Bằng các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ ra nội dung quản lý Nhà nước đốivới phạm vi thành phố Thái Bình về hệ thống chợ, thực trạng công tác quản lý đối vớihoạt động kinh doanh tại c
Trang 1TÓM LƯỢC
Chợ là một loại hình thương mại truyền thống, lâu đời không thể không đề cậpđến khi nghiên cứu về hạ tầng thương mại Việc nghiên cứu về vấn đề quản lý Nhànước đối với hệ thống chợ là vô cùng cần thiết với sự phát triển thương mại cả nướcnói chung và hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố Thái Bình nói riêng Để hệthống chợ phát triển và hoạt động có hiệu quả thì vai trò của cơ quan chức năng trongviệc ban hành và thực thi chính sách quản lý; định hướng, dẫn dắt hoạt động của cácchủ thể trong hệ thống là rất quan trọng
Bằng các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ ra nội dung quản lý Nhà nước đốivới phạm vi thành phố Thái Bình về hệ thống chợ, thực trạng công tác quản lý đối vớihoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây Từ
đó thấy được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý Nhànước, sự cần thiết của việc hoàn thiện quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố TháiBình để có những giải pháp, kiến nghị hợp lý phát triển chợ nhằm phát triển hạ tầngthương mại tạo nền tảng cho hoạt động thương mại hiệu quả
11
Trang 2em hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện đề tàiDương Quỳnh Mai
Trang 3MỤC LỤC
33
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có những bước chuyển tích cực, thunhập và chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng hóangày càng tăng Chính vì vậy, hoạt động mua bán và các hình thức tổ chức thương mạidiễn ra ngày một tấp nập và mở rộng hơn.Là một loại hình thương nghiệp có tính chấttruyền thống ,chợ ra đời và phát triển song song với sự phát triển của xã hội Theo sốliệu thống kê của Bộ Công thương, tính đến cuối năm 2013, cả nước có gần 9.000 chợcác loại, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của các hộ gia đình, 724 siêu thị và 132trung tâm thương mại, vài trăm cửa hàng tiện ích.Tuy nhiên, 75% người dân vẫn giữthói quenmua sắm tại chợ truyền thống.Do đó, khi đời sống nâng cao ,nhu cầu trao đổihàng hóa lớn thì chợ cũng ngày càng phát phát triển
Thành phố Thái Bình là tỉnh lị của tỉnh Thái Bình - một tỉnh nằm ở đồng bằngsông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Thành phố là trung tâm kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng,… của tỉnh Đây cũng là nơi có hệ thống chợ được hình thành
và duy trì từ lâu Hệ thống chợ của thành phố Thái Bình là nơi các hộ kinh doanh, cácthương nhân thực hiện các giao dịch hàng ngày, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của ngườidân trên địa bàn thành phố
Tuy nhiên, cũng giống như hệ thống chợ hiện nay ở nước ta, hệ thống chợ trênđịa bàn thành phố Thái Bình còn tồn tại nhiều yếu kém như cơ sở vật chất kĩ thuật tạihầu hết các chợ chưa được đầu tư hợp lý, nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng chợ cònhết sức khó khăn, nên công tác xử lý rác thải trong hoạt động trao đổi tại các chợ chưa đượcquan tâm, gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối vớicác mặt hàng tươi sống, hệ thống an ninh, phòng, chống cháy nổ không đầy đủ gây nguy cơcháy nổ cao.Nhiều chợ được hình thành tự phát, phân bố không đồng đều nên công tácquản lý không được kiểm soát chặt chẽ, cũng như HĐKD tại các chợ này không đượcquy định, điều chỉnh theo chính sách, pháp luật Các chính sách về quản lý chợ hiệnnay chưa phù hợp với quy hoạch toàn ngành thương mại, quy hoạch mạng lưới chợtrên địa bàn, công tác quản lý chợ của các bộ phận chịu trách nhiệm còn nới lỏng tạođiều kiện cho các hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không khoa học, phi phápdiễn ra Bên cạnh đó là ý thức chấp hành quy định, chính sách của các hộ kinh doanh
và người tiêu dùng còn yếu
Với các hạn chế này, cần thiết có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để tăngcường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành Thái
Bình.Chính vì những lý do nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài : “ Quản lý nhà nước đối với hệ thông chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình ”
