sẽ có ý thức pháp luật cao Việc thực thi pháp luật về giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế bị chi phối trực tiếp và rất lớn bởi ý thức phápluật của bên mua bán hàng hóa Trên thực tế, có nhiều trường hợp do không biết hoặckhông hiểu quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa dẫn tới hợpđồng bị vô hiệu Vi phạm pháp luật trong trường hợp nào cũng ảnh hưởng tiêu cực đếnquyền và lợi ích hợp pháp của chính các chủ thể trong quan hệ pháp luật về giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa, song biết, hiểu luật mà cố tình vi phạm pháp luật thì sựảnh hưởng tiêu cực đó còn lớn hơn nhiều lần
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH
BLDS 2015 và LTM 2005 được ban hành trong điều kiện đất nước đang trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ký kết vàthực hiện hợp đồng cũng như các hoạt động thương mại khác phát triển, góp phần giúpcho môi trường kinh doanh ở Việt Nam thông thoáng hơn, hiệu quả hơn Sau khi haivăn bản pháp luật này ra đời thì Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương Mại 1995 Các chếđịnh về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam đã được xây dựng lại: BLDS thống nhấtquy định về tất cả các loại hợp đồng, không kể tên, loại hợp đồng, Luật Thương mạichỉ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số trường hợp cụ thể Như vậytrong mối quan hệ giữa BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 thì BLDS đóng vai trò
là luật chung còn Luật thương mại đóng vai trò là luật chuyên ngành Do đó, nếu giữahai văn bản có những quy định chồng chéo thì khi áp dụng phải tuân theo các điềukhoản trong Luật Thương mại Có thể nói, việc thống nhất trong quy định về hợp đồnggiữa BLDS và LTM đã giải toả được những mâu thuẫn luẩn quẩn của chế định hợpđồng trước đây Điều này đã tạo dựng một môi trường pháp lý lành mạnh cho thươngnhân trong thời kỳ hội nhập Những quy định mới về hợp đồng trong BLDS 2015,LTM 2005 được thể hiện trước hết ở việc hay đổi một số khái niệm:
Theo Điều 388 BLDS 2005, “hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên vềviệc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên” Tuy nhiên,quy định này thể hiện phạm vi khá hẹp, chưa bao quát được phạm vi áp dụng củaBLDS là “quy định địa vị pháp lý quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” (Điều 1 BLDS 2005) Khái niệm
về hợp đồng dân sự cho thấy những quy định về hợp đồng dường như chỉ áp dụngtrong quan hệ dân sự, trong khi những quy định của BLDS là quy định chung và có thể