DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2 Bảng 2.2 Những khó khăn trong dạy học đọc thành tiếng Bảng 2.3 Thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh trong giờ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KHẢ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG
CỦA HỌC SINH LỚP 2
Sinh viên thực hiện : Trần Đặng Tuyết Linh
Lớp : 14STH
Khóa : 2014
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm- ĐH Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga đã tận tình, chu đáo hướng dẫn chúng tôi thực hiện khóa luận này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC VIẾT TẮT 5
A MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu 7
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9
6 Phạm vi nghiên cứu 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
8 Phương pháp nghiên cứu 9
8.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 9
8.2 Phương pháp quan sát sư phạm 9
8.3 Phương pháp điều tra bằng Anket 9
9 Cấu trúc đề tài 9
B PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
1.1 Một số vấn đề chung về đọc 11
1.1.1 Một số khái niệm về đọc 11
1.2 Ý nghĩa của việc đọc 11
1.3 Một số vấn đề chung về phân môn Tập đọc 12
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập đọc 12
a Vị trí của dạy học Tập đọc 12
b Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc lớp 2 13
Trang 41.3.2 Phương pháp, quy trình dạy Tập đọc lớp 2 13
1.3.3 Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 2 16
1.4 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 2 18
Chương 2: KHẢ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CỦA HỌC SINH LỚP 2 21
2.1 Tiêu chí khảo sát 21
2.2 Kết quả khảo sát 22
2.2.1 Kết quả khảo sát giáo viên 22
2.2.2 Kết quả khảo sát học sinh thông qua các tiết dự giờ 30
Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 2 38
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 38
3.2 Các biện pháp 39
3.2.1 Giáo viên đọc mẫu chính xác, diễn cảm để học sinh nắm giọng đọc của bài 39
3.2.2 GV sửa lỗi trực tiếp cho HS ngay tại lớp 41
3.2.3 Sử dụng hình thức tổ chức linh hoạt 42
3.2.4 Hướng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà 44
C KẾT LUẬN 53
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
E PHỤ LỤC 55
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2
Bảng 2.2 Những khó khăn trong dạy học đọc thành tiếng
Bảng 2.3 Thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh trong giờ học Tập đọc Bảng 2.4 Số lượng HS đọc thành tiếng trước lớp trong 1 tiết Tập đọc
Bảng 2.5 Các hình thức tổ chức thầy (cô) thường sử dụng tronghoạt động luyện đọc thành tiếng
Bảng 2.6 Các lỗi HS thường mắc phải khi đọc thành tiếng
Bảng 2.7 Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
GV: giáo viên HS: học sinh SGK: sách giáo khoa TV: Tiếng Việt
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người” (Lenin) “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác) Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết của việc phải nghiên cứu sâu sắc tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất, được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện Trong đó, phân môn Tập đọc
có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hình thành năng lực đọc cho học sinh Đây là phân môn thực hành có tính tổng hợp bởi vừa dạy đọc vừa trau dồi ngôn ngữ, kiến thức văn hóa, kiến thức đời sống cho các em Đồng thời, cùng với một số môn học khác, phân môn Tập đọc góp phần nâng cao trí tuệ, giáo dục tư tưởng nhân cách cho các em
Đối với học sinh lớp 2, nội dung học tập đọc của các em xoay quanh các đoạn trích, các bài thơ, văn xuôi ngắn Nội dung chương trình yêu cầu các em đọc thành thạo và hiểu được một số văn bản ngắn Đến lớp 2 cũng là giai đoạn học sinh
chuyển sang đọc đúng, đọc nhanh, đọc trôi chảy Vì vậy, việc dạy đọc ở lớp vô cùng quan trọng vì có đọc tốt ở giai đoạn này thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt
Đọc thành tiếng là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các ký tự chữ viết Đọc đúng giúp các em hiểu nội dung văn bản, hiểu thông điệp mà tác giả muốn hướng đến Khi học sinh đọc tốt, các em mới có thể tiếp thu các môn học khác hiệu quả hơn Từ đó, học sinh mới hoàn thành năng lực giao tiếp của mình
Tuy nhiên đến lớp 2, học sinh mới bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh, đọc đúng, trôi chảy Do đó, việc đọc của học sinh lớp 2 vẫn còn gặp những khó khăn dẫn đến kĩ năng đọc của các em còn hạn chế
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2” để nghiên cứu
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề đọc đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, nhiều công trình đã được xuất bản Sau đây, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về đọc thành tiếng
