Công trình đã chỉ ra nhữngđiểm mới của luật mới so với luật cũ và đưa ra nhận xét khách quan về việc khắc phụcđược những hạn chế của luật cũ và chỉ ra những điểm bất cập của luật mớiXem
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn khóa luận của tôi, ThầyNguyễn Thái Trường đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốtkhóa luận này Sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn cũng như kinh nghiệm của thầychính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu
Xin cảm ơn các Thầy cô giáo tại Trường Đại học Thương Mại đã dành nhiều tâmhuyết truyền đạt và giảng dạy các kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợicho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt khóa luận của mình
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôinhững lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Lã Phương Thảo
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6
1.1 Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản liên quan đến pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.2 Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa…… 8
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2.2 Nội dung của pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 9
1.3 Các nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1.3.1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 13
1.3.2 Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng 13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ 15
2.1 Tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 15
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 15
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa…… 16
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 17
2
Trang 32.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về đề nghị giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa 17
2.2.2 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 19
2.2.3 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa 21
2.2.4 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 22
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô 25
2.3.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô 25
2.3.2 Đánh giá thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô 28
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 29
2.4.1 Những kết quả đạt được 29
2.4.2 Những hạn chế 30
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 31
3.2 Một số kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 32
3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 32
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 34
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 37
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Để tồn tại và phát triển, cá nhân hay tổ chức đều phải tham gia vào nhiều mốiquan hệ xã hội khác nhau, trong đó việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ đểchuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùngđóng vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xã hội
Song việc chuyển giao các lợi ích vật chất này không phải tự nhiên thiết lập màchỉ được hình thành khi có hành vi có ý chí của chủ thể, nói như Các Mác thì: “Tựchúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được Muốn chonhững vật đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau nhưnhững người mà ý chí nằm trong các vật đó” Theo đó, chỉ khi có sự thể hiện và thốngnhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành vàđược gọi là hợp đồng Hợp đồng theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự thỏa thuậngiữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trongnhững quan hệ cụ thể
Ở nước ta, việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng đã được áp dụng từlâu, song nó chỉ được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh khi nước ta bước vào côngcuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý củaNhà nước Để đáp ứng đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cần một hệ thống pháp luậtthống nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng và để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp luậtkhi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế WTO Quốc hội đã ban hành Bộ luật Dân sự
2015 và Luật Thương mại 2005 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Việc ban hành Bộluật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 là cần thiết và quan trọng, đã tiến mộtbước dài trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
Pháp luật hợp đồng với sứ mệnh là nền tảng pháp lý của mọi sự thỏa thuận tựnguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các quan hệ hợp đồng bìnhđẳng, an toàn, cùng có lợi cho các tổ chức, cá nhân với mục đích đạt được lợi nhuậntối đa đã trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thươngmại Trong các loại hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hoá có vai trò quan trọng lớnđối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các
tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triểncủa chúng
Để quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng được thuận lợi thì cầnnghiên cứu thấu đáo các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa Sự
1
Trang 5hiểu biết sâu sắc về các quy định của pháp luật càng lớn thì sẽ giúp doanh nghiệp tránhđược rủi ro càng cao, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp Do vậy, việc quan tâm và nghiêncứu kỹ lưỡng về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa rất quan trọng và cótính cấp thiết cao Ngoài ra, do có sự thay đổi văn bản luật điều chỉnh pháp luật hợpđồng mua bán hàng hóa, cụ thể là Bộ luật Dân sự 2015 vừa có hiệu lực vào 01/01/2017nên việc thực thi còn gây nhiều bỡ ngỡ cho doanh nghiệp Xuất pháp từ thực tiễn cũng
như tính thời sự của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô” làm đề tài khóa luận của mình.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 là hai văn bản luật điều chỉnhchính nên sẽ được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu Các công trình chủyếu xoay quanh việc nghiên cứu và phân tích các quy định trong hệ thống pháp luậtđiều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa, chỉ ra những vấn đề mà Luật Thương mại cònđang mắc phải Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như “Quyền tự do giao kếthợp đồng ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” (Phan Thông Anh, Tạp chí Nghiên cứulập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 23/2011) Nghiên cứu thực trạng tự do giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật
