1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

54 651 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 161,09 KB

Nội dung

Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng.Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng.MỤC LỤCTrangTóm lược iLời cảm ơn iiMục lục iiiDanh mục bảng biểu viDanh mục sơ đồ hình vẽ viDanh mục viết tắt viiPHẦN MỞ ĐẦU viii1.Tính cấp thiết và ý nghĩa của việc phân tích chi phí kinh doanh…...viii1.1.Về góc độ lý luận………………………………………………..............viii1.2.Về góc độ thực tiễn……………………………………………………..ix2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài…………..............x3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………..x3.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….x3.2.Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………...xi4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..xi4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu………………………………….............xi4.2.Phương pháp phân tích dữ liệu………………………………………..xii5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp…………………………………….xiiiCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH……………………………………………………….. 11.1.Những vấn đề cơ bản về chi phí kinh doanh và phân tích chi phí kinh doanh…………………………………………………………….. 11.1.1.Một số khái niệm về chi phí kinh doanh……………………………… 11.1.2.Một số vấn đề lý thuyết liên quan……………………………………... 21.2.Nội dung phân tích chi phí kinh doanh……………………………… 61.2.1.Phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu……………………………………………………………………… 61.2.2.Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động……………. 71.2.3.Phân tích chi phí tiền lương…………………………………………... 91.2.4.Phân tích chi phí tài chính……………………………………………. 12CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ THÀNH CÔNG PHẠM HÙNG……………………132.1.Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng…………………………………………………………………… 132.1.1.Tổng quan về Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng……… 132.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển…………………………………….. 132.1.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh……………………………………….. 132.1.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán........................... 142.1.1.4.Khái quát về kết quả kinh doanh đạt được qua 2 năm 2010 và 2011…………………………………………………………………………….. 152.1.2.Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng……………………... 172.1.2.1.Các nhân tố chủ quan…………………………………………………. 172.1.2.2.Các nhân tố khách quan……………………………………………….. 182.2.Kết quả phân tích thực trạng chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng………………………………….. 202.2.1.Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp……………………………………… 202.2.2.2.2.2.1.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp……………………………………..Phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu…. 25 25 2.2.2.2.Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động..................... 26 a)Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động…… 27 b) Phân tích chi tiết chi phí mua hàng……………………………………. 29 c) Phân tích chi tiết chi phí bán hàng……………………………………. 32 d)Phân tích chi tiết chi phí QLDN……………………………………….. 342.2.2.3.Phân tích chi phí tiền lương…………………………………………... 36 a)Phân tích chung chi phí tiền lương…………………………………………. 37 b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương……………….. 382.2.2.4.Phân tích chi phí tài chính……………………………………………. 38CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ THÀNH CÔNG PHẠM HÙNG………………………………………………………………….... 403.1.Các kết luận và phát hiện qua phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng…………………….403.1.1.Những kết quả đạt được……………………………………………….403.1.2.Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân........................................423.2.Các đề xuất và kiến nghị nhằm sử dụng hiệu quả chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng…………453.2.1.Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh……………………453.2.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động…………………………………473.2.3.Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và xây dựng định mức chi phí…...493.2.4.Tăng cường công tác truyền thông…………………………………...503.2.5.Kết hợp quản lý chi phí kinh doanh với các mục tiêu tăng trưởng….51Kết luận xivTài liệu tham khảo xvPhụ lục xvii

Trang 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ PHÂN

TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH 1 Những vấn đề cơ bản về chi phí kinh doanh và phân tích chi phí kinh doanh

1.1.1.Một số khái niệm về chi phí kinh doanh

1.1.1.1.Chi phí

Thuật ngữ chi phí có từ thời trung cổ (từ thế kỷ thứ V sau công nguyên) từ

đó cho đến nay người ta vẫn quan niệm chi phí như là những hao phí phải bỏ ra đểđổi lấy sự thu về

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chi phí

Xét dưới góc độ kế toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩn mực số

01 “Chuẩn mực chung”: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tếtrong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sảnhoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồmkhoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: chi phí của doanhnghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và cácchi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinhdoanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định

Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về mức độ khái quát

nhưng đều thể hiện bản chất của chi phí “là những hao phí phải bỏ ra để đổi lấy sự thu về, có thể thu được dưới dạng vật chất, định lượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu về dưới dạng tinh thần hay dịch vụ được phục vụ”.

1.1.1.2.Chi tiêu

Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, sự giảm đi đơn thuần của tài sản bằngtiền trong doanh nghiệp, không kể các khoản chi tiêu đó dùng vào việc gì? Dùngnhư thế nào?

Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: chi cho quá trình mua hàng(chi mua sắm vật tư, hàng hóa…), chi cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi chosản xuất chế tạo sản phẩm), chi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa (chi vận

Trang 2

1.1.1.3.Chi phí kinh doanh

Theo giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại do trường Đạihọc Thương Mại biên soạn chi phí kinh doanh được định nghĩa như sau:

Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản mà doanhnghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh Về bản chất, chi phí kinhdoanh là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các khoản thu bằngtiền khác trong quá trình hoạt động kinh doanh Đó là quá trình chuyển dịch vốnkinh doanh vào giá thành của sản phẩm

1.1.1.4.Chi phí tiền lương

Theo giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại do trường Đạihọc Thương Mại biên soạn chi phí tiền lương được định nghĩa như sau:

Chi phí tiền lương là những khoản chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp trảcho người lao động căn cứ vào khối lượng, tính chất và hiệu quả công việc màngười lao động đảm nhận Chi phí tiền lương bao gồm lương chính, các khoản phụcấp theo lương và các khoản bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên trong danhsách lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động theo hợp đồng ngắn hạn dàihạn Trong doanh nghiệp thương mại việc quản lý và sử dụng chi phí tiền lương có

