1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn klebsiella spp. và E. coli sinh ESBL phân lập tại Bệnh viện 175

7 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 290,08 KB

Nội dung

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tỉ lệ trực khuẩn đường ruột sinh ESBL phân lập được tại Bệnh viện 175, tính tỉ lệ từng loại vi khuẩn sinh ESBL phát hiện được. Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn escherichia coli và klebsiella spp. sinh ESBL phân lập được.

Trang 1

SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN KLEBSIELLA SPP

VÀ E COLI SINH ESBL PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN 175

Cao Minh Nga*, Nguyễn Thị Yến Chi**, Vũ Bảo Châu**, Nguyễn Thanh Bảo*

TÓM TẮT

Mở đầu: Vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự xuất hiện trực khuẩn gram âm sinh men β-lactamase phổ rộng (ESBL) Trong số đó, thường gặp nhất là vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella spp., mức độ đề kháng kháng sinh của chúng thường khác nhau tùy theo quốc gia, khu vực và nơi nghiên cứu

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trực khuẩn đường ruột sinh ESBL phân lập được tại Bệnh viện 175 Tính tỉ lệ từng loại vi khuẩn sinh ESBL phát hiện được Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Escherichia coli

và Klebsiella spp sinh ESBL phân lập được

Phương pháp: Khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL từ 127 trực khuẩn gram âm đường ruột phân lập được tại Bệnh viện 175 từ tháng 8/2009 đến tháng 8/2010, bằng phương pháp của CLSI năm 2009 với kỹ thuật khuếch tán trên thạch Thực hiện kháng sinh đồ thường quy theo phương pháp Kirby-Bauer đối với các chủng vi khuẩn phân lập được

Kết quả: Tỉ lệ vi khuẩn gram âm đường ruột sinh ESBL là 53,5% (63/127 chủng) Tỉ lệ các loại vi khuẩn sinh ESBL phát hiện được: E coli-48,9 % (22/45 chủng), Klebsiella 59,2% (45/76 chủng), Enterobacter spp.-0% và Proteus spp 2spp.-0% (1/5 chủng) Tình hình đề kháng kháng sinh: các vi khuẩn phân lập được kháng cao với hầu hết các loại kháng sinh, nhạy cảm tốt với kháng sinh Carbapenem (97,1%), nhạy cảm khá với cefotaxime (66,2%), kháng sinh thuộc nhóm β–Lactam (64,7-75%), cefoxitin (69,1%), amikacin (69,1%), netilmicin (69,1%) Các vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là nhóm vi khuẩn sinh ESBL đều là những vi khuẩn đa kháng thuốc Kết luận: Cần chọn lựa kháng sinh ban đầu thích hợp trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện

Từ khóa: Kháng kháng sinh, ESBL, E coli, Klebsiella spp

ABSTRACT

ANTIBIOTIC RESISTANCE OF EXTENDED-SPECTRUM Β-LACTAMASE (ESBL) PRODUCING

KLEBSIELLA SPP AND E COLI ISOLATES OBTAINED FROM 175 HOSPITAL

Cao Minh Nga, Nguyen Thi Yen Chi, Vu Bao Chau, Nguyen Thanh Bao

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 17-Supplement of No 1-2013: 279 - 285

Introduction: The number of antibiotic-resistant bacteria is increasing, especially the emergence of

extended-spectrum β-lactamases (ESBL)–producing gram-negative bacilli Among them, the two most

common bacteria are E coli and Klebsiella spp., their antibiotic resistance levels often vary by country, region and place of study

Objectives: Identify the rate of ESBL-producing intestinal bacilli isolated at 175 Hospital and the proportion

of ESBL-producing bacteria detected Survey of antibiotic resistance of detected ESBL-producing E coli and Klebsiella spp

Method: Determine ESBL-producing bacteria incidence from 127 intestinal gram-negative bacilli isolated at

* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – ĐHYD TP HCM, ** Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm TP HCM