về vấn đề này
Về việc phân tích các rủi ro pháp lý trong giao kết hợp đồng cũng có nhiều côngtrình nghiên cứu kỹ lưỡng, ví dụ như Khóa luận tốt nghiệp: “Những rủi ro pháp lýtrong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam” của tác giả Hồ ThuThảo – Đại học Luật Hà Nội năm 2012 Hay bài viết: “Kiểm soát rủi ro trong quá trìnhmua bán hàng hóa từ khâu dự thảo hợp đồng”của tác giả Nguyễn Hoài Thu trên báoNghề Luật, Học viện Tư pháp 2016
Về góc độ nghiên cứu riêng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì cũng đã cónhiều công trình nghiên cứu có thể kể đến như khóa luận: “Pháp luật về giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH thương mại và dịch
vụ tổng hợp quốc tế Việt Nam” của tác giả Trần Quang Anh – Đại học Thương Mại
2015 Ngoài ra còn có Luận văn Thạc sĩ: “Một số vấn đề về giao kết hợp đồng dân sựtrong pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Đức Lịch – Hà Nội 2010 nghiên cứu về giaokết hợp đồng dân sự từ đó đối chiếu với hợp đồng mua bán hàng hóa
Ngoài ra, khi Bộ luật Dân sự 2015 mới có hiệu lực đã có những công trìnhnghiên cứu kỹ lưỡng và so sánh Bộ luật Dân sự 2015 với Bộ luật Dân sự 2005 và đánhgiá, nhận xét mà tiêu biểu trong đó là “Bình luận Khoa học Những điểm mới Bộ luật
Trang 6Dân sự năm 2015” của PGS.TS Đỗ Văn Đại (Chủ biên) Công trình đã chỉ ra nhữngđiểm mới của luật mới so với luật cũ và đưa ra nhận xét khách quan về việc khắc phụcđược những hạn chế của luật cũ và chỉ ra những điểm bất cập của luật mới
Xem xét một cách khái quát, hầu như đã có rất nhiều công trình tập trung nghiêncứu về lí luận cũng như thực tiễn các quy định trong Luật Thương mai 2005 nhưng lạichưa có một công trình nào làm rõ được quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự 2015 vềvấn đề giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng Khi Bộluật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành thì các công trình nghiên cứu về các vấn đề liênquan đến hợp đồng mua bán hàng hóa đều thiếu tính thời sự, không phân tích đượcnhững điểm mới theo pháp luật hiện hành Do đó, với sự kế thừa nghiên cứu và phântích đánh giá, lấy điểm mới là phân tích theo Bộ luật Dân sự 2015 mới đưa vào thựcthi, tác giả hi vọng khóa luận sẽ là một công trình nghiên cứu đáp ứng được tính cấpthiết hiện nay
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng
hóa và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ hai, các vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm nguyên tắc
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa,chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thời điểm có hiệu lực và điềukiện có hiệu lực của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ ba, đánh giá được thực trạng thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa, trên cơ sở liên hệ thực tiễn tại Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô
Thứ tư, nêu ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đếnhợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóatrong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 Bên cạnh đó, khóa luận cũngkết hợp phân tích thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô nhằm làm
rõ hơn những bất cập, thiếu sót để từ đó đưa ra một số kiến nghị trong các quy địnhcủa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 về việc giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa
b Mục tiêu
3
Trang 7Với đề tài đã chọn, tác giả muốn làm rõ các quy định mới của pháp luật về giaokết hợp đồng bằng cách phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng thi hành trongviệc giao kết hợp đồng, trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại để đưa ra các kiến nghịnhằm hoàn thiện các quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Do vậy, mục tiêu mà khóa luận hướng tới là đưa ra các kiến nghị, đề xuất đểhoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa để giúp cho doanhnghiệp khi giao kết hợp đồng tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và nâng caothực thi luật pháp về trình tự, thủ tục, nội dung và hình thức giao kết hợp đồng muabán hàng hóa
c Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian, khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa thương mại từ thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực nhưng có sự đốichiếu với Bộ luật Dân sự 2005
Về nội dung, khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở phân tích Luật Thương mại 2005 và Bộ luậtDân sự 2015 đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, từ đó thấy được nhữngbất cập hiện có để đưa ra kiến nghị giúp hoàn thiện Luật Thương mại 2005 nói riêng
và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung
Về không gian, khóa luận nghiên cứu dựa trên phạm vi các quy định của LuậtThương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 hướng đến đối tượng chính là hợp đồng muabán hàng hóa trong doanh nghiệp, ngoài ra khóa luận còn có sự đối chiếu với các quyđịnh của Bộ luật Dân sự 2005 và tham chiếu tới một số Luật Thương mại trên thế giới
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhànước ta về nền kinh tế thị trường, về hợp đồng mua bán hàng hóa, về giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa của các pháp nhân trong điều kiện tự do hóa thương mại và hội nhậpkinh tế quốc tế cũng là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài
Ở chương 1 của khóa luận tác giả sử dụng phương pháp phân tích các vấn đềchung về hợp đồng mua bán, chủ thể, đối tượng, hình thức và nội dung của hợp đồng.Dựa trên phương pháp lý thuyết kết hợp với các phương pháp thực tiễn như quan sát,điều tra, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn để có sự nhận định và quan điểm đánh giánhững điểm đạt được và những bất cập trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luậtliên quan tới các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam liên quan tới giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa Đến chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm
Trang 8đối chiếu với luật cũ mà cụ thể ở đây là Bộ luật Dân sự 2005 qua đó thấy được nhữngđiểm mới so với luật cũ cũng như bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành Ởchương 3, tác giả đã sử dụng phương pháp suy diễn và tổng hợp ý kiến để đưa ranhững kiến nghị, đóng góp để hoàn thiện được vấn đề còn tồn tại từ phía công ty cũngnhư trong công tác hoàn thiện pháp luật Nhà nước.