Trang 72 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan
Về vấn đề QLNN đối với hệ thống chợ có nhiều công trình nghiên cứu Dưới đây
là một số công trình nghiên cứu có liên quan :
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Thạc sĩ – Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
Luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý thuyết về chợ, hệ thống chợ, quản lý nhànước đối với hệ thống chợ; nêu được những kinh nghiệm quản lý hệ thống chợ ở trongnước và quốc tế đồng thời rút ra bài học cho địa bàn nghiên cứu Luận văn cũngnghiên cứu về địa bàn nhận định khó khăn thuận lợi, làm rõ thực trạng công tác quản
lý Nhà nước trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn cũng chỉ rađược những vấn đề, nguyên nhân và giải pháp khắc phục, kiến nghị đối với các cấpquản lý
quận Cầu Giấy Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Thương Mại
Luận văn đã làm rõ thực trạng phân bổ mạng lưới , quy mô , cơ sở vật chất , hoạtđộng kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như công tác quản lý củanhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn quận Luận văn cũng chỉ ra được nhiều vấn
đề , nguyên nhân và hạn chế cùng giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề đó
Nội nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố, Luận văn tốt nghiệp khoa Thương mại và kinh doanh quốc tế - Đại học Kinh tế Quốc dân.
Luận văn đã làm rõ thực trạng đầu tư, phân bố, quy hoạch, kinh doanh tại cácchợ trên địa bàn, cũng như hoạt động QLNN của Sở Công thương Hà Nội nhằm pháttriển hệ thống chợ Và công trình nghiên cứu này cũng đã phát hiện được các vấn đềcòn hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế về công tác QLNN đối với hệthống chợ Luận văn đã đưa ra định hướng và giải pháp khá chi tiết để giải quyết vấn
đề tồn tại nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các giải phápliên quan tới cơ chế, chính sách quản lý
trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại.
Luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại tại các trung tâm thương mại và siêuthị, là loại hình thương mại hiện đại hiện nay Bài nghiên cứu đã sử dụng các mô hìnhnghiên cứu về thương mại quốc tế, các lý thuyết kinh tế của các trường phái cổ điển và
cả các lý thuyết kinh tế hiện đại để làm cơ sở nghiên cứu đề tài Luận văn đã nêu rõ
77
Trang 8thực trạng HĐKD và thực trạng QLNN đối với các HĐKD tại các trung tâm thươngmại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tập trung vào nghiên cứu nội dung cácchính sách QLNN của trung ương và địa phương; đưa ra các giải pháp mang tính chiếnlược đối với tỉnh Bắc Giang để hoàn thiện chính sách QLNN về HĐKD tại các loạihình kinh doanh thương mại này.
Những kế thừa và rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên:
- Đề tài đã đưa ra hệ thống lý luận chặt chẽ, phù hợp với phạm vi nghiên cứu, đi sâu vàonội dung thực trạng QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn nghiên cứu
- Kế thừa những nghiên cứu về nội dung các quy định, chính sách QLNN đối với hệthống chợ thuộc phạm vi cả nước để có sự đối sánh khi phân tích thực trạng nội dung
và việc thực hiện các hoạt động quản lý tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Sự khác biệt của luận văn với ba công trình nghiên cứu trên:
- Đề tài nghiên cứu công tác QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố TháiBình, tỉnh Thái Bình là đề tài có sự khác biệt về đối tượng và phạm vi nghiên cứu sovới những công trình trên
- Đề tài chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong QLNN để cónhững giải pháp phù hợp tăng cường công tác QLNN đối với hệ thống chợ trên địabàn thành phố Thái Bình
Vì vậy có thể khẳng định đề tài “Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.” có tính mới về nội dung và không
trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào khác
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Nhận định rõ tính cấp thiết trong việc hoàn thiện QLNN đối với hệ thống chợhiện nay, đề tài “ Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố TháiBình ” đã tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến:
- Chợ là gì?
