1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp tam ly hoc

98 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 806,5 KB

Nội dung

“Trong tâm lý học, hứng thú là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phức tạp, như L.X Vygotsky đã khẳng định “Đối với việc nghiên cứu hầu như không có vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người” (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2008). Song song với đó, hứng thú cũng có những tác động mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như là cá nhân, hứng thú sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, từ đó cũng góp phần phát triển xã hội. Vì thế, vấn đề hứng thú được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên rất nhiều mặt của tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội, gắn liền với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi con người. “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động” (Lê Thị Bừng và Nguyễn Đức Sơn, 2008). Như vậy để có hứng thú với một đối tượng nào đó, con người cần nhận thức rõ đối tượng đó cũng như có nảy sinh một tình cảm, xúc cảm đặc biệt với nó. Từ đây hứng thú sẽ thúc đẩy hoạt động nhận thức con người ngày càng tích cực hơn, nâng cao năng lực trí tuệ của con người với đối tượng hứng thú cũng như làm nảy sinh khát vọng động lực tìm tòi đi sâu nghiên cứu, tăng cường hoạt động, rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo,… Như vậy hứng thú có một tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Khi đề cập đến HS lớp 12 với nhiều biến động và thay đổi, đây còn gọi là độ tuổi thanh xuân và theo Vũ Thị Nho trong “Tâm lý học phát triển” thì đây là độ tuổi đầu thanh niên. Trong hoạt động học tập của các em có nhiều biến đổi khi mà hoạt động đó đứng trước những đòi hỏi của xã hội về các vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, ngành học hay các vấn đề khác.“Hoạt động học tập ở đây đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, đòi hỏi tư duy lý luận, sự suy đoán lôgic, cũng như khả năng trừu tượng, khái quát phát triển” (2008). “Thời kỳ mở cửa, giao lưu văn hóa mạnh mẽ, đa dạng hiện nay một mặt tạo ra cho thanh niên HS nhiều cơ hội để mở rộng tầm mắt, mở rộng giao lưu văn hóa, nhưng mặt khác cũng gây nhiễu cho họ nếu không xác định rõ những vấn đề thuộc thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn” (Vũ Thị Nho, 2008). Lúc này cha mẹ đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục và định hướng cho con nhận thức về cái tôi của chính mình cũng như xây dựng một hệ thống nhân sinh quan, thế giới quan mạnh mẽ để đối đầu với mọi khó khăn và phức tạp của cuộc sống. Khi bước vào độ tuổi đầu thanh niên, trên khía cạnh tình cảm, các em thể hiện tính độc lập, có bản sắc với cái tôi tương đối tự do. Cũng vì thế các em có những khúc mắc với cha mẹ vì sự thiếu tế nhị hay không có sự lắng nghe, quan tâm lẫn nhau trong gia đình. “Việc duy trì được bầu không khí tình cảm ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người lớn đối với những con người trẻ tuổi, vào thái độ ứng xử ân cần và tế nhị của người lớn” (Vũ Thị Nho, 2008). Muốn làm được những điều này, cần có sự chia sẻ, vun vén của người mẹ, những bài học triết lý và thấm thía từ người cha, những hành động nhỏ nhặt, đơn giản đầy quan tâm của cha mẹ,… Đó chính là sự giao tiếp trong mỗi gia đình, dù bằng lời hay không lời, đó vẫn luôn là công cụ gắn kết mọi thành viên lại gần với nhau hơn. Để các bậc cha mẹ có thể hoàn thành tốt những vai trò của mình, thì việc khơi gợi sự hứng thú trong giao tiếp với cha mẹ của các em HS lớp 12 là vô cùng quan trọng, từ đó xây dựng được một sự liên kết gia đình vững mạnh với đầy đủ sự sẻ chia và thấu hiểu, để gia đình thật sự là một tổ ấm, là bến cảng neo đậu an toàn cho các em, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối đầu với những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về hứng thú như “Hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang”, “Hứng thú nghề nghiệp của HS một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức Tỉnh Long An” tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào về hứng thú trong giao tiếp với cha mẹ. Vậy hứng thú giao tiếp với cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn trong tương lai của các em HS lớp 12? Có những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12? Hứng thú giao tiếp với cha mẹ ở hiện tại có thay đổi gì so với giai đoạn trước? Làm thế nào để tác động đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRƯƠNG CÔNG THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề tài “Hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12tại Huyện Tân Hiệp Tỉnh Kiên Giang“ là công trình khoa học do tôi thực hiện Tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo về bản quyền tác giả.

Nguyễn Thu Lành

Trang 4

Hoàn thành luận văn “Hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tạihuyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang“ tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- TS Trương Công Thanh, trong suốt thời gian quá trình thực hiện đề tàinày em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của thầy Em học hỏi được ởthầy rất nhiều kiến thức về nghiên cứu khoa học cũng như những kinh nghiệm trongcuộc sống Nếu không có sự giúp đỡ và động viên đúng lúc của thầy, em sẽ khôngthể hoàn thành được luận văn này Em xin gữi đến Thầy lòng biết ơn sâu sắc vànhững lời chúc tốt đẹp nhất

- Quý Thầy, Cô tại Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM đã nhiệt tình giảngdạy, hướng dẫn trong suốt quá trình em và toàn thể các học viên lớp cao học tâm líK27 học tập và nghiên cứu tại Trường

- Quý Thầy (cô) và các em học sinh trường THPT Tân Hiệp, Thạnh Đông

và Thạnh Tây đã tạo điều kiện, hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình emnghiên cứu đề tài này Gia đình, các anh chị và các bạn đã động viên, giúp đỡ, chia

sẻ trong quá trình tôi thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả NguyễnThu Lành

Trang 6

ĐTB: Điểm trung bình

ĐLC: độ lệch chuẩn

THPT: Trung học phổ thông

Trang 7

Bảng 1.1 Phân loại 5 nhóm nghề cơ bản

2 Bảng 2.1 Mẫu nghiên cứu học sinh

9 Bảng 2.8 Lý do học sinh lựa chọn mức độ quan trọng của hứng

thú giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp:

10 Bảng 2.9 Nhận thức về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ về định

hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12

11 Bảng 2.10

Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp với cha

mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh

12 Bảng 2.11 Mức độ nhận thức của học sinh về ý nghĩa của hoạt

động giao tiếp với cha mẹ

13 Bảng 2.12

Thái độ đối với việc giao tiếp với cha mẹ

14 Bảng 2.13 Mức độ thái độ của học sinh đối với hoạt động giao tiếp

Trang 8

So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trường:

20 Bảng 2.19 So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học

23 Bảng 2.22 Tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi

theo điểm trung bình

Trang 10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Trong tâm lý học, hứng thú là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phứctạp, như L.X Vygotsky đã khẳng định “Đối với việc nghiên cứu hầu như không có vấn đềnào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người” (Nguyễn Thị ThuCúc, 2008) Song song với đó, hứng thú cũng có những tác động mạnh mẽ đến rất nhiềulĩnh vực của đời sống xã hội cũng như là cá nhân, hứng thú sẽ là động lực thúc đẩy sựphát triển của cá nhân, từ đó cũng góp phần phát triển xã hội Vì thế, vấn đề hứng thúđược rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên rất nhiều mặt của tâm lý cá nhân

và tâm lý xã hội, gắn liền với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi con người

“Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ýnghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạtđộng” (Lê Thị Bừng và Nguyễn Đức Sơn, 2008) Như vậy để có hứng thú với một đốitượng nào đó, con người cần nhận thức rõ đối tượng đó cũng như có nảy sinh một tìnhcảm, xúc cảm đặc biệt với nó Từ đây hứng thú sẽ thúc đẩy hoạt động nhận thức conngười ngày càng tích cực hơn, nâng cao năng lực trí tuệ của con người với đối tượnghứng thú cũng như làm nảy sinh khát vọng động lực tìm tòi đi sâu nghiên cứu, tăng cườnghoạt động, rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo,… Như vậy hứng thú có một tác động mạnh mẽđến hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng

Khi đề cập đến HS lớp 12 với nhiều biến động và thay đổi, đây còn gọi là độ tuổithanh xuân và theo Vũ Thị Nho trong “Tâm lý học phát triển” thì đây là độ tuổi đầu thanhniên Trong hoạt động học tập của các em có nhiều biến đổi khi mà hoạt động đó đứngtrước những đòi hỏi của xã hội về các vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, ngành học hay cácvấn đề khác.“Hoạt động học tập ở đây đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, đòihỏi tư duy lý luận, sự suy đoán lôgic, cũng như khả năng trừu tượng, khái quát phát triển”(2008)

Trang 11

“Thời kỳ mở cửa, giao lưu văn hóa mạnh mẽ, đa dạng hiện nay một mặt tạo ra chothanh niên HS nhiều cơ hội để mở rộng tầm mắt, mở rộng giao lưu văn hóa, nhưng mặtkhác cũng gây "nhiễu" cho họ nếu không xác định rõ những vấn đề thuộc thế giới quan và

nhân sinh quan đúng đắn” (Vũ Thị Nho, 2008) Lúc này cha mẹ đóng vai trò to lớn trong

việc giáo dục và định hướng cho con nhận thức về cái tôi của chính mình cũng như xâydựng một hệ thống nhân sinh quan, thế giới quan mạnh mẽ để đối đầu với mọi khó khăn

và phức tạp của cuộc sống

Khi bước vào độ tuổi đầu thanh niên, trên khía cạnh tình cảm, các em thể hiện tínhđộc lập, có bản sắc với cái tôi tương đối tự do Cũng vì thế các em có những khúc mắc với

cha mẹ vì sự thiếu tế nhị hay không có sự lắng nghe, quan tâm lẫn nhau trong gia đình

