TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS NGUYỄN THỊ NGUYÊN HỒNG
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này, được thực hiện dưới sựhướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng, là công trìnhnghiên cứu độc lập của cá nhân em Các số liệu nêu trong luận văn làtrung thực, chính xác, các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Kết quảnghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ
Thạch Quang Khánh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường đại họcThương Mại đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu choem trong suốt thời gian học tập tại học viện Đặc biệt là em xin chân thànhcảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫncho em trong suốt quá trình nghiên cứu, để em hoàn thành luận văn này.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có sự đóng góp, giúp đỡ và độngviên cổ vũ của cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và gia đình Đây là những độnglực thúc đẩy em trên con đường nghiên cứu khoa học.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và nhận thức củabản thân có hạn nên văn này còn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếmkhuyết nhất định Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp chân thànhcủa các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoànthiện hơn nữa./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Thạch Quang Khánh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iiiDANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Kết cấu Luận văn 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1.1 Quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế. 91.1.2 Uỷ ban nhân dân cấp quận 121.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINHTẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 28
1.2.1 Các nội dung quản lý về kinh tế 28
1.2.2 Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế 29
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀKINH TẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 32
1.3.1 Về pháp luật 32
1.3.2 Về kế hoạch33
1.3.3 Về chính sách 34
Trang 61.3.4 Về tài sản quốc gia ( hay tiềm lực kinh tế quốc gia) 34
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở MỘT SỐQUẬN, HUYỆN VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO QUẬN HOÀNKIẾM 35
1.4.1 Kinh nghiệm 35
1.4.2 Bài học 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ỦYBAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 452.1 Tình hình phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm 45
Trang 73.1.1 Quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế 773.1.2 Mục tiêu phát triển77
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINHTẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM 79
3.2.1 Giải pháp về kinh tế79
3.2.2 Giải pháp về xây dựng và quản lý đô thị82
3.2.3 Giải pháp về văn hóa - xã hội 853.2.4 Giải pháp về giáo dục86
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 Sơ đồ về quản lý 9Sơ đồ 2 Hình thức tổ chức bộ máy của chính quyền cấp quận 66Biểu 1 Kết quả thực hiện chỉ tiêu về Kinh tế - Xã hôi, Quốc phòng – an ninhcủa quận Hoàn Kiếm 5 năm giai đoạn 2013-2017 49Biểu 2 Hiện trạng sử dụng đất quận Hoàn Kiếm phân theo công dụng kinh tếnăm 2017 62
Trang 9MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sựquản lý, điều hành của Nhà nước Sau gần 30 năm đổi mới, việc thực hiệnquản lý Nhà nước về kinh tế ở mỗi ngành, mỗi tỉnh, mỗi huyện có vai quantrọng, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Trong điều kiện kinh tế hội nhập và phát triển, việc nâng cao vị trí, vai trò,năng lực điều hành và quản lý nhà nước về kinh tế là yêu cầu khách quan, tấtyếu; thể hiện ở việc quản lý kinh tế của chính quyền các cấp thông qua việchoạch định chính sách, điều hành, kiểm tra giám sát Vì vậy, việc nâng caovai trò, hiệu lực của chính quyền các cấp trong quản lý và điều tiết nền kinhtế, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là vấn đề mangtính thời sự và cấp thiết.
Đối với Quận Hoàn Kiếm là một quận trung tâm hành chính kinh tế, vănhóa, chính trị của thành phố Hà Nội; là trung tâm nội đô lịch sử (lõi đô thị), lànơi tập trung nhiều đầu mối giao thông (đường sắt, đường thuỷ, đường bộ)quan trọng, gắn kết quận Hoàn Kiếm với các quận, huyện và tỉnh, thành phốkhác trong cả nước cũng như những thuận lợi về phát triển dịch vụ - thươngmại – du lịch và những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hộiliên tục trong nhiều năm qua cùng với phát huy truyền thống quận anh hùng.
Mục tiêu quản lý kinh tế của chính quyền quận Hoàn Kiếm nhằm xâydựng quận Hoàn Kiếm ổn định và phát triển toàn diện vừa là yêu cầu,nguyện vọng của nhân dân trong quận, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối vớisự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cảthành phố
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước,của thành phố, ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã đoàn kết, nỗ lực vượt
Trang 10khó, phấn đấu, đạt được nhiều kết quả, mục tiêu quan trọng trong sự nghiệpxây dựng, phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế duy trì, ổn định và tăng trưởngđạt mức 18-20%/năm; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựngtừng bước đáp ứng được cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địabàn quận ngày càng phát triển Tỉ lệ hộ đói nghèo tại thời điểm năm 2017 cótổng cộng: 193 hộ nghèo, chiếm 0,57%), mỗi năm tỉ lệ hộ nghèo giảm gần1%/năm; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân từng bước nâng lên