- Cù Đình Tú- Hoàng Văn Thung- Nguyễn Nguyên Trứ, “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại”, 1978, NXB Giáo dục, đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến ngữ âm
học trong nhà trường Các tác giả đã nêu được một sô biện pháp cụ thể liên quan đến luyện phát âm nhưng chưa hướng đến đối tượng cụ thể
- Đặng Phương Nga, Lê Phương Nga, “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, 2007, NXB Đại học Sư phạm đã trình bày những vấn đề chung của phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học và phương pháp dạy học cụ thể từng phân môn của môn Tiếng Việt bao gồm: Phương pháp dạy học Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện
- Hà Nguyễn Kim Giang, “Phương pháp đọc diễn cảm”, 2014, NXB Đại học Sư
Phạm, tác giả đã trình bày một số vấn đề liên quan đến dạy tập đọc trong nhà
trường tiểu học như vai trò của đọc diễn cảm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, phương pháp và biện pháp đọc diễn cảm, tác giả còn hướng dẫn cách đọc tác phẩm văn học theo loại thể bao gồm các tác phẩm thơ trữ tình, tác phẩm tự sự và kịch văn học
- Lê Phương Nga trong cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt” ở Tiểu học II,
2013, NXB Đại học Sư Phạm đã trình bày một số vấn đề liên quan đến tập đọc, trong đó có phương pháp dạy học tập đọc, các kiểu dạng bài và quy trình tổ chức dạy học tập đọc
- Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, “Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học”, 1999, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, các tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến dạy học tiếng Việt ở tiểu học bao gồm dạy Tập đọc, dạy từ ngữ, ngữ pháp, dạy Tập làm văn, dạy tiếng Việt ở lớp ghép Các tác giả cũng đã trình bày những lỗi phát âm lệch chuẩn chữ viết cho học sinh tiểu học phương ngữ Nam Bộ
và đưa ra các biện pháp chữa lỗi cụ thể
- Lê Thị Thanh Nhàn- Nguyễn Thị Xuân Yến, “Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm”, 2007, NXB Giáo dục đã mô tả hệ thống âm chuẩn
trong Tiếng Việt hiện đại, xác định lỗi phát âm, xác định biến thể phát âm theo các
Trang 9vùng phương ngữ cho học sinh Tiểu học Trong cuốn này, tác giả đã đưa ra được
cơ sở lí luận một số biện pháp dạy học phát âm ở tiểu học
- Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn “Hỏi- đáp về dạy học Tiếng Việt ở tiểu học”,
2007, NXB Giáo dục đã đề cập đến 2 mức độ của đọc là đọc thông và đọc hiểu
- “Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học” của Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, 2006, NXB Giáo dục, cũng đã đi sâu nghiên cứu tầm quan trọng của dạy phát âm đúng cho học sinh, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng tiếng việt cho HS
- Trong SGK Ngữ Văn 6 tập 1, 2002, NXB Giáo dục, cụ thể là tác phẩm “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm đã xem xét việc đọc với 3 cấp độ đọc- suy ngẫm-
liên tưởng Tác phẩm với bố cục 3 phần: phần đầu nêu tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách, phần 2 nêu những khó khăn, nguy hại trong việc đọc sách
và phần 3 trình bày phương pháp lựa chọn và đọc sách
Như vậy, qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh không còn là vấn đề mới, nó đã được đề cập một cách khái quát hay cụ thể trong các cuốn sách và các công trình khoa học Tuy nhiên, qua các tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy chưa có tài liệu nào đề cập đến thực trạng đọc của học sinh lớp 2 một cách hệ thống và toàn diện
Mặc dù vậy, việc tìm hiểu những tài liệu trên đã giúp chúng tôi có nhiều tài liệu quý giá và là nguồn tham khảo hữu ích để nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2”
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2 Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện khả năng đọc thành tiếng cho học sinh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng đọc của học sinh lớp 2
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng đọc cho học sinh lớp 2
Trang 105 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đọc của học sinh lớp 2
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2
6 Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu tốt thực trạng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2 và đề xuất được một
số biện pháp về đọc thành tiếng sẽ nâng cao được khả năng đọc cho các em, đồng thời nó sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên và giáo viên tiểu học
7 Phạm vi nghiên cứu
- Phân môn Tập đọc lớp 2
- Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu ở học sinh lớp 2 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, trường Tiểu học số 2 Hòa Phước - thành phố Đà Nẵng
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc, nghiên cứu một số tài liệu về đọc, tham khảo một số đề tài liên quan đến rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học và các phương pháp dạy học Tập đọc Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu nhằm rút ra những vấn đề cần thiết sử dụng cho việc thực hiện đề tài
8.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Khảo sát thực tế bằng dự giờ, quan sát học sinh trong giờ Tập đọc để tìm hiểu thực trạng đọc của học sinh lớp 2
8.3 Phương pháp điều tra bằng Anket
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra trên các giáo viên khối lớp 2 nhằm tìm hiểu khả năng đọc thành tiếng của học sinh
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Trang 11Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Tìm hiểu khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn luyện khả năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Một số vấn đề chung về đọc
1.1.1 Một số khái niệm về đọc
a Khái niệm đọc
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ
viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) (5, tr.7)
b Khái niệm đọc thành tiếng
Đọc thành tiếng là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các ký tự chữ viết ( 8, tr.35)
c Khái niệm đọc lưu loát
Đọc lưu loát hay còn gọi là đọc trôi chảy, là khả năng trẻ đọc ra các từ thật nhanh và thật chính xác (9, tr.41)
d Khái niệm đọc hiểu
Theo TS Nguyễn Minh Triết “Đọc” là hoạt động của con người dùng mắt để nhận biết các ký hiệu hay chữ viết, dùng trí óc để suy ngẫm và lưu giữ những nội dung
mà mình đang đọc, có thể đọc thầm cho mình hoặc phát ra âm thanh để truyền đạt đến người nghe Còn “hiểu” là phát hiện và nắm vững nội dung của văn bản
Đọc hiểu là đọc kết hợp với hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái
quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt (8, tr.48)
1.2 Ý nghĩa của việc đọc
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thụ
Trang 13nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp cận lên nhiều lần, từ đây, anh ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời
Vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên, trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập Đọc là công cụ để học tập các môn học khác Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập các môn học khác Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Đọc là một khả năng
không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy hình tượng Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
1.3 Một số vấn đề chung về phân môn Tập đọc
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập đọc
a Vị trí của dạy học Tập đọc
Tập đọc được hiểu là tập sản sinh ngôn ngữ Dạy Tập đọc là dạy các kiến thức, kĩ năng giúp hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm Phân môn Tập đọc có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hình thành và nâng cao dần năng lực đọc của học sinh Dạy học tốt
Trang 14phân môn Tập đọc sẽ là công cụ để các em học tốt các môn học khác trong chương trình Tiểu học
b Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc lớp 2
Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập đọc lớp 2 là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người và văn hóa Việt Nam
Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh
Ngoài ra, phân môn Tập đọc cũng góp phần bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho học sinh, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt và góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.3.2 Phương pháp, quy trình dạy Tập đọc lớp 2
a Phương pháp dạy Tập đọc
- Phương pháp phân tích mẫu
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phân tích các vật liệu mẫu (văn bản) để hình thành các kiến thức văn học, các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Từ những hiện tượng chứa đựng trong các văn bản, GV giúp HS phân tích theo các nhiệm vụ đã nêu trong SGK để các em hiểu bài
Để HS phân tích được mẫu dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi, các công việc trong SGK ra thành những câu hỏi, những nhiệm vụ nhỏ hơn
Về hình thức tổ chức, tùy từng bài, tùy nhiệm vụ cụ thể, GV có thể cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp
- Phương pháp trực quan
+ Giọng đọc mẫu của giáo viên
+ Gạch chân (hoặc viết) các tiếng, từ khó để các em được nhìn (bằng mắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe (bằng tai), tập viết (bằng tay) sẽ giúp các em nhớ lâu và đọc đúng
