1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kê toán TMU phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần đại an

49 86 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 541,5 KB

Nội dung

Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tổng hợp, thông qua việc phân tíchmột số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và sổ kế toán chi tiết của công ty trong nhữngnăm gần đây, Em nhận thấy v

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Đại An em đã nhận thức đượcmột vấn đề cấp thiết và nhức nhối mà hiện nay trong doanh nghiệp đó là làm thếnào để sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, từ đó tăng doanhthu và tăng lợi nhuận Vì vậy, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “Phân tích chiphí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp củamình

Khóa luận tốt nghiệp trình bày các nội dung sau:

 Cơ sở lý luận về chi phí kinh doanh

 Thực trạng về chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại An

 Thông qua nghiên cứu thực trạng chi phí kinh doanh, em đã nhận thấy các

ưu điểm và một số hạn chế còn tồn tại của công ty, em xin đề bạt một số giải phápnhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí của công ty cổ phần Đại An

 Sau khi nghiên cứu vấn đề em hy vọng bài khóa luận như một lời gợi ý,góp ý tích cực cho quá trình hoàn thiện công tác quản lý chi phí của công ty cổ phầnĐại An, đưa ra các đề xuất, kiến nghị, điều chỉnh kịp thời phù hợp với đặc điểmkinh doanh của đơn vị, những biến đổi của môi trường

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Do thời gian thực tập tại công ty chưa được nhiều nên em chưa thể tìm hiểuđược kỹ về mọi mặt hoạt động của công ty, mặt khác do khả năng kết hợp giữa lýluận và thực tế còn hạn chế nên bản chuyên đề này chắc chắn còn những sai sótnhất định Em rất mong nhận được sự nhận xét của thầy cô gíao, cùng các anh chịtrong công ty để bài khoá luận của em hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy giáohướng dẫn: Nguyễn Quang Hùng và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp

đỡ em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Minh Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIẾU vi

DANH MỤC HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 3

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp, gồm 3 chương 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Một số lý luận chung về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại 6

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chi phí kinh doanh 6

1.1.2 Phân loại chi phí kinh doanh: 7

1.1.3 Mục đích của phân tích chi phí kinh doanh 10

1.1.4 Các chỉ tiêu về chi phí 11

1.1.5 Quan điểm sử dụng chi phí kinh doanh hiệu quả 12

1.2 Nội dung phân tích chi phí kinh doanh 13

1.2.1 Phân tích tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bán hàng 13

1.2.2 Phân tích tình hình chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động 16

1.2.3 Phân tích chi tiết chi phí mua hàng, bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 17

1.2.4 Phân tích chi phí tiền lương 18

1.3.Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí kinh doanh 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI AN 21

