Trong quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với phỏng vấn 50 hộ dân trên địa bàn thị trấn về công tác quản lý rác thải sinh hoạt và từ đơn vị quản lý VSMT của huyện Điện Biên Đông tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.10: Kết quảđiều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Điện Biên Đông
(Đơn vị: %)
Mức độ
Tiêu chí
Thu gom Phân loại Xử lý
Tự thu gom Tổ vệ sinh môi trường Tại gia đình Không phân loại Tại gia đình Khu xử lý 30 70 17,5 82,5 27,5 72,5 Tổng 100 100 100 (Nguồn: Điều tra thực địa, 2014)
Qua bảng trên cho ta thấy được mức độ nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác tại địa bàn thị trấn.
+ Việc thu gom rác được các hộ gia đình thực hiện tại nhà sau đó được công nhân VSMT thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết rác. Qua điều tra thực tế, người dân đều tham gia đóng phí để thu gom rác thải sinh hoạt, việc đóng phí chỉ áp dụng cho những khu vực có thể thu gom được, mức phí đóng là khác nhau tùy theo định mức của
loại hình phí môi trường được áp dụng ở thị trấn, cụ thể mức phí đối với các hộ gia đình không có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là 120.000đ/năm. Qua khảo sát thực tế các trụ sở, khối cơ quan, doanh nghiệp và ở ngã tư thị trấn đều có thùng rác, tuy nhiên không được phân loại. Hầu hết các gia đình đều không có thùng rác để đựng rác sinh hoạt hàng ngày, mà thay vào đó là sử dụng các vật dụng chứa rác như: xô, chậu nhựa cũ hỏng, các thùng xốp,… rác thải thường hay bị rơi vãi ra ngoài và gây mất vệ sinh môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường không khí.
+ Việc phân loại rác thải sinh hoạt chỉ được thực hiện đối với những hộ gia đình có mục đích tái sử dụng và tận dụng bán cho những người thu mua phế liệu, do đó tỉ lệ phân loại rác thải phát sinh tại nguồn(hộ gia đình) là rất ít chiếm khoảng 17, 5% số hộ được phỏng vấn. Do vậy, cần phải có những biện pháp tuyên truyền, tập huấn thường xuyên và phù hợp để nâng cao nhận thức của người dân để người dân thấy được những lợi ích trong việc phân loại rác tại nguồn(tiết kiệm nguyên vật liệu, tiền của, tài nguyên thiên nhiên).
+ Về việc xử lý rác thải được người dân xử lý tại nhà là khá cao chiếm khoảng 27,5% số hộ được phỏng vấn. việc xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh của các hộ gia đình được xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau như thiêu đốt, chôn lấp, ủ rác làm phân và thải tự do. Việc xử lý rác thải được người dân xử lý tại nhà khá cao là do người dân của thị trấn một phần là sống ở khu vực vùng núi, cách xa trục đường giao thông chính và làm nghề nông nghiệp nên phương tiện thu gom tới nơi là không thuận tiện và khó khăn. Mặt khác do hiểu biết của người dân về công tác thu gom rác thải sinh hoạt còn hạn chế nên tỉ lệ rác được người dân xử lý tại chỗ là tương đối cao.