ý nghĩa rất quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nghiệp vụkinh doanh và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

1.1.1.5.Doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh

nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu (Theo chuẩn mực kế toán số 14

“Doanh thu và thu nhập khác”)

1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan

1.1.2.1.Phân loại chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại có nội dung, công dụng và tính chấtkhác nhau Cho nên để tiện cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán cần tiến hànhphân loại chi phí kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau

a) Theo bản chất kinh tế: chi phí kinh doanh thương mại được phân loại như

sau:

Trang 3

 Chi phí lưu thông bổ sung

 Chi phí lưu thông thuần túy

b) Căn cứ vào mức độ tham gia vào hoạt động kinh doanh: chi phí kinh

doanh được phân thành:

 Chi phí trực tiếp

 Chi phí gián tiếp

c) Căn cứ vào tính chất biến đổi

 Chi phí khả biến (biến phí)

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

e) Căn cứ vào nội dung kinh tế và mục đích sử dụng: chi phí kinh doanh

được chia thành các khoản mục sau:

 Chi phí nhân viên

 Chi phí nguyên vật liệu

 Chi phí công cụ, dụng cụ

 Chi phí khấu hao tài sản cố định

 Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Chi phí bằng tiền khác

Ngoài ra người ta còn phân loại chi phí kinh doanh thành chi phí kiểm soátđược và chi phí không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chìm v.v…

1.1.2.2.Mục đích của phân tích chi phí kinh doanh

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệpnước ta nhiều cơ hội và thách thức Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngoài,

có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới…Mặt khác, các

Trang 4

Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, cácdoanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanhmột cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển Muốnvậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, tăng doanh thutrong điều kiện nền kinh tế suy thoái là việc quá khó với các doanh nghiệp Bởi vậy,các doanh nghiệp thường lựa chọn việc tiết kiệm chi phí Để làm được điều nàynhiệm vụ phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên quan trọng,trong đó có phân tích chi phí chi phí kinh doanh Phân tích chi phí kinh doanh nhằmmục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản

lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình

và kết quả kinh doanh Qua phân tích có thể đánh giá được việc sử dụng chi phíkinh doanh đã hợp lý hay chưa từ đó có sự điều chỉnh, khắc phục cho kỳ kinhdoanh tiếp theo

1.1.2.3.Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích chi phí kinh doanh

Để phân tích được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại doanhnghiệp cần dựa trên vào một số nguồn tài liệu sau:

Thứ nhất: Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định

Thứ hai: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC tổng hợp, phản ánh tổngquát về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh khácnhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ

Thứ ba: Các tài liệu liên quan đến chi phí

Các tài liệu về chi phí do kế toán của doanh nghiệp cung cấp bao gồm: sổ chitiết các TK111 “Tiền mặt”, TK112 “tiền gửi ngân hàng”, TK142 “chi phí trả trướcngắn hạn, TK642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”…

Thứ tư: Các chế độ chính sách của Công ty

Bao gồm: chế độ quy định tiền lương, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, chế

độ nghỉ phép và làm thêm giờ…

Trang 5

1.1.2.4.Các chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh

a) Tỷ suất chi phí kinh doanh

Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%)của tổng chi phí kinh doanh trên tổng doanh thu Tỷ suất chi phí kinh doanh nói lêntrình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử sụng chiphí của doanh nghiệp

Tỷ suất chi phí được xác định bằng công thức

b) Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh

Là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự thay đổi về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ.Được xác định bằng công thức:

F’= F’1 – F’0

Trong đó:

F’: Mức độ tăng, giảm tỷ suất chi phí

F’1: Tỷ suất chi phí ở kỳ phân tích

F’0: Tỷ suất chi phí ở kỳ gốc

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết sự thay đổi về số tuyệt đối của tỷ suất chi phí kinh

doanh qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay yếu kém trong công tác quản lý CPKD củadoanh nghiệp

Trang 6

Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % giữamức tăng giảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ gốc.

TF = x 100

Ý nghĩa:

Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí có thể đánh giá chính xác trình độ tổ chứcquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này giúp cho người quản lýthấy rõ hơn tình hình, kết quả phấn đấu giảm chi phí bởi có trường hợp giữa hai thời

kỳ của doanh nghiệp có mức độ hạ thấp chi phí như nhau nhưng tốc độ giảm chi phílại khác nhau và ngược lại

d) Mức tiết kiệm (lãng phí) chi phí kinh doanh

Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh là kết quả của sự phấn đấu hạthấp chi phí kinh doanh hoặc làm giảm tỷ suất chi phí

Công thức: UF = F’ x M1

Trong đó:

UF: Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí

F’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí

M1: Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu này cho biết với mức doanh thu bán hàng trong kỳ và mức giảm(hoặc tăng) tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp tiết kiệm (hoặc lãng phí) chi phí là baonhiêu?

1.2 Nội dung phân tích chi phí kinh doanh

1.2.1 Phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu

Trang 7

Trong doanh nghiệp thương mại chi phí kinh doanh được sử dụng trước hếtphải tạo ra doanh thu để có nguồn bù đắp chi phí và có lợi nhuận Vì thế, để đánhgiá tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không phải xét sựbiến động tăng giảm của chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bánhàng.