2.1 Tổng quan về đơn vị thực tập và các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu 21

Trang 4

2.1.1 Tổng quan về đơn vị thực tập 21

2.2 Phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại An 31

2.2.1 Phân tích tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu 31

2.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động 32

2.2.3 Phân tích chi phí tiền lương 33

CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ KINH DOANH 34

3.1 Đánh giá khái quát công tác phân tích chi phí tại công ty cổ phần Đại An 34

3.1.1.Ưu điểm 34

3.1.2.Nhược điểm 35

3.1.3 Nguyên nhân 35

3.2 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh 36

3.2.1.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: 36

3.2.2 Tách chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp: 36

3.2.3.Cải tiến công tác tuyển dụng: 36

3.2.4 Giảm chi phí dành cho người lao động 37

3.2.5 Tăng tính an toàn 37

3.2.6 Các thủ tục đánh giá và đảm bảo hiệu quả 38

3.2.7 Giảm thiệt hại cho các thiết bị 38

3.2.8 Tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất 38

3.2.9 Các biện pháp khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn 39

3.3 Điều kiện thực hiện 39

KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH M C B NG BI UỤ Ả Ế

1 Bảng 2.1: Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty trong

năm 2016,2017

2 Bảng 2.2 Chi phí kinh doanh của công ty trong mối liên hệ với

chỉ tiêu doanh thu năm 2016,2017

3 Bảng 2.3 Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt

động của công ty năm 2016,2017

4 Bảng 2.4 Phân tích chung chi phí tiền lương năm 2016,2017

DANH MỤC HÌNH VẼ

1 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần Đại An

2 Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Cổ phần Đại An

3 Hình 2.3: Hình thức Nhật ký Chung

Trang 7

để giành thị phần Để có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp phải có chiếnlược kinh doanh phù hợp, phải phân tích, đánh giá để làm sao giảm được chi phíxuống mức thấp nhất có thể để hạ giá thành sản phẩm, khi đó sẽ làm tăng sức cạnhtranh của doanh nghiệp, tăng khả năng tiêu thụ, làm tăng lợi nhuận Chi phí kinhdoanh là yếu tố làm giảm doanh thu từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Dovậy, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề đặt ra đối với doanhnghiệp là làm thế nào để quá trình kinh doanh diễn ra với mức chi phí là thấp nhất.Chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp Chi phí kinhdoanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp Khitiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh, chi phí kinh doanh tăng lên là việc cầnthiết Nhưng nếu chi phí doanh nghiệp tăng lên mà doanh thu không tăng hoặc tỷ lệtăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của chi phí kinh doanh thì chứng tỏ doanh nghiệpchưa đạt được hiệu quả trên cơ sở chi phí đó Do đó, doanh nghiệp cần có các biệnpháp quản lý và sử dung chi phí kinh doanh một cách hợp lý.

Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung hiện nay càng trở thành nhu cầu củadoanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế Có thể nói hầu như nhữngquyết định trong kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ cácphân tích khoa học và khách quan Vì vậy, hoạt động phân tích kinh doanh có ýnghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ chính của phân tích hoạt động kinh doanh là đánhgiá chính xác hiệu quả kinh doanh thông qua các hệ thống chỉ tiêu đã được xâydựng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình và kết quả hoạt độngkinh doanh Từ các số liệu phân tích sẽ đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể, chi tiếtphù hợp với thực tế của doanh nghiệp để có thể khai thác tiềm năng và khắc phục

Trang 8

những yếu kém, Bên cạnh đó dựa vào kết quả phân tích có thể hoạch định Phương

án kinh doanh và dự báo kinh doanh

 Về mặt thực tiễn:

Tầm quan tọng của phân tích chi phí kinh doanh trong hoạt động kinh doanhcủa công ty được thể hiện qua phiếu điều tra trắc nghiệm mà tôi đã tiên hành điềutra trong quá trình thực tập tại công ty Kết quả điều tra cho thấy các phiếu điều traphát ra thì 60% số phiếu thu về cho rằng khi tiến hành phân tích thì chỉ tiêu chi phíkinh doanh là chỉ tiêu quan trọng cần tiến hành phân tích Và tất cả các phiếu phát

ra thu vê đều cho rằng việc tiến hành công tác phân tích chi phí kinh doanh ảnhhưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty

Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tổng hợp, thông qua việc phân tíchmột số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và sổ kế toán chi tiết của công ty trong nhữngnăm gần đây, Em nhận thấy việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của công tychưa hiệu quả, đã làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm Vì vậy, em đã chọn đề tài

“Phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại An” để thấy được tầm quantrọng của việc phân tích, quản lý và sử dụng chi phí Đồng thời mạnh dạn đưa ramột số đề xuất với công ty giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh và phân tích chiphí kinh doanh

- Qua việc khảo sát và nghiên cứu đề tài giúp đánh giá được thực trạng vềtình hình quản lý và sử dụng chi phí tại công ty nhằm thúc đẩy những thành tựu màcông ty đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi phíkinh doanh tại công ty

- Từ những thực trạng trên đề xuất những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phíkinh doanh tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại An

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Công ty cổ phần Đại An

+ Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu năm 2016,2017

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vựctrong đó có phân tích hoạt động kinh tế Nếu các số liệu thu thập được chính xác,đầy đủ thì nó sẽ là căn cứ chắc chắn để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế trongdoanh nghiệp chính xác Ngược lại, nó sẽ dẫn đến kết quả phân tích không chínhxác và đưa đến những kết luận không đúng về hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Khi tiến hành thu thập dữ liệu, ta có các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn:

Phương pháp điều tra: Là phương pháp thu thập dữ liệu trên phạm vi rộng.Nhằm nhận thức rõ được thực trạng vấn đề nghiên cứu tại công ty cổ phần Đại An,

em đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi liên quan đến thựctrạng công tác phân tích chi phí kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng chi phíkinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinhdoanh

Bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định mẫu điều tra: Đơn vị mẫu là giám đốc, kế toán trưởng, nhânviên của công ty Độ lớn tham gia trắc nghiệm mẫu điều tra, trắc nghiệm cho phùhợp với mục tiêu nghiên cứu là chi phí kinh doanh và tiết kiệm chi phí kinh doanhtại công ty

Bước 2: Thiết kế mẫu điều tra: có thể theo hướng câu hỏi trắc nghiệm hay câuhỏi mở sao cho nhà quản trị, nhân viên công ty có thể dễ dàng trả lời, thuận tiện vàkhông mất nhiều thời gian của đối tượng phỏng vấn

Bước 3: Phát phiếu điều tra: Sau khi thiết kế được phiếu điều tra, tiến hànhphát 5 phiếu điều tra Việc phát phiếu điều tra đảm bảo tính khách quan, ngẫu nhiên.Sau đó thu phiếu lại và phân loại phiếu

+ Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin rất hiệu quả vàthông dụng, các câu hỏi được sử dụng trogn phương pháp phỏng vấn là những câuhỏi mở, từ đó ta có thể thu thập được những quan điểm, nhận định của đối tượngđược phỏng vấn về vấn đề nghiên cứu

Trang 10

Qua trình được thực hiện bởi các bước như sau:

Bước 1: Xác đinh đối tượng phỏng vấn là giám đốc và kế toán trưởng củacông ty

Bước 2: Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến tình hình chi phí kinhdoanh và tiết kiệm chi phí kinh doanh của công ty Tránh những câu hỏi vòng vokhông đúng trọng tâm làm giảm chất lượng nội dung cuộc phỏng vấn

Bước 3: Lựa chọn hình thức phỏng vấn và thời gian phỏng vấn cho phù hợp,tránh gây phiền phức

Bước 4 : Tiến hành tổ chức phỏng vấn và tổng hợp đưa ra nhận xét

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Đây là phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn để tiến hành phân tích.Với nội dung phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại An, em đã sửdụng các tài liệu khóa luận, chuyên đề, các sách báo, tạp chí và các tài liệu thu thậpđược từ phòng kế toán, số liệu chi tiết và các số liệu thu thập được qua phương phápđiều tra, phỏng vấn tại công ty như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kếtoán của công ty cổ phần Đạị An năm 2016,2017 cùng một chế độ chính sách và cáctài liệu quy định có liên quan đến tình hình quản lý chi phí như: chế độ tiền lương + Phương pháp tổng hợp số liệu:

Thông qua các dữ liệu đã thu thập được từ các câu hỏi điều tra, phỏng vấn, các

số liệu kế toán đước tiến hành sắp xếp, phân loại, tổng hợp số liệu đã có nhằm tiếnhành phân tích để đưa ra các kết luận và giải pháp để tiết kiệm chi phí kinh doanhtại công ty

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

+ Phương pháp so sánh: Trong phân tích tình hình chi phí tại công ty cổ phầnĐại An, em sử dụng phương pháp so sánh để nhằm mục đích xác định xu hướng vàmức độ biến động của các chỉ tiêu chi phí kinh doanh Tiến hành so sánh số liệugiữa số liệu thực hiện năm 2016 với số liệu thực hiện cùng kỳ năm 2017 để thấy sựbiến động tăng, giảm của chỉ tiêu chi phí trong những thời kỳ khác nhau Qua đó,thấy được tình hình sử dụng chi phí của công ty qua các năm, đạt hiệu quả haykhông?

Trang 11

+ Phương pháp tỷ suất, hệ số: Là phương pháp phân tích dùng để phản ánhmối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ

và tác động lẫn nhau Trong đó chỉ tiêu cần được so sánh có ý nghĩa quyết định đếnmức độ, quy mô của chỉ tiêu trên đem so sánh

+ Phương pháp biểu mẫu:

Biểu mẫu phân tích được thiết lập theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉtiêu và số lệu phân tích Trong đó, có những cột dòng dùng để ghi chép các số liệuthu thập được và có những dòng cột để cần phải tính toán, phân tích Các dạng biểuphân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệvới nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trướchoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể Số lượng các dòng, cột tùythuộc vào mục đích và yêu cầu của nội dung phân tích Tùy theo nội dung phân tích

mà biểu có tên gọi khác nhau: biểu 5 cột, biểu 11 cột, đơn vị tính khác nhau

+ Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp phân tích dùng để nghiêncứu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong trườnghợp mối liên hệ giữa các nhân tố được thể hiện dưới dạng công thức tích số, thương

số hoặc kế hợp cả hai

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp, gồm 3 chương

Chương I: Cơ sở lý luận về chi phí kinh doanh và phân tích chi phí kinh doanhtrong doanh nghiệp

Chương II: Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần Đại AnChương III: Các kết luận và đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tạicông ty cổ phần Đại An

Trang 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ PHÂN

TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số lý luận chung về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chi phí kinh doanh

 Khái niệm chi phí:

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế tỏng kỳ kế toán dướihình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản

nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổđông hoặc chủ sở hữu

( Theo VAS 01 “chuẩn mực chung”)

 Khái niệm chi phí kinh doanh:

Chi phí kinh doanh nói chung là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao độngvật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp

(Nguồn: Ths Vũ Quang-TS Nguyễn Văn Tấn, quantri.vn biên tập và hệ thống)Đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí kinh doanh thương mại là nhữngkhoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt độngkinh doanh thương mại Về bản chất, đó là những khoản tiêu hao về lao động sống

và lao động vật hoá trong quá trình hoạt động kinh doanh

Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ đa dạng và rất phức tạp và tùythuộc vào việc thực hiện các hành vi thương mại khác nhau

 Chi phí mua hàng:

Đối với việc mua bán hàng hoá, đó là các chi phí phát sinh ở khâu vân chuyển,

dự trữ, tiêu thụ, khâu quản lý doanh nghiệp

Đối với việc cung ứng dịch vụ thương mại và hoạt động xúc tiến thương mạinhư: đại diện môi giới, uỷ thác đó là các chi phí về vật chất tiền vốn, sức lao động

để thực hiện các hành vi kể trên vì mục đích của doanh nghiệp thương mại trongmột thời kỳ nhất định

Trang 13

Đối với hoạt động tài chính là những khoản chi phí phải trả lãi suất cho cáckhoản nợ, chi phí chuyển tiền cho nhà cung cấp dịch vụ mua ngoài

 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan đến công tácquản lý, bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý hành chính Đó là những khoản chiphí gián tiếp, tương đối ổn định không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào,bán ra

(PGS.TS Trần Thế Dũng (2008), phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại,nhà xuất bản thống kê, Hà Nội)

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những hao phí cần thiết để tổ chức, điều hành,thực hiện quá trình quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các hoạt động chungkhách như: chi phí về lương và các khoản trích theo lương của người lao động, quản

lý ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cự dụng cụtrong hành chính quản trị văn phòng

(TS Nguyễn Tuấn Duy (2010) kế toán tài chính, nhà xuất bản thống kê, HàNội)

Ngoài ra còn các chi phí như: các khoản thuế phải nộp cho nhà nước theo quyđịnh của luật pháp như thuế nhà đất, thuế nhập khẩu

1.1.2 Phân loại chi phí kinh doanh:

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, nộidung và công dụng khác nhau Để đáp ưng yêu cầu quản lý và kiểm tra chặt chẽ

Trang 14

việc thực hiện các định mức chi phí, xác định đúng đắn phương hướng, nâng caohiệu quả sử dụng nguồn vật tư tiền vốn và lao động của doanh nghiệp thì cần phảitiến hành phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau.

- Căn cứ vào nội dung kinh tế và mục đích sử dụng chi phí kinh doanh đượcphân thành các khoản mục như: chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, chi phícông cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ

* Chi phí nhân viên: bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp có tínhchất lương, các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lýdoanh nghiệp

* Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu,nhiên liệu, công cụ phục vụ hoạt động bán hàng và quản lý

* Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số trích khấu hao của những tài sản cốđịnh phục vụ hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp

* Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụhoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp

* Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các chi phí khác phục vụ hoạt động bánhàng và quản lý doanh nghiệp

- Căn cứ vào mức độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh: chi phí trực tiếp

và chi phí gián tiếp

* Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vậnchuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, các chi phí vật liệu bao bì, công cụ, dụng cụ,

đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản hàng hóa như nhàkho, cửa hàng, bến bãi

* Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung của doanh nghiệp gồm chi phíquản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí khác có liên quan đến hoạtđộng của doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp nóichung không phụ thuộc vào quá trình tiêu thụ sản phẩm

- Căn cứ vào tính chất biến đổi chi phí: chi phí khả biến, chi phí cố định vàchi phí hỗn hợp

Trang 15

* Chi phí bất bỉến: Là những khoản chi phí ở một mức độ hoạt động căn bảnkhông biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi Nhưng tính cho một đơn vị hoạtđộng thì chi phí này lại thay đổi.