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô.
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
5
Trang 9CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản liên quan đến pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các chủ thểkinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng Nhà nước chỉ có thể sử dụngpháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của cácchủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của xã hội
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hoạt động “mua bán hànghóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanhtoán cho người bán và nhận hàng hóa theo thỏa thuận” Hoạt động mua bán hàng hóađược thể hiện dưới hình thức pháp lý là các hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệmua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thương mại là mộtdạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợpđồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sởhữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1.2.1.Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Luật Thương mại 2005, các chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa làthương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Thương nhân là cá nhân bao gồm các
hộ kinh cá thể có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cáchthường xuyên và độc lập Thương nhân là tổ chức bao gồm các tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp có thể bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần và các tổ chức kinh tế khác
Các thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các
Trang 101.1.1.2.2.Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức của hợp đồng muabán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi
cụ thể của các bên Văn bản hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận hoặc lập theo hìnhthức có sẵn, phụ lục hợp đồng cũng được coi là một trong những hình thức của hợpđồng và có hiệu lực như hợp đồng Trong trường hợp pháp luật có quy định về hìnhthức của hợp đồng như: văn bản công chứng chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phépthì phải tuân theo quy định đó
1.1.1.2.3.Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa Khoản 2 Điều 3 LuậtThương mại 2005 quy định:
“Hàng hóa bao gồm:
Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
Những vật gắn liền với đất đai”
Hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể hướng đến việc giao và nhận hànghóa ở một thời điểm trong tương lai Hàng hóa trong các giao dịch này không phải lànhững hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hóa nằm trongdanh mục hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định
và đã được quy định cụ thể ở Điều 64, Điều 66 và 68 Luật Thương mại 2005
1.1.1.2.4.Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thểhiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Nội dung của hợp đồngmua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụcủa bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vàoquy định của pháp luật từng quốc gia Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồngmua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọngcủa hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp cóthể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng Luật Thương mại Việt Nam không quyđịnh hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào Tuy nhiên, ta
có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sựthỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địađiểm nhận giao hàng
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi nhưng điềukhoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp
7
Trang 11luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuậntrong hợp đồng.
1.1.2 Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 đều không đưa ra khái niệm cụthể về giao kết hợp đồng là gì, tuy nhiên theo quy định liên quan đến giao kết hợpđồng từ Điều 385 đến Điều 408 của Bộ luật Dân sự 2015 có thể thấy giao kết hợpđồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tựnhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ dân sự Từ đó, giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa cũng chính là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theonhững nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau quyền và nghĩa vụtrong quan hệ mua bán hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa muốn có hiệu lực được pháp luật bảo vệ thìphải tuân theo những quy định của pháp luật về các điều khoản có hiệu lực của hợp đồng.Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp Thường thì các bên giaokết phải có đầy đủ năng lực hành vi
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, tức là nó xuấtphát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận của hợp đồng đó.Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức của xã hội Đốitượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện.Bên cạnh đó nội dung của hợp đồng cần cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợpđồng phải cụ thể và có tính khả thi Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thựchiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinhquyền và nghĩa vụ của các bên
Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phùhợp với những quy định của pháp luật đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa.[17]
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
Cơ sở chính trị
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, Việt Nam bắt tay vàocông cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước ở cả hai miền Nam – Bắc So với các nướctrong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam có nền kinh tế chính trị ổn định Điều này
đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta hội nhập với các quốc gia trên thế giới Kinh tế
và sự giao lưu quốc tế ngày càng phát triển kéo theo cho sự phát triển của các quan hệ
xã hội, các quan hệ dân sự và thương mại Hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa ngày
Trang 12hơn Trước tình hình đó, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnhnhững quan hệ trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động này.