1.2.1.2.Phương pháp phân tích

Khi phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bán hàngcác phương pháp được sử dụng để phân tích như: phương pháp so sánh, phươngpháp tỷ suất, tỷ lệ và phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích

1.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

Hoạt động kinh doanh có ba chức năng cơ bản, đó là chức năng mua hàng,chức năng quản lý doanh nghiệp Các khoản mục chi phí kinh doanh cũng đượcquản lý, hạch toán và phân tích theo các chức năng hoạt động để có thể nhận thức

và đánh giá một cách chính xác tình hình quản lý và chất lượng của công tác quản

lý chi phí Như vậy theo chức năng hoạt động chi phí kinh doanh đươc chia làm baloại: chi phí mua hàng, chi phí bán hành, chi phí quản lý doanh nghiệp

1.2.2.1.Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động nhằm phântích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí cho từng chức năng, qua đó thấyđược sự ảnh hưởng của nó lên các chỉ tiêu chi phí chung và hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, đồng thời đánh giá sự phân bổ chi phí theo chức năng hoạt động

có hợp lý hay không? Từ đó có những điều chỉnh kịp thời, hiệu quả

Trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, chi phí bán hàng, chi phí mua hàng

là những chi phí trực tiếp, do vậy các khoản chi phí này cần chiếm tỷ trọng và tănglên Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp, chiếm tỷ trọng nhỏ và giảmxuống là hợp lý

Để phân tích chi phí theo chức năng hoạt động ta cần tính tỷ trọng chi phícủa từng khoản mục trong tổng chi phí, tỷ suất chi phí của tổng chi phí kinh doanhcũng như tỷ suất chi phí của từng khoản mục nói riêng Sau đó so sánh sự tăng giảm

về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí

Trang 8

Về tổng thể tỷ lệ tăng tổng chi phí nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu cho nên

tỷ suất chi phí giảm Đạt được điều này là do chi phí bán hàng giả về tổng mức, tỷtrọng và tỷ mưc Tuy nhiên chi phí mua hàng và chi phí quản lý tăng lên với tỷ lệcao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, tỷ trọng, tỷ suất chi phí các khoản này đều tănglên như vậy là bất hợp lý Nếu doanh nghiệp giảm được tỷ lệ tăng tỷ trọng và tỷ suấtchi phí mua hàng và chi phí quản lý thì hiệu quả sử dụng quản lý chi phí kinh doanh

sẽ tốt hơn

Sau khi phân tích tổng hợp tình hình chi phí theo chức năng hoạt động, tatiến hành phân tích chi tiết các khoản mục chi phí cho từng chức năng hoạt động.Mục đích phân tích nhằm đánh giá sự biến động tăng giảm của từng khoản mục chiphí qua đó thấy được mục đích sử dụng từng khoản chi phí có hợp lý hay không từ

đó làm rõ nguyên nhân tăng giảm để đề ra những biện pháp khắc phục

1.2.2.2.Phân tích chi tiết chi phí mua hàng

Chi phí mua hàng là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền vớiquá trình mua vật tư hàng hóa Chi phí mua hàng là những khoản chi phí phát sinh

từ khi giao dịch, ký kết hợp đồng cho đến khi hợp đồng đã được thực hiện, hàngmua đã nhập kho hoặc đã chuyển đến địa điểm chuẩn bị bán ra (không tính trị giámua của hàng hóa) Chi phí mua hàng đã có tính chất khả biến và là một bộ phậncủa giá vốn hàng bán

Chi phí mua hàng bao gồm: chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa, chi phíphân loại bảo quản, đóng gói hàng hóa cho khâu mua, chi phí thuê kho bãi trongquá trình mua hàng, chi phí bảo hiểm hàng hóa, hoa hồng đại lý trong khâu mua,thuế trong khâu mua và chi phí bằng tiền khác

Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí mua hàng nhằm đánh giá tình hìnhtăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục chi phi, qua đó thấy đượctình hình tăng giảm có hợp lý hay không? Trong mọi trường hợp nếu doanh thu bánhàng, (hoặc giá vốn hàng bán) tăng lên thì các khoản chi phí mua hàng tăng lên làhợp lý và ngược lại

1.2.2.3.Phân tích chi tiết chi phí bán hàng

Trang 9

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ Trong các doanh nghiệp thươngmại chi phí này chiếm tỷ lệ tương đối cao bởi vì đó là những khoản chi phí trực tiếpphục vụ cho quá trình kinh doanh thương mại Khi quy mô hoạt động được mởrộng, doanh thu tăng thì tỷ trọng chi phí bán hàng cũng tăng.

Chi phí bán hàng gồm các khoản mục: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao

bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm,chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng nhằm đánh giá tình hìnhbiến động tăng giảm giữa các kỳ về số tiền, tỷ trọng của các khoản mục qua đó thấyđược tình hình tăng giảm có hợp lý hay không? Nhìn chung các khoản chi phí bánhàng có thể tăng hoặc giảm, nhưng nếu đảm bảo tăng doanh thu bán hàng, tỷ lệ tăngcủa doanh thu bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí thì đánh giá là hợp lý

1.2.2.4.Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến công tác quản

lý, bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý hành chính Đó là những khoản chi phígián tiếp, tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vàobán ra

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vậtliệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ, các khoản thuế, phí và lệphí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vu mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Phân tích các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hìnhtăng giảm giữa các kỳ, đồng thời so với các chỉ tiêu định mức sử dụng, nếu vượt sovới các chỉ tiêu định mức là không hợp lý Như vậy để có thể tiết kiệm, giảm chi phíquản lý đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng các định mức và quản lý theo địnhmức của các khoản mục chi phí

1.2.3 Phân tích chi phí tiền lương

Chi phí tiền lương là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp trả công chongười lao động căn cứ vào khối lượng, tính chất và hiệu quả công việc mà người laođộng đảm nhận Chi phí tiền lương bao gồm lương chính, các khoản phụ cấp theo