- QLNN về hệ thống chợ là như thế nào?
- Có những nội dung gì trong QLNN đối với hệ thống chợ?
- Tỉnh Thái Bình đã ban hành các nội dung quản lý nào?
- Việc thực hiện các chính sách quản lý của tỉnh và thành phố đã phù hợp hay chưa, có
sự phối hợp với các Bộ, Sở, ban ngành như thế nào?
- Thành phố Thái Bình đã đạt được kết quả gì trong QLNN đối với hệ thống chợ trongthời gian qua? Những giải pháp nào là cần thiết để khắc phục các hạn chế nhằm hoànthiện QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố?
Trang 94 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đổi với hệ thống chợ trên địa bàn thànhphố Thái Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý của nhànước, tỉnh Thái Bình và thành phố Thái Bình đang áp dụng đối với hệ thống chợ trênđịa bàn thành phố, nghiên cứu thực trạng quy hoạch, tổ chức và quản lý chợ trên địabàn thành phố thông qua thực trạng hoạt động, cơ sở vật chất, các cơ chế chính sáchtrong tổ chức quản lý của địa phương
- Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích và sử dụng số liệu năm 2011 đến năm
2015
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đốivới hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
4.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát : Tìm hiểu thực trạng của hệ thống chợ trên địa bàn thành phốThái Bình, có những đánh giá khách quan về những thuận lợi và khó khăn trong việc
sử dụng các phương pháp và công cụ nhằm tổ chức, quản lý chợ Đề tài sẽ đưa ra một
số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách tổ chức quản lý đốivới hệ thống chợ trên địa bàn thành phố
Mục tiêu cụ thể :
- Chỉ ra nội dung, biện pháp quản lý trong 5 năm 2011-2015 của các cơ quanchức năng thành phố Thái Bình đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố dựa trêncác hướng dẫn của cơ quan Trung ương
- Xem xét việc thực hiện các quy định về chợ của các chủ thể tham gia kinhdoanh cũng như của cán bộ quản lý
- Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý và thi hành quy định trong QLNN đốivới hệ thống chợ bằng cách chỉ ra những thành công, phát hiện được vấn đề là hạn chếcũng như nguyên nhân của hạn chế đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệthống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học Mụcđích của thu thập dữ liệu là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giảthuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cưú Đề tài sử dụng cách thu thập dữ liệu thứ cấp
là chủ yếu
99
Trang 10Cách xử lý dữ liệu: Từ các dữ liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, chọn lọc dữliệu thích hợp sau đó phân tích và đánh giá dữ liệu.
5.2 Các phương pháp phân tích và xử lý tổng hợp dữ liệu
Phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được thông tin, sốliệu cần thiết Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thuthập được từ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
• Phương pháp thống kê: Phương pháp bảng biểu, đồ thị
Phương pháp này sử dụng các con số kết hợp với hình vẽ, màu sắc để trình bàycác đặc điểm của hiện tượng Ngoài tác dụng phân tích, ta nhận thức được đặc điểm cơbản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, giúp tác giảthực hiện đề tài thuận tiện hơn trong việc phân tích kết quả thu được đồng thời giúpngười đọc dễ hiểu, dễ nhớ và nắm bắt vấn đề hơn
• Phương pháp phân tích cơ bản : Là sự phân tích những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đếncông tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
• Phương pháp phân tích tổng hợp : Sau khi tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích dữliệu, ta phân tích tổng hợp để đưa ra các kết luận cuối cùng
Đề tài cũng sử dụng các phương pháp khác như : phương pháp so sánh, phươngpháp quan sát, …
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,danh mục từ viết tắt, phụ lục, khóa luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ.Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thànhphố Thái Bình
Chương III: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thốngchợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Trang 11ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm chợ
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155): "Chợ lànơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngàytheo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ , Chính phủ banhành ngày 14 tháng 01 năm 2003 “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hìnhthành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quyhoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vựcdân cư"
Theo Nghị định số 11/VBHN-BCT , quy định về phát triển và quản lý chợ của
Bộ Công Thương ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2014 “ Chợ là loại hình kinh doanhthương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tạimột địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầutiêu dung của khu vực dân cư ”
Vậy, chợ là một loại hình thương mại có tính chất truyền thống, là bộ phận cấuthành quan trọng trong mạng lưới thương mại xã hội; chợ là nơi diễn ra hoạt động traođổi mua bán để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người dân; được hình thành và pháttriển do yêu cầu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