Chi phí bất biến trong doanh nghiệp gồm chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhânviên quản lý

* Chi phí khả biến: là những chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi doanhthu bán hàng trong kỳ Tuy nhiê, nếu tính biến phí cho một đơn vị hoạt động thì đây

là khoản chi phí ổn định, không thay đổi Thuộc loại chi phí này có lương của nhânviên bán hàng khoán theo doanh thu, chi phí quảng cáo theo doanh thu, chi phí vậtliệu bao gói

* Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí gồm các yếu tố định phí và biến phí Ở mức

độ hoạt động nhất định, chi phí hỗn hợp có đặc điểm của định phí, trên mức độ hoạtđộng đó có đặc điểm của biến phí, Thuộc loại chi phí này có chi phí điện thoại,fax

- Căn cứ vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp: chi phí mua hàng, chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính

* Chi phí mua hàng: là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền vớiquá trình mua vật tư hàng hóa Chi phí mua hàng là những khoản chi phí phát sinh

từ khi giao dịch, ký kết hợp đồng cho đến khi hợp đồng đã được thực hiện, hàngmua đã nhập kho hoặc đã chuyển đến địa điểm chuẩn bị bán ra Chi phí mua hàng

có tính chất khả biến và là một bộ phận của giá vốn hàng bán

+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa

+Chi phí phân loại, bảo quản, đóng gói hàng hóa trong khâu mua

+Chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng

+ Chi phí bảo hiểm hàng hóa, hoa hồng đại lý trong khâu mua

Thuế trong khâu mua (thuế buôn chuyến, thuế nhập khẩu, thuế GTGT)

+ Chi phí bằng tiền khác (Chi phí giao dịch, quản lý)

*Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ

sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ Trong các doanh nghiệp thươngmại chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối cao bởi vì đó là những khoản chi phí trực

Trang 16

tiếp phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh thương mại Khi quy mô hoạt độngđược mở rộng, doanh thu tăng thì tỷ trọng chi phí bán hàng cũng tăng.

Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì,chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành sảnphẩm hàng hóa, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

*Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liên quan đếncông tác quản lý, bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý hành chính Đó lànhững khoản chi phí gián tiếp, tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượnghàng hóa mua vào, bán ra Cho nên khi quy mô kinh doanh tăng, doanh thu tăng thì

tỷ suất chi phí quản lý có xu hướng giảm

*Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vậtliệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí,chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

*Chi phí tài chính: trong chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng và các đối tượngkhác, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… Chi phí trả lãi tiền vay

là những khoản chi phí mà doanh nghiệp trả cho ngân hàng và các doanh nghiệpkhác trong quá trình vay vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư xâydựng cơ bản

Ngoài ra, người ta còn phân loại chi phí kinh doanh thành chi phí kiểmsoát được và không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chìm Phân tích tìnhhình chi phí kinh doanh cần phải nắm vững từng cách phân loại chi phí và ý nghĩacủa nó vì mỗi một cách phân loại có ý nghĩa riêng biệt và đáp ứng một yêu cầu quản lý

(Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị - kế toán tài chính- Đại học kinh tế quốc dân)

1.1.3 Mục đích của phân tích chi phí kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nêngay gắt, do đó các doanh nghiệp điều nỗ lực cạnh tranh để tồn tại và phát triểnthông qua việc xác đinh các chiến lược để đạt được mục tiêu trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thì chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quantrọng Phân tích tình hình chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm mục đíchnhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử

Trang 17

dụng chi phí kinh doanh, qua đó thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình

và kết quả kinh doanh, Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụngchi phí kinh doanh có hợp lý không? Có phù hợp với nhu cầu kinh doanh, vớinguyên tắc quản lý kinh tế- tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đôngthời phân tích chi phí kinh doanh nhằm tìm ra những mặt tồn tại, bất hợp lý trongquản lý và sử dụng chi phí Từ đó đề ra các chính sách, biện pháp khắc phục nhằmquản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn Do đó, việc phân tích chi phí kinhdoanh có vai trò rất quan trọng và các doanh nghiệp cần thiết tiền hành phân tích chiphí kinh doanh của doanh nghiệp mình

1.1.4 Các chỉ tiêu về chi phí

- Tỷ suất chi phí kinh doanh ( F’): Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu

tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của Tổng chi phí trên Tổng doanh thu

Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượngquản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp Tỷ suất chi phí được xác định theocông thức sau

thức sau:

F’ = F/M x100Trong đó:

F: Tổng chi phí kinh doanh

M: Tổng doanh thu theo giá vốn bán trong kỳ của doanh nghiệp

F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh (%)

Tỷ suất chi phí kinh doanh (F’) phản ánh: cứ một đồng lưu chuyển hàng hóa hoặc thu nhập của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì sẽ mất bao nhiêuđồng chi phí Do vậy, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí này để phân tích sosánh trình độ quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệphoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại trong một thời kỳ cụ thể Tỷ suất chi phíkinh doanh càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh càng cao

- Mức độ tăng ( giảm ) tỷ suất chi phí kinh doanh ( ∆F’ ):

Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánhtình hình và kết quả giảm hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này

Trang 18

được tính bằng hiệu số giữa tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ phân tích với tỷ suất chiphí kinh doanh ở kỳ gốc Công thức tính tỷ suất chi phí kinh doanh như sau:

∆F’ = F’1-F’0

Trong đó : ∆F’: Mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh

F’1: Tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ phân tích

F’0: Tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ gốc

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi về số tuyệt đối của tỷ suất chiphí kinh doanh qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay yếu kém trong công tác quản lýcho CPKD của doanh nghiệp

-Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh ( TF’)

Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % giữa mứctăng giảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ gốc Chỉ tiêu này phản ánh tốc độgiảm chi phí kinh doanh nhanh hay chậm giữa hai doanh nghiệp cùng loại trongcùng một kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một doanh nghiệp

TF’= ∆F’/F’0

-Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí: Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu bánhàng trong kỳ và mức giảm (tăng) tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp tiết kiệm (hoặclãng phí) chi phí là bao nhiêu?

Công thức:

STK=M1x∆F’

Trong đó:

Khi STK là số tiết kiệm do hạ thấp chi phí kinh doanh

M1 là tổng mức doanh thu hay thu nhập của doanh nghiệp thương mại trong

kỳ so sánh

∆F’ là mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh

>=0 Doanh nghiệp quản lý chi phí kinh doanh chưa tốt

< 0 Doanh nghiệp quản lý tốt chi phí kinh doanh

1.1.5 Quan điểm sử dụng chi phí kinh doanh hiệu quả

Quản lý và sử dụng chi phí hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh vì

nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh và kết quả kinh doanh Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ có

Trang 19

tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng và nângcao hiệu quả kinh tế Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt chi phí thì sẽ hạn chế kếtquả kinh doanh và hiệu quả kinh tế giảm Như vậy, trong trường hợp nào thì việcquản lý và sử dụng chi phsi kinh doanh hiệu quả?

- Nếu chi phí tăng, đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp tăng theo => công

ty đang đầu tư mở rộng sản xuất Đây có thể là tín hiệu tốt cho doanh nghiêp =>việc quản lý và sử dụng chi phí nói chung là khá hợp lý và hiệu quả Nhưng vẫn cầnthặt chặt việc quản lý chi phí để tránh gây những lãng phí không cần thiết

- Nếu chi phí tăng, lợi nhuận giảm thì cho thấy việc quản lý và sử dụng chi phíkinh doanh trong doanh nghiệp là không hợp lý, không hiệu quả và rất lãng phí

- Nếu chi phí giảm, lợi nhuận tăng thì cho thấy việc quản lý và sử dụng chi phíkinh doanh trong doanh nghiệp là rất hợp lý và có hiệu quả