Cơ sở kinh tế:
Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã mở rộng quan hệkinh tế với nhiều quốc gia, nước ta cũng đã tham gia và trở thành thành viên chínhthức của nhiều tổ chức kinh tế lớn như WTO, AFTA, APEC Ngoài ra nước ta cũng
ký kết nhiều văn bản hợp tác kinh tế song phương, đa phương với nhiều quốc gia trênthế giới Vì thế hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được cải cách để phù hợp với quyđịnh chung của quốc tế và sự đa dạng của các hoạt động thương mại Hoạt động muabán hàng hóa ngày càng phát triển và mang lại nguồn thu dồi dào cho nền kinh tế quốcdân vì vậy cần thiết phải có một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa để họ yên tâm hơntrong quá trình giao kết tránh những thiệt hại không đáng có cho cả hai bên
Cơ sở xã hội:
Trong nhà nước pháp quyền, mọi quan hệ xã hội đều cần được điều chỉnh bởipháp luật Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa là một phần của quan hệ xã hội Hoạtđộng giao kết hợp đồng cũng làm phát sinh ra những mối quan hệ giữa các chủ thểtham gia Thực chất của hoạt động này là thỏa thuận giữa các bên nhằm thực hiện mụctiêu nhất định, nếu như bên đề nghị giao kết hợp đồng hướng tới mục tiêu bán đượchàng hóa thì bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng muốn mua được hàng hóa mà
họ mong muốn Việc ban hành các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hànghóa sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia, từ đó các mối quan hệ giữa mọi
cá nhân và tổ chức trong xã hội sẽ được xây dựng, duy trì và phát triển.[4]
1.2.2.Nội dung của pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Việc áp dụng luật nào để điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đượcthực hiện theo nguyên tắc chung, đó là: Bộ luật Dân sự là căn cứ chung, mang tínhnguyên tắc cho hợp đồng mua bán hàng hóa; những quy định về hợp đồng mua bánhàng hóa ở các văn bản pháp luật chuyên ngành thì được ưu tiên áp dụng trước Bộ luậtDân sự Như vậy, khi điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa, trước hết dùng luật chuyênngành là Luật Thương mại năm 2005, trong trường hợp nội dung cần điều chỉnh mà luậtchuyên ngành không quy định thì áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự
Sau đây là một số nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015 được áp dụng đểđiều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam
1.2.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng:
9
Trang 13Theo Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“1 Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng vàchịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặctới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)
2 Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đềnghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lờithì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồngnếu có thiệt hại phát sinh.”
Vậy đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng vàchịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã đề nghị được xácđịnh cụ thể Tùy thuộc theo nội dung mà có thể là lời chào bán hàng hóa hoặc chàomua hàng hóa, đồng thời đưa ra một thời hạn để bên kia xem xét có quyết định chấpnhận hay không (thời hạn này tùy vào trường hợp có thể là do hai bên thỏa thuận hoặc
do một bên ấn định)
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015)
được xác định do bên đề nghị ấn định hoặc khi bên được đề nghị nhận được đề nghị
đó Như vậy trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, bên đề nghị có thể ấn địnhthời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực hoặc khi bên được đề nghị nhận đượclời đề nghị Thời điểm được xác định là bên được đề nghị nhận được lời đề nghị:
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; đượcchuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua cácphương thức khác
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng: Lời đề nghị giao kết hợp đồng chưa
phải là hợp đồng nhưng đã có tính chất ràng buộc đối với người đề nghị Tuy nhiên,theo Điều 389 Bộ Luật Dân sự 2015 thì bên đề nghị vẫn có thể thay đổi hoặc rút lại đềnghị khi bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghịtrước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị
Ngoài ra, nếu như bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị giao kết hợp đồngtrước đó thì được coi là hình thành nên một đề nghị mới Và nếu như chính bên được
đề nghị muốn thay đổi nội dung đề nghị giao kết hợp đồng trước đó thì được xem nhưbên được chào hàng đưa ra một lời chào hàng mới (Điều 392 Bộ luật Dân sự 2015)
Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng:
Theo Điều 390 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Trang 14“Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền nàytrong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trướckhi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.”
Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hủy bỏ đề nghị giao kết ban đầu do đãnêu ra quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị trước khi bênđược đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Như vậy trong quan hệ mua bán hàng hóa, bên chào hàng phải nêu rõ quyềnđược hủy bỏ lời chào hàng của mình trong chào hàng và phải thông báo cho bên đượcchào hàng trước khi bên được chào hàng trả lời chấp nhận
Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng:
Theo Điều 391 Bộ luật Dân sự 2015 thì đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứttrong trường hợp sau:
“1 Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
2 Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3 Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4 Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
5 Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
6 Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bênđược đề nghị trả lời.”