a Quản lý nhà nước về thương mại
Theo giáo trình “ Quản lý nhà nước về thương mại” – NXB Thống Kê – 2015(tr.22): “ Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhànước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đề duy trì vàphát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước và những mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạnphát triển của đất nước”
QLNN về kinh tế: là quá trình tác động có ý thức và liên tục, phù hợp với quyluật của các cơ quan quản lý nhà nước trên tầm vĩ mô đến các hoạt động kinh tế, cácquy trình kinh tế nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điều kiện môitrường luôn biến động
QLNN về thương mại: là một bộ phận hợp thành của QLNN về kinh tế, là sự tácđộng có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về
1111
Trang 12thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ vàchính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định.
b Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Từ việc tìm hiểu khái niệm về quản lý nhà nước , ta có khái niệm về quản lý nhànước đối với hệ thống chợ như sau: “ Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ là tácđộng của Nhà nước với các hình thức của bộ máy Nhà nước đối với hệ thống chợ đểđảm bảo cho hệ thống chợ phát triển theo đúng những mục tiêu đã định, ngăn ngừa cáckhuynh hướng phát triển sai lệch, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện phát triển sai trái
1.2 Một số lý thuyết về hệ thống chợ và quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
1.2.1 Phân hạng chợ
Theo cách phân hạng chợ trong Điều 3 Nghị định số 11/VBHN-BCT về pháttriển và quản lý chợ, Chính phủ ban hành, ngày 23 tháng 1 năm 2013, dựa trên các tiêuchuẩn nhất định chợ được phân hạng như sau:
- Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên
cố, hiện đại theo quy hoạch Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quantrọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế vàđược tổ chức họp thường xuyên Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạtđộng của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa,kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệsinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác
- Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, đượcđầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch Được đặt ở trung tâm giaolưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụtối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đolường, vệ sinh công cộng
- Chợ hạng 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa đượcđầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hànghóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận
Ngoài ra, còn có nhiều tiêu chí khác để phân loại chợ :
Theo địa giới hành chính, có hai loại chợ là chợ đô thị và chợ nông thôn
Chợ đô thị là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn Do ởđây, đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thànhphố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợ cũng được chú
Trang 13trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh Phương tiệnphục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ này thườngtốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
Chợ nông thôn là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã.Hình thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dântộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy mônhỏ lẻ, manh mún Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắc truyền thốngđặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau
Theo tính chất mua bán có thể phân chia thành hai loại là chợ bán buôn và bán lẻ:
Chợ bán buôn là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thànhphố, thị xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung vói khối lượng hàng hoá lớn.Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi Các chợnày thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán lẻ trong vàngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu Các chợ này códoanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có bản lẻ nhưng tỷtrọng nhỏ
Chợ bán lẻ là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụmdân cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng
Theo tính chất và quy mô xây dựng, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bánkiên cố và chợ tạm:
Chợ kiên cố là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một côngtrình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm) Chợ kiên cốthường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất từ6000-9000 m2 Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện
lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua báncủa cả vùng rộng lớn
Chợ bán kiên cố là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh Bên cạnh những hạngmục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xâydựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10
1313
Trang 14năm) và thiếu tiện nghi Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất
3000-50000 m2 Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên
xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn
Chợ tạm là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tínhchất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn kém.Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có chợ được dựnglên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội…)
1.2.2 Mô hình quản lý chợ
Hiện nay, quản lý chợ chủ yếu theo hai mô hình : Ban quản lý và doanh nghiệp
Trang 15Tổ kiểm tra
Tổ điện nước
Tổ vệ sinh môi trườngTổ quản lý ngành hàng
Tổ trông giữ bảo quản tài sản
Tổ cung cấp thông tin thị trườngTổ kiểm định số lượng chất lượng
Tổ y tế
a. Ban quản lý
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lýchợ: "Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt độngthường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Khobạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinhdoanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật"
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp cóthẩm quyền quyết định lập và giao cho Ban quản lý chợ quản lý một hoặc một số chợ(liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý Trường hợp lập Ban quản lý liên chợ thì
ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ
Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động trongphạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng với thương nhân vềthuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm côngtác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩmtrong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩmquyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lýcác vi phạm về Nội quy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạtđộng tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ chocác cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo ban quản lý
1515
Trang 16(Nguồn : http://voer.edu.vn)
b. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp đượcthành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng kýkinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí chothuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độc lậpnhư các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của Luậtdoanh nghiệp
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí với mộtmức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại chợ.Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địaphương nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp
Trang 17Nguồn : http://voer.edu.vn
1717
Trang 181.2.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Quản lý nhà nước giúp định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể traođổi trong hệ thống chợ trên địa bàn Vai trò này được thể hiện qua việc quy hoạch, tổchức và quản lý đối với hệ thống chợ trên địa bàn và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phân bố và phát triển mạng lưới Các cơ quan quản lý thông qua thực trạng về cáchoạt động của các chợ để đưa ra định chế nhằm tổ chức và quản lý chợ
Quản lý nhà nước có vai trò tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh trong
hệ thống chợ trên địa bàn Điều này được thể hiện thông qua các chính sách cơ chế củađịa phương nhằm rang buộc sự hoạt động của các chợ
Quản lý nhà nước giúp hỗ trợ các chủ thể kinh doanh tại chợ và giải quyết cácmâu thuẫn tranh chấp thương mại trong hoạt động kinh doanh tại chợ Nhà nước và địaphương sẽ hỗ trợ các chủ thể kinh doanh trên hệ thống chợ sao cho phù hợp với hoàncảnh và sự phát triển của địa phương, cùng với đó giải quyết các tranh chấp thươngmại thông qua pháp luật, các quy định và định chế nhằm hướng các hoạt động kinhdoanh trên hệ thống chợ phát triển đúng quy định
Quản lý nhà nước điều tiết các quan hệ và hoạt động thương mại nảy sinh trên hệthống chợ Các hoạt động thương mại nảy sinh trên hệ thống chợ sẽ được giải quyếtchủ yếu thông qua thị trường, tuy nhiên sự điều tiết của Nhà nước và địa phương vẫn
là rất cần thiết Bởi các hoạt động và sự phát triển của chợ cần đi theo đúng hướngtrong quy hoạch phát triển của địa phương
Sự phát triển của hệ thống chợ cũng luôn cần sự giám sát kiểm tra của Nhà nướcnhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của hệ thống chợ trong quy hoạch phát triểncủa địa phương Sự phát triển của hệ thống chợ là một bộ phận trong sự phát triển củađịa phương cho nên việc thực hiện các mục tiêu của hệ thống chợ cần có sự kiểm tragiám sát để phát triển phù hợp với mục tiêu chung
1.2.4 Các phương pháp quản lý đối với hệ thống chợ
a Phương pháp kinh tế
Là tổng thể các biện pháp kinh tế tác động vào hệ thống chợ, Nhà nước hoặcchính quyền địa phương sử dụng động lực kinh tế kích thích, thu hút các chủ thể thamgia kinh doanh và đầu tư vào hệ thống chợ
Chính quyền sử dụng các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp hay hỗ trợ lãi suấttín dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong hoạtđộng thương mại tại chợ Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩyphát triển của hệ thống chợ như mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất…
b Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
Trang 19Do đặc thù của hệ thống chợ liên quan đến nhu cầu dân sinh nên phương phápnày có vai trò quan trọng trong việc giác ngộ hay nhận thức các chủ thể kinh doanhhay người dân Làm cho họ nâng cao sự hiểu biết đúng sai, tốt xấu, lợi hại,… tronghoạt động của mình.