“Việc duy trì được bầu không khí tình cảm ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ concái phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người lớn đối với những con người trẻ tuổi,

vào thái độ ứng xử ân cần và tế nhị của người lớn” (Vũ Thị Nho, 2008) Muốn làm được

những điều này, cần có sự chia sẻ, vun vén của người mẹ, những bài học triết lý và thấmthía từ người cha, những hành động nhỏ nhặt, đơn giản đầy quan tâm của cha mẹ,… Đóchính là sự giao tiếp trong mỗi gia đình, dù bằng lời hay không lời, đó vẫn luôn là công cụgắn kết mọi thành viên lại gần với nhau hơn

Để các bậc cha mẹ có thể hoàn thành tốt những vai trò của mình, thì việc khơi gợi

sự hứng thú trong giao tiếp với cha mẹ của các em HS lớp 12 là vô cùng quan trọng, từ đóxây dựng được một sự liên kết gia đình vững mạnh với đầy đủ sự sẻ chia và thấu hiểu, đểgia đình thật sự là một tổ ấm, là bến cảng neo đậu an toàn cho các em, chuẩn bị tâm lý sẵnsàng để đối đầu với những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai

Trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về hứng thú như “Hứng thú học tập môn giáodục học đại cương của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang”, “Hứng thú nghềnghiệp của HS một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức Tỉnh Long An” tuynhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào về hứng thú trong giao tiếp với cha mẹ Vậy hứngthú giao tiếp với cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn trong tương laicủa các em HS lớp 12? Có những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha

Trang 12

mẹ của HS lớp 12? Hứng thú giao tiếp với cha mẹ ở hiện tại có thay đổi gì so với giaiđoạn trước? Làm thế nào để tác động đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12?

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Hứng

thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của

HS lớp 12 tại một số trường THPT thuộc huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cũng như tìmhiểu một số yếu tố tác động đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 tại huyệnTân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể chính: học sinh lớp 12

Khách thể phụ trợ: cha mẹ HS

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Về đối tượng nghiên cứu

Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh thể hiệntrong nhu cầu định hướng nghề nghiệp

4.2 Về khách thể nghiên cứu

239 học sinh lớp 12 năm học 2017 – 2018 tại 3 trường THPT (Tân Hiệp, Thạnh Tây,

Thạnh Đông) thuộc huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

5. Giả thuyết khoa học

- Hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 ở mức

độ thấp

- Có sự khác biệt trong hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệpgiữa nam và nữ

Trang 13

- Có sự khác biệt trong hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệpgiữa HS có cha mẹ có trình độ văn hóa khác nhau.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về hứng thú, giao tiếp, hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HStrung học phổ thông nói chung và HS lớp 12 nói riêng

- Nghiên cứu mức độ biểu hiện hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 huyệnTân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đối với việc thoả mãn nhu cầu định hướng nghề nghiệp trongtương lai của bản thân sau THPT

- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ về địnhhướng nghền nghiệp của HS lớp 12 huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, tôi sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu lý luận để xây dựng các cơ sở lý luận và phương phápnghiên cứu của đề tài Cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ bản về các lý thuyết làm nềntảng vững chắc cho việc tiến hành các điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận cụ thể như tham khảo, nghiên cứu, phân tích

và tổng hợp tài liệu liên quan đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Mục đích: Thu thập ý kiến của HS lớp 12 trong việc hứng thú giao tiếp với cha mẹ

về định hướng nghề nghiệp

- Nội dụng: Gồm 2 bảng hỏi

•Bảng 1: Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi gồm những câu hỏi mở để thăm dò ýkiến của HS lớp 12 về vấn đề hứng thú giao tiếp với cha mẹ Từ đó đưa ra một số chỉ báotheo các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi của HS lớp 12 về vấn đề hứng thú giao tiếp vớicha mẹ

Trang 14

•Bảng 2: Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi khảo sát để tìm hiểu các vấn đề liênquan đến hứng thú trong giao tiếp của HS lớp 12 với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.Bảng hỏi sẽ xây dựng theo những chỉ báo từ bảng hỏi 1

- Cách thức thực hiện:

+ Giai đoạn 1: Phát phiếu thăm dò gồm các câu hỏi mở ở bảng 1

+ Giai đoạn 2: Phát phiếu thăm dò với câu hỏi có nhiều lựa chọn để tìm hiểu thựctrạng cho HS tại các buổi học của các lớp 12 trả lời để thăm dò ý kiến

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn.

- Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin sâu hơn về vấn đề hứng thú giao tiếp vớicha mẹ của HS lớp 12 về định hướng nghề nghiệp

- Nội dung: Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi phỏng vấn gồm những câu hỏi mở

để lấy ý kiến của phụ huynh và HS về vấn đề hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp12

- Cách thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp trong những giờ giải lao và các buổi họp phụhuynh tại trường học

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS forWindow 13.0

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 Cơ sở lý luận về hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Từ thế kỷ XVIII đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứngthú Trong đó, phải kể đến các nghiên cứu sau:

Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, nhà triết học, người Đức đãsáng tạo ra trường phái gáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ 19 Ông đã đưa ra 4 mức độ củadạy học đó là tính sáng tạo, tính liên tưởng, tính thống nhất phong phú và đặc biệt hứngthú là yếu tố quyết định hiểu quả học tập của môn học (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2015)

Trang 15

Năm 1931, nhà tâm lý học người Mỹ I.K.Strong đã tìm hiểu về “sự biến tâm lý theođổi lứa tuổi” và ông cho rằng sự phát triển của hứng thú thường gắn liền với sự phát triểnlứa tuổi Điều này dễ hiểu vì muốn hình thành một hứng thú nào đó, cần phải có mức độphát triển tâm lý cũng như một mức độ trí tuệ và kinh nghiệm nhất định (Trần Phi Hùng,2014).

Năm 1938 Ch.Buher đã nghiên cứu công rình “phát triển hứng thú ở trẻ em” Từnhững năm 1940 của thế kỷ XX một số nhà tâm lý học Nga như S.L.Rubinstein,N.G.Morodov, A.F.Beliep,… Đã có những công trình nghiên cứu về hứng thú, con đườnghình thành hứng thú (Nguyễn Thị Ái, 2012)

Từ những năm 1940 của thế kỉ XX, A.F.Biliep đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

về “Tâm lý học hứng thú” Các nhà tâm lý học như S.L.Rubinstein, N.G.morodov,A.F.Biliep… Đã có những công trình nghiên cứu về hứng thú, con đường hình thành hứngthú (Nguyễn Thị Mai 2015)

Năm 1944, A.F.Believ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về vấn đề “tâm lý họchứng thú” nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề về lý luận tổng quát về hứng thútrong khoa học tâm lý (Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo,2005)

Năm 1946, E.Clapade với vấn đề “ Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa

ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học Clapade đã nhấn mạnh tầm quan trongcủa hứng thú trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng thú là cái trụcduy nhất mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010)

John Dewey (1859-1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ năm 1896sáng lập ra trường thực nghiệm trong đó ưu tiên hứng thú của HS và nhu cầu của HStrong từng lứa tuổi (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010)

J Pieget (1896 – 1989), nhà tâm lý học người Thụy Sĩ có nhấn mạnh đến vai trò củahứng thú trong việc lĩnh hội tri thức Ông nói rằng “nhà trường mới yêu cầu hoạt độngnhận thức phải dựa trên cơ sở nhu cầu và hứng thú cá nhân” Ngoài ra ông cũng nhấnmạnh “cũng giống như người lớn, đứa trẻ là một thực thể hoạt động mà hoạt động bị chi

Trang 16

phối bởi quy luật của hứng thú hoặc của nhu cầu, sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếungười ta không động viên tới những động cơ tự do của hoạt động ấy (J Piaget, 1996).Năm 1967, N.G.Marozova nhiên cứu sự khác nhau trong việc hình thành hứng thúcủa trẻ em trong sự phát triển bình thường và sự phát triển không bình thường Ông đãnghiên cứu vấn đề tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn để đối với hứng thú nhận thức củasinh viên” Năm 1976 tác giả đã đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú đồng thời còn phântích những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao độngcủa HS (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).