Tuy vậy, quận Hoàn Kiếm nằm trong vị trí lõi của nội đô lịch sử, diệntích nhỏ Khả năng phát triển kinh tế bề rộng và quỹ đất để mở rộng kinh doanhkhông có nên cơ bản phải tập trung đầu tư chiều sâu chi phí tốn kém hơn Hoạtđộng kinh doanh với quy mô chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ giađình; sản phẩm hàng hóa kinh doanh nghèo nàn, sức cạnh tranh yếu; giá thuêđất, mặt bằng cao hơn so với nhiều quận, huyện, địa phương khác…Mật độ dânsố đông, hạ tầng kỹ thuật chật hẹp, quy hoạch giao thông còn nhiều bất cập.Vấn đề giãn dân phố cổ, quản lý đô thị theo quy hoạch mặc dù đã và đang triểnkhai nhưng vẫn là bài toán khó cần có cơ chế, chính sách phù hợp, quyết tâmcao của cả Thành phố và quận Mâu thuẫn giữa bảo tồn – phát triển và đảm bảođời sống dân sinh trong các lĩnh vực về di tích, nhà ở… vẫn chưa được giảiquyết Việc nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèogiảm nhưng chưa bền vững; đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhândân còn nhiều khó khăn Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ởmột số cơ sở còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp như: chèo kéo du khách, nạntrộm cắp đối với du khách nước ngoài, tụ tập biểu tình đông người tự phát gâykhó khăn cho công tác quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân quận; nguy cơvề an toàn cháy nổ trong các ngõ, xóm chật hẹp, khu nhà ở đông hộ trong khuphố cổ Chất lượng hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp tuy đã có chuyểnbiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Trang 11Từ những yêu cầu phát triển và hạn chế nêu trên, những bài học kinhnghiệm trong thời gian qua, nghiên cứu vận dụng các quy luật kinh tế, đòi hỏicông tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với ủy ban nhân dân quận HoànKiếm cần phải đổi mới và cần có những chính sách, cơ chế, công cụ quản lýnhà nước về kinh tế phù hợp Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cầnthiết đối với ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Là một cán bộ đang trực tiếptham mưu giúp cấp ủy, ủy ban nhân dân phường trong việc thực hiện nhữngchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội củaquận, hơn ai hết bản thân tôi nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quantrọng về quản lý kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Từ thực tếtrên, với những kiến thức đã được trang bị tại trường đại học Thương Mại vàkinh nghiệm thực tế tại địa phương đang công tác, tôi nhận thấy cần phải tìmhiểu sâu hơn về công tác quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dânquận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua Được sự chỉ bảo,hướng dẫn nhiệt tình của PGS TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng tôi đã quyết
định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm luận văn cao học.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với mục đích hướng tới nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quảnlý kinh tế, từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về quản lý Nhà nước về kinh tế vớicác ngành, các cấp; hơn thế nhiều giáo trình, đề tài nghiên cứu đã đưa ranhững cơ sở lý luận, thực tiễn và những giải pháp cụ thể để ngày càng hoànthiện hơn công tác quản lý nhà nước về kinh tế như:
- GS TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS TS Mai Văn Bưu (đồng chủ biên), giáo trình
“Quản lý nhà nước về kinh tế”, Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2008;- PGS.TS Nguyễn Cúc, “Quản lý nhà nước về kinh tế”, NXB Chính trị
Hành chính (2010);
Trang 12- GS TS Trang Thị Tuyết (chủ biên), giáo trình “Quản lý nhà nước vềkinh tế”, Học viện Hành chính quốc gia, xuất bản năm 2011;
- GS TS Đỗ Hoàng Toàn, sách tham khảo “Quản lý kinh tế”, dùng cho hệ
cao học và nghiên cứu sinh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tái bản năm 2009;
- PGS TS Phạm Duy Nghĩa.“Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế- cơsở lý luận, thực tiễn và giải pháp”, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright; - TS Nguyễn Ngọc Hiến, “Hành chính công” Tài liệu dùng cho nghiên
cứu, học tập và giảng dạy sau đại học, NXB Khoa học & kỹ thuật năm 2003;
- PGS TS Nguyễn Hồng Sơn, PGS.TS Phan Huy Đường; “Giáo trìnhKhoa học quản lý”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013;
- Ths Phí Mạnh Linh, “Quản lý nhà nước về kinh tế trong ngành Bưu
chính viễn thông” Thư viện trường đại học Kinh tế, đại học Quốc Gia Hà Nội
Đối với đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân quậnHoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứunào được công bố trên các phương tiện.
Là cán bộ trực tiếp tham mưu cho Đảng bộ, ủy ban nhân dân phườngHàng Bạc về những chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý, phát triểnkinh tế - xã hội bản thân sẽ nghiên cứu, tìm hiều đề tài “Quản lý nhà nước vềkinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”; mục đíchcăn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về kinh tế sẽ đi sâu nghiên cứuvà phân tích đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tạivà hạn chế trong quản lý kinh tế của ủy ban nhân dân quận; tìm hiểu nguyênnhân Từ đó góp phần nhỏ bé của mình nghiên cứu, đề xuất kiến nghị các giảipháp cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước về quản lý kinh tế của ủyban nhân dân quận Hoàn Kiếm nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao vai tròquản lý Nhà nước về kinh tế ở ủy ban nhân dân cấp quận
Trang 133 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luậnvà thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân cấp quận, đánhgiá những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của hạnchế, yếu kém từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lựcquản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phốHà Nội Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứusau đây:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về kinh tế;cơ sở lý luận về ủy ban nhân dân cấp quận.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh tế của ủy ban nhân dân quậnđối với phát triển kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2017, từ đó rút ra những bàihọc, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân.
- Trên cơ sở quan điểm của quận để đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với ủyban nhân dân quận Hoàn Kiếm, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những vấn đề lý luận vàthực tiễn về quản lý kinh tế của ủy ban nhân dân cấp quận và tác động củaquản lý nhà nước về kinh tế liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của quận.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: trong giới hạn địa giới hành chính của quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu: Khảo sát đánh giá thực trạng về quản lý kinh
tế của ủy ban nhân dân quận tác động đến phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếmtừ năm 2013 – 2017 và giải pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trang 14Phạm vi ngành, lĩnh vực: Nghiên cứu về công tác chỉ đạo, điều hànhcủa ủy ban nhân dân quận và một số cơ quan tham mưu của ủy ban nhân dânquận tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế của quận Hoàn Kiếm.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh tổng hợp; - Phương pháp thống kê, dự báo,
- Phương pháp phân tích số liệu định lượngCác bước nghiên cứu.