Việc chấm dứt đề nghị kết hợp đồng mua bán hàng hóa – chấm dứt chào hàngcũng tuân theo những quy định trên
1.2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị
và đồng ý tiến hành toàn bộ nội dung hợp đồng với bên đã đề nghị (Điều 393 Bộ luậtDân sự 2015)
Theo Điều 394 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn chấp nhận giao kết hợpđồng như sau:
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệulực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhậnđược trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới củabên chậm trả lời
- Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do kháchquan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấpnhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khôngđồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị
11
Trang 15- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặckhông chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ cóhiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý
1.2.2.3 Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phần trong số hợp đồng dân sự nên thờiđiểm giao kết hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh Căn cứ theo Điều 400
Bộ luật Dân sự 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực khi:
- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giaokết Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng củathời hạn đó
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận vềnội dung của hợp đồng
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vàovăn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản Trường hợphợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giaokết hợp đồng được xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói
1.2.2.4 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ theo Điều 401 Bộ luật Dân sự2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp
có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liênquan có quy định khác Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuậncủa các bên hoặc theo quy định của pháp luật
Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện đúng theo quyền vànghĩa vụ đã cam kết như trong hợp đồng Nếu các bên giao kết hợp đồng không thựchiện nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng, sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý nhấtđịnh theo hình thức đã được thỏa thuận
1.3 Các nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là kết quả của quá trình giao kết Do đó, việc giaokết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Việc quy định nguyêntắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết,hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồnghợp pháp
Trang 161.3.1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thoả mãn được các nhu cầu về đời sống vậtchất cũng như tinh thần, Bộ luật Dân sự cho phép mọi chủ thể được quyền “tự do giaokết hợp đồng” Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thểđều có quyền tham gia giao kết bất kì một hợp đồng dân sự nào, nếu họ muốn màkhông ai có quyền ngăn cản Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kếtnhững hợp đồng dân sự đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như những hợp đồngdân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằmtrong một khuôn khổ nhất định Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủthể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích củatoàn xã hội Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội.Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa cóquyền “tự do giao kết hợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xãhội Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi
là “sự giới hạn” ý chí tự do của mỗi một chủ thể trong việc giao kết hợp đồng dân sựnói riêng, cũng như đối với mọi hành vi nói chung của họ
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tính cộng đồng và đạo đức xã hội không cho phépcác cá nhân được tự do ý chí tuyệt đối để biến các hợp đồng dân sự thành phương tiệnbóc lột
1.3.2 Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc này thể hiện bản chất của quan hệ dân sự Quy luật giá trị đòi hỏi cácbên khi thiết lập các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau Không một ai được lấy
lí do khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế…
để làm biến dạng các quan hệ dân sự Mặt khác, chỉ khi nào các bên bình đẳng vớinhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng thì ý chí tự nguyện của các bên mớithật sự được bảo đảm Vì vậy, theo nguyên tắc trên, những hợp đồng được giao kếtthiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các bên sẽ không được pháp luật thừanhận Tuy nhiên, đánh giá một hợp đồng có phải là ý chí tự nguyện của các bên haykhông là một công việc tương đối phức tạp và khó khăn trong thực tế
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia Vìthế, muốn xem xét các chủ thể có tự nguyện trong giao kết hợp đồng hay không, cầnphải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bảy tỏ ý chí.Như chúng ta đã biết, ý chí là mong muốn chủ quan bên trong của mỗi một chủ thể
Nó phải được bày tỏ ra bên ngoài thông qua một hình thức nhất định Ý chí và sự bày
13
Trang 17tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, chúng luôn có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khítvới nhau.
Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sựbày tỏ ý chí đó ra bên ngoài Vì vậy, để xác định một hợp đồng dân sự có tuân theonguyên tắc tự nguyện hay không cần phải dựa vào sự thống nhất ý chí của người giaokết hợp đồng và sự thể hiện (bày tỏ) ý chí đó trong nội dung của hợp đồng mà người
đó đã giao kết Chỉ khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh một cách khách quan,trung thực những mong muốn bên trong của các bên giao kết thì việc giao kết đó mớiđược coi là tự nguyện
Như vậy, tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đedọa đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết
Và vì thế, nó sẽ bị coi là vô hiệu (xem thêm Điều 122, 126, 127 Bộ Luật Dân sự 2015)
Trang 19CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ
2.1 Tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong một vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chếkinh tế với sự thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh Quá trình đổimới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật Nhưng quá trình
đó gắn liền với nguy cơ tự do về Chính phủ, gian lận kinh doanh, thương mại,… Hơnnữa, nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì càng cần Nhà nước phải có mộtkhung pháp lý thương mại để điều chỉnh các hoạt động thương mại đúng chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 vừa mới có hiệu lực thay thế cho Bộ luật Dân sự
2005 sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động mua bán hàng hóa, kèm theo quy địnhcủa Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa nhưng hoạt động thương mại nóichung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng khá phức tạp và còn nhiều vấn đề còntồn tại Mỗi thành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thứcđúng đắn các hoạt động thương mại đúng luật, nhằm hạn chế những tồn tại kinh tếkhông đáng có Việc nền kinh tế mở rộng, số lượng hợp đồng xác lập mối quan hệngày càng tăng, tuy nhiên không ít hợp đồng mua bán hàng hóa lại được hình thànhkhông tuân theo các quy định của pháp luật khiến số vụ tranh chấp xảy ra ngày mộtnhiều Những tranh chấp này hầu hết đều bắt nguồn trước khi hình thành hợp đồng,khi cả hai bên giao kết hợp đồng với nhau đã không thỏa thuận rõ ràng những điềukhoản cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi bên, các quy định của pháp luậthầu như chỉ tập trung vào giai đoạn sau khi hợp đồng hình thành, còn các quá trìnhgiao kết trước đó lại không có nhiều chế tài áp dụng khiến quá trình giao kết có nhiềudấu hiệu vi phạm nguyên tắc diễn ra