Năm 1972, I.G.Sukina với công trình nghiên cứu” vấn đề hứng thú trong khoa họcgiáo dục” đã đưa ra khái niệm về hứng thú cùng với biểu hiện của nó Đồng thời, tác giảcòn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt độngcủa người học (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010)

J.Piaget (1896-1996), nhà tâm lý học người Thụy Sĩ đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục Ông rất chú trọng đến hứng thú của HS, ông chorằng “nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự, phải làm việc một cách chủđộng dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân” Ông nhấn mạnh: cũng giống như người lớntrẻ em là một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc nhu cầu

Nó sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khiêu gợi những động cơ nội tạicủa hoạt động đó Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên hứng thú,hưng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng của sự đồng hóa (Nguyễn Thị BíchThủy, 2010)

Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, A.V Vedenov cho rằng nhu cầu giao tiếp chỉ có ởcon người, có tính bẩm sinh và di truyền Cùng quan điểm với ông, trong tác phẩm “Tâm

Lý học tình bạn tuổi trẻ” L.X Cono đã viết: “Con người là một thực thể xã hội, có nhucầu giao tiếp và tiếp xúc về tình cảm với người khác là một nhu cầu bẩm sinh” Trong đó,bằng các thực nghiệm tâm lý học mô tả, L.X Cono cũng chứng minh quá trình phát triểnnhu cầu giao tiếp của con người từ 2, 3 tháng tuổi đến lứa tuổi thiếu niên và đặc điểm nhucầu giao tiếp của từng độ tuổi (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015)

Trang 17

Ngoài ra, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhu cầu giao tiếp của trẻ emtrong mối quan hệ với người lớn, các tác giả V.V Vetrova, Đ.B Godovicop, M.G.Elagila,M.I.Lixima, A.F.Reystay, A.G Rutxcaia, đã chỉ ra: Nhu cầu giao tiếp sẽ thay đổi tùy theonội dung, tính chất của hoạt động chung giữa trẻ em và người lớn Trong mỗi giai đoạnphát triển nhu cầu giao tiếp được thừa nhận như là nhu cầu có được nhờ sự tham gia củangười lớn, sự tham gia này vô cùng cần thiết để trẻ em giải quyết các vấn đề cơ bản, đặcthù đối với lứa tuổi này (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015).

Như vậy, mặc dù trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú xuấthiện rất sớm và rất phong phú nhưng chúng ta có thể khái quát theo ba xu hướng: Thứnhất là xu hướng giải thích bản chất tâm lý của hứng thú, người đại diện cho xu hướngnày là A.F.Beliep với luận án “Tâm lý học hứng thú” Thứ 2 là xu hướng xem xét hứngthú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhânnói riêng, đại diện là L.L.Bôgiôvich, Lukin, LêviTốp,… Thứ 3 là xu hướng nghiên cứu sựhình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi, đại diện là G.I.Sukina,…

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú trên các vấn đề, khíacạnh khác nhau như: Nghiên cứu hứng thú học các môn học, nghiên cứu hứng thú họcnghề phổ thông và nghề nghiệp,…

Năm 1960, các tác giả Minh Đức, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn tâm lý họcgiảng dạy ở Đại học sư phạm Hà nội đã đề cập đến vấn đề chung về hứng thú Sau đó cáctác giả: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn,… Trong các tác phẩmcủa mình cũng đã trình bày về hứng thú; vai trò của hứng thú với học tập và các hoạtđộng khác

Một tác giả không thể không đề cập đến là Nguyễn Khắc Viện, theo ông hứng thú là

“biểu hiện của nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, đó là khoái cảm, thích thú.Nói đến hứng thú tức là nói đến mục tiêu huy động sinh lực (thể chất và tâm lí) để cốgắng thực hiện Có những hứng thú đòi hỏi thỏa mãn trước mắt như muốn ăn một món gì;

có những hứng thú phải gián tiếp thông qua một hoạt động khác, thường không thú vị mới

Trang 18

thỏa mãn, như học toán để cuối năm thi đỗ (Nguyễn Quang Uẩn, 2006) Như vậy, vớiquan điểm này ông xem hứng thú gắn với nhu cầu.

Năm 1973, Phạm Tất Dong viết luận án phó tiến sĩ “Một số đặc điểm hứng thú nghềcủa HS lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp” Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt

về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xuhướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông không đượcthực hiện lên các em HS chịu nhiều thiệt thòi Hứng thú học tập các bộ môn của HS là cơ

sở để đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp một các khoa học (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010) Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình với đề tài: “bước đầu tìm hiểu nguyên nhân gâyhứng thú học tập tâm lý học của sinh viên khoa tự nhiên trường đại học sư phạm hà nộiI” Tác giả đề xuất 5 biện pháp giáo dục hứng thú cho sinh viên: Giáo dục mục đích, động

cơ học tập cho HS thấy rõ ý nghĩa của môn học, giáo dục gắn với thực tiễn có đủ tài liệutham khảo cho sinh viên và tổ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáoviên( Nguyễn Thị Thanh Mai 2015)

Năm 1981, Phùng Minh Nguyệt nghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứngthú đối với nghề Sư Phạm của giáo sinh trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghĩa Bình” Tác giảcho rằng, muốn nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho giáo sinh phải tổ chức các đợt thựctập nhằm thâm nhập vào thực tiễn, thực hành công việc của mình (Nguyễn Thị Mai 2015).Năm 1982, Đinh Thị Chiến với nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề

sư phạm của giáo sinh cao đẳng sư phạm Nghĩa Bình” tác giả đưa ra 3 biện pháp để giáodục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo sinh, trong đó tác giả nhấm mạnh vai trò đặcbiệt quan trọng của dư luận xã hội (Nguyễn Thị Bích Thủy 2010)

Năm 1982, Đinh Thị Chiến với nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề

sư phạm của giáo sinh cao đẳng sư phạm Nghĩa Bình” tác giả đưa ra 3 biện pháp để giáodục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo sinh, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò đặcbiệt quan trọng của dư luận xã hội (Nguyễn Thị Bích Thủy 2010)

Năm 1986, Hoàng Kim Thu nghiên cứu “Hình thành hứng thú nghề nghiệp cho HSthông qua giảng dạy môn Vật Lý” Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nói lên rằng hình

Trang 19

thức học ngoại khóa có tác động lớn đến hình thành hứng thú nghề nghiệp lấy kiến thứcvật lý làm cơ sở cho HS (Nguyễn Thị Mai 2015).

Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với đề tài “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh viên khao tâm lý giáo dục” Tác giả đưa ra những nguyên nhân gay hứng thú là do ý nghĩa môn học, trình độ của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên( NguyễnThị Mai 2015)

Năm 2005, Vương Thị Thu Hằng với đề tài: “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu khoahọc của sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân văn” Phan Thị Thơm với đềtài: “Hứng thú học tập môn tâm lí học của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng”.Tác giả kết luận hứng thú học môn tâm lí học chưa phát triển cao, chưa đồng đều, cónhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên, trong đó yếu tố giảngviên giữ vai trò quan trọng ( Nguyễn Thị Mai 2015)

Năm 2003, Nguyễn Hải Yến - Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một số yếu tố ảnhhưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học

là do chưa nhận thức được vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa

nỗ lực vượt khó trong quá trinh nghiên cứu (Nguyễn Thị Bích Thủy 2010)

Năm 2008, Nguyễn Hoàng Sơn nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triểnhứng thú học nghề phổ thông cho HS tại trung tâm KTTH_HN” Kết quả nghiên cứu chothấy đa số HS không có hứng thú cho các em là việc hết sức cần thiết Tác giả đã đề xuấthai biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học nghề phổ thông điện dân dụng cho HS đó là:

tổ chức hoạt động ngoại khóa và thiết kế các bài dạy theo quan điểm tích điểm( NguyễnThị Mai 2015)

Năm 2009, Đặng Quốc Thành trong luận án tiến sĩ tâm lý học “Hứng thú học tập cácmôn khoa học xã hội và nhân văn của Học viện sĩ quan” có đề cập đến các con đườnghình thành hứng thú, các giai đoạn và các điều kiện hình thành, phát triển hứng thú nhậnthức (Đặng Quốc Thành, 2009)

Trang 20

Năm 2009, Phạm Thị Ngọc Châu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp kích thíchhứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh” Tácgiả đã đề xuất ra các biện pháp sau:

- Biên pháp 1: Sử dụng câu hỏi “mở, câu đố, truyện kể, thơ ca, lời động viên…

- Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi mang tính chất khám phá thử nghiệm

- Biện pháp 3: Thiết kế, sử dụng môi trường hoạt động hấp dẫn để kích thích trẻ tíchcực khám phá

- Biện pháp 4: Tổ chức cho thí nghiệm đơn giản (Nguyễn Thị Thanh Mai 2015).Năm 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy với luận văn thạc sỹ “Hứng thú học tập của sinhviên năm thứ nhất trường đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh” Hứng thú học tậpcủa sinh viên năm nhất được biểu hiện qua nhận thức thái độ và hành vi chưa cao Tác giả

có đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên (Nguyễn Thị ThanhMai 2015)

Năm 2012, luận án “Mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tínhtích cực giao tiếp với cha mẹ của thiếu niên”, tác giả Vũ Thị Khánh Linh đã xác địnhđược mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính khả thi của một sốbiện pháp tác động tâm lí học nhằm tăng tính dân chủ trong phong cách giáo dục của cha

mẹ (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015)

Năm 2012, Phạm Nguyễn Lan Phương trong luận văn “Quan hệ cha mẹ với con tuổithiếu niên thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” có đề cập đến vấn đề ứng xử cũng như nhữngyếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ và con (Phạm Nguyễn Lan Phương, 2012)

Năm 2013, Đinh Thị Sen trong luận văn thạc sỹ tâm lý học “Hứng thú môn học kỹnăng giao tiếp của sinh viên trường Đại Học Nha Trang” Đưa ra kết luận như sau: “Đa sốsinh viên trường Đại Học Nha Trang chưa có hứng thú thực sự khi học môn KNGT Cónhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó học môn KNGT Có nhiều nguyênnhân dẫn đến thực trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía giáo viên(Đinh Thị Sen 2013)

Năm 2014, Trần Phi Hùng trong luận văn thạc sĩ tâm lý học “Hứng thú nghề nghiệpcủa HS ở một số trường THPT tại huyện Bến Lức tỉnh Long An” đề cập đến các yếu tốảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của các em HS (Trần Phi Hùng, 2014)