- Bước 1: Nghiên cứu các công trình, tài liệu liên quan (sách, tạp chí vàluận văn, luận án) để xây dựng khung lý thuyết về quản lý Nhà nước về kinhtế của ủy ban nhân dân quận.
- Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo, đánh giá của ủy ban nhândân quận Hoàn Kiếm để phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế củaủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm; phân tích thực trạng về quản lý nhà nướcvề kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2013 - 2017.Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp thống kê, so sánh sốliệu qua các năm và phân tích hệ thống.
- Bước 3: Phỏng vấn, điều tra, gửi phiếu khảo sát tới ủy ban nhân dân 18phường trong địa bàn quận Hoàn Kiếm (Tổng số phiếu phát ra là 25 phiếu,tổng số phiếu thu về là 20 phiếu, 05 phiếu không hợp lệ) Dựa vào bảng tổnghợp kết quả điều tra khảo sát để đánh giá qua tình hình chung quản lý nhànước về kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Bước 4: Dựa vào các dữ liệu, số liệu; Đánh giá thực trạng quản lý nhànước về kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm; nhằm phân tích cácđiểm mạnh và điểm yếu theo nội dung và phương pháp quản lý nhà nước vềkinh tế Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trongquản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm dựa trên
Trang 15cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đã được xác định ở chương 1.
- Bước 5: Căn cứ vào quan điểm phát triển của thành phố, của quận đểđề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế của ủy bannhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn năm2030 dựa trên những điểm yếu, đồng thời đề xuất một số điều kiện thực hiệngiải pháp dựa trên những nguyên nhân đã được phát hiện ở chương 2.
6 Đóng góp của luận văn
Về lý luận
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về kinh tế;áp dung đối với ủy ban nhân dân cấp quận trong giai đoạn hiện nay Làm rõ vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp quậntrong việc quản lý kinh tế.
Về thực tiễn
Trên cơ sở, tổng hợp phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý nhà nướcvề kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trong những năm qua làm rõbức tranh toàn cảnh về quản lý kinh tế của ủy ban nhân dân quận nhằm pháttriển kinh tế Điều này rất cần thiết cho cấp uỷ Đảng, ủy ban nhân dân quậntrong việc hoạch định công tác quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhândân quận Hoàn Kiếm trong những năm tới
Góp phần xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển của quận trong giaiđoạn 2018 - 2020, tầm nhìn năm 2030; đồng thời đề xuất các giải pháp cần tổchức thực hiện để đạt được mục tiêu của quận trong thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
7 Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về kinh tế củaủy ban nhân dân quận.
Trang 16Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhândân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằn hoàn thiện quản lý nhànước về kinh tế của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Kết luận và kiến nghị.
Trang 171.1.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có Nhà nước với tính chất làmột loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn.Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thânquản lý cũng là một loại hoạt động lao động, là sản phẩm của sự phân cônglao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt động chung của con người
Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận
khác nhau Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì: Quản lý là sự tác động cótổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quảnlý nhằm chỉ huy, điều hành và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, cácthời cơ của tổ chức để thực hiện những mục tiêu đặt ra trong điều kiện môitrường luôn biến động
Do vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý
Đối tượng bị quản lý
Sơ đồ 1 Sơ đồ về quản lý
Quản lý là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, xãhội phát triển càng cao thì vai trò của nhà quản lý càng lớn, phạm vi càngrộng và nội dung càng phong phú và phức tạp
Trang 181.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước
Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, quản lý nhànước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội Quản lý nhà nước,hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: lậppháp, hành pháp và tư pháp Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt độngchấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; đượcthực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếubởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hộitrong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước) Quản lý nhà nước
cũng là “sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợpcác đối tượng bị quản lý”.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt mang tính thực hiệnquyền lực nhà nước Theo nghĩa chung nhất có thể hiểu:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, thể hiện ở việc thiết lậpcác mối quan hệ xã hội, hình thành các tổ chức, phối hợp các khâu để hoạtđộng theo đúng mục tiêu định trước Quản lý nhà nước còn là sự tác độngmang tính quyền lực nhà nước tức là mang tính pháp lệnh, đơn phương vàbắt buộc bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế.
Từ năm 1986 trở về trước, Việt Nam theo đường lối kinh tế tập trung baocấp, Nhà nước trực tiếp quản lý từng hoạt động nhỏ của nền kinh tế Tuynhiên qua quá trình thực hiện nó bộc lộ những bất cập, khuyết điểm; do dó từĐại Hội VI của Đảng năm 1986 Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Mỗinền kinh tế, mỗi cơ chế cần hình thức quản lý riêng, phù hợp nên quản lý nhànước ở Việt Nam cũng có những biến đổi để phù hợp với cơ chế mới Vớinhững đặc trưng của tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam, quản lý nhà nướccũng có những đặc điểm riêng như sau:
Trang 19- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt: dựa vào tính mệnhlệnh đơn phương cũng như quản lý bằng hệ thống chặt chẽ Trong đó, khôngai được lạm dụng chức quyền, bình đẳng mọi tầng lớp, làm theo quy định củapháp luật Chỉ có nhà nước có quyền ban bố pháp luật, quản lý xã hội bằngpháp luật theo nguyên tắc pháp chế.
- Quản lý nhà nước có mục tiêu và chiến lược.
- Quản lý nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt.
Nhà nước không có sự cách biệt tuyệt đối giữa chủ thể và khách thể quản lý.- Quản lý nhà nước bảo đảm tính ổn định liên tục trong tổ chức và tronghoạt động.
1.1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng phápquyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtcác nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt đượccác mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mởrộng giao lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện bởi tất cảcác cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) Theonghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý cótính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quanhành pháp (Chính phủ).