Trang 10

của doanh nghiệp bao gồm cả lao động theo hợp đồng ngắn hạn và dài hạn Trongdoanh nghiệp thương mại việc quản lý và sử dụng chi phí tiền lương có ý nghĩa rấtquan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vàhiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Phân tích chi phí tiền lương nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cáchđúng đắn, toàn diện tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp trong kỳ Qua

đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến tình hình doanh thu bán hàng và năng suấtlao động của doanh nghiệp Đồng thời, qua phân tích cũng đề ra những chính sách,biện pháp quản lý thích hợp

1.2.3.1.Phân tích chung chi phí tiền lương

Phân tích chung chi phí tiền lương nhằm đánh giá khái quát tình hình thựchiện các chỉ tiêu chi phí tiền lương Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh

để xác định sự tăng giảm về số tiền và tỷ lệ của tổng quỹ lương kỳ gốc, kỳ thực hiện

và doanh thu của hai kỳ đó để kết luận xem doanh thu và tổng quỹ lương tăng giảm

có hợp lý hay không? Việc sử dụng quỹ lương hợp lý góp phần giúp người lao độngtăng năng suất lao động, tăng doanh số bán ra, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Sử dụng quỹ lương hợp lý là phải đảm bảo lợi ích của Công ty cũng như lợi ích củangười lao động, tức là phải đảm bảo hai điều kiện sau:

Thứ nhất: Tổng quỹ lương có thể tăng lên nhưng doanh thu cũng phải tăng

và tỷ lệ tăng của doanh thu phải lớn hơn tỷ lệ tăng của quỹ lương, khi đó doanhnghiệp đạt được mức tiết kiệm

Thứ hai: Mức lương bình quân tăng lên phải trên có sở tăng năng suất laođộng, thêm vào đó tỷ lệ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tỷ lệ tăng mức lươngbình quân

Phân tích chi phí tiền lương ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tổng quỹ lương: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí tiền lương của doanh

nghiệp được sử dụng trong kỳ để thực hiện các hoạt động kinh doanh bao gồm cảquỹ lương cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

Tỷ suất tiền lương: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa tổng quỹ

lương trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ

Tỷ suất tiền lương được xác định bằng công thức:

Trang 11

Tỷ suất tiền lương trên tổng doanh thu (%) = x 100

Mức lương bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh mức lương bình quân mà người

lao động nhận được trên một đơn vị thời gian (năm, tháng)

Mức lương bình quân được xác định bằng công thức:

Mức lương bình quân 1 nhân viên (tháng) =

Ngoài các chỉ tiêu trên, phân tích tổng hợp chi phí tiền lương trong doanhnghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu số lượng lao động và năng suất lao động bình quân

1.2.3.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương nhằm đánh giá đượcnhững nguyên nhân tăng giảm, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm sử dụng cóhiệu quả quỹ lương

Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương căn cứ vào từng hìnhthức trả lương mà doanh nghiệp áp dụng và công thức tính toán tổng quỹ lương.Trong thực tế hiện nay có hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trảlương theo sản phẩm với những công thức sau:

Trả lương theo thời gian:

Tổng quỹ

lương (năm) =

Tổng sốlao động x

Thời gian laođộng ngày (tháng) x

Mức lương bìnhquân ngày (tháng)

Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương các phương pháp được

sử dụng bao gồm: phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch

Sử dụng một trong hai phương pháp trên giúp ta đánh giá được mức độ tăng giảmquỹ lương của doanh nghiệp

1.2.4 Phân tích chi phí tài chính

Trong chi phí tài chính thì chi phí trả lãi vay ngân hàng là khoản mục chiếm

tỷ trọng lớn nhất Việc sử dụng khoản mục chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến

Trang 12

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, cần phân tích tình hình chi phí trả lãitiền vay để từ đó đề ra những chính sách, giải pháp quản lý thích hợp.

Phân tích chi phí trả lãi vay nhằm kiển tra đánh giá sự biến động của chi phítrả lại vay trong thời kỳ qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng của nó đến tìnhhình và kết quả kinh doanh Qua phân tích tìm ra các khoản vốn vay, chi phí lãi suấtbất hợp lý như: vay thừa so với nhu cầu, vay quá hạn hoặc bị chiến dụng vốn vay

Từ đó có biện pháp xử lý

Chi phí trả tiền vay bao gồm những khoản mục sau:

Chi phí lãi vay ngắn hạn: Đây là những khoản chi phí trả tiền vay vốn lưu

động dùng để hoạt động kinh doanh Đó là những khoản lãi vay có hạn trả trongvòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường

Chi phí trả lãi vay dài hạn: Là những khoản chi phí trả lãi vay cho những

hợp đồng vay vốn dài hạn (trên 1 năm) dùng để đầu tư xây dựng cơ bản hoặc đầu tưtài chính dài hạn

Phân tích tình hình trả lãi vay được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêutổng chi phí lãi vay, chi phí lãi vay theo từng khoản mục (ngắn hạn, dài hạn) và tỷ lệchi phí lãi tiền vay trên tổng số tiền vay để thấy được tình hình tăng giảm

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ THÀNH CÔNG PHẠM HÙNG

Trang 13

.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

2.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

Công ty cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng thành lập ngày 21 tháng 10năm 2005 nối tiếp về quy mô và chất lượng của tập đoàn Thành Công Trải qua gần

10 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thầnđoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Công ty Cổ phần ô tô ThànhCông Phạm Hùng đã nỗ lực không ngừng để có sự tăng trưởng liên tục với thànhtích kinh doanh khá ấn tượng Đến nay Công ty đã thực sự trở thành một trongnhững nhà cung cấp ô tô hàng đầu với thương hiệu sản phẩm chất lượng uy tín đốivới người tiêu dùng Với lợi thế nằm trên trục đường chính (đường Phạm Hùng),Showroom trưng bày rộng và đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp tới năm