Trang 21

Năm 2015, Tác giả Nguyễn Thị Xuân Phương nghiên cứu đề tài “ Tính tích cực giaotiếp của học sinh cuối tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại thành phố Hồ Chí Minh”

đã rút ra kết luận mức độ tích cực giao tiếp của học sinh cuối tiểu học đạt mức cao(Nguyễn Thị Xuân Phương 2015)

Tóm lại, ở nước ta đã có nhiều luận văn luận án và đề tài nghiên cứu về hứng thú.Mỗi công trình nghiên cứu một khía cạnh khác nhau góp phần giúp đề tài này trở nên rất

đa dạng và phong phú Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về khía cạnh hứng thú giaaotiếp của HS THPT còn hiếm

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Annoi, nhà tâm lý học người mỹ lại cho rằng: “Hứng thú là một sự sáng tạo của tinh

thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào” (Kasina, 1979)

Còn Harlette Buller thì: “Hứng thú là một hiện tượng phức hợp cho đến nay vẫnchưa được xác định, hứng thú là một từ không những chỉ toàn bộ những hành động khácnhau mà hứng thú còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu” (Phan Thị Kim Ngân,2013)

Tác giả K.Strong và W.James cho rằng: “Hứng thú là một trường hợp riêng của thên

hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét tính cách” (Phan

Thị Kim Ngân, 2013)

Trang 22

Tác giả E.Super lại cho hứng thú không phải là thiên hướng, không phải là nét tínhcách của cá nhân nó là một cái gì khác, riêng rẽ với thiên hướng, riêng rẽ với tính cách,riêng rẽ với cảm xúc Tuy nhiên ông lại không đưa ra một quan niệm rõ ràng về hứng thú.Tác giả Klapalet nghiên cứu thực nghiệm và đi đến kết luận “hứng thú là dấu hiệucủa nhu cầu bản năng khát vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn của cá nhân” (Phan Thị KimNgân, 2013).

Hầu hết các nhà Tâm lý học phương Tây cho rằng hứng thú là một hiện tượng Tâm

lý đặc biệt và không thể tách rời với các hiện tượng tâm lý khác của con người Hứng thú

là điểm đặc trưng có ý nghĩa với mỗi cá nhân Một số nhà tâm lý học đề cập ở trên đều cóquan điểm là duy tâm, sinh vật hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú Sự tác động qualại và ràng buộc lẫn nhau của các quá trình tâm lý đã góp phần hình thành hứng thú Cácnhà Tâm lý học phương Tây cho rằng hứng thú là thuộc tính có sẵn trong mỗi cá nhân và

sẽ được bộc lộ dần, hoàn thiện dần trong suốt quá trình phát triển của cá nhân đó Nhưvậy thì hứng thú dựa trên cơ sở sinh học Những quan điểm này có mặt hạn chế đó là xemnhẹ vai trò của giáo dục cũng như tính tích cực của cá nhân trong sự hình thành và pháttriển hứng thú Tuy nhiên, không thể phủ nhận đã có những quan điểm tiến bộ về hứngthú của Hidi và Renninger khi cho rằng hứng thú cần có sự hỗ trợ từ các yếu tố bên ngoài.+ Quan điểm hứng thú theo các nhà tâm lý học Marxist:

Các nhà tâm lý học Marxist đứng trên lập trường duy vật biện chứng, coi hứng thúkhông phải là cái có sẵn hay thuộc tính bên trong của mỗi cá nhân mà đó là kết quả củaquá trình hình thành và phát triển nhân cách, nó phản ánh một cách khách quan thái độđang tồn tại ở một nhân cách Thái độ này nảy sinh trong quá trình tác động qua lại giữađiều kiện bên ngoài và hoạt dộng của mỗi cá nhân, chính vì thế hứng thú có rất nhiềunguyên nhân khác nhau và khái niệm “hứng thú” được rất nhiều tác giả lí giải với nhiềukhía cạnh khác nhau

Một số nhà tâm lý học đã cho rằng: Hứng thú là khuynh hướng lựa chọn, khuynhhướng chú ý ở con người (T Ribô, N.P.Đôba rưnhin) hay hứng thú là khuynh hướng ưutiên chú ý vào một khách thể nào đó (B.N.Chieplop); hứng thú có biểu hiện như là

Trang 23

khuynh hướng tác động một cách có hiểu biết, có ý thước đối với các khách thể mà conngười định hướng vào đó (X L Rubinstein), V.G.Ivanôv, …(Nguyễn Thu Cúc 2008).Trong “Đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm” có tác giả chorằng: “Hứng thú là sự định hướng có lựa chọn của cá nhân vào những sự vật, hiện tượngcủa thực tế xung quanh Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự vươn lên thường trực tớinhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn” (Nguyễn Thu Cúc2008).Trong định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh đến việc cá nhân nãy sinh thái độ đặcbiệt cũng như hoạt động đi sâu tìm hiểu đối tượng, trên cơ bản đây là định nghĩa về hứngthú nhận thức.

A.N Leonchiep xem hứng thú là thái độ nhận thức đặc biệt đối với đối tượng hoặc

hiện tượng của hiện thực khách quan; A.A.Liublinxkaia cho rằng “hứng thú là thái độ

nhận thức của con người đối với xung quanh, với mặt nào đó của chính nó, đối với một

lĩnh vực nhất định mà trong đó con người luôn muốn đi sâu hơn” A.G Côvaliôv định

nghĩa rằng hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ýnghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn về tình cảm của nó”,… (Nguyễn Thu Cúc2008) Ở đây các nhà tâm lý học đã xem hứng thú như hoạt đông nận thức, hoạt động tìnhcảm, cảm xúc của con người người định nghĩa này cũng chưa làm rõ được nguồn gốc,nguyên nhân của hứng thú cũng như đã thu hẹp phạm vi hứng thú

Như vậy, các định nghĩa về hứng thú mà các nhà Tâm Lý Học đã sữ dụng có cácđiểm chung sau đây :

- Hứng thú là quá trình nhận thức đối tượng có ý nghĩa, hấp dẩn đối với cá nhân, đikèm với đó là quá trình xúc cảm ý chí

- Hứng thú là sự lựa chọn khách quan của cá nhân với các đối tượng cụ thể, hứngthú cũng là thái độ, xu hướng lựa chọn mà cá nhân thể hiện,

- Hứng thú là định hướng mà các cá nhân lựa chọn tích cực các đối tượng cụ thểnhắm mục đích chiếm lĩnh đối tượng

* Định nghĩa hứng thú theo khía cạnh của sự chú ý:

Trang 24

+ Tác giả P.A Rucdich coi “Hứng thú biểu hiện một xu hướng đặc biệt của cá nhânnhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểuhiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối với các loại hoạt động nhất định”(Trần Phi Hùng 2014).

+ Tác giả A.V.Daparozet viết “Hứng thú là khuynh hướng của sự chú ý tới nhữngđối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng càng tỉ mỉ càng hay” (Nguyễn TiếnĐạt, 2004)

+ Tác giả V.A Kruteshi coi hứng thú đó là “Khuynh hướng nhận thức tích cực củacon người đối với đối tượng này hay kia, hiện tượng hay hoạt động cái có liên hệ với thái

độ cảm xúc dương tính đối với con người (Nguyễn Quang Uẩn, 2011) Hơn nữa, hứng thúnhận thức sẽ kích thích chủ thể đi sâu tìm hiểu, khám phá bản chất bên trong của đốitượng, nhưng không thể đồng nhất hứng thú với sự chú ý

* Định nghĩa hứng thú theo khía cạnh gắn liền với sự hình thành và phát triển củacác hiện tượng tâm lý khác Các nhà Tâm Lý học hoạt động như: S L Rubinstein, N.Ph.Gonolobolin, A.V Petrovxki… coi hứng thú không phải là cái gì đó trừu tượng, có sẵnkhi sinh ra, mà là cái tự tạo trong quá trình cá thể sống và hoạt động, nó gắn liền với sựhình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý khác nên có quan hệ với các hiệntượng tâm lý đó; nó là kết quả của sự hình thành nhân cách, phản ánh khách quan thái độcủa con người với thế giới xung quanh và hoạt động có ý thức của con người trực tiếpquyết định (Nguyễn Quang Uẩn, 2011)

+ Quan điểm Việt Nam:

Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng, “Hứng thú thể hiện nhu cầu nhận thức nhằmđảm bảo cho nhân cách ý thức được mục đích hoạt động và tạo điều kiện cho việc địnhhướng, làm quen với những sự việc mới, cho việc phản ứng hiện thực một cách đầy đủ vàsâu sắc hơn Về mặt chủ quan, hứng thú được thể hiện thông qua xúc cảm gắn với quátrình nhận thức, qua sự chú ý của chủ thể đến đối tượng hứng thú Việc thỏa mãn hứngthú không dập tắt hứng thú mà tạo ra những hứng thú mới đáp ứng mức độ cao hơn củahoạt động nhận thức Trong quá trình phát triển, hứng thú có thể biến thành năng khiếu

Trang 25

như là sự thể hiện nhu cầu thực hiện hoạt động đã gây ra hứng thú Người ta phân biệthứng thú trực tiếp – hứng thú do tính chất lôi cuốn của đối tượng tạo nên và hứng thú giántiếp đối tượng là công cụ để đạt được mục đích hoạt động Tính bền vững của hứng thúđược biểu hiện ở độ dài thời gian duy trì hứng thú ở cường độ của hứng thú Việc cá nhânkhắc phục những khó khăn đó là điều kiện để cá nhân thực hiện hoạt động hứng thú chothấy tính bền vững của hứng thú Đánh giá độ rộng hay hẹp của hứng thú được xác địnhbởi nội dung và giá trị của hứng thú đối với nhân cách” (Dương Thiệu Tống, 2012).