Tính chất, đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một khoahọc vừa là một nghệ thuật và là một nghề nghiệp vì: Là khoa học vì nó có đốitượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng Đó là các quyluật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và giántiếp giữa các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội Tính khoahọc của quản lý Nhà nước về kinh tế có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà
Trang 20nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích củamột cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải dựa vào các nguyên tắc, cácphương pháp, xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, tức làxuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia,mỗi ngành, mỗi địa phương trong từng giai đoạn và từng lĩnh vực cụ thể.Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó lệthuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũcán bộ quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổchức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp … của bộ máy quản lý kinh tếcủa Nhà nước Tính nghệ thuật của quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ởviệc xử lý linh hoạt các tình huống phong phú trong thực tiễn kinh tế trên cơsở các nguyên lý khoa học Bản thân khoa học không thể đưa ra câu trả lờicho mọi tình huống trong hoạt động thực tiễn Nó chỉ có thể đưa ra cácnguyên lý khoa học là cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế Còn vận dụngnhững nguyên lý này vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc nhiều vào kiến thức,ý chí và tài năng của các nhà quản lý kinh tế Kết quả của nghệ thuật quản lýlà đưa ra quyết định quản lý hợp lý tối ưu nhất cho một tình huống quản lý.Ngoài ra, quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề nghiệp với bộ máy là hệthống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có nhữngchức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệuquả các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước Những người làm việc trong các cơquan đó đều phải được qua đào tạo như một nghề nghiệp để có đủ tri thức, kỹnăng, năng lực làm công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước.
1.1.2 Uỷ ban nhân dân cấp quận
1.1.2.1 Khái niệm
Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành
chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là cơ quan thực thi pháp
Trang 21luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã Các chức danh của Ủy ban nhân dânđược Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng vớinhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là chủtịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản ViệtNam cấp tương ứng Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiếnpháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Chínhquyền địa phương Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở(cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã).
Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 không còn quy định rõ cácnhiệm vụ chi và nguồn thu của địa phương cấp huyện nữa Thay vào đó, đểcho chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định cho cấp huyện.
1.1.2.2 Vị trí, vai trò, đặc điểma Vị trí
Căn cứ quy định của Luật pháp Việt Nam, huyện (quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh) là một trong bốn cấp hành chính của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam, ngoài ra, huyện còn được là một cấp chính quyền thuộc
hệ thống chính quyền địa phương, là cấp trên của xã (phường, thị trấn) chínhquyền cơ sở và là cấp dưới của tỉnh (thành phố).
Huyện được xem như là địa bàn phát triển nông, lâm - ngư nghiệp là chủyếu và có gắn bó với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thànhmột bộ phận quan trọng thuộc cơ cấu kinh tế lãnh thổ của tỉnh Về tổ chứckhông gian địa lý bao gồm diện tích tự nhiên và một lượng dân cư nhất định,tuỳ thuộc vị trí, tính chất, điều kiện phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội Vềhành chính, huyện là cơ quan nhà nước địa phương quản lý một số xã, thị trấnnhất định Số lượng xã, thị trấn của mỗi huyện không có chỉ tiêu và số lượngthống nhấ mà tùy theo đặc điểm và tính chất của từng khu vực quyết địnhhình thành huyện và địa giới huyện thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Trang 22Xét về tổ chức kinh tế - xã hội, huyện là một phần lãnh thổ của tỉnh đượcphân chia theo địa giới hành chính bao gồm đất đai, dân cư, ở các huyện, hầuhết đều có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển không cao, có đường giaothông, hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt còn khó khăn, dân cư phân bốkhông đồng đều, nhân dân làm ăn sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nôngnghiệp, thương mại, dịch vụ.
Căn cứ theo Điều 110, Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 2013, các đơn vị hành chính được xác định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trựcthuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã.
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thànhphường, xã; quận chia thành phường.
Như vậy, đơn vị hành chính của nước ta hiện nay được chia thành bốncấp Trong mối quan hệ giữa các cấp hành chính theo phân định của Hiếnpháp thì cấp huyện là một cấp trung gian có mối liên hệ giữa cấp tỉnh, cấp cơsở là cấp xã, thị trấn.
Trong mối quan hệ ấy, đơn vị hành chính cấp huyện có vai trò rất quantrọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong thực hiện nhiệm vụ củatỉnh Các hoạt động trong quản lý hành chính nhà nước ở huyện, sự lãnh đạo củacấp uỷ đảng được thể hiện ở đường lối, chủ trương, chính sách và các biện pháplớn; đó là những vấn đề quan hệ với tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội có tầmchiến lược, tác động, ảnh hưởng lâu dài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệTổ quốc (thường là Nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ huyện) Nhưngnhững vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn ấy chỉtrở thành hiện thực khi thông qua hoạt động của hệ thống ủy ban nhân dân cấpquận là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và sự hưởng ứng thực hiện của
Trang 23quần chúng nhân dân Để quần chúng nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước và tự giác thực hiện tất yếu phải thông qua quátrình tổ chức thực hiện trên phạm vi địa bàn hoạt động của mỗi địa phương, cơsở Vì vậy, không thể thiếu vai trò trung gian của cấp huyện.
Trong vài thập kỷ qua, qua việc cải cách thí điểm, một số quận, huyện,tỉnh, thành phố ở nước ta được sáp nhập với quy mô không thích hợp với điềukiện thực tế Đến nay, nhà nước đã phải hoạch định lại địa giới theo hướngnhỏ và gọn hơn, phù hợp thực tế của từng vùng, cấp huyện trở thành đơn vịhành chính có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
b Vai trò
Quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp quận được thực hiện bởi Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có chức năngquản lý tập trung, thống nhất mọi công việc quản lý hành chính nhà nước; đảmbảo pháp chế và quyền dân chủ của nhân dân; giám sát mọi cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp và công dân chấp hành đúng pháp luật nhà nước trên địa bàn;tham gia quản lý và xây dựng kinh tế trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế vàchăm lo đời sống của nhân dân trên địa phương
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận có chức năng quản lý côngviệc trên địa bàn căn cứ vào Hiến pháp, Luật và các văn bản Nhà nước cấp trên.Vấn đề quan trọng là cần phải xác định rõ vai trò của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân, mối quan hệ nội tại, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau của hai tổchức này.
- Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế của Hội đồng nhân dân huyện
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;Nghị quyết số 753/NQ-UBTVQH11, ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụQuốc hội ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân thì: Hội đồng nhândân huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời là đại diện cho
Trang 24ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trướcnhân dân và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân là cơ quanchức năng quản lý nhà nước, quyết định bảo đảm và thực hiện chủ trương, biệnpháp để phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển về các mặt xuất phát từ lợi íchchung của đất nước và lợi ích riêng của nhân dân địa phương Như vậy Hội đồngnhân dân huyện suy cho cùng là một khâu đặc biệt của bộ máy hành pháp, bảođảm việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản pháp quy của địa phương
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong lĩnh vực kinh tếchính là việc ban hành các nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó.
Trên lĩnh vực quản lý và phát triển kinh tế, tại các kỳ họp thường lệ, Hộiđồng nhân dân quyết định ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương; nghị quyết về dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyếttoán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khaithực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương ;nghị quyết về những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; ngheThường trực Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri,thông báo kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch giám sát; nghe Uỷ bannhân dân cùng cấp báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri….
Hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện thông qua 5 hình thức chủ yếuđó là: Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; các hoạt động của Thường trực Hộiđồng nhân dân; các hoạt động của Ủy ban nhân dân; các hoạt động của 2 bando Hội đồng nhân dân bầu ra; hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đối với các Ban của Hội đồng nhân dân huyện giúp Hội đồng nhân dângiám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộcUỷ ban nhân dân huyện về lĩnh vực phát triển kinh tế, ngân sách, giáo dục, ytế, văn hoá…; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến
Trang 25pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồngnhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá…Tổchức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinhtế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá… tại địa phương.
- Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân huyện
Theo Hiến pháp năm 2013 Ủy ban nhân dân huyện do Hội đồng nhân dânhuyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật và các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Như vậy Ủy ban nhân dân có hai tư cách nhưng thống nhất đó là:
- Thứ nhất, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân; chịu tráchnhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và báo cáo công việctrước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên Ủy ban nhândân chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân và đôn đốc của Thường trực Hộiđồng nhân dân.
- Thứ hai, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nên Ủy bannhân dân chịu trách nhiệm không chỉ chấp hành những Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cùng cấp mà cả các quyết định của cơ quan hành chính cấptrên, thi hành Luật thống nhất trên cả nước Tất cả các Ủy ban nhân dân chịusự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất.
c Đặc điểm
Cấp quận là một cấp trong cấu trúc của hệ thống chính trị, là cầu nốitrung gian của toàn bộ hệ thống chính trị với dân trong quá trình thực hiệnchủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Trong điều kiệnchuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta hiện nay, vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế rất quan trọng vàngày càng tăng lên trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước nói chung Trong
Trang 26đó quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân cấp quận chiếm một vị tríngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế, là hoạt động chính quyền cấpquận nhằm tổ chức quản lý kinh tế nhằm phục vụ đời sống kinh tế - xã hội ởđịa phương theo quy định của pháp luật Hệ thống quản lý nhà nước cấp địaphương nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận có tầm quan trọngđối với sự ổn định và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước.
Trong hệ thống tổ chức quản lý hành chính nhà nước cấp quận là đơn vịhành chính trong cấu trúc của hệ thống chính trị nên có những đặc điểm sau:
Một là, ủy ban nhân dân cấp quận là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và nhà nước Ủy ban nhân dân cấp quận không chỉ thực hiện chức năngtrong việc ban hành các văn bản quy phạm theo quy định của pháp luật màcòn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý điều hành việc thực hiệnđường lối, chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước trên địabàn, là cấp trực tiếp quản lý nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lýđiều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội theo Hiến Phápvà pháp luật Các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nướcmuốn đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu lực thì phải thông qua hoạt độngcủa ủy ban nhân dân cấp quận Điều đó cho thấy cấp quận là địa chỉ, là đích tớicủa mọi chỉ đạo chiến lược từ trung ương xuống địa phương, là nơi kiểm nghiệmtính đúng đắn, tính khả thi, tính hiệu quả và trên cơ sở đó có thể điều chỉnh, bổsung cho phù hợp với thực tế ở cơ sở.
Hai là, ủy ban nhân dân quận là cấp tiếp xúc trực tiếp với dân, gần dân,
vừa là cầu nối, vừa là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hànhcác công việc hành chính và trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật Quan điểmcủa quận Hoàn Kiếm: Chuẩn mực đạo đức của cán bộ với truyền thống
“Trung thành - Nhân ái - Sáng tạo - Hiệu quả” Đội ngũ cán bộ công chức
Trang 27chính quyền cấp huyện trong công tác cũng như trong sinh hoạt hàng ngàyluôn luôn tiếp xúc với mọi người dân Họ là những người hàng ngày trực tiếpgiải quyết các vấn đề về dân quyền và dân sinh, dân trí của địa phương, đảmbảo theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đồngthời việc xử lý, giải quyết mọi vấn đề phải sát hợp với tình hình thực tế củađịa phương Theo xu thế phát triển của xã hội sự đổi mới từng ngày ở quậntrên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ côngchức của ủy ban nhân dân cấp quận phải có tư duy mới có trình độ kiến thức vềchính trị kinh tế, quản lý khoa học công nghệ cũng như nắm bắt được mọi giá trịtruyền thống tốt đẹp của địa phương mới có thể đảm đương được nhiệm vụ trọngtrách được giao.