2009 Công ty đã có những thành tích đáng kể

Năm 2009: Trở thành một trong những Công ty triển vọng nhất của tập đoàn

Thành Công

Năm 2012: Là cơ sở xuất sắc của Hyundai Việt Nam

Trong những năm tiếp theo Công ty luôn hy vọng mang lại nhiều giá trị chokhách hàng, ước mơ của Công ty tạo cho mỗi nhân viên động lực sáng tạo ra nhữngsản phẩm, dịch vụ mới mang tính đột phá, thúc đẩy sự chuyển động cũng như manglại lợi ích cho xã hội

2.1.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Hòa nhịp với xu hướng đa phương hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Sự kiện nổi bật này ảnh hưởng không nhỏ tới

sự hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp Công ty Cổ phần ô tô Thành CôngPhạm Hùng cũng nằm trong số đó, vậy Công ty đã và đang hết sức nỗ lực cố gắngphát triển, từng bước hoàn thiện tăng sức cạnh tranh của mình để có thể đứng vững

và mạnh trên thị trường

Trang 14

Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu Công ty: Bán xe sản xuất trong nước vànhập khẩu, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe, cung cấp phụ tùng chínhhàng, ngoài ra Công ty còn cung cấp một số dịch vụ khác.

Thuận lợi cho Công ty đó là được thành lập trên cơ sở bề dày kinh nghiệmhoạt động kinh doanh của tập đoàn Thành Công, chuyên phân phối độc quyền xeHuyndai tại Việt Nam, được hoạt động kinh doanh trong môi trường chính trị vàpháp luật hết sức ổn định, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, các chínhsách mở cửa nền kinh tế, nhu cầu sử dụng ô tô của người dân cũng ngày càng tăngcao Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường cũng khiến Công typhải không ngừng cố gắng để đứng vững trên thương trường và được người tiêudùng chọn lựa

2.1.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán

Hiện nay, Công ty có 80 cán bộ công nhân viên Cơ cấu của Công ty được tổchức theo cơ chế trực tuyến chức năng, đứng đầu là ban giám đốc, sau đó là cácphòng chức năng: Phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng dịch vụ

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần ô tô Thành Công Phạm Hùng)

BAN GIÁM ĐỐC

Phòngdịch vụ

Phòng

nhân sự

Phòngkinhdoanh

Phòng kếtoán

Bộ phậnphântích

Phụtráchdịch vụ

Đại diệnbán hàng

Trang 15

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban giám đốc : Bao gồm giám đốc bán hàng, giám đốc nhân sự có nhiệm

vụ quyết định các mục tiêu phương hướng kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hàngnăm của Công ty và các quyết định về đầu tư mới

Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp bố trí nhân sự vào các vị

trí trong các phòng ban của Công ty sao cho đối tượng có thể phát huy hết khả năng

và sở trường của mình với công việc

Phòng Kế toán: Có 1 trưởng phòng và 5 nhân viên với chức năng nhiệm vụ

tổ chức hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán của Công ty theo phápluật nhà nước Việt Nam quy định Những nhân viên làm trong phòng kế toán 100%tốt nghiệp từ các trường trung cấp, Cao đẳng và Đại học đào tạo về kinh tế, chuyênngành kế toán kiểm toán hoặc kế toán tài chính

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, người tiêu dùng, chọn

lựa các nhà cung ứng đầu vào tốt nhất cho Công ty, và sau đó là đưa các sản phẩmcủa Công ty ra thị trường đồng thời thu nhập các thông tin từ thị trường để giúpCông ty có những quyết định và điều chỉnh hợp lí nhất

Phòng dịch vụ: Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về xây dựng phát triển kinh

doanh dịch vụ Tìm kiếm tổ chức, cá nhân có nhu cầu, tư vấn khách hàng, lên kếhoạch bảo trì, bảo dưỡng và đưa ra các phương án cải thiện, nâng cao chất lượngdịch vụ Tiến hành các thủ tục giao nhận phụ tùng với khách hàng Khai thác nguồnphụ tùng đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh Hỗ trợ cấp phát, báo giá phụtùng cho khách hàng dịch vụ khi được yêu cầu

2.1.1.4 Khái quát về kết quả kinh doanh đạt được qua 2 năm 2010 và 2011

Trong những năm gần đây, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với bề dày gần 10năm hoạt động, Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng đang ngày càngđứng vững trên thị trường, mở rộng quy mô và thể hiện tiềm năng hoạt động trong

tương lai Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của

Công ty trong năm 2010 – 2011

Trang 16

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng năm 2010 – 2011

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp

năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.517.881.454 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là6,576% Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2010 và 2011 đềukhá tốt, cả 2 năm đều có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn lợi nhuận nămtrước là 67.156.992 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.377%

Tuy nhiên tất cả các chi phí của doanh nghiệp đều tăng đặc biệt là chi phíquản lý doanh nghiệp tăng 162.274.299 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,115%và

Trang 17

chi phí tài chính tăng 19.345.146 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,351% , như vậyviệc quản lý chi phí ở doanh nghiệp chưa được chú trọng, doanh nghiệp cần xemxét lại các khoản chi phí và xây dựng định mức chi phí cho từng kỳ.