Các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta cóhứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nóđối với cuộc sống của ta Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đóhứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý khát khao tiếpcận đi sâu vào nó (Phạm Thị Kim Ngân, 20120

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối

tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm

Hứng thú luôn có hai yếu tố:

Đối tượng phải có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân (yếu tố nhận thức) Đối tượng cókhả năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm (yếu tố cảm xúc) Chính vì đặc điểm này màhứng thú lôi cuốn con người hướng về phía nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâutìm hiểu nó Đây là đặc trưng quan trọng của hứng thú giúp ta phân biệt nhu cầu và hứngthú và không thể đồng nhất nhu cầu và hứng thú tuy nhu cầu và hứng thú có mối quan hệmật thiết

Theo Nguyễn Khắc Viện hứng thú là biểu hiện của nhu cầu, làm cho chủ thể tìmcách thỏa mãn tạo ra khoái cảm thích thú Nói đến hứng thú tức nói đến một mục tiêu,huy động sinh lực (thể chất và tâm lý) để cố gắng thực hiện Có những hứng thú đòi hỏithỏa mãn trước mắt, như muốn ăn một món gì, có những hứng thú gián tiếp phải thôngqua một hoạt động, thường không thú vị mới thỏa mãn, như học toán để cuối năm thi đỗ.Hứng thú gây chú ý và làm cho chủ thể cố gắng hành động Như vậy Nguyễn Khắc Việncoi hứng thú có bản chất như nhu cầu, là biểu hiện của nhu cầu Dù không thú vị học toán

Trang 26

nhưng vì cần thiết để cuối năm thi đỗ nên vẫn nỗ lực và khi đỗ mới cảm thấy thỏa mãn,tạo khoái cảm, thích thú

Theo Nguyễn Quang Uẩn “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối

tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho

cá nhân trong quá trình hoạt động” (Nguyễn Quang Uẩn, 2015), định nghĩa này cho thấy

hứng thú thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, cũng như mối quan

hệ giữa đối tượng với nhu cầu, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trong quá trình hoạt động.Chủ thể chỉ nảy sinh hứng thú và cảm thấy hấp dẫn với đối tượng trong quá trình hoạtđộng chiếm lĩnh đối tượng cũng như hiểu được ý nghĩa, giá trị của đối tượng Thái độ đặcbiệt: sự lựa chọn tích cực, mang khuynh hướng cá nhân, riêng biệt của từng chủ thể Hơnnữa hứng thú còn là sự đặc biệt chú ý, đi sâu tìm tòi sáng tạo cũng như say mê chiếm lĩnhđối tượng Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng đó là đối tượng phải có ý nghĩa và hấpdẫn mới tạo nên hứng thú cho chủ thể

Căn cứ vào những đặc điểm cơ bản về hứng thú đồng thời kế thừa khái niệm của

Nguyễn Quang Uẩn đề tài đưa ra khái niệm hứng thú như sau: Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó có ý nghĩa đối với bản thân và mang lại xúc cảm, từ đó thu hút, lôi cuốn chủ thể có những hành động nỗ lực tích cực tham gia hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.

1.2.1.2 Cấu trúc hứng thú

L.A Gôđơn coi “Hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm – ý chí

và các quá trình trí tuệ, khiến cho tính tích cực nhận thức và hoạt động của con ngườiđược nâng cao” (Nguyễn Thu Cúc 2008)

Phân tích cấu trúc của hứng thú, N G Marôzôva đã nêu ít nhất ba yếu tố, đặc trưngcho hứng thú(Nguyễn Thu Cúc 2008)

* Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động

* Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm này (được gọi là niềm vui tìm hiểu và nhậnthức)

* Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tức là hoạt động tự nó lôicuốn và kích thích, không phụ thuộc vào các hoạt động cơ bản khác Những động cơ khác(động cơ tinh thần, nghĩa vụ phải thực hiện, yêu cầu của xã hội,…) có thể hỗ trợ, làm nảy

Trang 27

sinh và duy trì hứng thú, như những động cơ đó không xác định được bản chất của hứngthú.

Ba thành tố trên liên quan chặt chẽ với nhau trong hứng thú của cá nhân Ở mỗi giaiđoạn phát triển khác nhau của hứng thú, mỗi thành tố có thể nổi lên mạnh hay yếu, ít haynhiều

Những năm gần đây, có nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu về cách giải thích cấutrúc hứng thú của N.G Môrôzôva Một số tác giả thấy rằng, trong rất nhiều trường hợp,hứng thú phải có ba yếu tố kể trên

Bất kỳ một hứng thú nào cũng đều có khía cạnh nhận thức bao hàm thái độ nhậnthức của cá nhân đối với đối tượng, ở một mức độ nhất định thì khi hứng thú một đốitượng nào đó, con người đều muốn hiểu biết nó kỹ hơn, sâu sắc hơn Do đó, không có yếu

tố nhận thức thì không có hứng thú Ngược lại, hứng thú là một điều kiện để nhận thứcđối tượng một cách cơ bản hơn, sâu sắc hơn Tuy nhiên, không thể quy hứng thú về thái

độ nhận thức, bởi vì ngoài hứng thú trực tiếp (hứng thú với quá trình nhận thức) conngười còn có hứng thú gián tiếp – hứng thú của cá nhân tập trung vào kết quả hoạt động.Hơn nữa ở mỗi con người còn có hứng thú nhằm chiếm lĩnh đối tượng, nhất là những loạihứng thú với đối tượng vật chất (sưu tầm cổ vật nhưng không hẳn đã nghiên cứu chúng).Thái độ xúc cảm với đối tượng là một dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú,song thái độ nhận thức không thể thay thế cho hứng thú, mà phải có sự kết hợp chặt chẽgiữa thái độ xúc cảm của cá nhân đối với đối tượng của hoạt động thì mới có thể có hứngthú Tuy nhiên không phải bất kỳ thái độ cảm xúc nào cũng gây nên hứng thú Niềm vui

nhất thời diễn ra trong chốc lát chưa phải là biểu hiện của hứng thú ổn định mà “chỉ có những biểu hiện của cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu, một mặt không thể thiếu được của hứng thú” (Dương Thiệu

Tống, 2012)

Ý nghĩa quan trọng của đối tượng hoạt động cũng như sự hấp dẫn về tình cảm củađối tượng hoạt động đối với cá nhân có thể do những nguyên nhân thuộc về đặc điểm củađối tượng và đặc điểm phẩm chất của chủ thể quy định Vì thế cùng một đối tượng có thểgây nên những rung cảm khác nhau ở những cá nhân khác nhau hoặc cũng chính đốitượng đó nhưng ở những thời điểm khác nhau lại có thể gây ra cho cùng một cá nhân

Trang 28

những phản ứng, những rung cảm khác nhau Vấn đề là ở chỗ, những đặc điểm, nhữngthuộc tính của những đối tượng hoạt động có tương ứng với đặc điểm phẩm chất riêng của

cá nhân hay không Mức độ tương ứng giữa đặc điểm của đối tượng với đặc điểm phẩmchất của chủ thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành hứng thú Sự thống nhấtgiữa khác thể và chủ thể được thể hiện trong hứng thú Hứng thú luôn có đối tượng nhấtđịnh Hứng thú của con người đa dạng như thế giới khách quan tuy nhiên chỉ có nhữngcái có ý nghĩa, có giá trị, cần thiết, có sức hấp dẫn mới là đối tượng của hứng thú Chỉ cócái gì có ý nghĩa quan trọng, có giá trị đối với chính cá nhân, có liên quan tới kinh nghiệm

và sự phát triển cá nhân mới được phản ánh một cách lựa chọn trong hứng thú của từng cánhân

1.2.1.3 Phân loại hứng thú

Hứng thú được hình thành và biểu hiện thông qua mới quan hệ qua lại giữa chủ thểvới khách thể Ở mỗi cá nhân có những hứng thú khác nhau, đồng thời mang tính chủ thểrất sâu sắc Dựa trên tiêu chuẩn phân loại khác nhau có thể phân chia hứng thú thành cácloại chủ yếu sau đây:

*Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, có: hứng thú học tập, hứng thú lao động, hứng thú vui chơi – giải trí…

Hứng thú học tập là hứng thú trong hoạt động học tập, trong tiếp thu tri thức Nếuphân chia theo môn học, hứng thú này có thể có nhiều loại như: hứng thú học tập các mônKHTN; hứng thú học tập các môn KHSH&NV; hứng thú học Toán; hứng thu học Văn…

- Hứng thú lao động, là hứng thú làm việc Liên quan đén các nghành nghề cụ thểnhư: hứng thú với nghề nghiệp quân sự; hứng thú chơi games; hứng thú thể dục, thể thao(theo các môn cụ thể)

*Căn cứ vào đối tượng của hứng thú liên quan đến lĩnh vực nhận thức xúc cảm – tình cảm hay hành vi, có:

- Hứng thú hoạt động nhận thức (còn gọi là hứng thú nhận thức) Đó là hứng thúmuốn được hiểu biết về các quy luật của sự , hiện tượng trong thế giới khách quan