Chính quyền có thể thông qua các bộ máy tổ chức, hệ thống truyền thông dướicác hình thức khác nhau và phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục, động viêncác chủ thể kinh doanh, các nhà đầu tư nhằm phát triển hoạt động thương mại tại cácchợ theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ gìn an ninh trật tự
… trong khuôn khổ chính sách và luật pháp hiện hành
c Phương pháp hành chính
Phương pháp này tác động trực tiếp vào hoạt động tại chợ thông qua các quy địnhpháp luật, chính sách và các quy định hành chính khác của Nhà nước và địa phương, bắtbuộc phải thực hiện các quy định đó, trật tự kỉ cương tại các chợ trên địa bàn
1.3 Nội dung và các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
1.3.1 Nội dung quản lý nhà nước về chợ
a Ban hành và tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách, pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố
Trên cơ sở quản lý nhà nước đối với hệ thống Chợ nói chung, các địa phương sẽban hành các văn bản, quy định về cơ chế, tổ chức và quản lý chợ nhằm cụ thể hóa vănbản pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương, tạo nên
sự năng động, sáng tạo trong việc vận dụng các văn bản pháp luật xuống địa phươngsao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương
b. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch các chương trình, dự án và
kế hoạch phát triển hệ thống chợ
Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống chợ là những công cụ quantrọng để các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện công tác quản lý về hệ thống chợtrên địa bàn tỉnh/thành phố Đây là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các
mô hình biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho hoạt động của hệ thống chợphát triển theo đúng mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội
c. Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực thi chính sách pháp luật đối với hệ thống chợ
Do đặc thù về hoạt động của hệ thống chợ liên quan đến vấn đề dân sinh nên việctuyên truyền hướng dẫn có vai trò to lớn trong việc giác ngộ hay nhận thức của cácchủ thể kinh doanh hay người dân Chính quyền có thể thông qua các bộ máy tổ chức,
hệ thống truyền thông dưới các hình thức khác nhau để giáo dục động viên các chủ thểkinh doanh, các nhà đầu tư nhằm phát triển các hoạt động thương mại tại các chợ theo
1919
Trang 20hương văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ gìn an ninh trật tự trongkhuôn khổ chính sách pháp luật hiện hành.
d. Kiểm tra thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm chợ.
Công tác thanh tra, kiểm tra cần được thường xuyên tổ chức nhằm kịp thời phát hiện
ra những vấn đề mới nảy sinh để kiến nghị và điều chình Thực hiện công tác kiểm tra,kiểm soát thị trường, trực tiếp tổ chức thanh tra, kiểm tra đấu tranh chống buôn lậu, làmhàng giả, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác
về thương mại Qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại hệ thống chợ đồng thời đảmbảo lợi ích chính đáng cho người sản xuất và người tiêu dùng
e. Tổ chức bộ máy quản lý phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách pháp luật đối với hệ thống chợ
Nhà nước thiết kế và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức thực thi chính sách,pháp luật về thương mại Quy định phân công trách nhiệm đầu mối và phối hợp giữacác lực lượng chức năng bộ quản lý ngành Công thương với các bộ ngành khác trongviệc thông tin tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các chính sách pháp luật, hướng dẫn vàcông bố tiêu chuẩn chất lượng với các chủ thể hoạt động trong hệ thống chợ; đồng thờithanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tranh chấp xảy ra trong hệ thống chợ
1.3.2 Phân cấp quản lý đối với hệ thống chợ
Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaBQL chợ
Ban hành Nội quy chợ mẫu và các văn bản hướng dẫn về quản lý hoạt động kinhdoanh chợ
Quy định cụ thể và hướng dẫn chế độ báo cáo hoạt động chợ
Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ
Chỉ đạo khen thưởng, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và Nội quy chợ
Trang 21Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợtrong từng thời kỳ và hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện.
Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên toàn quốc
Hướng dẫn và chỉ đạo UBND cấp tỉnh xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch pháttriển hệ thống chợ, ban hành các quy định cụ thể về phát triển, quản lý và khai thácchợ phù hợp với điều kiện của địa phương
Ngoài ra, QLNN về chợ còn có sự tham gia phối hợp của các bộ ngành liên quan,bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công an và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
c Ủy ban nhân dân các cấp
UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc lập Quy hoạch phát triển chợ, quản lýđầu tư xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chức năngQLNN về chợ và các quy định sau:
- Quy định cụ thể về việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ
- Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Công Thương banhành và phê duyệt nội quy của các chợ hạng 1
- Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ
- Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác cácnguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh vànhân dân trên địa bàn để phát triển mạng lưới chợ
- Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hàng nămphù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nước và của từng địa phương; chủ động bố trínguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ, đồng thời sử dụng đúngmục đích, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư chợ từ ngân sách trung ương
- Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các BQL chợ hạng 1
do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác
xã kinh doanh, quản lý chợ
- Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chínhsách về phát triển, quản lý chợ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh
UBND cấp huyện:
2121
Trang 22- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức củaBQL chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3(do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tưxây dựng) đang hoạt động do BQL chợ điều hành.
- Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ hạng 2 và 3
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các BQLchợ hạng 2, hạng
3 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợptác xã kinh doanh, quản lý chợ
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chínhsách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện
UBND cấp xã: có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phương án chuyển đổiBQl hoặc TQL các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh) quản lýchợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, cấphuyện quản lý các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn
1.3.3 Nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về đối với hệ thống chợ
Quản lý hệ thống Chợ trong thời kỳ giao lưu và hội nhập toàn cầu nền kinh tế thếgiới là một nhiệm vụ rất khó khăn Để thu được kết quả cao trong công tác QLNN đốivới hệ thống Chợ thì trong công tác quản lý cần phải đảm bảo và thực hiện một cáchkhoa học các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, xác định rõ các mục tiêu trong công tác quản lý hệ thống chợ.
Việc xác định rõ các mục tiêu trong công tác QLNN đối với hệ thống chợ trongthời kỳ giao lưu và hội nhập kinh tế toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó gópphần rất lớn vào việc thay đổi trong công tác quản lý nhằm phù hợp với tình hình pháttriển thành phố Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thì hệ thống chợ có vai trò đặc biệtquan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh và thành phố
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực cho công tác quản lý, trong đó cần huy động và
phát huy tối đa nguồn lực con người và nguồn lực tài chính
Do đặc thù phát triển của các vùng quê Việt Nam là thiếu các nguồn lực để pháttriển và phát triển bền vững cho nên trong công tác QLNN thường gặp rất nhiều khókhăn Để hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ cần phải có những biện pháp cụ thểhuy động các nguồn lực cho công tác QLNN Trong đó đặc biệt phải huy động tối đacác nguồn lực tài chính và nguồn lực con người