*** Khoa Vi sinh, Bệnh viện 175

Trang 2

175 Hospital from 8/2009 to 8/2010, by the method of the CLSI 2009 with diffusion techniques agar Perform routine antibiotic Kirby-Bauer method for bacterial isolates

Results: The rate of intestinal gram-negative bacteria producing ESBL was 53.5% (63/127 isolates) The rates of ESBL producing bacteria detected are: E coli 48.9% (22/45 strains), Klebsiella spp.-59.2% (45/76 strains), Enterobacter spp.-0% and Proteus spp 20% (1/5 strains) Antibiotic resistance patterns: the bacteria

isolated were resistant to most of antibiotics However, they were highly susceptible to Carbapenem (97.1%), and remained sensitive to some other antibiotics to a certain extent such as cefotaxime (66.2%), β-Lactam antibiotics (64.7-75%), cefoxitin (69.1%), amikacin (69.1%), and netilmicin (69.1%) The intestinal bacteria, especially ESBL-producing bacteria were multidrug-resistant

Conclusion: Choosing the most appropriate initial antibiotics for hospital infections treatment is necessary Keywords: Antibiotic resistance, ESBL, E coli, Klebsiella spp

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự đề kháng kháng sinh tại các bệnh viện là

một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả

điều trị các bệnh nhiễm khuẩn Các bệnh viện

trên khắp thế giới đang phải đối mặt với việc

xuất hiện và lan rộng của các vi khuẩn kháng

thuốc Cùng với các vi khuẩn gram dương, các vi

khuẩn gram âm đường ruột là những tác nhân

chính gây NKBV, phổ biến nhất là vi khuẩn E

coli và Klebsiella spp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự đề kháng

kháng sinh nhóm Cephalosporins là do vi khuẩn

sinh ra men β – lactamase Đặc biệt, việc sinh

men β – lactamase phổ rộng (Extended

Spectrum β – lactamase: ESBL) là một cơ chế

chính giúp vi khuẩn chống lại các kháng sinh

penicilin, cephalosporin thế hệ 3, 4 và

monobactam ESBLs được xác định đầu tiên vào

những năm 1980, từ đó ESBLs được tìm thấy

khắp nơi trên thế giới ở nhiều vi khuẩn gram âm

khác nhau như K pneumoniae, E coli, Proteus

mirabilis, Salmonella spp, Enterobacter spp,

Citrobacter spp… Sự sự hiện diện của ESBLs có

thể được xác định bởi nhiều phương pháp khác

nhau: phương pháp dùng đĩa đôi Jarlier, phương

pháp vi pha loãng, phương pháp Đĩa kết hợp,

phương pháp pha loãng MIC, E-test (qua ESBL),

phương pháp tự động (Vitek) và phương pháp

phân tử

Sự lựa chọn kháng sinh ban đầu hiện nay là

phủ phần lớn các tác nhân gây bệnh Sau khi có kết quả kháng sinh đồ sẽ điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, ít tốn kém và giảm

sự phơi nhiễm với các kháng sinh(7,9,16) Hiện nay, tại bệnh viện 175 vẫn chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh về sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là các vi khuẩn sinh ESBL để đưa ra phác đồ điều trị kháng sinh thích hợp, giúp kiểm soát và làm giảm tỉ lệ kháng thuốc của các vi khuẩn này Đề

tài “Sự kháng kháng sinh của các trực khuẩn

đường ruột sinh ESBL tại Bệnh viện 175”được

thực hiện với mục tiêu:

- Xác định tỉ lệ trực khuẩn đường ruột sinh ESBL phân lập được tại bệnh viện 175

- Tính tỉ lệ các loại vi khuẩn sinh ESBL phát hiện được

- Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các

chủng vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella spp

sinh ESBL phân lập được

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu

Các chủng vi khuẩn E coli, Klebsiella spp.,

Enterobacter spp., Proteus spp phân lập được tại

bệnh viện 175 trong thời gian từ tháng 08/2009 đến 08/2010, được lưu trữ lại Bộ môn Vi sinh – Khoa Y-Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu

- Tái phân lập và định danh các chủng vi

Trang 3

qui: cấy vi khuẩn trên môi trường định danh

thích hợp, thực hiện các phản ứng sinh hóa để

định danh vi khuẩn

- Thực hiện phương pháp hiện trực khuẩn

gram âm sinh ESBL theo CLSI năm 2009 (Hoa

kỳ) với kỹ thuật khuếch tán trên thạch Tính tỉ lệ

các loại vi khuẩn sinh ESBL phát hiện được

- Xác định mức độ kháng kháng sinh của các

vi khuẩn E coli, Klebsiella spp sinh ESBL phân

lập được bằng phương pháp Kirby-Bauer theo

hướng dẫn của của CLSI (2009) với kỹ thuật

khuếch tán trên thạch Sử dụng môi trường, sinh

phẩm và đĩa giấy tẩm kháng sinh của hãng

Bio-Rad

- Thu thập và nhập dữ liệu vào “Phiếu nghiên

cứu”cho vi khuẩn E coli và Klebsiella spp

- Xử lý kết quả theo các phương pháp thống

kê y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong số 127 chủng vi khuẩn đường ruột

phân lập được và kết quả kháng sinh đồ, chúng tôi ghi nhận được những kết quả như sau:

Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL

Trong 68 chủng, vi khuẩn đường ruột sinh ESBL chiếm 53,5%

Tỉ lệ các loại vi khuẩn đường ruột sinh ESBL phát hiện được

Bảng 3: Tỉ lệ các loại vi khuẩn đường ruột sinh ESBL

TT Vi khuẩn N

ESBL (+) ESBL (-) Tần

suất %

Tần suất %

1 E coli 45 22 48,89 23 51,11

2 Klebsiella spp 76 45 59,21 31 40,79

3 Enterrobacter spp 1 0 0,00 1 100,00

4 Proteus spp 5 1 20,00 4 80,00 Tổng số 127 68 53,50 59 46,50 Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các

chủng vi khuẩn E coli và Klebsiella spp

sinh ESBL

Vi khuẩn E coli

100.0

82.6

13.6

30.427.3 8.713.68.7

95.5

52.2 95.5

39.1 63.6

17.4

90.9

34.8

13.6 30.4 72.7

26.1

77.3

39.1 50.0

26.1

0 0 4.50

63.6

34.8

0

20

40

60

80

AM AMC TZP TCC CZ CXM FEP CFP FOX CTX CRO CAZ IPM MEM ATM

ESBL + ESBL

-Biểu đồ 1: Tỉ lệ kháng kháng sinh thuộc nhóm β-lactam của E coli

AM: Ampicillin; AMC: Amoxicillin/clavulanic acid; TZP: Piperacillin/tazobactam; TCC: Ticarcillin/clavulanic acid; CZ: Cefazolin; CXM: Cefuroxime; CFP: Cefoperazone; FOX: Cefoxitin; CRO Ceftriaxone; CAZ: Ceftazidime; MEM: Imipenem; ATM: Aztreonam; IPM: Meropenem; FEP: Cefepime; CTX: Cefotaxime

Trang 4

30.4 31.830.4

18.2 13.0

72.7

34.8

90.9

73.9 86.4

65.2

81.8 65.2

90.9

69.6 68.2

43.5

0 20 40 60 80

100

%

EESBL + EESBL

-Biểu đồ 2: Tỉ lệ kháng các kháng sinh khác của E coli

GM: Gentamicin; AN: Amikacin; TM: Tobramycin; TE: Tetracyline; NET: Netilmicin; CIP: Ciprofloxacin; LVX: Levofloxacin; SXT: Trimethoprim/sulfamethoxazol; C: Cloramphenicol

Vi khuẩn Klebsiella spp

97.8 87.1

40.0

16.1 37.8

12.9 28.9

9.7

97.8

32.3 88.9

16.1 62.2

6.5 82.2

6.5

37.8 35.5 15.6 9.7

77.8

19.4 82.2

9.7

71.1

12.9

0

20

40

60

80

100

%

ESBL + ESBL

-Biểu đồ 3: Tỉ lệ kháng kháng sinh thuộc nhóm β-lactam của Klebsiella spp

73.3

19.4 31.1

6.5

37.8

3.2

82.2

25.8

88.9

61.3 75.6

29.0 64.4

25.8

86.7

54.8 73.3

41.9

0

20

40

60

80

100

%

ESBL + EESBL

Trang 5

-BÀN LUẬN

Tỉ lệ các chủng vi khuẩn đường ruột sinh

ESBL tại BV 175

Theo nghiên cứu của chúng tôi trong 127

chủng vi khuẩn đường ruột phân lập được, có 68

chủng sinh ESBL, chiếm tỉ lệ 53,5% Đây là một tỉ

lệ khá cao do việc sử dụng các kháng sinh thuộc

nhóm cephalosporins và fluoroquinolones

không được kiểm soát chặt chẽ cùng với kĩ thuật

phát hiện ESBL của phòng xét nghiệm vi sinh đã

được quan tâm nhiều hơn

Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL từ các mẫu xét

nghiệm lâm sàng khác nhau tùy theo Quốc gia,

tùy theo từng bệnh viện Ở Việt nam, nhiều tác

giả nghiên cứu vi khuẩn sinh ESBL ờ từng thời

điểm khác nhau cho kết quả khác nhau Năm

2000 – 2001, theo nghiên cứu của Cao Bảo Vân(14)

về sự nhạy cảm kháng sinh của 1.309 chủng vi

khuẩn (730 chủng E coli, 438 chủng K

pneumoniae,141 chủng P mirabilis), có 7,5% số

chủng sinh ESBL Năm 2004, Nguyễn Thị Ngọc

Huệ(10) ghi nhận thấy có 22% số chủng vi khuẩn

sinh ESBL tại bệnh viện đa khoa Bình Định

Năm 2005, Chu Thị Nga(4) đã nghiên cứu trên

117 chủng E coli, Klebsiella, Enterobacter phân lập

được tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng đã phát

hiện 34/117 chủng sinh ESBL-chiếm tỉ lệ 29,06%

Năm 2007, Vũ Thị Kim Cương(16) nghiên cứu tại

bệnh viện Thống Nhất cho thấy, tỉ lệ sinh ESBL

chung trên các chủng vi khuẩn là 43,8% Năm

2008, Mai Văn Tuấn(8) nghiên cứu ở bệnh viện

trung ương Huế ghi nhận tỉ lệ sinh ESBL là

30,4% (65/214 chủng) Năm 2009, Hoàng Thị

Phương Dung(6) cho thấy số liệu tại bệnh viện

Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh là 32,4% số vi

khuẩn sinh ESBL Như vậy, theo diễn tiến thời

gian, tại các vùng miền khác nhau trên toàn

quốc, tỉ lệ các chủng vi khuẩn đường ruột sinh

men ESBL ngày càng gia tăng và số liệu hiện nay

của chúng tôi là cao nhất (53,5%)

Tỉ lệ các loại vi khuẩn đường ruột sinh ESBL phát hiện được

Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 1), tỉ

lệ vi khuẩn K pneumoniae sinh ESBL cao nhất

(59,21%) trong số các chủng vi khuẩn sinh ESBL phân lập được, cao hơn tỉ lệ chung (53,5%) Tỉ lệ

E coli sinh ESBL là 48,89%, tiếp theo là Proteus

spp chiếm tỉ lệ 20% Tuy nhiên, tại bệnh viện 175

chỉ ghi nhận được 5 chủng Proteus spp., vì vậy tỉ

lệ này chỉ có giá trị tham khảo Năm 2000 – 2001, Cao Bảo Vân(14) khảo sát 55 chủng vi khuẩn sinh

ESBL phân lập được, có 32 chủng E coli (58,2%),

13 chủng K pneumoniae (23,6%) và 10 chủng P

mirabilis (18,6%) Nghiên cứu tại bệnh viện trung

ương Huế (2006) của Mai Văn Tuấn(8) nhận thấy

có 41,5% E coli, 23,1% K pneumoniae sinh ESBL

Nghiên cứu SMART 2006 – 2007(15) ghi nhận

được: 125 chủng E coli có 38 chủng sinh ESBL (30,4%), 33 chủng K pneumoniae có 10 chủng sinh