Cùng với những biến đổi đa dạng của xu thế kinh tế trong xã hội hiện nay, giaokết hợp đồng ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng bởi nếu chủ thể tham gia quan
hệ mua bán hàng hóa nắm rõ được những vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng sẽ tạocho mình sự chủ động trong thỏa thuận, đảm bảo được quyền lợi của mình một cáchtoàn diện nhất Trong quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa nói
Trang 20định từ Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 điều chỉnh, tuy nhiên với sựthay đổi không ngừng của nền kinh tế đòi hỏi những quy định mới phù hợp cùngnhững chế tài áp dụng chính xác hơn.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1.2.1 Nhân tố chủ quan
Nhân tố con người
Con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyếtđịnh trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp Trình
độ, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc tốt thì sẽ đảm bảo được
kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đề ra, cho phép việc thực hiện các hợp đồng muabán hàng hóa có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhanh nhạy với thị trường,tận dụng các cơ hội có được và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tiếp
đó là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, đây lànhững người trực tiếp thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa Họ trực tiếp đi giaodịch ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện chúng, trong quá trình thực hiệnhợp đồng họ luôn giám sát và đôn đốc công việc cho tới khi hoàn thành Chính vì vậy
mà họ là nhân tố quyết định hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng
Nguồn tài chính
Tài chính hay vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại củadoanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán hàng hóa Có nguồn tài chính dồi dào sẽđảm bảo hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện và diễn ra liên tục Với khả nănghuy động vốn của doanh nghiệp tốt thì có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng các biệnpháp như ứng trước tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra các điều khoản thanhtoán ưu đãi và dễ dàng hơn trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1.2.2 Nhân tố khách quan
Nhân tố kinh tế
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đặc biệt khi tham gia vào WTO tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ là hoạt động chính, là vấn đề tất yếu của hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Các giao dịch mua bán hàng hóa theo đó mà diễn ra và chiếm một
số lượng chủ yếu trong các giao dịch dân sự Sử dụng pháp luật là công cụ thực hiệncác giao dịch dân sự và gắn liền với các hoạt động mua bán là hợp đồng mua bán hànghóa Các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù ít hay nhiều,
dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa như mộtcông cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa hai bên
17
Trang 21 Nhân tố môi trường pháp luật
Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhànước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết vàkhuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết địnhbảo về người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hành, chúng
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Các chínhsách bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo
ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệpnhư sản xuất kinh doanh hay hoạt động mua bán hàng hóa đều phải dựa vào quy địnhcủa pháp luật Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thựchiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thếnào là do pháp luật quy định (trách nhiệm nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môitrường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tuân thủ cácquy định khi thực hiện hợp đồng…)
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Khi một bên muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì ý muốn đó phải thể hiện rabên ngoài thông qua một hành vi nhất định Chỉ có như vậy, phía đối tác mới có thểnhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng Đểbên được đề nghị có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phảiđưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng Đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa sẽ là một lời chào hàng từ một bên, tùy thuộc theo nộidung mà có thể là lời chào bán hàng hóa hoặc chào mua hàng hóa, đồng thời đưa ramột thời hạn để bên kia xem xét quyết định chấp nhận hay không (thời hạn này tùyvào trường hợp có thể là do hai bên thỏa thuận hoặc do một bên ấn định)
Theo Bộ luật Dân sự 2005, đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được coi là ràng buộctrách nhiệm đối với bên đưa ra đề nghị nếu đề nghị này được gửi tới bên được đề nghị
đã được xác định cụ thể, hiệu lực của đề nghị và chấp nhận đề nghị còn phụ thuộc vàothời hạn được xác định trong đề nghị Do đó làm hạn chế trường hợp đề nghị giao kếtđược gửi đến nhiều chủ thể (không xác định cụ thể) nói chung Đề khắc phục hạn chếnày, Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 đã có thay đổi đáng kể theo hướng mở rộng phạm
vi lời đề nghị: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
Trang 22đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị nàycủa bên đề nghị đối với bên đã đề nghị được xác định hoặc tới công chúng Ở đây, theo
Bộ luật Dân sự 2015, chào bán ra công chúng là hình thức chào bán công khai, khôngriêng cho cá nhân hay tổ chức nào mà nổi bật nhất là hình thức quảng cáo Khi mộtthương nhân muốn chào hàng với khách hàng, ngoài sản phẩm ra thì thương nhân phảiđính kèm thông tin như: phẩm chất chất lượng sản phẩm, giá, hạn sử dụng… Khikhách hàng chọn mua sản phẩm đó, thì hợp đồng được hình thành giữa bên thươngnhân và khách hàng Nếu sản phẩm không được như thông tin bên thương nhân đưa ra,theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thương nhân đã vi phạm hợp đồng vàhợp đồng vô hiệu do có dấu hiệu giả dối Việc thay đổi như vậy khắc phục được hạnchế của Bộ luật Dân sự 2005 về trường hợp đề nghị giao kết được gửi đến nhiều chủthể (không xác định cụ thể) nói chung và chủ thể được giao kết hợp đồng là côngchúng Bộ luật Dân sự 2015 đang dần hoàn thiện để hướng tới bảo vệ quyền lợi củabên được đề nghị giao kết hợp đồng Đây là một quy định đúng đắn và phù hợp vớitình hình kinh tế - xã hội hiện nay
Ngoài ra, bên đề nghị giao kết không được giao kết hợp đồng với bên thứ ba nếunhư bên được đề nghị chưa trả lời khi trong đề nghị giao kết hợp đồng có thời hạn trảlời (Khoản 2 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015)
Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thoả thuậnhoặc có thể thông qua điện thoại… Bên cạnh đó, đề nghị giao kết còn có thể được thựchiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015)được xác định do bên đề nghị ấn định hoặc khi bên được đề nghị nhận được đề nghị
đó Như vậy trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, bên đề nghị có thể ấn địnhthời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực hoặc khi bên được đề nghị nhận đượclời đề nghị Thời điểm được xác định là bên được đề nghị nhận được lời đề nghị khi đềnghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đếntrụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; đề nghị được đưa vào hệ thống thông tinchính thức của bên được đề nghị; hoặc khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kếthợp đồng thông qua các phương thức khác
Lời đề nghị giao kết hợp đồng chưa phải là hợp đồng nhưng đã có tính chất ràngbuộc đối với người đề nghị Tuy nhiên, theo Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên đềnghị vẫn có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong trường hợp bên được đề nghị chưanhận được đề nghị hoặc bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đềnghị và điều kiện đó đã đến
19
Trang 23Ngoài ra, nếu như bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị giao kết hợp đồngtrước đó thì được coi là hình thành nên một đề nghị mới.