- Nếu chi phí giảm, lợi nhuận giảm thì có thể công ty đang phải thu hẹp việcđầu tư kinh doanh => đây là tín hiệu không tốt đối với doanh nghiệp nên việc xemxét lại việc quản lý và sử dụng chi phí kinh daonh cho có hiệu quả hơn giúp doanhnghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

1.2 Nội dung phân tích chi phí kinh doanh

1.2.1 Phân tích tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bánhàng

Chi phí kinh doanh

Doanh thu thuần

Trang 20

kế hoạch doanh thu bán hàng, xác định được mức tiêts kiệm hay bội chi về chi phí.Trong trường hợp có sự biến động của giá cả hàng hoá để đánh giá chính xác ta phảiloại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá trong chỉ tiêu doanh thu bán hàng Trong doanhnghiệp thương mại chị phí kinh doanh được sử dụng trươcs hết phải tạo ra doanhthu để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận Vì vậy để đánh giá tình hình quản lý và sửdụng chi phí kinh doanh ở doanh nghiệp có hợp lý hay không ta phải xét đến sựbiến động của chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bán hàng Đểphân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại cần sửdụng các chỉ tiêu sau đây:

* Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để phản ánh kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và doanh thu tàichính

* Tổng mức chi phí kinh doanh:

Tổng mức chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí

mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tỏng kỳ Tổng chiphí kinh doanh bao gồm chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra, chi phí tài chính

Tổng mức chi phí kinh doanh có quan hệ tỷ lệ với tổng mức lưu chuyển hànghóa Khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa thay đổi làm tổng mức chi phí kinh doanhcũng thay đổi theo Tuy nhiên, chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh này chưa phảnứng được thực chất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàchất lượng của công tác quản lý doanh nghiệp trong kỳ đó Vì vậy, cần sử dụng chỉtiêu tỷ suất chi phí kinh doanh

* Tỷ suất chi phí kinh doanh:

Tỷ suất chi phí kinh doanh là để phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phítrên tổng doanh thu Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinhdoanh, chất lương quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp

Ta có một số công thức áp dụng để phân tích như sau:

F’= F/M*100

Trong đó F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh

Trang 21

M: Tổng doanh thu của doanh nghiệp

Ý nghĩa: Để đánh giá được chất lượng quản lý chi phí cần phải phân tích đượcchỉ tiêu tỷ suất chi phí Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng doanh thu đạt đượctrong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí kinh doanh Vì vậy, chỉtiêu này có thể được sử dụng để phân tích, so sánh trình độ quản lý và sử dụng chiphí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp cùng loạitrong kỳ

- Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí (F’): Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánhtình hình và kết cấu hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêunày được xác định như sau:

F’=F’1-F’0

Trong đó:

F’: Mức độ hạ thấp hoặc tăng tỷ suất chi phí kinh doanh

F’1: Tỷ suất chi phí kinh doanh thực tế (kỳ này)

F’0: Tỷ suất chi phí kinh doanh kế hoạch (kỳ trước)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh thay đổi về số tuyệt đối của tỷ suất chi phí kinhdoanh qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay yếu kém trong công tác quản lý cho chi phíkinh doanh của doanh nghiệp

- Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí (TF’): Tốc độ tăng(giảm) tỷ suất chi phíkinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa mức độ tăng (giảm) tỷsuất chi phí kinh doanh kỳ thực hiện và tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc Chỉ tiêunày được xác định:

TF’ = F’/F’0

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh rõ hơn tình hình kết quả phấn đấu hạ thấp chiphí kinh doanh Bởi vì trong một số trường hợp giữa hai kỳ của doanh nghiệp (hoặcgiữa hai doanh nghiệp có thể so sánh được với nhau) đều có mức hạ thấp CPKDnhư nhau nhưng tốc độ giảm tỷ suất chi phí kinh doanh lại khác nhau, khi đó doanhnghiệp nào giảm nhanh hơn thì được đánh giá là tốt hơn

Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh thìtổng mực chi phí có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng phải đảm bảo mở rộng quy

mô, tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tăng doanh thu và tăng lợi nhuân Nếu tỷ lệ