ESBL (30,3%) Nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất (2007), Vũ Thị Kim Cương(16) ghi nhận K

pneumoniae chiếm tỉ lệ cao nhất (53,4%) Tại bệnh

viện Đại Học Y Dược (2009), Hoàng Thị Phương Dung(8) cho thấy, có 55,3% E coli và 21,3% K

pneumoniae sinh ESBL

Theo y văn nước ngoài, tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL rất thay đổi theo từng quốc gia, từng khu vực và từng nghiên cứu Ở Châu Âu, một nghiên cứu trên 11 phòng thí nghiệm ở Hà Lan năm

1999 cho thấy chỉ có < 1% E coli và K pneumonine

sinh ESBL(11) Trong khi đó ở Pháp (1998) có đến

40% K pneumonine kháng Ceftazidime Ở hoa kỳ

1999, một nghiên cứu của CDC tại các khoa săn sóc đặc biệt, cho thấy có sự tăng đáng kể tần suất

K pneumoniae sinh ESBL, tỷ lệ thay đổi vào

khoảng 12%(8) Ở Châu Á, một nghiên cứu cắt ngang tại 196 viện nghiên cứu ở Nhật năm 2000

chỉ dưới 0,1% E coli và 0,3% K pneumoniae sinh

ESBL(13) Ở Ấn Độ, năm 2000-2001, có gần 60% trực khuẩn gram âm sinh ESBL(7) Tại những quốc gia khác ở châu Á, tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL thay đổi từ 4,8% ở Hàn quốc, đến 8,5% ở Đài Loan và 12% ở Hồng Kông(8)

Trang 6

Sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi

khuẩn E coli và Klebsiella spp sinh ESBL

E coli sinh ESBL

Trong nghiên cứu của chúng tôi,

Ampicillin không còn tác dụng đối với E coli

(tỉ lệ kháng 100%) Tuy nhiên đối với các

kháng sinh thuộc nhóm penicillin có bổ sung

thêm chất ức chế β – lactamase thì tỉ lệ kháng

thấp (13,6 – 27,3%) Kết quả trên cũng tương

tự với nghiên cứu của Hoàng Thị Phương

Dung(6) và Phạm Hùng Vân

Đối với kháng sinh nhóm Cephalosporins

(trừ Cefoxitin) thì tỉ lệ kháng cũng cao >50%

(Biểu đồ 2) Trong đó, tỉ lệ kháng Ceftazidime,

Cefuroxime, Cefoperazone rất cao > 90% Trong

số các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporins

thì chỉ còn có Cefoxitin là còn tác dụng với tỉ lệ

kháng 13,6% Kết quả này tương tự như nghiên

cứu của tác giả Phạm Hùng Vân

Điều đáng quan tâm là sự kháng các kháng

sinh thuộc nhóm carbapenems, theo Vũ Thị

Kim Cương(16) thì tỉ lệ kháng Imipenem là

2,6% Trong nghiên cứu của chúng tôi không

có vi khuẩn nào kháng Imipenem Song, điểm

khác biệt là trong các nghiên cứu trước đó

không có vi khuẩn nào kháng Meropenem

trong khi nghiên cứu của chúng tôi có khoảng

4,5% E coli kháng thuốc Tỉ lệ này còn cao hơn

nghiên cứu của Phạm Hùng Vân (0,3%)

Đối với các kháng sinh khác, tỉ lệ kháng khá

cao (Biểu đồ 3) Vi khuẩn E coli chỉ nhạy với

Amikacin và Netilmicin trong số các kháng sinh

khảo sát

Klebsiella spp sinh ESBL

Theo nghiên cứu của Cao Bảo Vân(14) thì tỉ lệ

kháng ceftazidime của E coli (32%) cao hơn

nhiều so với K pneumoniae (17%) Nghiên cứu

của Mai Văn Tuấn(8) ở bệnh viện trung ương Huế

(2006) thì tỉ lệ kháng kháng sinh của K

pneumoniae là >70% Trong nghiên cứu của

chúng tôi, hầu hết trong 24 loại kháng sinh được

các kháng sinh thuộc nhóm penicillin có bổ sung thêm chất ức chế β – lactamase, ceftazidime của

Klebsiella spp (28,9 – 40% đối với kháng sinh có

bổ sung chất ức chế β – lactamase, và 82,2% đối

với ceftazidime) lại cao hơn E coli (13,6 – 27,3%

đối với kháng sinh của bổ sung chất ức chế β – lactamase và 50% đối với ceftazidime) và tỉ lệ

kháng cefotaxime của Klebsiella spp là 15,6% so với E coli là 72,7% Chỉ có tỉ lệ kháng Ceftriaxome (15,6%) thấp hơn nhiều so với E coli (72,7%) và không có chủng Klebsiella spp nào

kháng các kháng sinh nhóm carbapenem, trong

khi E coli có khoảng 4,5% kháng meropenem

Trong nghiên cứu của Phạm Hùng Vân tỉ lệ kháng Cefotaxime rất cao (92%), nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Dung(6) cho tỉ lệ 40%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (15,6%)

Các kết quả trên cho thấy, các loại vi khuẩn

đường ruột (E coli, Klebsiella spp., …) phân lập

được tại bệnh viện 175, đặc biệt là nhóm vi khuẩn sinh ESBL, đều là những vi khuẩn đa kháng thuốc Tỷ lệ kháng với phần lớn các loại kháng sinh được khảo sát của nhóm vi khuẩn sinh ESBL đều tăng đáng kể so với nhóm vi khuẩn không sinh ESBL

Ở nước ngoài cũng ghi nhận được tình hình kháng thuốc cao của vi khuẩn sinh ESBL Theo Ahmed I (2002)(1), ESBL là enzym có nhiều ở vi khuẩn đường ruột và thường đề kháng với nhiều họ kháng sinh, dẫn đến thất bại trong điều trị Gần đây, có kết quả cho thấy rằng các kháng sinh nhóm Cephamycin (Cefoxitin, Cefotetan, Monobactam) đã giảm hoạt động chống lại các vi khuẩn sinh ESBL Có tác giả cho rằng plasmid mang gen mã hóa ESBL thường cũng mang gen

mã hóa đề kháng Aminoglycosides và Trimethoprim/Sulfamethoxazole Hầu hết các chủng sinh ESBL đều nhạy cảm với Cefoxitin và Cefotetan, tuy nhiên các chủng sinh ESBL có thể trở nên kháng với Cephamycin do mất protein porin ở màng ngoài vi khuẩn(2) Theo Buress D.S.(3), tất cả các chủng sinh ESBL đều nhạy với

Trang 7

Fluroquinolone, Tazocin và Bactrim nhiều hơn

so với các chủng Klebsiella

Các nghiên cứu và các nhận định trên về vi

khuẩn sinh ESBL cơ bản phù hợp với nghiên cứu

của chúng tôi, tuy nhiên vì cỡ mẫu nhỏ hơn so

với cỡ mẫu của chúng tôi, cũng như các loại

kháng sinh mà chúng tôi khảo sát gồm phần lớn

các kháng sinh đã được CLSI khuyến cáo, các tác

giả trên chỉ nghiên cứu một số kháng sinh đại

diện nên khó có được một sự so sánh đầy đủ

KẾT LUẬN

Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL là 53,5%

(68/127 chủng)