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải có sự hợp tác giữa các ban ngành,các cơ quan chức năng có liên quan tới hoạt động QLNN đối với hệ thống chợ trênđịa bàn
Trang 23Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng và
người dân trong công tác QLNN đối với hệ thống chợ
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và người dân trong thời gianqua luôn là khó khăn lớn Trong các hoạt động của QLNN nhận được rất ít sự giúp đỡcủa người dân Vì vậy trong thời gian tới cần phải tạo một mối quan hệ thật gắn bó vớingười dân trong công tác QLNN đối với hệ thống chợ
2323
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH – TỈNH THÁI BÌNH
1 Tổng quan thực trạng hệ thống chợ và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
1 Khái quát về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
a, Về mạng lưới chợ
Tính đến hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Bình có tổng số 16 chợ ( chưa kểchợ cóc, chợ tạm) Mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính phường xã tính trung bìnhtrên địa bàn đạt 0,84 chợ/phường, xã, cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh là 0,82chợ/xã, phường Dân số phục vụ trung bình là 12.400 dân/01 chợ cao hơn mức bìnhquân chung của toàn tỉnh là 7.690 dân/01 chợ
Từ đó, ta thấy sự phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình hiệnnay vẫn chưa đồng đều giữa các phường, các khu vực Có phường có đến 2 chợ nhưphường Bồ Xuyên có chợ Bo và chợ Bồ Xuyên, phường Trần Lãm có chợ Đậu và chợLạc Đạo, phường Đề Thám có chợ Đề Thám I và II Trong khi đó có những phường có
1 chợ và 4 xã Đông Mỹ, Đông Hòa, Phú Xuân, Tân Bình chưa có chợ Bên cạnh đó sựquy hoạch mạng lưới chợ không theo kịp với sự quy hoạch đô thi nên không đáp ứngnhu cầu sinh hoạt của dân cư nơi đây Từ đó dẫn đến việc hình thành các tụ điểm chợtạm, chợ cóc như chợ Gốc Mít ( họp cạnh bờ sông Vĩnh Trà), chợ Rặng Dừa…
Nguồn : Phòng kinh tế thành phố Thái Bình
Toàn thành phố có tất cả 16 chợ đang hoạt động có 1 chợ loại I, 2 chợ loại II,
13 chợ loại III Các chợ đều là chợ bán lẻ chỉ có duy nhất chợ Bo là chợ bán buôn.Ngoài chợ Đề Thám II và chợ Tiền Phong là bán kiên cố, tất cả các chợ còn lại đềuđược xây dựng kiên cố
Trang 25c. Thực trạng quy mô các loại chợ
Bảng 2.2 : Quy mô chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
ST
Hạngchợ Diện tích (m2) Số hộ kinh doanh
Tổngdiện tích
Diện tíchxây dựng
Thườngxuyên
Khôngthườngxuyên
1 Chợ Bo P Bồ Xuyên I 16.000,00 9.000,00 450 40
2 Chợ Quang Trung P.Quang Trung II 8.435,00 6.400,00 225 15
3 Chợ Đề Thám I P Đề Thám II 4.150,00 4.150,00 320 90
4 Chợ Hải sản P Lê Hồng Phong III 2.479,00 2.479,00 90 40
5 Chợ Bồ Xuyên P Bồ Xuyên III 2.653,00 840,00 100 105
12 Chợ Cộng Hoà P Hoàng Diệu III 5.744,00 4.000,00 120 70
13 Chợ Tiền Phong P Tiền Phong III 1.665,00 1.665,00 90 30
Nguồn : Phòng kinh tế thành phố Thái Bình
Về quy mô các chợ, nhìn chung quy mô các chợ trên địa bàn thành phố TháiBình còn nhỏ hẹp Chợ có diện tích lớn nhất, nhì là 16000m2 và 8435m2 và chợ có diệntích nhỏ nhất là 800m2 với chỉ 400 m2 diện tích xây dựng Tổng diện tích chợ hạng 1
và hạng 2 thấp vì trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3
d Thực trạng về cơ sở vật chất và đầu tư xây dựng chợ
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự quan tâmcủa các cấp các ngành, đã có 14/16 chợ (chiếm 87,5%) được xây dựng có cơ sở hạ tầngkiên cố tương đối đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam 9211: 2012
Phần lớn chợ được hình thành cách đây đã lâu, cơ sở vật chất, không gian kiếntrúc và yêu cầu diện tích mặt bằng chưa đáp ứng kịp nhu cầu giao lưu, buôn bán ngàymột gia tăng Diện tích chợ trên địa bàn chủ yếu là từ 2.000m2 - 8.000m2, chỉ có duynhất 01 chợ có diện tích 16.000m2, và 02 chợ có diện tích dưới 2.000m2 Diện tichtrung bình một chợ trên địa bàn thành phố là trên 3.700m2/chợ
2525