Trang 29

- Hứng thú với các loại hình hoạt động giàu xúc cảm – tình cảm như: âm nhạc, hộihọa, phim ảnh

* Căn cứ vào phạm vi bao quát đối tượng người ta phân chia thành: hứng thú rộng

và hứng thú hẹp

- Hứng thú rộng là loại hứng thú bao quát nhiều đối tượng nhưng thường lướt quakhông đi sâu vào bản chất của các đối tượng Chẳng hạn, hứng thú chơi thể thao, hứng thúhọc tập, hứng thú nhận thức…

- Hứng thú hẹp là hứng thú mà chủ thể bị cuốn hút, đi sâu vào một hoặc vài đốitượng cụ thể nào đó Ví dụ: hứng thú học môn Toán, hứng thú học môn Văn…

* Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú, người ta phân chia thành hứng thú bền vững và hứng thú không bền vững

- Hứng thú bền vững thường là những hứng thú gắn liền với năng lực hoạt động nào

đó của chủ thể, dựa trên sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ, quyền lợi và sức hấp dẫn của hoạtđộng, kết hợp với thiên hướng của bản thân Chẳng hạn như: hứng thú nghiên cứu về tâm

lý học trẻ em; hứng thú chơi bóng đá; hứng thú chơi bóng bàn…

- Hứng thú không bền vững thường là hứng thú bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt

về đối tượng với những cảm xúc mang tính nhất thời bởi sự hấp dẫn bên ngoài của đốitượng Ví dụ: hứng thú khi được tham gia chơi một trò chơi nào đó

* Căn cứ vào mức độ chủ động hay thụ động của chủ thể, người ta chia hứng thú thành: hứng thú chủ động và hứng thú bị động.

- Hứng thức chủ động là hứng thú mà chủ thể có nhận thức và thái độ khá rõ ràng vềđối tượng trước khi biểu hiện hành động – hành vi tương ứng đối với đối tượng Khi đó,

cá nhân không dừng ở việc quan sát mà còn hành động với mục đích làm chủ đối tượngngay hứng thú Ví dụ như: học viên cảm thấy có hứng thú trước khi được học tập mônhọc nào đó

- Hứng thú thụ động là loại hứng thú hình thành một cách ngẫu nhiên hoặc khi cánhân chỉ giới hạn ở việc tri giác đối tượng gây nên hứng thú Chẳng hạn như, thích thú,khoái cảm khi tình cờ nghe một bản nhạc hoặc xem một bức tranh…

Trang 30

* Căn cứ vào cách thức, con đường tạo nên hứng thú, có thể phân hứng thú thành hai loại: hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp:

- Hứng thú trực tiếp là hứng thú hướng vào bản thân hoạt động đi đến đối tượngnhằm thỏa mãn nhu cầu Ví dụ: hứng thú với việc chơi trò chơi, đồ chơi của trẻ…

- Hứng thú gián tiếp là hứng thú hướng vào kết quả của hoạt động Chẳng hạn, hứngthú muốn có học vấn, muốn có nghề nghiệp, có cương vị, địa vị xã hội… Sự kết hợp giữahứng thú trực tiếp với hứng thú gián tiếp sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy tính tíchcực hoạt động của cá nhân

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại hứng thú khác nhau và trên thực tế, hứngthú ở mỗi cá nhân có thể là sự kết hợp giữa các kiểu loại hứng thú theo một cách riêngtiêu biểu cho cá nhân đó, vì vậy việc phân loại hứng thú chỉ mang tích chất tương đối

1.2.1.4 Con đường hình thành hứng thú

Sự hình thành hứng thú làm một quá trình và thường diễn ra theo hai con đường cơbản sau đây:

Thứ Nhất, con đường tự phát Theo con đường này, hứng thú được hình thành một

cách ngẫu nhiên do sự hấp dẫn bởi một vài đặc điểm vốn có bên ngoài hoặc bên trong củađối tượng, mà trước đó chủ thể hoàn toàn chưa ý thức được Khi đó, chủ thể sẽ nãy sinhnhững rung động (xúc cảm) gần như tức thời, trên cơ sở của sự rung động đã thu hút cánhân đi vào tìm hiểu, nhận thức về đối tượng Tùy thuộc vào mức độ thu hút của đốitượng, mà hứng thú có thể chuyển từ tự phát sang tự giác (chủ thể chủ động đi sâu nhậnthức đối tượng) Đối với trẻ nhỏ, hứng thú được hình thành chủ yếu thông qua con đường

tự giác Tức là bắt đầu từ sự hấp dẫn bởi hình thức bên ngoài của đối tượng, sau đó mớidẫn đến việc đi sâu tìm hiểu, khám phá đặc điểm bên trong của nó Chẳng hạn, những vật

có màu sắc sặc sỡ, vui mắt, hình ảnh, âm thanh sống động thường nhanh chóng gây chotrẻ nhỏ sự thích thú, hấp dẫn, sau đó làm cho trẻ tò mò và từng bước khám phá những đặctính bên trong của đối tượng, A G Covaliop đã viết: “ Hứng thú có thể được hình thành

Trang 31

một cách tự phát và không có ý thức, do sự vật hấp dẫn về tình cảm, sau đó mới dẫn đếnnhận thức ý nghĩa cần thiết của đối tượng đó” (Vũ Dũng, 2008)

Thứ Hai, con đường tự giác Đây là con đường chủ yếu của sự hình thành và phát

triển hứng thú Cụ thể là, dựa trên cơ sở chủ thể nhận thức được vị trí, ý nghĩa và sự hấpdẫn của đối tượng đối với bản thân, từ đó hình thành thái độ và hành vi tích cực của chủthể đối với đối tượng Theo con đường này, hứng thú thường diễn ra theo một quá trình từthấp đến cao và phụ thuộc vào nhận thức, thái độ, cũng như mức độ mối quan hệ qua lạigiữa chủ thể và đối tượng Đối với người lớn sự hình thành và phát triển hứng thú phầnlớn diễn ra theo con đường tự giác Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức được giá trị,

ý nghĩa bên trong với sự hấp dẫn bởi những biểu hiện hình thức bên goài của đối tượng,trong đó sự hiểu biết giá trị ý nghĩa bên trong của đối tượng thường giữ vai trò quyết định,

nó đảm bảo tính ổn định, bền vững của hứng thú Nói về con đường này, A G Covalicop

đã viết: “Quá trình hình thành hứng thú có thể theo hướng ngược lại: từ chỗ có ý thức về

ý nghĩa của đối tượng đến chỗ bị đối tượng hấp dẫn” (Vũ Vũng, 2008)

Như vậy, sự hình thành hứng thú ở mỗi lứa tuổi có sự khác nhau, đối với trẻ nhỏ

sự hình thành hứng thú chủ yếu theo con đường tự phát Trong khi đó, ở những ngườitrưởng thành sự hình thành hứng thú thường là kết hợp giữa con đường tự giác và tự phát,những con đường tự giác là chủ yếu Điều này, đã góp phần tạo nên sự phong phú, đadạng của hứng thú

1.2.2 Giao tiếp

1.2.2.1. Khái niệm giao tiếp:

A.A.Leonchiep (nhà tâm lí học Nga) cho rằng “đó là một hệ thống những quá trình

có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ” theo đó giao tiếp là một dạng của hoạt động hoặc có thể là một phương tiện, điều

kiện của hoạt động (Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu và Nguyễn Thạc, 2016)

Trang 32

Theo tác giả Đỗ Long “giao tiếp là sự trao đổi thông tin, tác động qua lại, ảnh hưởng và hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể và tập thể” (Vũ Dũng, 2008) Qua giao tiếp con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau.

Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin, vừa là nơi tiếp nhận thông tin Thu nhận và xử

lý thông tin, tri giác lẫn nhau là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách

Tác giả Hoàng Anh ngoài khía cạnh tâm lý và quan hệ liên nhân cách còn nêu thêmchức năng xã hội của giao tiếp Bà đưa ra định nghĩa “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý, tạonên quan hệ giữa hai hoặc nhiều người với nhau, chứa đựng một nội dung xã hội hoặclịch sử nhất định, có nhiều chức năng tác động, hỗ trợ cùng nhau: thông báo, điều khiển,nhận thức, hành động và tình cảm, nhằm thực hiện một mục đích nhất định của một hoạtđộng nhất định” (Hoàng Anh, 1992)

Tác giả Phạm Minh Hạc nhấn mạnh vào khía cạnh thiết lập quan hệ liên nhân cáchcủa giao tiếp, ông định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệngười – người để hiện thực các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau”(Phạm Minh Hạc,1988)

Sổ tay tâm lí giáo dục: Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa

cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tốnhư: trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhât, tri giác và tìm hiểungười khác

Như vậy, giao tiếp có thể hiểu là một quá trình trong đó con người trao đổi vớinhau các ý tưởng, cảm xúc, tình cảm và thông tin nhằm xác lập và vận hành các mối quan

hệ giữa người và người trong xã hội vì những mục đích khác nhau Trong giao tiếpthường diễn ra ba quá trình: quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc; quá trình nhận thức lẫnnhau; quá trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau

Theo tác giả Nguyễn Ánh Hồng “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp

xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Giao tiếp bao gồm hàngloạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác

và tìm hiểu người khác”( Nguyễn Ánh Hồng, 2007)

Trang 33

Tác giả Nguyễn Ngọc Bích “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thôngqua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại

và điều chỉnh lẫn nhau” (Huỳnh Văn Sơn, 2011)

Như vậy có thể thấy các định nghĩa giao tiếp trên nhấn mạnh vào các đặc điểm củagiao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý; giao tiếp là một sự tương tác hai chiều (hoặc nhiều) giữangười với người; chức năng giao tiếp là thông tin, nhận thức, trao đổi, tình cảm, phối hợphoạt động và thiết lập, vận hành quan hệ liên nhân cách; phương tiện giao tiếp là phươngtiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí đa chiều giữa người

với người được quy định bởi các yếu tố tính cách cá nhân, văn hóa và xã hội Giao tiếp cóchức năng thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảmxúc, định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn

nhau, tạo dựng quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau (Nguyễn Văn Đồng, 2006).