Trang 15+ GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh họa trong các bài tập đọc, các vật mẫu giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài
- Phương pháp thực hành giao tiếp
GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, đọc theo nhóm, các nhân…) được trao đổi nhận thức của mình với thầy cô, bạn bè
- Phương pháp cùng tham gia
GV tổ chức cho HS cùng cộng tác thực hiện nhiệm vụ học tập, cùng tham gia các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với cộng đồng Các hình thức phổ biến để thực hiện là cùng tham gia luyện đọc, trao đổi theo nhóm, đóng vai, thi đọc
GV chú ý luyện đọc từ dễ đến khó:
+ Luyện phát âm tiếng khó, học sinh hay nhầm lẫn
+ Luyện phát âm các cụm từ
+ Luyện đọc đúng tiến tới đọc nhanh, đọc diễn cảm
* Trong thực tế dạy học, các phương pháp thường được dùng phối hợp chặt chẽ, không có phương pháp nào là vạn năng Điều quan trọng là GV phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để vận dụng một cách linh hoạt
b Quy trình dạy Tập đọc lớp 2
Trật tự các bước lên lớp giờ Tập đọc lớp 2
a Kiểm tra bài cũ
Trang 16b Bài mới
Bài mới bao gồm các phần việc sau:
- Giới thiệu bài: Có thể dùng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề… để gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài ở học sinh Không nên nói hết nội dung bài trong phần giới thiệu vì sẽ áp đặt trước nội dung cho học sinh trong khi lẽ ra nó là cái đích mà học sinh cần khám phá ra được
- Đọc mẫu hay chính là đọc lần thứ nhất, đọc giới thiệu: giáo viên đọc mẫu lần thứ nhất Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà học sinh cần đọc được Do đó, yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo Khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn
- Luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài: Việc luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài
Ở bước 1, có thể tổ chức luyện đọc đồng thanh, đọc cá nhân, đọc theo nhóm
+ Bước 2: Tiếp tục luyện đọc với yêu cầu cao hơn, chủ yếu là luyện đọc đoạn, bài
và hướng đến mục đích đọc hay, đọc diễn cảm Có thể gọi bước 2 là đọc vòng 2, luyện đọc củng cố hay đọc nâng cao
Ở bước này, tùy từng bài, từng lớp cụ thể mà giáo viên chọn cách đọc củng cố hay đọc nâng cao
Trang 17Đọc củng cố: Yêu cầu học sinh đọc cá nhân cả bài hay đoạn và trả lời câu hỏi để kiểm tra việc đọc thành tiếng và hiểu rõ nội dung gắn với đoạn vừa đọc Giáo viên điều chỉnh, sửa chữa
- Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện tập thêm và dặn dò việc chuẩn bị cho tiết sau
1.3.3 Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 2
a Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 2
- Chương trình phân môn Tập đọc lớp 2 được thiết kế trong 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập), mỗi tuần có 3 tiết (2 bài) Gồm 15 chủ điểm:
Trang 18Tập đọc được phân bố vào từng tuần cùng với các phân môn khác Các bài Tập đọc được bố trí vào đầu mỗi tuần có vai trò làm cơ sở, chỗ dựa cho việc dạy các phân môn khác như: Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn… Mỗi tuần có 3 bài Tập đọc song học sinh được học 2 bài còn 1 bài các em tự đọc thêm
- Các bài Tập đọc có đủ các thể loại: Văn bản văn học, văn xuôi, thơ và một số văn bản nước ngoài
- Các em được học truyện vui ở kì 1, truyện ngụ ngôn ở kì 2, những câu chuyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em
- Các văn bản khác gồm văn bản báo chí, hành chính (tự thuật, thời khoá biểu, thời gian biểu, mục lục sách…) Thông qua văn bản này, sách giáo khoa cung cấp cho các em một số kiến thức kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội
- Mỗi bài tập đọc lớp 2 khoảng 100 chữ, yêu cầu đọc trong thời gian 2 đến 3 phút Đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu trong một đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn, biết ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm Bước đầu biết đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc ở lớp Cụ thể, hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ trong bài, nắm được ý chính của từng câu, đoạn văn hay bài thơ đã học, trả lời được những câu hỏi về nội dung của bài tập đọc
- Nội dung bài Tập đọc phù hợp với đối tượng học sinh
- Các bài văn xuôi và thơ được đưa vào trong chương trình khá đồng đều Văn xuôi 48,4%; thơ 51,6% Nội dung các bài văn xuôi ngắn, dễ hiểu, dễ đọc và gần gũi với cuộc sống xung quanh các em Văn xuôi gồm nhiều loại, nhiều dạng bài như: miêu
