1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kết quả sàng lọc và định danh kháng thể bất thường ở bệnh nhân truyền khối hồng cầu tại Bệnh viện Đa khoa tư Thái Nguyên

5 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 328,19 KB

Nội dung

Nghiên cứu có mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân được truyền máu và một số yếu tố liên quan, bệnh nhân được truyền khối hồng cầu tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, từ tháng 5‐10/2012.

Trang 1

Ở BỆNH NHÂN TRUYỀN KHỐI HỒNG CẦU   TẠI BỆNH VIỆN ĐKTƯ THÁI NGUYÊN  

Nguyễn Kiều Giang*, Cao Minh Phương**  

TÓM TẮT 

Sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân được truyền máu, đặc biệt bệnh nhân đã truyền máu nhiều  lần là rất cần thiết để đảm bảo an toàn về mặt miễn dịch cho bệnh nhân.  

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân được truyền máu và một số yếu tố liên quan.  Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân được truyền khối hồng cầu tại Bệnh viện đa khoa trung  ương Thái Nguyên, từ tháng 5‐10/2012, nghiên cứu mô tả cắt ngang. 

Kết luận: Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh được truyền máu là 3,79%. Tỷ lệ kháng thể bất thường có liên 

quan đến số lần truyền máu. Các trường hợp được định danh kháng thể có anti C, anti c, anti e và anti M. 

Từ khóa: Kháng thể bất thường 

ABSTRACT 

RESULT OF SCREENING AND IDENTIFYING IRREGULAR ANTIBODIES IN PATIENTS RECEIVED  PACKED RED BLOOD CELLS AT THE THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL 

Nguyen Kieu Giang, Cao Minh Phuong 

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5  ‐ 2013: 49 ‐ 53 

Screening of irregular antibody in patients receiving blood transfusion, particularly patients with multiple  blood transfusions is necessary to ensure patients’ safety. 

Objectives:  To identify the percentage of irregular antibodies in patients receiving blood transfusions and  several related factors. 

Subjects  and  Research  method: patients transfused with packed RBCs at the Thai Nguyen hematology 

and blood transfusion, from 5‐10/2012; cross‐sectional descriptive method. 

Conclusions:  The rate of irregular antibodies in patients receiving bloods is 3.79%.  The rate of irregular  antibodies has been founded related to that of multiple blood transfusions. Identified antibodies were anti C, anti 

c, anti e and anti M. 

Key word: Irregular antibodies 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Máu  rất  quan  trọng  và  cần  thiết  cho  sự 

sống,  nhờ  có  máu  mà  nhiều  người  bệnh  đã 

được cứu sống, nhưng truyền máu cũng có thể 

gây  ra  những  tai  biến  nghiêm  trọng  nếu  các 

nguyên tắc về an toàn truyền máu không được 

tôn trọng. Sự phát hiện ra nhóm máu hệ ABO, 

Rh  và  các  hệ  nhóm  máu  hồng  cầu  khác  đã  giúp cho việc truyền máu hiệu quả và an toàn  hơn. Tại các nước tiên tiến an toàn truyền máu 

đã  được  thực  hiện  một  cách  triệt  để  hoà  hợp 

về  nhóm  máu  hệ  ABO,  Rh,  và  một  số  nhóm  máu  khác,  sàng  lọc  kháng  thể  bất  thường  (KTBT)  đã  được  thực  hiện(14,3,5,2,7,11).  Trong  khi 

đó  tại  nước  ta  việc  thực  hiện  an  toàn  truyền 

* Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, ** Trung tâm huyết học truyền máu Thái Nguyên 

Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Kiều Giang, ĐT: 0983171276, Email: drgiangk27@gmail.com 

Trang 2

máu  về  mặt  miễn  dịch  còn  hạn  chế,  chúng  ta 

mới  chỉ  định  nhóm  máu  hệ  ABO,  làm  phản 

ứng  chéo  ở  điều  kiện  nhiệt  độ  phòng  thí 

nghiệm,  do  vậy  việc  không  phát  hiện  kháng 

thể bất thường ở những  bệnh  nhân  đã  truyền 

máu nhiều lần là khó tránh khỏi(1,4,3). Việc tiến 

hành sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh 

nhân được truyền máu, đặc biệt bệnh nhân đã 

truyền  máu  nhiều  lần  là  rất  cần  thiết  để  đảm 

bảo an toàn về mặt miễn dịch cho bệnh nhân.  

Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài với mục 

tiêu:  Xác  định  tỷ  lệ  kháng  thể  bất  thường  ở 

bệnh nhân được truyền máu và một số yếu tố 

liên quan. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Đối tượng nghiên cứu 

Chọn  mẫu  thuận  tiện  316  bệnh  nhân  (BN) 

được truyền máu  

Thời gian và địa điểm nghiên cứu 

‐ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 đến tháng 

10 năm 2012. 

‐ Địa điểm: tại Trung tâm Huyết học‐Truyền 

máu BVĐKTW Thái Nguyên. 

Phương pháp nghiên cứu  Thiết  kế  nghiên  cứu:  nghiên  cứu  mô  tả  cắt  ngang 

Vật liệu và thuốc thử: 

‐ 5 ml máu của bệnh nhân, ly tâm tách huyết  thanh  để  làm  xét  nghiệm  sàng  lọc  KTBT  ngay  hoặc  bảo  quản  tại  quầy  lạnh  âm  30°C  cho  đến  khi được tiến hành xét nghiệm. 

‐ Thuốc thử:  

+ Panel hồng cầu tự sản xuất của Trung tâm  Huyết học – Truyền máu Thái Nguyên bao gồm  kháng nguyên của các hệ Rh, Kell, Duffy, Kidd,  Lutheran, MNSs, P1, Lewis. 

+  Panel  hồng  cầu  được  sản  xuất  từ  người  hiến máu tình nguyện đã được định sẵn các hệ  nhóm máu Rh, lewis, kell, kidd, lutheran, MNSs,  duffy, P1, hồng cầu được định sẵn nhóm máu và  lựa chọn dàn hồng cầu phù hợp theo AABB và  tham khảo panel hồng cầu của Viện Huyết học  truyền máu trung ương. 

+  Huyết  thanh  Coombs,  đệm  Liss  của  hãng  BIO‐RAD 

Panel hồng cầu sàng lọc KTBT 

STT HC D C c E e Lea Leb K k Jka Jkb Lua Lub M N S s Fya Fyb P1

Panel hồng cầu định danh KTBT  

STT HC D C c E e Lea Leb K k Jka Jkb Lua Lub M N S s Fya Fyb P1

Tiến  hành  kỹ  thuật:  Huyết  thanh  của  bệnh 

nhân  được  sàng  lọc  kháng  thể  bất  thường  với 

Panel  hồng  cầu  tự  sản  xuất  của  Trung  tâm 

HHTMTN  bằng  kỹ  thuật  ống  nghiệm  ở  22oC, 

37oC, Coombs gián tiếp. Kết quả được nhận định  bằng  mắt  thường  và  trên  kính  hiển  vi  quang  học.  

Trang 3

Phần mềm thống kê y học SPSS 13.0 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 

Tỷ  lệ  kháng  thể  bất  thường  ở  bệnh  nhân 

truyền máu 

Bảng 1. Tỷ lệ KTBT (%) ở bệnh nhân được truyền 

máu 

Đối tượng Tổng số mẫu

nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ (%)

Tỷ  lệ  kháng  thể  bất  thường  ở  bệnh  nhân 

được truyền máu là 3,79%. 

Tỷ lệ kháng thể bất thường liên quan đến 

tuổi, giới, số lần truyền máu của các bệnh 

nhân được truyền máu. 

Bảng 2. Tỷ lệ KTBT liên quan đến tuổi  

Nhóm tuổi Số mẫu NC Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)

Ở nhóm bệnh nhân 21‐40 tuổi có tỷ lệ KTBT 

cao  nhất  (5,43%),  thấp  nhất  ở  nhóm  >  60  tuổi 

(1,58%). 

Bảng 3. Tỷ lệ KTBT liên quan đến giới 

Giới Số mẫu NC Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) P

P>0,05

Tỷ  lệ  KTBT  gặp  ở  nữ  cao  hơn  ở  nam,  tuy 

nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.  

Bảng 4. Tỷ lệ KTBT liên quan đến số lần truyền máu 

Số lần nhận máu Số mẫu

NC

Số mẫu (+)

Tỷ lệ (%)

P

BN nhận máu lần

1 (1)

61 0 0

P1;2 < 0,05 P2;3 < 0,05 P1;3 < 0,05

Nhận máu 1- 5

lần (2)

170 7 4,11

Nhận máu > 5 lần

Bệnh  nhân  truyền  máu  lần  thứ  nhất  không  gặp  kháng  thể  bất  thường,  Bệnh  nhân  truyền  máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn những  bệnh nhân truyền máu dưới 5 lần. 