Ba là, ủy ban nhân dân cấp quận là nơi tiếp nhận trực tiếp sự góp ý và
đề đạt nguyện vọng của nhân dân, thông qua đó thực hiện quyền làm chủ củanhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện quyền tham gia vàoquản lý nhà nước, quản lý xã hội và giám sát hoạt động của các cơ quan nhànước Ủy ban nhân dân cấp quận ở nước ta là loại lãnh thổ hành chính đượchình thành theo đặc điểm dân cư, địa lý phong tục tập quán, văn hoá lịch sử…Mọi vấn đề ở cấp quận đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần được giảiquyết trên cơ sở kết hợp hài hoà các lợi ích nhà nước và dân cư Vì vậy ủyban nhân dân không chỉ là cơ quan cai trị mà là cơ quan thể hiện lợi ích chungcủa dân cư.Việc tổ chức quản lý ở những vùng lãnh thổ này cần thiết phải tínhđến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân cư.
1.1.2.3 Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ
a Chức năng
Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý nhà nước,chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên.Vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao
Trang 28trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân Trên cơ sở đảm bảo tínhthống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế,chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợikhuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.
Có 3 cách tiếp cận chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đó là cách tiếpcận theo quá trình quản lý, theo tính chất tác động và theo yếu tố và lĩnh vựchoạt động của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên ở giới hạn và phạm vị nghiêncứu của luận văn là quản lý kinh tế của ủy ban nhân dân cấp quận nên em chỉđề cập đến một số chức năng thường thực hiện theo cách tiếp cận quá trìnhquản lý và theo tính chất tác động theo các nhóm chức năng như: chức nănghoạch định (quy hoạch, xây dựng kế hoạch); chức năng tổ chức, điều hành vàchức năng kiểm tra, giám sát; chức năng tạo môi trường thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất - kinh doanh; chức năng bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển…
Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội:
Đây là chức năng rất quan trọng, nó xuất phát từ sự phân cấp quản lý củatỉnh, xuất phát từ thực tế trên địa bàn huyện và trên cơ sở dự báo sự phát triểnkinh tế mà xây dựng các loại quy hoạch như:
- Quy hoạch tổng thể theo sự phát triển kinh tế -xã hội (thường là 10năm; trong đó 5 năm kế hoạch và 5 năm tiếp theo là định hướng và tầm nhìn)
- Quy hoạch vùng kinh tế, ngành kinh tế.- Quy hoạch đô thị:
Tôn tạo các khu phố cũ và khu phố cổ Xây dựng, cải tạo, giải tỏa cáckhu vực ngoài đê theo đề án quy hoạch tránh, thoát lũ và tạo thành mảng câyxanh cho thành phố Tổng số dân dự kiến đến năm 2020: 330.000 người Mậtđộ: 728 người/ha.
Hai là, tổ chức thực thi quản lý Nhà nước về kinh tế:
Ở cấp quận cần hai nội dung cơ bản:
Trang 29- Thứ nhất là tổ chức xây dựng bộ máy, cán bộ quản lý Nhà nước về kinhtế gồm các phòng, ban chuyên quản lý trong lĩnh vực kinh tế; xác định rõchức năng quyền hạn cho từng phòng, ban tham mưu giúp ủy ban nhân dântrong quản lý kinh tế cùng với sự phối hợp của các cơ quan không chuyên chỉthực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về kinh tế
- Thứ hai, tổ chức hoạt động cụ thể như: tổ chức cho mọi đơn vị kinh tếthuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh theo pháp luật; tổchức đăng ký cấp phép xây dựng đô thị, cấp phép sản xuất kinh doanh; tổchức kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế trên địa bàn quận.
Ba là, tạo lập điều kiện đối với môi trường phát triển kinh tế:
Cấp quận gắn với cơ sở, trực tiếp với hoạt động kinh tế như việc tạo môitrường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh phải rất cụ thể.
Trước hết là môi trường, trên cơ sở pháp luật và các văn bản pháp lý củaTrung ương và của thành phố Quận vừa là nơi tuyên truyền, phổ biến, giảithích và thực thi ở địa phương cần giúp cơ sở một môi trường pháp lý thuậnlợi, rõ ràng minh bạch để các tổ chức, cá nhân yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinhdoanh và phát triển; môi trường chính trị, xã hội ổn định, trật tự kỷ cương,môi trường cho văn hoá phát triển, môi trường kinh tế, môi trường đầu tưthông thoáng…
Về điều kiện cho phát triển: trong phạm vi quyền hạn của cấp quận cầnphổ biến các chính sách, hướng dẫn về thực hiện chính sách, vận dụng các điềukiện của quận để chính sách được thực hiện thuận lợi, xây dựng kết cấu hạ tầngcho phát triển như giao thông, điện, mặt bằng đất đai, các điều kiện cụ thể hơnnhư: Thủ tục hành chính, địa điểm, môi trường sản xuất kinh doanh …
Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo,báo cáo đề xuất với cấp trên tiếp thu thông tin chỉ đạo của cấp trên, thông tinkinh nghiệm, những tri thức tiến bộ văn minh của nhân loại vận dụng vào
Trang 30điều kiện cụ thể của quận, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển trong quận đúngchính sách pháp luật của nhà nước.
b Mục tiêu
Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế là trạng thái mong đợi cần có củamột nền kinh tế mà chủ thể quản lý (ủy ban nhân dân quận) đặt ra và phảiphấn đấu đạt được sau một thời gian dự kiến.