tả, kể, vừa kể vừa tả hoặc có cả truyện ngắn như các bài: Bà cháu; Câu chuyện bó đũa; Hai anh em…Thể loại thơ cũng rất phong phú chủ yếu là thơ vần, thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ Trong đó: Thơ lục bát chiếm 39,6%; Thơ 5 chữ chiếm 23% còn lại là thơ tự do và Ca dao Những câu truyện kể, những bài văn xuôi rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống xung quanh các em, tạo cho các em có một niềm vui, hứng thú đọc và tìm hiểu như bài: Có công mài sắt có ngày nên kim; Bạn của Nai nhỏ,
Sự tích cây vú sữa, Người mẹ hiền, Tìm ngọc…
Trang 19- Về thể thơ trữ tình chiếm vị trí đa số Các bài thơ được trích dẫn từ hình ảnh nhạc điệu quen thuộc, thiên về giáo dục tình cảm, đạo đức, yêu quê hương đất nước, gia đình, trường học, làng xóm Giúp học sinh nâng cao kĩ năng cảm xúc thẩm mĩ, kích thích các em đọc đúng, đọc hay để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương
* Qua nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 2, chúng tôi nhận thấy phân môn này có số tiết nhiều nhất trong môn Tiếng Việt lớp 2
b Yêu cầu kiến thức, kĩ năng phân môn Tập đọc lớp 2
* Yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh lớp 2 trong phân môn Tập đọc là:
- HS biết ngắt nhịp đúng câu văn, câu thơ, đọc trơn và lưu loát bài Tập đọc, biết phân biệt lời nhân vật trong bài Tập đọc
- HS biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, đọc rõ lời các nhân vật
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài học
* Yêu cầu kĩ năng:
- Cường độ, tốc độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí)
- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu
khoảng 50 tiếng/phút
- Kĩ năng đọc thành tiếng phát âm đúng rõ ràng các tiếng có vần khó, có
phụ âm đầu, có dấu thanh dễ nhầm lẫn
1.4 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 2
Trẻ em tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm
lý, xã hội Các em đang từng bước gia nhập vào xã hội - thế giới của mọi mối quan
hệ Do đó, học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2 chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội
a) Trí nhớ
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic
Trang 20Giai đoạn lớp 1, lớp 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có
ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu
Các em thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh
b) Tri giác
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của các em phản ánh những
thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý
c) Chú ý
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh lớp 2 còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập
Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh
d) Tư duy
Đối với học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logic Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp
e) Tính cách
Trang 21Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Tính cách của học sinh tiểu học thường có đặc điểm là bướng bỉnh và thất thường
Tính bắt chước là một đặc điểm quan trọng của học sinh lớp 2 Các em thích bắt chước hành vi, cử chỉ của các nhân vật trong phim, truyện
Ngoài ra, việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh
Trang 22Chương 2 KHẢ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CỦA HỌC SINH LỚP 2
2.1 Tiêu chí khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng đọc của học sinh lớp 2 dựa trên các tiêu chí sau:
- Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn Tập đọc lớp 2
+ HS biết ngắt nhịp đúng câu văn, câu thơ, đọc trơn và lưu loát bài Tập đọc, biết phân biệt lời nhân vật trong bài Tập đọc
+ HS biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, đọc rõ lời các nhân vật
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa bài học
+ Cường độ, tốc độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí)
+ Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu
khoảng 50 tiếng/phút
+ Kĩ năng đọc thành tiếng phát âm đúng rõ ràng các tiếng có vần khó, có
phụ âm đầu, có dấu thanh dễ nhầm lẫn
- Dựa vào thể loại của bài Tập đọc
+ Thơ
+ Văn xuôi
+ Thư từ
+ Bưu thiếp
- Dựa vào các kĩ năng đọc thành tiếng
+ Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm
+ Ngắt giọng đúng chỗ
+ Ngữ điệu đọc phù hợp
+ Nét mặt, điệu bộ trong khi đọc
Trang 23+ Tốc độ và âm lượng đọc
2.2 Kết quả khảo sát
2.2.1 Kết quả khảo sát giáo viên
Để tìm hiểu khả năng đọc thành tiếng của HS lớp 2, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với 10 giáo viên và dự giờ các tiết tập đọc tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, trường Tiểu học số 2 Hòa Phước và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1 Khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 2
Để tìm hiểu những khó khăn trong dạy đọc thành tiếng cho HS lớp 2, chúng
tôi đã đưa ra câu hỏi: Trong quá trình dạy học đọc thành tiếng, (thầy) cô gặp những khó khăn gì?