.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

2.1.2.1.Các nhân tố chủ quan

a) Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp

Việc tổ chức và quản lý là nhân tố quan trọng trong toàn bộ quá trình kinhdoanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp Nếu kết hợp các yếu tốcủa quá trình sản xuất – kinh doanh một cách hợp lý, doanh nghiệp sẽ sử dụng cóhiệu quả hơn về vật tư, lao động và tiền vốn kinh doanh

Cùng với đó việc xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động cũng góp phần làmgiảm chi phí cho doanh nghiệp Bộ máy tổ chức đơn giản, hiệu quả, công vệc đượcthực hiện theo một chu trình, ko chồng chéo lên nhau sẽ giúp cho việc bán hàng, xử

lý công nợ và tư vấn kinh doanh diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp, từ đó tạo

sự hài lòng trong khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí của doanhnghiệp

Ngoài ra, Công ty nên định kỳ kiểm tra đánh giá việc sử dụng chi phí, tìnhhình thực hiện CPKD, đặc biệt là các chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn quyết địnhđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó kịp thời khắc phục và đưa ra cácbiện pháp nếu như chi phí kinh doanh sử dụng không đúng mục đích hay thất thoát.Việc quản lý tài chính cũng là một ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sử dụng hiệu quảchi phí của doanh nghiệp Quản lý tài chính tốt giúp việc huy động vốn kịp thời, sửdụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh được vòng quay của vốn, tiết kiệm được các chiphí liên quan đến dự trữ hàng hóa, từ đó tiết kiệm được chi phí kinh doanh chodoanh nghiệp

b) Trình độ quản lý và sử dụng lao động

Trang 18

Trong phạm vi doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vị trí quan trọnghàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinhdoanh Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề đặt

ra trong từng doanh nghiệp Việc doanh nghiệp sử dụng giải pháp gì, những hìnhthức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất laođộng và hiệu quả kinh doanh là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp

Trình độ quản lý và sử dụng lao động tác động mạnh đến CPKD của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp tuyển chọn lao động tốt, tổ chức lao động khoa học hợp

lý sẽ kích thích người lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cắt giảmchi phí do dư thừa lao động Chế độ đãi ngộ lao động trong Công ty khá tốt, thu hútđược nhiều lao động có trình độ, gắn bó lâu dài với Công ty Tuy nhiên bộ phânnhân sự cần làm việc có hiệu quả hơn để quản lý thời gian làm việc của nhân viêntrong Công ty, tránh tình trạng đi muộn, về sớm và nâng cao hiệu quả làm việctrong giờ

c) Chính sách bán hàng của doanh nghiệp

Do đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mà chính sách bán hàng luôn đượcban quản trị Công ty chú trọng, việc đưa ra những chính sách bán hàng để thu hútđược khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp luôn là một bàitoán khó Chính sách bán hàng của Công ty được xem xét thực hiện theo từng thời

kỳ và từng chiến lược kinh riêng

Để triển khai một chiến lược bán hàng, bộ phận kinh doanh tại Công ty CổPhần ô tô Thành Công luôn phải xây dựng định mức chi phí, tuy nhiên việc xâydựng định mức chi phí chưa bám sát thực tế và chưa đem lại hiệu quả cao, Công tynên có những điều chỉnh để đem lại hiệu quả cao hơn

2.1.2.2 Các nhân tố khách quan

a) Chính sách pháp luật của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được tự do lựa chọn loại hìnhkinh doanh cho doanh nghiệp mình trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam quy định

Hệ thống pháp luật, các chính sách vĩ mô của nhà nước đều ảnh hưởng đến công tácquản lý và sử dụng CPKD của các doanh nghiệp Thị trường ô tô trong nước vẫn

Trang 19

đang bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách về giá bán Và phá sau đó là một loạtcác vấn đề về định hướng, chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô và thịtrường ô tô Việt Nam.

Trong những năm gần đây, thị trường ô tô trong nước bắt đầu chịu ảnhhưởng mạnh mẽ hơn từ các thay đổi về chính sách thuế, đặc biệt là các loại thuếnhập khẩu xe nguyên chiếc, thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, thuế GTGT và thuếtiêu thụ đặc biệt Các nhà quản lý cho rằng mức thuế như vậy là hợp lý góp phầnđiều chỉnh nền kinh tế Tuy nhiên với các doanh nghiệp trong ngành như HyundaiPhạm Hùng thì gặp không ít khó khăn bởi sự điều tiết liên tục

Xét về cơ cấu theo đánh giá của các nhà kinh doanh thuế đang chiếm từ 50%đến trên 60% giá bán , còn lại là chi phí nhập khẩu và lợi nhuận của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp kinh doanh cũng như người tiêu dùng luôn hy vọng thuế và cácchính sách của nhà nước ổn định và phù hợp để thị trường xe ô tô sôi động hơn

b) Môi trường cạnh tranh

Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO theo đó sự canh tranhgiữa các doanh nghiệp trong ngành ô tô ngày càng gay gắt hơn Thuế nhập khẩu ô

tô nguyên chiếc cao, trong khi lệ phí trước bạ chuyển quyền sở hữu đối với xe đăng

ký lần thứ hai giảm xuống còn 2%, điều này sẽ là động lực để người tiêu dùng lựachọn mua xe cũ Theo tính toán của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách pháttriển công nghiệp (Bộ Công Thương), đến giai đoạn 2010-2015 nhu cầu tiêu dùng

xe ôtô tại Việt Nam sẽ tăng nhanh (từ mức trung bình 18 xe/1.000 dân hiện nay lênkhoảng 50 xe/1.000 dân) Và dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm tới70% thị trường Các nhà kinh tế cũng nhận định nhu cầu sử dụng ôtô ở Việt Namrất đa dạng, nhìn trên đường các loại xe lưu thông trên thị trường vô cùng phongphú, nhiều dòng, nhiều đời, nhiều thương hiệu Sự xuất hiện của nhiều hãng xe xâmnhập vào thị trường Việt Nam cho thấy, đây vẫn là thị trường rất tiềm năng Bêncạnh các dòng xe sang của các hãng xe nổi tiếng thế giới như Audi, Mercedes,BMW… là sự xuất hiện của dòng xe như: Ford, Toyota …Một môi trường cạnhtranh gay gắt sẽ là khó khăn không chỉ với Hyundai Phạm Hùng mà cả tập đoànThành Công