Định danh kháng thể bất thường 

Bảng 5. Kết quả định danh kháng thể bất thường 

Tên KTBT XN ở

22 o C

XN ở

37 o C

XN AHG

Số mẫu xác định

Không xác định được

Kết  quả  định  danh  kháng  thể  bất  thường  được  10/12  mẫu,  gồm  các  kháng  thể  anti  C,  antic, anti e, anti C và anti e, anti M. 

BÀN LUẬN 

Trong  những  năm  vừa  qua,  hoạt  động  truyền máu tại Việt Nam đã có những bước tiến  rất đáng kể, chúng ta đã tự xây dựng được panel  hồng  cầu  sàng  lọc  và  định  danh  kháng  thể  bất  thường tại các trung tâm lớn như Hà Nội, thành  phố Hồ Chí Minh. Việc đưa xét nghiệm sàng lọc 

và định danh kháng thể bất thường vào áp dụng  trong  truyền  máu  đã  giúp  nâng  cao  hiệu  quả  truyền máu cho bệnh nhân về mặt miễn dịch, cải  thiện  đáng  kể  chất  lượng  cuộc  sống  cho  bệnh  nhân. Từ 2010 đến nay Trung tâm Huyết học –  Truyền  máu  Thái  Nguyên  được  sự  hỗ  trợ  của  Viện  Huyết  học  –  Truyền  máu  trung  ương  đã  thực hiện kỹ thuật sàng lọc và định danh kháng  thể  bất  thường  cho  bệnh  nhân  truyền  máu.  Trong thời gian từ 2011 đến 11/2012 Trung tâm  Huyết  học  –  Truyền  máu  Thái  Nguyên  triển  khai đề tài “Xây dựng panel hồng cầu sàng lọc 

và định danh kháng thể bất thường tại các tỉnh  miền núi phía Bắc”, chúng tôi đã triển khai định  nhóm máu phenotype cho hơn 500 người và đã  tổng hợp, xây dựng được 3 bộ panel sàng lọc và 

2 bộ panel định danh kháng thể bất thường.  

Tỷ  lệ  kháng  thể  bất  thường  ở  bệnh  nhân  được truyền máu tại BVĐKTƯTN là 3,79%, kết 

Trang 4

Trịnh Xuân Kiếm (1990) 11,4 %, Bùi Thị Mai An 

(1995)  13,04  %,  Trần  Thị  Thu  Hà  (1999)  12,76% 

và  Nguyễn  Thị  Thanh  Mai  (2000)  27,4%(12,3,10,  7). 

Sở dĩ kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 

là  do  các  tác  giả  trên  nghiên  cứu  ở  bệnh  nhân 

được nhận máu nhiều lần còn chúng tôi nghiên 

cứu  trên  cả  bệnh  nhân  chưa  truyền  máu  và  đã 

được  truyền  máu.  Kết  quả  này  cũng  phù  hợp 

với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Mai An 1995. 

Tỷ lệ KTBT gặp ở nữ cao hơn ở nam,  nhận 

xét này của chúng tôi phù hợp với nhân xét của 

Bùi Thị Mai An, Trần Thi Thu Hà; Nguyễn Thị 

Thanh  Mai(5,10,7).  Sở  dĩ  có  kết  quả  trên  là  ở  nữ 

ngoài truyền máu, kháng thể bất thường còn có 

thể xuất hiện do trong quá trình chửa đẻ có thể 

người  đó  đã  tiếp  xúc  với  kháng  nguyên,  tuy 

nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.  

Bệnh  nhân  chưa  truyền  máu  thì  không  gặp 

kháng  thể  bất  thường,  Bệnh  nhân  truyền  máu 

trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn những bệnh 

nhân  truyền  máu  dưới  5  lần  (p<0,05),  nhận  xét 

này  của  chúng  tôi  cũng  tương  tự  với  nhân  xét 

của Bùi Thị Mai An, Trần Thị Thu Hà(3,10). 

Trong  12  mẫu  sàng  lọc  kháng  thể  bất 

thường (+), chúng tôi xác định được tên kháng 

thể  của  10/12  mẫu,  còn  2  mẫu  chúng  tôi  chưa 

xác  định  được  tên,  nguyên  nhân  có  thể  do  bộ 

panle sàng lọc và định danh của chúng tôi còn 

thiếu  kháng  nguyên  mia  do  không  mua  được 

kháng thể đơn dòng anti mia, mà theo báo cáo 

của  Bùi  Mai  An  (Viện  Huyết  học  –  Truyền 

máu trung ương) thì tỷ lệ kháng nguyên mia là 

12,2%(4),  và  kháng  thể  bất  thường  anti  mia  là 

5,8%(3). Các kháng nguyên của hệ Rh xác định 

được  trong  điều  kiện  37oC  và  AHG,  kháng 

nguyên  M  phát  hiện  trong  điều  kiện  xét 

nghiệm  ở  22oC  phù  hợp  với  đặc  điểm  kháng 

nguyên nhóm máu của hệ Rh và MNS.  