A Thời gian dạy Tập đọc 35 phút là không đủ
B Thời gian luyện đọc cho HS còn hạn chế
C HS ít tập trung trong giờ học
D HS rụt rè nên đọc nhỏ, không đọc to trước lớp
E Bài tập đọc có nhiều âm, vần, tiếng khó đọc
G HS chưa ý thức được tầm quan trọng của việc luyện đọc trong giờ Tập đọc H.Tất cả các nội dung trên
I Những ý kiến khác
Trang 24………
Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2 Những khó khăn trong dạy học đọc thành tiếng
Thời gian dạy Tập đọc 35 phút là không đủ 0 0%
Thời gian luyện đọc cho HS còn hạn chế 0 0%
HS rụt rè nên đọc nhỏ, không đọc to trước lớp 0 0%
Bài tập đọc có nhiều âm, vần, tiếng khó đọc 0 0%
HS chưa ý thức được tầm quan trọng của việc
luyện đọc trong giờ Tập đọc
Từ kết quả bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy tất cả 100% GV đều cho rằng những khó khăn trong dạy đọc thành tiếng là: Thời gian dạy Tập đọc 35 phút là không đủ, trong thời gian 35 phút, giáo viên khó có thể vừa luyện đọc cho tất cả các em vừa truyền tải nội dung bài học; thời gian luyện đọc cho HS còn hạn chế, HS ít tập trung trong giờ học; HS rụt rè nên đọc nhỏ, không đọc to trước lớp; bài tập đọc có nhiều âm, vần, tiếng khó đọc; HS chưa ý thức được tầm quan trọng của việc luyện đọc trong giờ Tập đọc
Trên thực tế, dự giờ tiết tập đọc bài Mẩu giấy vụn (SGK Tiếng Việt 2 tập 1 trang 48)
1 Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào
2 Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! Thật đáng khen ! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không ?
- Có ạ ! – Cả lớp đồng thanh đáp
- Nào ! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé ! - Cô giáo nói tiếp
Trang 253 Cả lớp im lặng lắng nghe Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói Cô giáo cười :
- Tốt lắm ! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào ?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ !
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng : “Thưa cô, đúng đấy ạ ! Đúng đấy ạ !”
4 Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác Xong xuôi, em mới nói :
- Em có nghe thấy ạ Mẩu giấy bảo : “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”
Cả lớp cười rộ lên thích thú Buổi học hôm ấy vui qá !
Theo Quế Sơn
Khi dự giờ tiết tập đọc này, chúng tôi nhận thấy bài tập đọc có nhiều tiếng khó
như: rộng rãi, sáng sủa, xì xào, sạch sẽ,… Học sinh đọc rất dễ nhầm lẫn giữa âm
s/x, thanh hỏi và thanh ngã Bài tập đọc còn có lời của giáo viên và các bạn học sinh, khi đọc phải đọc đúng giọng đọc của mỗi nhân vật mà nhiều học sinh đọc chưa đúng, giọng đọc đều đều, chưa phân biệt giọng đọc của mỗi nhân vật Hơn nữa, khi giáo viên luyện đọc thành tiếng, một số học sinh trong lớp 2/4 vẫn chưa chú ý tập trung, khi luyện đọc theo nhóm thì rất mất trật tự Như vậy, rất khó khăn cho giáo viên để luyện đọc thành tiếng tốt cho các em
Để tìm hiểu hoạt động luyện đọc thành tiếng cho học sinh, chúng tôi tiến hành
dự giờ và phát phiếu khảo sát cho giáo viên với câu hỏi: Thời gian của bước luyện đọc thành tiếng chiếm bao nhiêu thời gian trong tiết Tập đọc?
Trang 26Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.3 Thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh trong giờ học Tập đọc
sẽ có thời gian luyện đọc cho HS nhiều hơn Còn những bài học trong 1 tiết, GV phải vừa luyện đọc vừa truyền tải nội dung, ý nghĩa bài học mà chỉ trong 35 phút nên thời gian luyện đọc cho các em sẽ hạn chế Cũng tùy vào từng bài tập đọc dài hay ngắn mà GV dành thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh phù hợp
Để tìm hiểu số lượng học sinh được luyện đọc thành tiếng trong giờ Tập đọc,
chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Trong một tiết học Tập đọc, thầy (cô) luyện đọc các nhân được bao nhiêu học sinh?