Mục tiêu tổng quát, tối cao của Đảng, Nhà nước ta theo Đại hội XI của
Đảng là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Áp dung đối với nền kinh tế vĩ mô từ mục tiêu tổng quát đó thường chiathành 10 mục tiên lớn đó là: tăng trưởng kinh tế; sử dụng tài nguyên hợp lý;tạo công ăn việc làm cho người lao động; ổn đinh vật giá; phân phối của cảixã hội; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảohộ sản xuất trong nước; phát triển kinh tế vùng và lãnh thổ; nâng cao phúc lợi,đảm bảo công bằng xã hội Đối với cấp quận thường gồm 10 mục tiêu lớn trênthành 3 nhóm mục tiêu đó là: tăng trưởng và phát triển kinh tế, đảm bảo quốcphòng – an ninh; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.
Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đại hộiXXV và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ quận Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2015-2020 Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát trong quản lý nhằm phát triểnkinh tế đó là: Đảng bộ quận xác định phải động viên mọi nguồn lực, đẩymạnh phát triển kinh tế theo hướng văn minh, hiệu quả và bền vững, đáp ứngyêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển sự nghiệp văn hóa-xã hội, xâydựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống vặt chất và tinh thầncủa nhân dân; Tạo chuyển biến mạnh trong công tác quản lý đô thị; Nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trịvững mạnh; Đẩy mạnh cải cách hành chính; Giữ vững an ninh chính trị, trậttự an toàn xã hội; Phấn đấu xây dựng quận Hoàn Kiếm giàu đẹp, thanh lịch,văn minh, xứng đáng vị thế quận trung tâm của Thủ đô 1000 năm văn hiến.
Trang 31c Nhiệm vụ
- Trong lĩnh vực kinh tế:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp thành phố phêduyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: dự toán thu, chi ngânsách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toánngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trongtrường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáoUỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương: hướng dẫn, kiểm tra Uỷ bannhân dân phường xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết củaHội đồng nhân dân phường về thực hiện ngân sách địa phương theo quy địnhcủa pháp luật;
+ Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của phường.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đấtđai:
+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chươngtrình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địaphương và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
+ Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phường thực hiện các biện pháp chuyển dịchcơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai tháclâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ giađình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định củapháp luật;
Trang 32+ Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dâncác phường;
+ Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trìnhthuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+ Tham gia với Uỷ ban nhân dân thành phố trong việc xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận;+ Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ ở các phường;
+ Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biếnnông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷban nhân dân tỉnh.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạchxây dựng phường, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn quận; quản lý việc thựchiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
+ Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạtầng cơ sở theo sự phân cấp;
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quảnlý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
+ Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theophân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch:
Trang 33+ Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểmtra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụvà du lịch trên địa bàn quận;
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạtđộng thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
+ Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thươngmại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao:
+ Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thôngtin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn quận và tổ chức thực hiệnsau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổcập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề;tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trênđịa bàn; thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
+ Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn cácphong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thểdục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danhlam thắng cảnh do địa phương quản lý;
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm ytế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng,chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côikhông nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sáchdân số và kế hoạch hoá gia đình;
+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hànhnghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
Trang 34+ Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người laođộng; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạtđộng từ thiện, nhân đạo.
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường:
+ Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phụcvụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậuquả thiên tai, bão lụt;
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lườngvà chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địabàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chấtlượng tại địa phương.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
+ Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trangvà quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủhuyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượngdân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
+ Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý cáctrường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội,xây dựng lực lượng công an nhân dân quận vững mạnh, bảo vệ bí mật nhànước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hộivà các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảnlý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệan ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trang 35- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
+ Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc vàtôn giáo;
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kếhoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáonào của công dân ở địa phương;
+ Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định củapháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Trong việc thi hành pháp:
+ Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm traviệc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phường thực hiện cácbiện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, cácquyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
+ Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định củapháp luật;
+ Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước;tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của côngdân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:
Trang 36+ Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;
+ Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ bannhân dân cấp trên;
+ Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấpcủa Uỷ ban nhân dân cấp trên;
+ Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;+ Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấptrên xem xét, quyết định.
1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀKINH TẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
1.2.1 Các nội dung quản lý về kinh tế
Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế của uỷ ban nhân dân quận gồm:- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội.
- Lập dự toán ngân sách đề nghị cấp trên duyệt, phân bổ và tổ chức phânbổ lại cho các đơn vị thuộc sự quản lý và tổ chức điều hành thu - chi ngânsách Nhà nước trên địa bàn.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cấp trên phê duyệt, tổ chứcthực hiện và kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất.
- Huy động vốn, quản lý nguồn vốn được cấp trên phân bổ để đầu tư, xâydựng cơ sở hạ tầng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinhdoanh các thành phần kinh tế trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, cácquy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước.
Trang 37- Đề nghị cấp thành phố ra quyết định thành lập hoặc giải thể các tổ chứckinh tế theo phân cấp quản lý hiện hành.
- Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công tác quản lý nhànước của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý và xã, thị trấn.
1.2.2 Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
1.2.2.1 Công cụ
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữuhình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tếtrong xã hội nhằm thực hiện mục tiên quản lý kinh tế quốc dân Chính nhờcông cụ như một vật truyền dẫn mà Nhà nước chuyển tải được ý định quản lýlên mọi tổ chức và cá nhân trên địa bàn mình quản lý.
- Các công cụ, chính sách quản lý kinh tế đối với ủy ban nhân dân cấpquận đó là thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và banhành hoặc cụ thể hóa văn bản cấp trên dựa theo điều kiện thực tế của quận.Các văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng và được sử dụng phổbiến và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nếu chính sáchkinh tế đúng, phù hợp sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, ngược lạisẽ cản trở hoặc ngây tác động ngược lại cho sự phát triển.