Trang 20

Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến tình hình hoạt động kinhdoanh cũng như chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là trình độ phát triển, mứcsống của người dân Có thể thấy khoa học phát triển đã mang lại thuận lợi cũng nhưlàm thay đổi điều kiện cũng như năng lực hoạt động của doanh nghiệp Về phíaCông ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng, Công ty đã đầu tư mua sắm nhiềutrang thiết bị mới phục vụ cho việc quản lý đạt hiệu quả, tránh thất thoát chi phí quanhiều khâu xử lý Ngoài ra, xử lý các thông tin bằng hệ thống máy tính, phần mềmgiúp tăng năng suất lao động, thông tin đưa ra mang tính kịp thời góp phần tích cựctrong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

.2 Kết quả phân tích thực trạng chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

2.2.1 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp

Quá trình thực tập tốt nghiệp, để có thêm những thông tin cần thiết cho quátrình thực tập chuyên sâu của mình với đề tài “ Phân tích chi phí kinh doanh tạiCông ty Cổ Phần ô tô Thành Công Phạm Hùng” tôi đã sử dụng bảng câu hỏi điềutra gồm 15 câu hỏi xoay quanh vấn đề quản lý của Công ty Đặc biệt là về quản lýchi phí kinh doanh để có cái nhìn khách quan và đánh giá sát sao hơn công tác sửdụng và quản lý chi phí kinh doanh tại đơn vị

Quá trình thực hiện điều tra được tổng hợp thành kết quả điều tra trắc nghiệmdưới đây:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

Trang 21

STT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời

Kết quả điều tra

Số phiế u

Tỷ lệ (%)

Theo Ông/bà các doanh

nghiệp hoạt động trên lĩnh

vực thương mại có cần đến

bộ phận phân hay không?

A: Có

28 87.50B: Không

4 12.503

doanh nghiệp gồm bao

nhiêu người? (nếu có)

B: Lớn hơn hoặc bằng 3 32 100.00

5

Phương pháp phân tích được

sử dụng tại doanh nghiệp?

Theo Ông/bà khi tiến hành

phân tích chỉ tiêu phân tích

Trang 22

Số phiếu Tỷ lệ (%)

8

Công ty có tiến hành phân

tích chi phí kinh doanh

Xin ông/bà cho biết tại

Công ty chi phí nào chiếm

đến lợi nhuận của doanh

nghiệp hay không?

Ông/bà đánh giá như thế

nào về việc quản lý chi phí

Theo Ông/bà phương pháp

nào sau đây giúp các DN

Qua bảng tổng hợp điều tra trắc nghiệm trên ta có một số đánh giá như sau:

Số lượng phiếu phát ra để lấy ý kiến là 40 phiếu, đối tượng được hỏi là cácnhân viên ở tất cả các bộ phận của Công ty trong đó phiếu được phát cho đầy đủ

Trang 23

nhân viên thuộc bộ phận kế toán và bộ phận phân tích Tổng số phiếu thu về quacuộc điều tra là 32 phiếu, đạt 80%

Kết quả cho thấy 100% số phiếu khẳng định doanh nghiệp có bộ phận phântích, bộ phận phân tích được sử dụng sau khi Công ty thành lập một vài năm Đồngthời, tất cả các phiếu đều lựa chọn doanh nghiệp mình có lớn hơn 3 nhân viên phụtrách phân tích

Trong số những phiếu thu về có 87,5% cho rằng doanh nghiệp hoạt động trênlĩnh vực thương mại cần đến bộ phận phân tích, còn lại 12,5% thì cho rằng điều này

là không cần thiết và gây lãng phí cho doanh nghiệp

Để tìm hiểu về quy mô của bộ phận phân tích, người thực hiện đề tài đã nêu

ra câu hỏi 4 với nội dung “Bộ phận phân tích của doanh nghiệp gồm bao nhiêungười?”, 100% ý kiến trả lời là lớn hơn 3 nhân viên Qua quá trình thực tập, tôiđược biết bộ phận phân tích của doanh nghiệp gồm 4 nhân viên Như vậy, kết quảtrả lời phiếu điều tra thể hiện phần nào mức độ chính xác của thông tin trong phiếu

Qua kết quả điều tra (câu hỏi 5), được biết bộ phận phân tích của doanhnghiệp đã sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, so sánh để phân tích vàđánh giá về tình hình kinh của doanh nghiệp, từ đó tham mưu với ban quản trị về tỷ

kế hoạch thực hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí… cho doanh nghiệp

Trong số 04 người thuộc bộ phận phân tích được hỏi về khối lượng công việc

ở bộ phận mình thì 75% tương ứng với 03 người cho rằng với công việc như hiệntại là vừa phải, không quá nhiều Còn lại, 25% tương ứng với 01 người cho rằngcông việc ở bộ phận mình như vậy là nhiều cần cắt giảm

Nhận thức về tầm quan trọng của chi phí kinh doanh trong mỗi nhân viên tạiCông ty được thể hiện qua câu hỏi 7 Có 46,88% tương ứng với 15 người cho rằngkhi tiến hành phân tích chỉ tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất, 28,13% tương ứng với

09 người lại đưa ra ý kiến hiệu quả sử dụng vốn là quan trọng nhất, còn lại chỉ có25% tương ứng với 08 người trả lời phân tích CPKD là quan trọng nhất

Kết quả điều tra cho thấy doanh nghiệp có tiến hành phân tích chi phí kinhdoanh và phân tích chi phí kinh doanh được thực hiện tại bộ phận phân tích củachính doanh nghiệp Tuy nhiên, khi được hỏi chỉ có 93,75% tương ứng với 30

Trang 24

tương ứng với 02 người không biết doanh nghiệp mình có tiến hành phân tích chiphí kinh doanh Đồng thời, 100% câu trả lời khẳng định doanh nghiệp mình tiếnhành phân tích chi phí kinh doanh định kỳ hằng năm.