Định nghĩa giao tiếp trên bao gồm tính đồng chủ thể và đa chiều của giao tiếp, đặc trưngtâm lý cá nhân, đặc trưng văn hóa xã hội của giao tiếp và các chức năng của giao tiếp(chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người, chức năng thông tin, chức năng nhận thức,chức năng cảm xúc, chức năng định hướng tổ chức, phối hợp và điều chỉnh hành vi củabản thân và của người khác, chức năng hình thành và phát triển quan hệ liên nhân cách).Chúng tôi lựa chọn quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Đồng làm hướng tiếp cận cho đềtài từ đó đề tài xác lập khái niệm giao tiếp như sau:

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người được quy định bởi các yếu tốtâm lý cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, trao đổi thông tin qua lại, cảm xúc,điều chỉnh nhận thức, hành vi của cá nhân và người khác

1.2.2.2 Chức năng giao tiếp

Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng, giao tiếp bao gồm sáu chức năng như sau:

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người

- Chức năng thông tin

- Chức năng nhận thức

Trang 34

- Chức năng cảm xúc

- Chức năng định hứng, tổ chức, phối hợp hoạt động và điều chỉnh hành vi của bảnthân và của người khác

- Chức năng hình thành và phát triển các quan hệ liên nhân cách

Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người là chức năng quan trọng nhất của giaotiếp

Đây là chức năng được hình thành sớm nhất trên cả phương diện phát triển cá thể vàphương diện lịch sử Khi con người hình thành ngôn ngữ, xuất hiện các loại nhu cầu mớinhư nhu cầu truyền đạt kinh nghiệm, nhu cầu nhận thức, tình cảm,… giao tiếp lúc này trởthành một trong những yếu tố không thể thiếu để thỏa mãn nhu cầu này Nói cách khác,giao tiếp thỏa mãn các nhu cầu của con người bằng cả hai cách trực tiếp và gián tiếp

* Xét dưới gốc độ cá nhân, theo B.Ph.Lomov giao tiếp có 3 chức năng sau:

Chức năng thông tin: Con người trao đổi thông tin cho nhau qua giao tiếp Nội dungthông tin có thể là hiện tượng, vấn đề trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, những suy nghĩ,tâm tư, tri thức…

Chức năng điều chỉnh: Qua giao tiếp con người có thể điểu chỉnh thái độ, hành vi,nhận thức của bản thân, của đối tượng giao tiếp Sự điều chỉnh hành vi lẫn nhau là nhân tốquan trọng trong các chủ thể tham giao tiếp thành chủ thể hoạt động chung

Chức năng cảm xúc: Con người biểu lộ tình cảm, thái độ, tác động đến trạng tháicảm xúc của nhau, nhờ đó mà con người ta có thể thay đổi trạng thái tình cảm của mình,hiểu thái độ của người khác làm cho hiệu quả giao tiếp tốt hơn

*Xét dưới góc độ nhóm, giao tiếp có những chức năng:

Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau: Thông qua giao tiếp con ngườinhận thức lận nhau, so sánh, đối chiếu mình với người khác, do đó biết được mình làngười như thế nào

Chức năng tổ chức hoạt động chung: giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mụcđích, hình thành kế hoạch chung, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng người Trong

Trang 35

quá trình hoạt động chung có sự trao đổi thông tin, khích lệ, kiểm tra, uốn nắn hành độngcủa nhau.

Chức năng thiết lập quan hệ: Trong giao tiếp có thể hình thành các quan hệ đồng chí,bạn bè, hay quan hệ thù địch… Các mối quan hệ này có ảnh hưởng tới sự phát triển cánhân

*Xét dưới góc độ tâm lý học xã hội, giao tiếp có hai chức năng:

Chức năng liên kết: Nhờ chức năng này con người hiểu được nhau, liên hệ,xây dựng mối quan hệ với nhau

Chức năng đồng nhất: Thực hiện sự hòa hợp của nhân vào nhóm xã hội

* Xét dưới góc độ giao tiếp là một phạm trù của tâm lý học hiện đại, giao tiếp có cácchúc năng sau:

+Chức năng định hướng hoạt động con người, bao gồm cả việc xác định mục đích,nhu cầu, động cơ giao tiếp

+ Chức năng điều chỉnh hành vi: Chủ thể giao tiếp điều chỉnh nhu cầu, tình cảm…cho phù hợp mục đích, nhiệm vụ giao tiếp

+Chúc năng truyền đạt tri thức, kỹ năng trong hoạt động…

Qua cách phân loại các chức năng giao tiếp như trên chứng tỏ giao tiếp rất đa chứcnăng, nhưng tất cả đều thực hiện chức năng chung đó là giao tiếp làm diễn ra các hoạtđộng qua lại một cách hợp lý của con người Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khácnhau trong cách phân loại chức năng giao tiếp, chúng tôi rút ra một số chức năng cơ bảncủa giao tiếp như sau:

+ Chức năng phối hợp các hoạt động: trong giao tiếp con người cùng đối tượngtượng giao tiếp của mình có thể trao đổi, phối hợp hoạt động với nhau để giải quyết mộtnhiệm vụ nào đó, đạt tới mục đích đã định

+ Chức năng thông tin: Trong quá trình giao tiếp mỗi cá nhân có thể vừa lànguồn phát thôn tin tới đối tượng giao tiếp những đồng thời cũng là nơi tiếp nhận thôngtin từ đối tượng giao tiếp

Trang 36

+ Chức năng cảm xúc: Trong giao tiếp chủ thể bộc lộ quan điểm của mìnhđối với một vấn đề, hiện tượng nào đó, đồng thời biểu lộ rung cảm, thái độ, tâm trạng củamình đối với chủ thể khác.

+ Chức năng nhận thức, đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp mỗi cá nhân tựbộc nhận thức, tình cảm, tư tưởng, quan điểm của mình, đó là cơ sở để đối tượng giao tiếpđánh giá, nhận xét và ngược lại đối phương cũng đánh giá, nhận xét lại chính bản thân + Chức năng điều chỉnh hành vi: Trong giao tiếp con người có thể điềuchỉnh hành vi của mình và tác động đến động cơ, quá trình ra quyết định, hành động củađối tượng giao tiếp nên đối tượng giao tiếp cũng phải điều chỉnh hành vi của đối tượnggiao tiếp nên đối tượng giao tiếp cũng phải điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp mụcđích giao tiếp

Trong khuôn khổ đề tài luận văn chúng tôi quan tâm đến 2 chức năng của giao tiếp

đó là chức năng thông tin và chức năng thỏa mãn cảm xúc

1.2.3 Hứng thú giao tiếp, hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp 1.2.3.1 Khái niệm hứng thú giao tiếp

Dựa trên các khái niệm về hứng thú và giao tiếp tác giả xác lập khái niệm hứng thú giao tiếp như sau:

Hứng thú giao tiếp là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với sự tiếp xúc tâm

lý giữa người với người do sự tiếp xúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự pháttriển của cá nhân và mang lại những cảm xúc tích cực

1.2.3.2 Khái niệm hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp

1.2.3.2.1 Khái niệm nghề nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, nghề (nghề nghiệp) là công việcchuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội (Hoàng Phê, 1994)

Theo Nguyễn Văn Hộ: “nghề nghiệp như là một dạng lao động vừa mang tính xã hội sự phân công xã hội, vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội

và cá nhân” (dẫn theo Trần Đình Chiến, 2008).

Trang 37

Theo tác giả Klimov “nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động

mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển” (dần theo Nguyễn Thị Trường Hân,

2010), cũng theo Kimov ông phân loại nghề nghiệp gồm năm nhóm chính:

Bảng 1.1 Phân loại năm nhóm nghề cơ bản:

i - người Con người, nhóm tập thể

Bác sĩ, y tá, giáo viên,bán hàng…

Như vậy khái niệm nghề nghiệp có những nội dung cơ bản sau:

Nghề nghiệp là một nghề trong xã hội, đó là công việc chuyên môn trong lĩnh vựchoạt động nhất định, đòi hỏi người làm phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để lao độnghiệu quả

Hoạt động nghề nghiệp phải có mục đích rõ ràng, nó không những mang lại lợi íchcho xã hội mà thỏa mãn nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển

Nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử, nó ra đời và gắn liền với những phân công laođộng xã hội, phụ thuộc vào tính chất xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 38

Tóm lại trong đề tài của mình tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghề và phân loại nghềtheo Klimov vì theo “tài liệu bồi dưỡng giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp”,trong nhiều cách phân loại nghề thì cách phân loại của Klimov là phù hợp hơn cả bởi lẽchọn nghề là chọn đối tượng lao động và có nhiều quan điểm cho rằng “hướng nghiệp làhướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến nhóm nghề vàrộng hơn (Nguyễn Thị Trường Hân, 2010), tuy nhiên cách phân loại trên cũng chỉ mangtính chất tương đối.