KẾT LUẬN 

Qua  sàng  lọc  kháng  thể  bất  thường  ở  bệnh 

nhân  được  truyền  khối  hồng  cầu  tại  Bệnh  viện 

đa  khoa  trung  ương  Thái  Nguyên  năm  2012, 

bước đầu chúng tôi rút ra kết luận sau: 

‐ Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh được truyền  máu là 3,79. 

‐ Tỷ lệ kháng thể bất thường có liên quan đến số  lần truyền máu. 

‐ Một số trường hợp được định danh kháng thể 

có anti C, anti c và anti e, anti M. 

KHUYẾN NGHỊ 

Trong thời gian tới cần triển khai thêm định  nhóm  máu  của  người  hiến  máu  tình  nguyện,  vận  động  hiến  máu  nhắc  lại,  xây  dựng  câu  lạc 

bộ  hiến  máu  nhắc  lại,  đảm  bảo  cơ  cấu  người  hiến máu đã được định nhóm phenotype để có  thể  lựa  chọn  máu  phù  hợp  truyền  cho  bệnh  nhân. 

Bộ Y tế, Viện Huyết học – Truyền máu trung  ương cần đưa xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất  thường vào quy chế truyền máu thực hiện tại tất 

cả các cơ sở truyền máu trong cả nước. 

Tập trung sản xuất panel hồng cầu tại cơ sở  được đảm bảo về chuyên môn cao và được cấp  phép  như  Viện  Huyết  học,  thống  nhất  các  tiêu  chí về chất lượng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

tr 289‐360 

Nguyễn Triệu Vân, Đỗ Trung Phấn và cộng sự (1995), ”Kháng 

thể bất thường ở người cho máu và nhận máu nhiều lần tại Viện  Huyết học Truyền máu”, Y học Việt Nam số 9 tập 196, tr.35‐39. 

Hoàng Nhật Lệ (2010), ”Nghiên cứu tỷ lệ kháng thể bất thường ở 

bệnh  nhân  bị  bệnh  máu  tại  Viện  Huyết  học  –  Truyền  máu  trung  ương (12/2009‐6/2010)”, Y học Việt Nam, tháng 9, số 2/2010, tr 

409‐413. 

Hoàng  Nhật  Lệ,  Trần  Ngọc  Quế  (2010),  ”Nghiên  cứu  kháng 

nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO của người hiến máu để xây dựng  panel hồng cầu, ngân hàng người hiến máu có nhóm máu hiếm tại  Viện  Huyết  học  –  Truyền  máu  trung  ương”.Y  học  Việt  Nam, 

tháng 9, số 2/2010, tr 404‐408. 

CS (2005), ”Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất thường hệ hồng cầu 

ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học ‐ Truyền máu trung  ương (2004‐2005)” 

practise, Book promotion & service, fourth edition, pp: 90‐213. 

Chemical and Biochemical‐ Basis of Antigen specificific, pp. 54‐622 

Spectra Biologicals, pp. 73‐251 

Trang 5

9 Nguyễn  Thị  Thanh  Mai  (2005),  ”Nghiên cứu các kháng thể bất 

thường kháng hồng cầu ở một số đối tượng tại Bệnh viện nhi trung 

ương”, Luận án tiến sỹ sinh học, Tr. 11‐20. 

hồng cầu ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần”, Luận văn tốt nghiệp 

thạc sỹ y học. 

Mỹ  Duyên,  Oytip  Nathalang  (2010),  ”Thiết  lập  dàn  hồng  cầu 

mẫu dùng để phát hiện và xác định kháng thể bất thường tại Bệnh 

viện  Chợ  Rẫy”,  Y  học  TP.Hồ  Chí  Minh,  tập  14,  phụ  bản  số 

2/2010, tr 553‐557. 

”Kháng thể bất thường, nguyên nhân phản ứng tan máu muộn tại 

Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học thực hành số 5 tập 228, tr.14‐15. 

  Ngày nhận bài báo: Ngày 30 tháng 7 năm 2013  Ngày phản biện: ngày 09 tháng 9 năm 2013  Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013 

 

Ngày đăng: 23/01/2020, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w