Trang 22

tăng của chi phí nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thì tỷ suất chi phí giảm thì đánhgiá tình hình quản lý và sử dụng chi phí là tốt, có hiệu quả Trong trường hợp nàycác chỉ số ∆F’ và sẽ là những số âm, doanh nghiệp đạt được mức tiết kiệm tươngđối về chi phí Ngược lại nếu tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phíthì tỷ suất chi phí tăng lên, các chỉ số ∆F’, và là những số dương thì doanh nghiệp

sẽ lãng phí chi phí và như vậy việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp là chưa tốt và chưa hợp lý

1.2.2 Phân tích tình hình chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

có hợp lý hay không? Trong doanh nghiệp thương mại chi phí mua hàng và chi phíbán hàng là chi phí trực tiếp, do vậy các khoản chi phí này cần chiếm tỷ trọng lớn

và tăng Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ vàgiảm xuống hợp lý’

- Số liệu phân tích: Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động căn

cứ vào số liệu kế toán tổng hợp về chi phí và chi tiêts về chi phí mua hàng, chi phíbán hang và báo cáo kết quả kinh doanh

- Trình tự phân tích: Để phân tích chi phí kinh doanh cần 11 cột và tính: tỷtrọng chi phí của từng khoản mục tỏng tổng chi phí kinh doanh, tỷ suất hi phí của

Trang 23

tổng chi phí, của từng khoản mục chi phí, so sánh sự tăng gỉam về số tiền, tỷ lệ của

là hợp lý và ngược lại

+ Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng nhằm đánh giá tình hìnhbiến động tăng giảm giữa các kỳ về số tiền, tỷ trọng của các khoản mục, qua đóthấy được tình hình tăng giảm có hợp lý hay không? Nhìn chung các khoản chi phínày có thể tăng hoặc giảm, nhưng nếu đảm bảo tăng doanh thu bán hàng, tỷ lệ tăngcủa doanh thu bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí thì được đánh giá là hợp lý.+ Phân tích các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tìnhhình tăng giảm giữa các kỳ, đồng thời so sánh với các chỉ tiêu định mức sử dụng,nếu vượt so với các chỉ tiêu định mức là không hợp lý

- Số liệu phân tích: phân tích chi phí mua hàng, bán hàng, quản lý doanhnghiệp căn cứ vào số liệu kế toán tổng hợp về chi phí và chi tiết về chi phí muahàng, bán hàng, quản lý doanh nghiệp và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty

- Trình tự phân tích:

+ Để phân tích chi tiết chi phí mua hàng ta lập biểu 11 cột, sau đó tính tỷ trọngchi phí của từng khoản mục trong tổng chi phí mua hàng, tỷ suất chi phí của tổngchi phí mua hàng cũng như tỷ suất chi phí của từng khoản mục nói riêng Sau đó sosánh sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí Sosánh tỷ lệ tăng, giảm của tổng chi phí mua hàng cũng như từng khoản mục chi phímua hàng với doanh thu

+ Để phân tích chi tiết chi phí bán hàng ta lập biểu 11 cột, sau đó tính tỷ trọngchi phí của từng khoản mục trong tổng chi phí bán hàng, tỷ suất chi phí của tổng chiphí bán hàng cũng như tỷ suất chi phí của từng khoản mục nói riêng Sau đó so sánh

Trang 24

sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí So sánh

tỷ lệ tăng, giảm của tổng chi phí bán hàng cũng như từng khoản mục chi phí bánhàng với doanh thu

+ Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp ta lập biểu 11 cột, sau đó tính

tỷ trọng chi phí của từng khoản mục trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, tỷsuất chi phí của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như tỷ suất chi phí của từngkhoản mục nói riêng Sau đó so sánh sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về

tỷ trọng và tỷ suất chi phí So sánh tỷ lệ tăng, giảm của tổng chi phí quản lý doanhnghiệp cũng như từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu

1.2.4 Phân tích chi phí tiền lương

Đối với bất kỳ một công ty nào thì việc qaurn lý và sử dụng chi phí tiền lương

có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nghiệp vụkinh doanh và hiệu quả kinh tế của công ty Sử dụng quỹ lương hợp lý góp phầngiúp người lao động tăng năng suất lao động, tăng doanh số bán ra tiết kiệm chi phícho công ty Sử dụng quỹ lương hợp lý phải đảm bảo lợi ích của công ty cũng nhưlợi ích của người lao động, tức là phải đảm bảo các điều kiện sau:

Ngày đăng: 04/02/2020, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w