Tỉ lệ các loại vi khuẩn đường ruột sinh ESBL

phát hiện được là: Klebsiella spp - 66,2% (45/76

chủng), E coli-32,4 % (22/45 chủng), Proteus

spp.-1,5% (1/5 chủng), Enterobacter spp.-0%

Tình hình kháng kháng sinh: các trực

khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp sinh

ESBL kháng cao với kháng sinh nhóm

penicillin, cephalosporin, monobactam,

tetracycline, Trimethoprim/Sulfamethoxazole,

chloraphenicol Nhạy cảm tốt với kháng sinh

nhóm Carbapenem, nhạy cảm khá với

cefotaxime, các kháng sinh phối hợp chất ức

chế β – lactamase, cefoxitin, amikacin,

netilmicin Các vi khuẩn đường ruột, đặc biệt

là nhóm vi khuẩn sinh ESBL đều là những vi

khuẩn đa kháng thuốc

ĐỀ NGHỊ

Dùng Imipenem và Meropenem trong phác

đồ đơn trị liệu Ngoài ra, các thuốc khác như:

Netilmicin, Amikacin, Cefoxitin có thể sử dụng

trong phác đồ phối hợp Cần chọn lựa các kháng

sinh ban đầu thích hợp trong điều trị nhiễm

khuẩn.Cần có những nghiên cứu về phân tử của

các vi khuẩn sinh ESBL Cần cập nhật thường

xuyên sự kháng thuốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bacterial resistance” Park J Med Sci 18(2): 151-155

this important resistance threat Clinical microbiology review 14(4) 933-951

a hospital’s extended-spectrum β lactamars-producing isolates over a 2 year period pharmacotherapy 23(10): 1232-1237

ở các chủng Klebsiella, E coli và Enterobacter phân lập tại BV Việt – Tiệp Hải Phòng từ 1/7/2005 đến 31/6/2006” Báo cáo hội nghị tổng kết chống NKBV năm 2006 Vụ điều trị, Bộ Y Tế, trang 66-72

inhibitor-potentiated disc-diffusion test with other methods for the detection of extended-spectrum beta lactamases in E coli and K pneumonia J antimicrob chemother H2; 49-55

âm sinh men β – lactamse phổ rộng phân lập tại bệnh viện Đại học Y dược Luận văn thạc sĩ Y học Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

meropenem and selected broad-spectrum antimicrobials tested against multi-drug resistance gram-negative bacilli including bacteraemic salmonella spp; initial studies for the MYSTIC program me in India Int antimicrobs agents 20; 426-31

β-lactamases phổ rộng (ESBLs) Luận văn thạc sĩ Y học Đại học

Y dược TP Hồ Chí Minh

sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh Báo cáo nghiệm thu Đề tài Nghiên cứu khoa học thuộc Sở Khoa học – Công nghệ TP Hồ Chí Minh

10 Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cộng sự (2004) “Kết quả giám sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện đa khoa Bình Định năm 2002 – 2004” Tài liệu Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS), năm

2004, trang 86

11 Bradford PA (2001) “Extended – spectrum β-lactamases in the 21th centrury characterization, epidemiology, and detection of

this importan resistance threat”, Clinical Microbiology reveiw,

Oct.2001, vol.14, p 933 – 951

12 Stobberingh et al (1999) Occurrence of extended-spectrum β-lactamases (ESBLs) in dutch hospitals Infection 27: 348-54

13 Yagi et al (2000) A preliminary survey of extended-spectrum

β-lactamase (ESBLs) in clinical isolates of K pneumonia and E

coli in Japan FEMS microbial lett 184; 53-6

14 Van Cao, T lambert Duong Quynh Nhu, Huynh Kim Loan, et

al (2002) Distribution of extended-spectrum β-lactamases in clinical isolates of Enterobacteriaceae in Viet Nam antimicrobial agents and chemotherapy 46(12); 3739-3743

15 Võ Thị Chi Mai, et al (2009) Nồng độ ức chế tối thiểu của 9 loại

kháng sinh trên trực khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng ổ bụng (SMART 2006 – 2007), Y học Tp Hồ Chí Minh, Chuyên đề Nội

khoa, phụ bản tập 13, số 1, tr 320 – 323

16 Vũ Thị Kim Cương, Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo (2008) Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống nhất Y học Tp Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 24 – Chuyên đề Nội khoa- Phụ bản của Tập 12, Số 1: 207-214

Ngày đăng: 23/01/2020, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w