Trang 27Bảng 2.4 Số lượng HS đọc thành tiếng trước lớp trong 1 tiết Tập đọc
số HS cả lớp Tuy nhiên số học sinh còn lại trong lớp cũng quan sát, chú ý để sửa sai và rút kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao khả năng đọc cho mình
Để tìm hiểu các hình thức tổ chức mà giáo viên sử dụng trong hoạt động luyện
đọc thành tiếng, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Trong hoạt động luyện đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2, thầy (cô) đã sử dụng các hình thức tổ chức nào và cho biết mức độ sử dụng?
Mức độ
Hình
thức tổ chức
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Luyện đọc cá nhân
Luyện đọc theo nhóm
Đọc đồng thanh
Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.5 Các hình thức tổ chức thầy (cô) thường sử dụng trong hoạt động luyện
đọc thành tiếng
Trang 28Mức độ
HTTC
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Không bao giờ
Số lượng
Từ kết quả bảng 2.5, chúng tôi nhận thấy tất cả 100% giáo viên đều sử dụng
cả 3 hình thức luyện đọc là: luyện đọc cá nhân, luyện đọc theo nhóm và đọc đồng thanh trong hoạt động luyện đọc thành tiếng, 100% giáo viên đều sử dụng rất
thường xuyên hình thức luyện đọc các nhân Có 9 giáo viên (chiếm 90%) thường xuyên sử dụng hình thức tổ chức luyện đọc theo nhóm trong hoạt động luyện đọc thành tiếng, có 1 giáo viên (chiếm 1%) thỉnh thoảng sử dụng hình thức luyện đọc theo nhóm và không có giáo viên nào tổ chức luyện đọc theo nhóm ở mức độ rất thường xuyên Có 8 giáo viên (chiếm 80%) thường xuyên tổ chức đọc thành tiếng theo hình thức đọc đồng thanh, có 2 giáo viên (chiếm 20%) tổ chức luyện đọc đồng thanh ở mức độ thỉnh thoảng và không có giáo viên nào tổ chức luyện đọc đồng thanh ở mức độ rất thường xuyên
Để tìm hiểu các lỗi trong luyện đọc thành tiếng mà học sinh thường mắc phải,
chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Theo thầy (cô), khi đọc thành tiếng, học sinh lớp 2 thường mắc các lỗi nào?
A Đọc sai vần
B Chưa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy
C Phát âm chưa phân biệt rõ l/n, tr/ch, s/x
D Đọc sai dấu thanh
E Giọng đọc đều đều, chưa phù hợp nội dung bài
G Tất cả các nội dung trên
H Những ý kiến khác
Trang 29………
Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6 Các lỗi HS thường mắc phải khi đọc thành tiếng
Chưa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy 0 0%
Phát âm chưa phân biệt rõ l/n, tr/ch, s/x 0 0%
Giọng đọc đều đều, chưa phù hợp nội dung bài 0 0%
Từ kết quả bảng 2.6, chúng tôi nhận thấy tất cả 100% GV đều thấy những lỗi sai trên ở HS khi đọc thành tiếng Các lỗi mà học sinh thường mắc phải khi đọc thành tiếng là: đọc sai vần; chưa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy; phát âm chưa phân biệt rõ l/n, s/x, tr/ch; đọc sai dấu thanh, giọng đọc đều đều, chưa phù hợp nội dung bài Trong dạy học đọc thành tiếng, khi 1 học sinh đọc sai, giáo viên sẽ sửa trực tiếp để các em nhớ và khắc phục, đồng thời để các học sinh khác trong lớp quan sát và chú ý để rút kinh nghiệm
Để tìm hiểu các phương pháp dạy học thầy (cô) thường sử dụng trong hoạt
động luyện đọc thành tiếng, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Trong hoạt động luyện đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2, thầy (cô) đã sử dụng những phương pháp dạy học nào và cho biết mức độ sử dụng?