Trường hợp hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng thì theo Điều 390 Bộ luật Dân sự
2015, trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hủy bỏ đề nghị giao kết ban đầu do đãnêu ra quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị trước khi bênđược đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo luật định, trong khoảng thời gian kể từ thời điểm bên được đề nghị nhậnđược đề nghị cho đến kết thúc thời hạn trả lời chấp nhận, bên đề nghị sẽ không đượcthay đổi lời đề nghị của mình Việc quy định như vậy gây khó khăn cho những lời đềnghị không có thời hạn trả lời khiến cho bên đưa ra đề nghị bị thiệt thòi
Tuy đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc vấn đề pháp lý của luậtchuyên ngành nhưng Luật Thương mại 2005 lại không có quy định cụ thể về đề nghịgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà phải tuân theo luật chung là Bộ luật Dân sự
2015 Điều này dẫn tới thiếu sót vì không tìm thấy điều chuyên biệt về đề nghị giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.2 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị
và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị Thời hạn chấp nhậnnhận giao kết hợp đồng được hiểu như sau (Điều 394 Bộ luật Dân sự 2015): Khi bên
đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đượcthực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi
đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan màbên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giaokết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ývới chấp nhận đó của bên được đề nghị Trường hợp khi các bên trực tiếp giao tiếp vớinhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đềnghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận về thời hạn trả lời Ngoài ra, khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thìviệc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sẽ là thông báo của bên được đề nghịchuyển cho bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong đề nghị giaokết hợp đồng Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được coi là được chấp nhận nếubên được đề nghị chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợp
Trang 24đồng Thời hạn chấp nhận được tính từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng đượcchuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn chấp nhận đề nghị được ghi trong đềnghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Thời điểm chấp nhận là thời điểm thôngbáo chấp nhận đề nghị được chuyển cho bên đề nghị So với Bộ luật Dân sự 2005 thì
Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung thêm về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồngkhi bên đề nghị không rõ thời hạn trả lời: “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trảlời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợplý” Rõ ràng trong luật cũ đã không có trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạntrả lời đề nghị và Bộ luật Dân sự 2015 đã khắc phục hạn chế này.[3]
Chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có thể được rút lại theo Khoản 1 Điều 389 Bộluật Dân sự 2015: “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giaokết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghịtrước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.”
Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ đơn giản là hiểu là việc trả lời chấpnhận của bên được đề nghị và đồng ý tiến hành giao kết hợp đồng sau đó Tuy nhiênquy định về việc chấp nhận nội dung của một lời đề nghị giao kết hợp đồng của Bộluật Dân sự 2015 còn tồn tại hạn chế Trong Công ước viên 1980 về Hợp đồng muabán hàng hóa, tại Khoản 2 Điều 19 có quy định như sau: “Tuy nhiên một sự phúc đáp
có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sunghay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chàohàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức khôngbiểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sựphản đối của mình cho người được chào hàng Nếu người chào hàng không làm nhưvậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêutrong chấp nhận chào hàng.”, theo đó xét hành vi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng cókhuynh hướng chấp nhận thì vẫn coi là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếubên đề nghị đồng ý Quy định của Công ước viên 1980 linh hoạt hơn Bộ luật Dân sự
2015 ở chỗ cho phép bên được đề nghị thay đổi một vài nội dung trong lời chào hàngnhằm đảm bảo được quyền lợi của mình khi tiến hành giao kết hợp đồng, trong khi Bộluật Dân sự 2015 hạn chế điều này Bộ luật Dân sự 2015 quy định phải chấp nhận toàn
bộ nội dung chào hàng có thể khiến bên được đề nghị gặp phải một số bất lợi nhất địnhkhi không được thỏa thuận mà vẫn muốn giao kết hợp đồng.[10]
21
Trang 25Tuy rằng mua bán hàng hóa thuộc lĩnh vực thương mại nhưng trong Luật Thươngmại 2005 không có bất kỳ điều khoản nào quy định về việc chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa mà cũng chỉ dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự
2015 Bên nhận được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời hạn quy địnhbằng một thông báo chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong lời chào hàng Thời hạnchấp nhận chào hàng được tính từ thời điểm chào hàng được chuyển đi cho bên đượcchào hàng đến hết thời hạn chấp nhận chào hàng được ghi trong lời chào hàng Trongtrường hợp thời hạn chấp nhận chào hàng không được xác định rõ ràng là bao nhiêungày Bên cạnh đó, thời điểm chấp nhận là thời điểm bản thông báo chấp nhận đượcchuyển đi cho bên chào hàng Đây chính là thời điểm bắt đầu trách nhiệm của bênchấp nhận chào hàng Trong trường hợp bên được chào hàng chấp nhận chào hàng saukhi hết thời hạn chấp nhận chào hàng quy định thì chấp nhận đó không có hiệu lực, trừtrường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào hàng về việc mình chấpnhận dù quá hạn
Bên cạnh đó Điều 396 Bộ luật Dân sự 2015 đã sửa đổi quy định trong trường hợpbên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đồng thời cũng dự liệu trường hợp bên được đềnghị đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng sau đó có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi Hơn nữa, điều luật này cũng đã ghi nhận thêm với những nộidung giao kết gắn với nhân thân bên được đề nghị việc trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng không có giá trị
2.2.3 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa không có quy định riêng, theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2015 được lấy làm cơ sở pháp lý khi tham gia giao kết của cácbên chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa về nguyên tắc chung về hợp đồng, thủ tụcgiao kết, thời điểm hợp đồng giao kết
Theo Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời điểm giao kết hợpđồng dân sự:
“1 Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết
2 Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng củathời hạn đó
3 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận
về nội dung của hợp đồng
Trang 264 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vàovăn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bảnthì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.”
Như vậy, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là khác nhau đối vớihợp đồng giao kết dưới hình thức khác nhau Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nóithì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung củahợp đồng Đối với hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm hợpđồng được giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng hoặc bên sau cùng ký vào văn bản Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giaokết hợp đồng dựa trên nguyên tắc công bố ý chí để thể hiện sự thỏa thuận
2.2.4 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì hợp đồng đó phải đáp ứng đượcnhững điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật Luật Thương mại 2005 không
có điều khoản nào quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của hợp đồngmua bán hàng hóa cũng như các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện cóhiệu lực của giao dịch dân sự và các văn bản khác có liên quan để làm căn cứ Điều
117 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định:
“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp vớigiao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,không trái đạo đức xã hội
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sựtrong trường hợp luật có quy định.”
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiệnsau đây:
a) Điều kiện về nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên Các bên tự do trong việcthể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bên đồng thời không xâm phạm lợiích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ Khi vi phạm điều kiện về tính tự nguyện, hợpđồng có khả năng bị tuyên bố vô hiệu
23
Trang 27- Nguyên tắc thứ nhất: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái phápluật, đạo đức xã hội
Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồngđược quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chứcnào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể Tuy nhiên,
sự tự do ý chí của các bên chủ thể khi giao kế hợp đồng “không được trái pháp luật,đạo đức xã hội” Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái vớiđiều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi
Các bên được tự do giao kết hợp đồng xác định nội dung hợp đồng phụ thuộc vàoyêu cầu về thiện chí, công bằng và các quy tắc bắt buộc được thiết lập bởi các nguyêntắc này
- Nguyên tắc thứ hai: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực vàngay thẳng
Nguyên tắc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và hợp đồngdân sự nói riêng bình đẳng với nhau cũng là một nguyên tắc cơ bản Đặc trưng và cơ
sở của các quan hệ trao đổi là được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận ngang giá
b) Điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng:
Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người có đầy đủ năng lựchành vi dân sự và đúng thẩm quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế thì chủ thể giao kết hợp đồng phải là đại diệnhợp pháp của thương nhân (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) Đốivới thương nhân là cá nhân thì chủ thê giao kết hợp đồng phải là cá nhân đó hoặcngười được ủy quyền để giao kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết giữa các thương nhân với nhau hoặcgiữa thương nhân và ít nhất một bên không phải là thương nhân
Chủ thể đều là thương nhân:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân baogồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cáchđộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” Trong đó, các tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên,công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần Sau khiđăng ký kinh doanh, các tổ chức kinh tế trở thành thương nhân và có quyền tham giagiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích, nhu cầu kinhdoanh Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có thể
là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác Có thể chia thương nhân thành hai nhóm là