Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Dự báo lượng rác thải phát sinh và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. (Trang 34)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Điện Biên Đông nằm về phía Đông Nam của tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 200

59’ - 21030’ vĩ độ Bắc và 1030

- 103032’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Mường Ẳng;

- Phía Nam giáp huyện Điện Biên và huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La; - Phía Đông giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La; - Phía Tây giáp huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ.

Hình 4.1. Vị trí địa lý của huyện Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông có diện tích tự nhiên là 120.897,85 ha với dân số là 59.599 người. Huyện Điện Biên Đông có 14 đơn vị hành chính (có 1 thị trấn và 13 xã) là thị trấn Điện Biên Đông, xã Na Son, Phì Nhừ, Chiềng Sơ, Mường Luân, Pú

Nhi, Nong U, Keo Lôm, Luân Giói, Phình Giàng, Pú Hồng, Tìa Dình và Háng Lìa.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2012)

Điện Biên Đông có trung tâm huyện lỵ cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 47 km, là thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ và cũng là nơi thu hút lao động của huyện. Điện Biên Đông giáp với các huyện biên giới giữa Lào và Việt Nam, vì vậy được xác định là vùng địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Bắc và của cả nước.

4.1.1.2. Địa hình- địa chất

Địa hình của huyện bao gồm 2 dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi cao trên 900 m: đây là kiểu địa hình đặc trưng của Điện Biên Đông, chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên. Phía Bắc là dăy núi Phou Pha Vạt chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, có đỉnh cao 1738m, là đường phân thủy giữa sông Mã và sông Nậm Núa. Phía Nam là dãy Phou Hong chạy theo hướng Tây Đông có đỉnh cao 1526m. Phía Đông và Đông Bắc là dãy Phou Cay chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có đỉnh cao 1621m. Nhìn chung dạng địa hình này khá phức tạp, hiểm trở, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình thung lũng và các bãi bồi ven sông, suối: đây là loại địa hình nằm xen kẽ giữa các núi cao, dọc theo hệ thống sông, suối, có độ dốc <250. Loại địa hình này phân bố chủ yếu dọc theo sông Mã, Suối Nậm Giói, Suối Lư, Pá Nặm, Nậm Ngám...

Đặc đim địa cht: Điện Biên nói chung và Điện Biên Đông nói riêng thuộc hệ uốn nếp Tây Việt Nam gồm nhiều đới kiến tạo khác nhau. Phía Nam Điện Biên thuộc kiến trúc uốn nếp Hecxini muộn, còn các đới khác thuộc kiến trúc Indoxini. Với đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, đá phát triển trong vùng phần lớn là đá trầm tích biến chất và một ít đá magma xâm nhập, loại này xuất hiện nhiều ở phía Bắc và Đông Bắc với những khối núi đồ sộ được cấu tạo bằng đá Granit cứng nhọn và nhiều khe nứt. Nham thạch chủ yếu thuộc trầm tích Triat thống trung bậc Nerinetty điệp Suối Bàng (T3n…r)Sb. Ngoài ra, còn nhiều trầm tích hệ Triat thống trung bậc Canxi (T3k), trầm tích này phân bố thành hai dãy hẹp được giới hạn bởi phía Bắc thung lũng Điện Biên. Thành phần chủ yếu của trầm tích là cát kết, bột kết, sét kết, đá phiến sét có xen kẽ các lớp đá vôi, các thấu kính hoặc các vỉa than mỏng, dưới cùng là lớp cuội kết, sạn kết, cát sét Cacbonat. Đất đá đệ tứ ở phía khu vực khảo sát có bề dày trung bình 40 cm. Một đặc điểm chủ yếu nổi bật là trong đất đá đệ tứ có thành tạo

Iluvi chiếm ưu thế về bề dày và bề rộng với thành phần chủ yếu là sét pha lẫn cuội, sỏi, sét pha lẫn dăm sạn.

4.1.1.3.Đặc điểm khí hậu – khí tượng

Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm khuất xa bên sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, chế độ khí hậu ở đây có một số đặc điểm khác biệt rõ rệt so với vùng

Đông Bắc và đồng bằng mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 và tương đối ấm, tình trạng khô hanh điển hình cho khí hậu gió mùa.

Bảng 4.1. Đặc điểm khí hậu, khí tượng của Điện Biên Đông

STT Năm 2010 Năm 2011 Nhiệt độ (C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độẩm (%) Nhiệt độ (C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Tháng 1 18,7 157 35 79 15,6 73 16 82 Tháng 2 18,7 195 23 78 19,1 197 7 80 Tháng 3 20,7 178 38 78 19,1 116 107 83 Tháng 4 24,3 205 149 81 23,1 140 94 86 Tháng 5 26,7 255 116 80 25,1 174 151 84 Tháng 6 27,1 152 94 85 26,7 112 126 84 Tháng 7 26,7 167 215 88 26,4 154 291 87 Tháng 8 25,7 160 412 89 25,9 173 212 88 Tháng 9 25,5 168 301 88 25,6 157 286 86 Tháng 10 23,4 153 16 83 23,2 159 42 80 háng 11 19,5 197 1 82 19,6 175 23 81 Tháng 12 18,7 138 63 83 16,7 139 0 78 TB 23,0 177 122 83 22,2 147 113 83 Tổng - 2.125 - - - 1.769 - -

(Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020 huyện Điện Biên Đông) - Nhiệt độ: Trung bình cả năm 220C, nhiệt độ tối thấp trung bình năm 15,60C, nhịêt độ tối cao là 26,70C, biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng cả năm là 1.769 giờ.