Mức độ
PP dạy học
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trang 30Phương pháp luyện tập
Phương pháp thực hành
giao tiếp
Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.7 Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học đọc thành tiếng
cho học sinh lớp 2
Mức độ
PPDH
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Không bao giờ
Số lượng
Trên thực tế, khi tham gia dự giờ tiết Tập đọc tuần 6 bài “Mẩu giấy vụn”
(SGK Tiếng Việt 2 tập 1 trang 48) tại lớp 2/4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, chúng tôi thấy khi luyện đọc thành tiếng cho học sinh, giáo viên đã sử dụng phương pháp chủ đạo là thực hành luyện tập và phương pháp trực quan Sau khi GV đọc
Trang 31mẫu toàn bài (hình ảnh trực quan là giọng đọc của GV), GV cho HS luyện đọc các
từ khó, luyện đọc câu, luyện đọc đoạn và luyện đọc theo nhóm Khi luyện đọc các nhân, GV gọi một số em đọc từ khó, phát hiện lỗi sai và sửa cho các em, cho mỗi
HS đọc nối tiếp câu cho đến hết bài Khi luyện đọc theo nhóm, GV cho HS trong nhóm đọc nối tiếp các đoạn cho đến hết bài và gọi 2 nhóm đọc Các nhóm khác quan sát, nhận xét Sau khi đã luyện đọc các nhân và luyện đọc nhóm, giáo viên gọi
2 em đọc thành tiếng cả bài
Như vậy, qua khảo sát lấy ý kiến từ các giáo viên, chúng tôi nhận thấy cả 10
GV đều nhận thức được tầm quan trọng của dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2 Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên gặp phải những khó khăn trong dạy học đọc thành tiếng cho các em học sinh lớp 2
2.2.2 Kết quả khảo sát học sinh thông qua các tiết dự giờ
Để tìm hiểu hoạt động đọc thành tiếng của học sinh lớp 2, chúng tôi đã tiến hành dự giờ các tiết tập đọc trong chương trình lớp 2 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học số 2 Hòa Phước và thu được kết quả như sau:
* Thông qua tiết dự giờ bài tập đọc “Gọi bạn” (SGK Tiếng Việt 2 tập 1 trang
28), chúng tôi nhận thấy GV tổ chức dạy đọc thành tiếng với các hình thức cá nhân, nhóm và cả lớp GV sử dụng phương pháp trực quan và thực hành luyện tập là chủ đạo
Gọi bạn
Tự xa xưa thuở nào Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng
Một năm, trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ?
Trang 32
Bê Vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”
Định Hải
Khi đọc thành tiếng, chúng tôi thấy HS mắc các lỗi phát âm sau:
+ Sâu mà học sinh đọc là xâu (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x)
+ Sống mà học sinh đọc là xống (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x)
+ Suối mà học sinh đoc là xuối (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x)
+ Nuôi mà học sinh đọc là nui (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui)
+ Giờ mà học sinh đọc là dờ (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu gi/d)
+ Hoài mà học sinh đọc là hòi (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui)
Như vậy, khi đọc thành tiếng cả bài tập đọc “Gọi bạn”, chúng tôi nhận thấy
HS dễ bị nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu s/x, gi/d và vần uôi/ui, oai/oi
Ngoài ra, khi đọc các câu thơ sau, HS cũng ngắt nghỉ sai:
+ Một năm,/ trời hạn hán mà các em đọc nối liền, không ngắt nghỉ chỗ dấu phẩy Câu thơ Suối cạn,/ cỏ héo khô học sinh cũng đọc không ngắt chỗ dấu phẩy + Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng
Một năm, trời hạn hán
Trang 33Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ?
Hai khổ thơ được ngăn cách bởi dấu chấm nên khi đọc xong khổ thơ thứ nhất,
học sinh cần ngắt nghỉ rồi mới đọc khổ thơ 2 Tuy nhiên, 2/3 số học sinh lớp 2/4 đọc nối liền, không ngắt nghỉ giữa hai khổ thơ
Bài thơ đọc với giọng tình cảm, tha thiết nhưng khi đọc thành tiếng cả bài thơ, học sinh đọc chưa đúng giọng đọc của bài, ½ học sinh trong lớp đọc với giọng đều đều, ê a
* Dự giờ tiết Tập đọc bài Trên chiếc bè (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 34) Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè Bè theo dòng nước trôi băng băng
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng
cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước
Khi dạy bài tập đọc này, chúng tôi nhận thấy trong hoạt động luyện đọc thành tiếng, giáo viên đã sử dụng phương pháp trực quan và thực hành luyện tập là chủ đạo Giáo viên cũng tổ chức luyện đọc thành tiếng theo hình thức cá nhân, nhóm và