Có 65,63% ý kiến cho rằng phân tích chi phí bán hàng là quan trọng nhất khitiến hành phân tích chi phí kinh doanh 21,88% lại cho rằng quan trọng nhất là chiphí mua hàng, còn lại lựa chọn chi phí QLDN Thêm vào đó, khi được hỏi về chiphí nào trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất thì 62,5% lựa chọn chi phí bánhàng, 21,875% lựa chọn chi phí mua hàng, còn lại 12,5% cho rằng đó là chi phíQLDN

Trả lời câu hỏi về phân tích CPKD có ảnh hưởng tới lợi nhuận hay không có100% ý kiến trả lời là Có Như vây, có thể khẳng định phần nào nhận thức về tầmquan trọng của CPKD đối với mỗi nhận viên trong doanh nghiệp

Khi được hỏi về hiệu quả quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty mình84,38% ý kiến cho rằng doanh nghiệp đã và đang thực hiện tốt, còn lại 15,63% ýkiến còn lại đánh giá là chưa tốt Tuy nhiên, trong số 5 người cho rằng việc quản lýchi phí hiện tại của doanh nghiệp cần có những điều chính thì có 4 người thuộc bộphận phân tích

Câu hỏi số 15 yêu cầu người được điều tra chọn những phương pháp có thểgiúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thì 100% lựa chọn cả 3 phương án: tăng năngsuất lao động, lập định mức chi phí và xây dựng bộ máy quản lý phù hợp

2.2.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1 Phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu a) Mục đích phân tích

Phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng thường được Công ty Cổ phần ô tô Thành Công PhạmHùng coi trọng và tiến hành phân tích theo định kỳ Trong nền kinh tế thị trường

Trang 25

vấn đề đặt lên hàng đầu là hiệu quả kinh doanh, từ đó mới có thể đứng vững trênthị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác lại có điều kiện tích lũy và

mở rộng sản xuất kinh doanh Hoạt động phân tích vì vậy mà mang tính ý thức, nó

có tác dụng giúp doanh nghiệp tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để củng cố và pháthuy hoặc khắc phục, cải tiến quản lý Phát huy mọi tiềm năng của thị trường, khaithác tối đa nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinhdoanh

Việc phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu giúp choCông ty thấy được mức độ tăng giảm chi phí trong kỳ có phù hợp, tương ứng vớidoanh thu đạt được hay không? Từ đó có những điều chỉnh kịp thời để lợi nhuậntrong doanh nghiệp thu được là lớn nhất

b) Phương pháp phân tích

Để phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bánhàng bộ phận phân tích của doanh nghiệp sử dụng biểu đồ phân tích gồm 5 cột, cácchỉ tiêu phân tích bao gồm: Tổng doanh thu, chi phí kinh doanh, tỷ suất chi phí,mức độ tăng giảm TSCF, tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí, mức độ tiết kiệm (lãngphí) về chi phí

Khi phân tích phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá sự biến độngtăng giảm các chỉ tiêu chi phí giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, qua đó thấy được tácđộng ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện doanh thu bán hàng Phương pháp tỷsuất giúp xác định tỷ suất chi phí, phản ánh trình độ tổ chức quản lý chi phí củadoanh nghiệp

Các phương pháp phân tích được thể hiện rõ hơn qua bảng phân tích chungchi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu bán hàng

Bảng 2.2 Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tô Thành Công Phạm Hùng

ĐVT: VNĐ

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Trang 26

Nhận xét: Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 tăng 471.639.350

VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 18,82%, trong khi đó doanh thu tăng 2.801447.155VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,32%, tỷ lệ tăng của chi phí kinh doanh lớn hơn

tỷ lệ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất chi phí của doanh nghiệp tăng 0,70% vớitốc độ tăng là 10,72%, doanh nghiệp lãng phí 288,327,377 VNĐ Như vậy có thểđánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp là chưa tốt.Doanh nghiệp cần xem xét đánh giá lại để tiết kiệm chi phí cho các năm sau

2.2.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

Theo chức năng hoạt động chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần ô tôThành Công Phạm Hùng được chia thành: chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp Kết quả phân tích giúp công nắm bắt được mức chi phícủa từng khâu trong hoạt động kinh doanh của mình Từ đó xem xét mức độ tăng,giảm có phù hợp với quy mô kinh doanh trong kỳ hay chính sách bán hàng củadoanh nghiệp hay chưa?

a) Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động là khâu đầutiên trong phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động Từ đó nhận thứcmột cách tổng quát nhất tình hình tăng giảm về số tiền và tỷ trọng của các khoảnmục chi phí Để phân tích ta cần tính tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong tổng chiphí của doanh nghiệp, từ đó tính tỷ suất các khoản mục chi phí kinh doanh và tổng

Trang 27

chi phí So sánh mức độ tăng giảm về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng và tỷ suất để rút ra nhậnxét.

Như vậy, khi phân tích cần sử dụng biểu 11 cột và gồm các chỉ tiêu: chi phímua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tổng chi phí và chỉ tiêudoanh thu Ngoài ra, để phân tích cần sử dụng thêm phương pháp so sánh, tỷ suất,

tỷ lệ để thấy được sự thay đổi của chi phí năm 2011 và 2010

Ngày đăng: 08/04/2016, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w