1.2.3.2.2.2 Khái niệm định hướng nghề nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Hân, một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáodục hướng nghiệp ở trường phổ thông là định hướng nghề nghiệp cho HS, theo đó địnhhướng nghề là việc thông tin cho HS về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của cácnghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề và những nơi đang thiếu lao động trẻ tuổi cóvăn hóa, về yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điềuchỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước,tập thể và tư nhân (Nguyễn Thị Trường Hân, 2010)

Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thôngtin sau cho HS trung học phổ thông: Tri thức về các nghành nghề trong xã hội hoặc địaphương, đặc điểm về nghề nghiệp, tri thức về nhu cầu lao động của xã hội hoặc địaphương, những hiểu biết về nhân cách, đặc biệt là năng lực của bản thân

Trang 39

Dưới góc độ tâm lý học, định hướng nghề là quá trình trang bị cho cá nhân sự hiểubiết rõ ràng hơn về bản thân và khả năng phát triển sự nghiệp trong tương lai của họ làqúa trình giáo viên trợ giúp HS điều chỉnh và tự điều chỉnh hành động chọn nghề củamình trên cơ sở nhận thức về nghề nghiệp và về bản thân (Phạm Tất Dong, 2012) Quátrình này nhằm hình thành cho HS xu hướng nghề nghiệp, năng lực tự giác lựa chọn nghềnghiệp có tính đến những nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đó tự xác định nghề nghiệp củamình (Trần Trọng Thủy, 1987)

Nhìn chung công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HS cần có sự phốihợp của nhà trường, gia đình và bản thân HS Trong khuôn khổ đề tài của tác giả, địnhhướng nghề nghiệp đứng dưới góc độ gia đình, nhấn mạnh mối tương quan giữa cha mẹ

và con trong việc lựa chọn nghề, xác định công việc sau khi tốt nghiệp Vì vậy tác giả đưa

ra khái niệm định hướng nghề ngiệp như sau:

“Định hướng nghề nghiệp là sự điều chỉnh quá trình chọn nghề thông qua hỗ trợ củanhà trường hoặc gia đình để đưa ra những thông tin nghề nghiệp phù hợp năng lực của cánhân và thị trường lao động tương lai từ đó HS xác định nghề nghiệp của mình”

Tóm lại dựa trên khái niệm hứng thú giao tiếp và định hướng nghề nghiệp ở trênchúng tôi quan niệm hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp là thái độ lựa chọnđặc biệt của cá nhân đối với sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người trong lĩnh vực địnhhướng nghề do sự tiếp xúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong trong hoạt động điềuchỉnh quá trình chọn nghề, tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp phù hợp năng lực bảnthân và thị trường lao động tương lai, đồng thời mang lại những cảm xúc tích cực chochính cá nhân đó Từ đó, biểu hiện của hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp nhưsau:

Đối tượng của hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp chính là thông tin vềnghề nghiệp có được qua quá trình giao tiếp giữa các cá nhân với nhau như nhóm nghề dựđịnh lựa chọn, đặc điểm nghề, yêu cầu đối với người lao động, hệ thống trường đào tạo vàđối chiếu với nguồn lực của cá nhân đó (năng lực, sở thích, sự hỗ trợ gia đình….)

Trang 40

Hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp tạo ra động cơ chủ đạo trong hoạtđộng lựa chọn nghề nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu hướng nghiệp của cá nhân từ đó ảnhhưởng tới tính chất, diễn biến, kết quả của quá trình giao tiếp giữa người với người.

1.2.4 Hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12

Hứng thú giao tiếp về định hướng nghề của HS lớp 12 với cha mẹ là thái độ lựachọn đặc biệt của HS lớp 12 đối với sự tiếp xúc tâm lý giữa bản thân với cha mẹ tronglĩnh vực định hướng nghề do sự tiếp xúc này có ý nghĩa trong quá trình điều chỉnh địnhhướng nghề nghiệp, tìm kiếm thông tin nghề phù hợp với bản thân và thị trường lao độngtương lai của HS lớp 12 và mang lại những cảm xúc tích cực

1.2.4.1 Đặc điểm tâm lý của HS lớp 12

a Đặc điểm lứa tuổi

Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn đầu tuổi thanh niên (14,15 đến 17,18tuổi) Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, bắt đầu thời

kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý: Sự phát triển của hệ xương đã hoàn thiện.Những cơ bắp tiếp tục phát triển Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đãchậm lại Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bêntrong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển Điều này tạo nên tiền đề cầnthiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại não trongquá trình học tập và lao động

Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai tròcủa xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi,

mà còn biến đổi cả về chất lượng Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều các vai trò củangười lớn, và họ thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và có tinh thần tráchnhiệm hơn Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề

Lứa tuổi HS THPT đã có những nét của người lớn, nhưng chưa phải làngười lớn Người lớn bắt đầu đòi hỏi ở các em phải có tính độc lập, ý thức trách nhiệm và

Ngày đăng: 03/02/2020, 10:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2005) “Từ điển giáo dục học”, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2005) “Từđiển giáo dục học
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
3. Châu Thúy Kiều. (2010). “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Thúy Kiều. (2010). “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trườngCao Đẳng Cần Thơ”, "Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học
Tác giả: Châu Thúy Kiều
Năm: 2010
7. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc. (2016). Hoạt động – giao tiếp – nhân cách, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc. (2016). "Hoạt động – giao tiếp –nhân cách
Tác giả: Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2016
8. Hoàng Anh. (1992). Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên. Luận án tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Anh. (1992). "Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 1992
9. Hoàng Phê. (1994). Từ điển Tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Phê. (1994). "Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1994
10. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu. ( 2011). Giáo trình Tâm lý học giao tiếp. TP.HCM: NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Quân, NguyễnHoàng Khắc Hiếu. ( 2011). "Giáo trình Tâm lý học giao tiếp
Nhà XB: NXB Đại học sưphạm
14. Lê Khánh Vân. (2011). “Hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương của sinh viên trường Cao đẳng Cộng Đồng Hậu Giang”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Khánh Vân. (2011). “Hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương củasinh viên trường Cao đẳng Cộng Đồng Hậu Giang”, "Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học
Tác giả: Lê Khánh Vân
Năm: 2011
20. Nguyễn Thị Bích Thủy. (2010). “Hứng thú học tập của sinh viên năm nhất trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bích Thủy. (2010). “Hứng thú học tập của sinh viên năm nhấttrường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh”, "Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thủy
Năm: 2010
23. Nguyễn Thị Thu Cúc. (2008). “Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em” Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học. Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thu Cúc. (2008). “Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môntoán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toánở các em” "Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Cúc
Năm: 2008
24. Nguyễn Thị Trường Hân. (2010). Xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ tâm lý học, Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Hân. (2010). Xu hướng nghề của học sinh và công táctư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, "Luận văn Thạcsĩ tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Hân
Năm: 2010
26. Nguyễn Tiến Đạt. (2004). Các thuật ngữ “nghề”, “nghề nghiệp”, “chuyên nghiệp” và “nghề đạo tạo” trong giáo dục. Tạp chí phát triển giáo dục, số 4 (64) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tiến Đạt. (2004). Các thuật ngữ “nghề”, “nghề nghiệp”, “chuyênnghiệp” và “nghề đạo tạo” trong giáo dục. "Tạp chí phát triển giáo dục
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt
Năm: 2004
27. Nguyễn Văn Đồng. (2006). Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đường của sinh viên, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học. Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Đồng. (2006). Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đườngcủa sinh viên, "Luận án Tiến sĩ Tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng
Năm: 2006
29. Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hòa, Trần trọng Thủy. (2002). Hoạt động – giao tiếp và chất lượng giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hòa, Trần trọng Thủy. (2002). "Hoạt động –giao tiếp và chất lượng giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hòa, Trần trọng Thủy
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2002
30. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy. (1988). Tâm lí học. Hà Nội:NXB Giáo dục tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy. (1988). "Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy
Nhà XB: NXB Giáo dục tập 1
Năm: 1988
31. Phạm Nguyễn Lan Phương. (2012). “Quan hệ cha mẹ với con cái tuổi thiếu niên Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Nguyễn Lan Phương. (2012). “Quan hệ cha mẹ với con cái tuổi thiếuniên Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”, "Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học
Tác giả: Phạm Nguyễn Lan Phương
Năm: 2012
34. Trần Đình Chiến. (2008). Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học inh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường đại học sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Chiến. (2008). Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học inh lớp12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường", Luận văn Thạcsĩ Giáo dục
Tác giả: Trần Đình Chiến
Năm: 2008
35. Trần Phi Hùng. (2014). “Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trườngtrung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An”, "Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học
Tác giả: Trần Phi Hùng
Năm: 2014
37. Trương Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Loan. (2012). Cách ứng xử của trẻ vị thành niên đối với cha mẹ trong quá tình giao tiếp: phân tích từ một khảo sát thực địa , Viện nghên cứu gia đình và giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách ứng xử của trẻ vịthành niên đối với cha mẹ trong quá tình giao tiếp: phân tích từ một khảo sát thực địa
Tác giả: Trương Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Loan
Năm: 2012
39. Vũ Thị Nho. (2008). Tâm lý học phát triển. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển
Tác giả: Vũ Thị Nho
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2008
2. Bùi Ngọc Oánh. (1993). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Tập 3.Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w