- Độẩm trung bình cả năm tương đối cao: 83%.

- Lượng mưa: Trung bình cả năm 1.355 mm, phân bố không đều. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Do mưa tập trung nên thường gây ra sạt lở đất và gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn. Ngược lại mùa khô lượng mưa ít chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm, vào thời kỳ này lượng bốc hơi cao, gây ra tình trạng khô hạn ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp; hướng gió chủ đạo trong mùa hạ là Tây Nam và Đông Nam, hướng gió chủ đạo trong mùa Đông là Bắc và Đông Bắc; giông xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9, khoảng 110 ngày/năm.

- Sương mù: Trung bình mỗi năm có 103 ngày, thường diễn ra từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Trong các tháng 12, 1, 2 sương mù xuất hiện cả ngày, đặc biệt là ở các vùng núi cao, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Nhìn chung, nền khí hậu của Điện Biên Đông thích hợp để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú. Đặc biệt có tiềm năng phát triển những sản phẩm độc đáo như chè cây cao, các loại cây ăn quả có nguồn gốc cận ôn đới ở vùng núi cao Pú Nhi, Nong U, Keo Lôm, Xa Dung.

4.1.1.4. Chếđộ thuỷ văn

Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực Sông Mã và có hệ thống suối tương đối dày với các suối lớn như suối Lư, suối Sam Măn, suối Nậm Ngắm... Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên có độ dốc lớn.

Chế độ thuỷ văn của sông, suối trên địa bàn huyện được chia thành 2 mùa chính là mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ kéo dài 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9, lượng nước trong mùa lũ thường chiếm tới 70% tổng lượng nước năm, dòng chảy lớn nhất thường rơi vào tháng 7, 8, 9, chiếm 61% tổng lượng nước năm. Mùa kiệt trong vùng kéo dài 8 tháng với lượng nước chiếm chưa tới 30%, tháng kiệt nhất là tháng 3, lượng nước chỉ chiếm 2% tổng lượng nước năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quét do đặc điểm địa địa hình có độ dốc cao, diện tích thảm thực vật đang ngày càng bị thu hẹp là nguyên nhân gây nên lũ quét lớn trong khu vực.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Điện Biên Đông có tổng diện tích tự nhiên là 120.897,85 ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tuy nhiên lại có tầng canh tác tương đối dày. Hơn 80% quỹ đất của huyện thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Đó là những vùng có độ dốc trên 250 và một phần diện tích có dộ dốc 15 – 250 nhưng có tầng dày dưới 50 cm. Diện tích có độ dốc từ 15 – 250 chiếm 18,6% nhưng có tới 93,7% trong đó có tầng dày trên 50 cm, có thể tận dụng bố trí cây trồng theo hình thức nông lâm kết hợp. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 0,7% quỹ đất của huyện, trong đó khoảng 88,5% có tầng dày trên 50 cm, còn lại có tầng dầy trên 30 cm. Đây là quỹ đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nước: Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực Sông Mã và có hệ thống suối tương đối dày với các suối lớn như suối Lư, suối Sam Măn, suối Nậm Ngắm... Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống sông suối rất dốc.

Tài nguyên rng : Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012 của huyện Điện Biện Đông diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 69.334,46 ha gồm 2 loại chính là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó, đất rừng phòng hộ là 58.354,30 ha và rừng sản xuất là 10.982,16 ha. Rừng Điện Biên Đông có một số gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, dổi, dẻ… ở Phình Giàng, Phì Nhừ. Động vật còn rất ít, chủ yếu là hươu, nai, hoẵng, lợn rừng... Cùng với việc mất rừng do khai thác bừa bãi là sự suy giảm nhanh tới mức báo động các lâm sản, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn, lũ quét, gây sạt lở, thiệt hại lớn vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Tuy nhiên cho tới nay, huyện đã cố gắng làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, giao đất giao rừng cho các nông hộ, thực hiện tốt dự án 5 triệu ha rừng, diện tích đất có rừng tăng từ 64.737,55 ha năm 2007 lên 69.334,46 ha vào năm 2012. Độ che phủ rừng của toàn huyện năm 2012 đạt 25,4%.

Tiềm năng đất để phát triển rừng của Điện Biên là rất phong phú. Trên địa bàn huyện còn 12,35 ha đất bằng chưa sử dụng và 28.727,15 ha đất đồi núi chưa sử dụng do vậy trong thời gian tới có thể chuyển đổi phần diện tích đất chưa sử dụng này sang trồng rừng để phủ xanh đất trống tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo chức năng phòng hộ và góp phần tham gia tích cực vào phát triển kinh tế của huyện.

Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Điện Biên và Phòng Tài nguyên môi trường huyện Điện Biên Đông đến 31/12/2012 trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản như sau:

+ Than: ở huyện Điện Biên Đông trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, điều kiện khai thác ít thuận lợi, chủ yếu khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt địa phương.

+ Mỏ kim loại: Mỏ kim loại trên địa bàn huyện có Vàng ở Phì Nhừ và Mường Luân, Chì – kẽm ở Pú Nhi và Na Son.

+ Vật liệu xây dựng: Chủ yếu là đá, cát, sỏi, tập trung ở Na Son, Phì Nhừ, Mường Luân, Chiềng Sơ.

Một phần của tài liệu Dự báo lượng rác thải phát sinh và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. (Trang 34)