- Các công cụ, chính sách quản lý nhà nước về kinh tế đối với ủy bannhân dân cấp quận đó là các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nướcvề kinh tế như: định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế, sử dụng nguồn tàinguyên, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Bản thân các công cụ và chính sáchlà cơ sở để quản lý của Nhà nước về kinh tế, sự quản lý, điều hành của Nhànước đối với sự phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng của quận.
Trang 381.2.2.2 Phương pháp
Phương pháp quản lý của ủy ban nhân dân cấp quận là tổng thể nhữngcách thức tác động có chủ đích của chính quyền lên nền kinh tế và các tổchức, cá nhân trong phạm vi huyện để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế
Các phương pháp quản lý chủ yếu của ủy ban nhân dân cấp quận:
a Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là các cách tác động trực tiếp của chủ thể quảnlý lên các tổ chức dưới quyền trong hệ thống bằng các quyết định dứt khoát,mang tính bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu viphạm phải xử phạt kịp thời, thích đáng Đối với quản lý nhà nước về kinh tế,sử dụng phương pháp hành chính để điều hành nền kinh tế hoặc một lĩnh vựcnào đó, tác động trực tiếp lên các chủ thể hoạt động kinh tế trong xã hội Mộtmặt, Nhà nước vạch ra các chủ trương hoạt động kinh tế trong xã hội Mặtkhác, Nhà nước vạch ra các quy chế ràng buộc với tư cách "vạch luật chơi"cho các tổ chức, cá nhân là người cổ động, dẫn dắt cho các tổ chức, cán nhânphát triển một cách bình đẳng trong thị trường Thực chất của phương pháphành chính trong quản lý kinh tế là sử dụng quyền lực nhà nước để tạo ra sựphục tùng các tổ chức và cá nhân trong hoạt động quản lý kinh tế.
b Phương pháp kinh tế
Là các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng bị quản lý, thôngqua các lợi ích kinh tế và các đòn bảy kinh tế, để đối tượng bị quản lý tự lựachọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.Các phương pháp kinh tế chính là các phương pháp tác động thông qua sự vậnđộng của các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kích thích kinh tế, các định mứckinh tế - kỹ thuật, tức là về thực chất các phương pháp kinh tế là một biệnpháp để sử dụng các quy luật kinh tế trong quản lý.
Đứng trên phạm vi quản lý kinh tế vĩ mô, sự quan tâm của Nhà nước đếncác lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế đối với doanh nghiệp và lợi ích kinh tế với
Trang 39những người lao động và cả lợi ích kinh tế đối với người sử dụng theo vùngmiền với từng dịch vụ sản phẩm để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước,doanh nghiệp trong đó có lợi ích của người lao động và người sử dụng dịch vụ.
Phương pháp kinh tế đối với ủy ban nhân dân cấp quận; hiện đang thựchiện khoán tự chủ về tài chính đối với các cơ quan nhà nước nếu tiết kiệmđược chi tiêu thì có tiết kiệm để chi thưởng tháng lương thứ 13 hoặc dùng đểtái sản xuất như mua sắm thiết bị phục vụ cho chính nhiệm vụ của bản thânmỗi cơ quan, đơn vị
c Phương pháp tuyên truyền giáo dục
Đây là phương pháp giáo dục trong quản lý mà Nhà nước sử dụng để tácđộng lên các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế trong nước và đối vớicộng đồng xã hội Đây là một phương pháp đặc thù và hết sức quan trọng, đólà chế độ làm chủ xã hội chủ nghĩa Thông qua các phương tiện thông tin đạichúng, Nhà nước tác động lên các doanh nghiệp, khơi dậy lòng tự hào dân tộcvà tinh thần tự cường trong kinh tế, nâng cao quyết tâm và ý trí tiến thủ chocác chủ doanh nghiệp trong hoạt động làm giàu cho bản thân, doanh nghiệpvà đất nước; tự giác tuân thủ kỷ cương pháp luật, nghĩa vụ đối với đất nước,không vi phạm pháp luật, không hư hỏng, thoái hoá biến chất Đối với ngườilao động và toàn thể xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,Nhà nước dẫn dắt, tổ chức cộng đồng nhân dân hăng hái thi đua sản xuất, pháttriển công nghệ, giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc trong sự nghiệp bảovệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Các phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong quản lý kinh tế đối với ủyban nhân dân cấp quận thường sử dụng thông qua các hoạt động của các đoànthể, tổ chức trong xã hội nhằm thực thi và giám sát tốt các hoạt động trong tổchức hoặc thực hiện thông qua các hoạt động và chiến lược phát triển văn hoá -xã hội, gắn phát triển với văn hoá và xã hội bằng các chính sách cụ thể.
Trang 40Phương pháp này áp dụng trong quản lý nhà nước về kinh tế đối với ủyban nhân dân quận Hoàn Kiếm Quận sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giảipháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kịp thờitháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho từng cơ quan, đơn vị Xây dựng bộmáy ủy ban nhân dân từ quận đến phường trong sạch, vững mạnh, đáp ứngyêu cầu giai đoạn phát triển mới Tiếp tục đổi mới phong cách chỉ đạo, điềuhành, tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBNDquận, các phòng, ban quản lý nhà nước Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêunước gắn với việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong cáctầng lớp nhân dân trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị Làm tốt côngtác dân vận chính quyền, công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng, nhằmtạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị củaquận Triển khai thực hiện 02 bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng dành cho cánbộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội tớitoàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên toàn địa bàn quậnHoàn Kiếm.
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀKINH TẾ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
1.3.1 Về pháp luật
Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chấtbắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị vàcộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảotoàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định.
Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế :
- Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duytrì sự ổn định lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững;