Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm bệnh nhân thalassemia và các bệnh hemoglobin khác đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học từ 02/2014-08/2014. Nhóm nghiên cứu ghi nhận có 396 bệnh thỏa tiêu chuẩn và được đưa vào nghiên cứu.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN THALASSEMIA VÀ CÁC BỆNH HEMOGLOBIN KHÁC ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU – HUYẾT HỌC
TỪ 02/2014 – 08/2014
Trịnh Thùy Dương*, Lê Phương Thảo**, Nguyễn Nguyệt Vân Nga**, Phan Thị Duy An**,
Ngô Văn Tân**, Lê Vũ Hà Thanh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân thalassemia và các bệnh hemoglobin khác đang điều trị tại BV
TMHH TpHCM từ 02/2014 – 08/2014
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca, hồi cứu
Kết quả: Qua hồi cứu hồ sơ bệnh án, chúng tôi ghi nhận có 396 BN thỏa tiêu chuẩn và được đưa vào nghiên cứu Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận BN chủ yếu là dân tộc Kinh 69,4% BN phụ thuộc
truyền máu Tỉ lệ BN lách to, cắt lách và biến dạng xương sọ ở nhóm phụ thuộc truyền máu cao hơn nhóm không phụ thuộc Nồng độ Hb trung bình ở nhóm phụ thuộc truyền máu thấp hơn nhóm không phụ thuộc truyền máu
Đa số BN ứ sắt từ nhẹ đến nặng, cần dùng thải sắt, trong đó Deferriprone chiếm tỉ lệ cao nhất Bên cạnh đó, các
BN phụ thuộc truyền máu có khoảng cách giữa 2 lần truyền máu chủ yếu từ 3 – 5 tuần
Từ khóa: Thalassemia, bệnh Hb
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF PATIENT WITH THALASSEMIA AND OTHER HEMOGLOBIN DISEASES TREATED AT HCM CITY BLOOD TRANSFUSION AND HEAMATOLOGY HOSPITAL
FROM 02/2014 TO 08/2014
Trinh Thuy Duong, Le Phuong Thao, Nguyen Nguyet Van Nga, Phan Thi Duy An, Ngo Van Tan,
Le Vu Ha Thanh * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 19 - No 4 - 2015: 104 - 109
Objective: To survey the characteristics of patient with thalassemia and other hemoglobin diseases treated at
HCM City Blood Transfusion and Heamatology Hospital from 02/2014 to 08/2014
Subjects and Methods: descriptive case series, retrospective
Results: Through this retrospective medical record, we recorded that 396 patients met the inclusion criteria
and were included in the study
Conclusion: Through this study, we noted that the majority of patients are Kinh ethnic Patients with
transfusion dependence take 69.4% The ratio of patients with splenomegaly, splenectomy and skull deformation
in blood transfusion dependence group are more than in blood transfusion independence group The average concentration of hemoglobin in blood transfusion dependence group is less than blood transfusion independence group The majority of patients with mild to severe iron overload need iron chelation, in which Deferriprone takes the highest proportion Besides, the distance between two times of blood transfusion of the patients with blood transfusion dependence are mainly within 3-5 weeks.
Keywords: Thalassemia, Hb disease
* Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS BS Trịnh Thùy Dương ĐT: 0908 507 814, Email: doctorthuyduong@pnt.edu.vn
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý Hemoglobin nói chung và
Thalassemia nói riêng hiện tại đang là vấn đề
đáng quan tâm của cả thế giới Theo thống kê
của WHO năm 2006 có khoảng 7% dân số thế
giới mang những rối loại về hemoglobin, mỗi
năm sẽ có khoảng 30 0000 đến 50 0000 trẻ sinh ra
mang rối loạn về hemoglobin nghiêm trọng, đa
phần trẻ bị ảnh hưởng là ở các nước chưa có
chương trình quản lý Thalassemia cấp quốc gia,
trong đó có Việt Nam(2) Ước tính có khoảng 5
triệu người mang gen và bị bệnh thalassemia ở
Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2000 trẻ sinh ra
mắc bệnh này Theo thống kê của Viện Huyết
học – Truyền máu trung ương, hiện cả nước chỉ
mới quản lý được khoảng 20 000 bệnh nhân, tại
Viện Huyết học – Truyền máu trung ương đang
quản lý khoảng 12 100 bệnh nhân, bệnh viện Nhi
Trung ương quản lý khoảng 1000 bệnh nhân,
bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM quản
lý khoảng 4375 bệnh nhân, bệnh viện Nhi Đồng I
quản lý khoảng 2000 bệnh nhân(Error! Reference source not
found.,7) Bệnh Thalassemia hiện đang bùng nổ ở
nước ta Ngành y tế nói chung và các bệnh viện
chuyên khoa Huyết học nói riêng đang cố gắng
giải quyết gánh nặng xã hội này Trong số bệnh
nhân đang điều trị tại khoa khám bệnh bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM, số lượng bệnh nhân Thalassemia chiếm tỉ lệ khá cao Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đặc điểm bệnh Thalassemia và các bệnh Hemoglobin khác đang điều trị tại bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ 02/2014 đến 08/2014” nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của các BN Thalassemia và bệnh Hb đang điều trị tại
BV TMHH
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Tất cả BN chẩn đoán xác định Thalassemia
và bệnh Hb đến khám, điều trị tại BV TMHH TpHCM từ 02/2014 đến 08/2014
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu
KẾT QUẢ
Qua hồi cứu các hồ sơ chẩn đoán Thalassemia tại BV TMHH TpHCM từ 02/2014 đến 08/2014, có 396 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu với kết quả như sau:
Đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Tỉ lệ các thể Thalassemia
Chẩn đoán α thala
nhẹ
α thala biểu hiện bệnh HbH
β thala nhẹ
β thala trung bình
β thala nặng
β thala + HbE Khác
Tổng số (%)
Số BN
(%)
26 (6,6)
70 (17,7)
22 (5,6)
15 (3,8)
58 (14,6)
88 (22,2)
103 (26,0)
14 (3,5)
396 (100)
Nhận xét: Số ca chẩn đoán α thalassemia là
118 (29,9%), β thalassemia là 161 (40,6%), β thala
+ HbE là 103 (26%)
Bảng 2: Đặc điểm dịch tễ học và một số đặc điểm
chung
Đặc điểm chung Số BN (%)
Nơi cư trú
Miền Trung – Cao Nguyên 55 (13,9)
Đặc điểm chung Số BN (%)
Dân tộc
Tiền sử gia đình mang gen Hb
Số ca phụ thuộc truyền máu
Bệnh mới chẩn đoán
Trang 3Nhận xét: Nghiên cứu này ghi nhận tỉ lệ
BN nữ chiếm đa số (67,7%), phần lớn các BN
đều thuộc dân tộc Kinh (96,7%) và chưa ghi
nhận tiền căn gia đình có bệnh Thalassemia
(73,0%)
Bảng 3: Tuổi chẩn đoán bệnh
Nhóm
tuổi α thala β thala
β thala + HbE Khác
Tổng số (%)
p <
0,05
(27,8)
(45,2) Tổng số
(%)
118
(29,9)
161 (40,6)
103 (26,0)
14 (3,5)
396 (100)
Nhận xét: BN được chẩn đoán bệnh lúc > 15
tuổi chiếm đa số 45,2% Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm tuổi và chẩn đoán bệnh
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng Số BN (%)
Màu da
Nhận xét: Nghiên cứu này ghi nhận có 130
BN (32,8%) không có triệu chứng cơ năng
thiếu máu, nhưng có khoảng 17% BN có màu
da, niêm hồng
Bảng 5: Tình trạng gan, lách, biến dạng xương theo
tình trạng phụ thuộc truyền máu
Tình trạng gan,
lách, biến dạng
xương
Phụ thuộc truyền máu Tổng số
(%)
Có Không
Gan to
p <
0,05
(84,3)
Lách
(50,5)
p <
0,05
Tình trạng gan, lách, biến dạng xương
Phụ thuộc truyền máu Tổng số
(%)
Có Không
Biến dạng xương
(36,1) p <
0,05
Nhận xét: Ở nhóm BN phụ thuộc truyền
máu, có 59 BN (21,5%) có tình trạng gan to; 51% trường hợp có lách to; 13,5% đã cắt lách; 48,4%
BN có biểu hiện biến dạng xương
Bảng 6: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm cận lâm sàng
Công thức máu
Hb trung bình (g/dl) (mean ± SD)
14,3) Nhóm phụ thuộc
p < 0,05 Nhóm không phụ
thuộc truyền máu 9,7 ± 1,7 Hồng cầu nhỏ nhược sắc
Ferritin (ng/ml) (n,%)
Nhận xét: Hb trung bình của nhóm không
phụ thuộc truyền máu cao hơn nhóm phụ thuộc,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu này cũng ghi nhận 11,9% BN có hồng cầu nhỏ hay nhược sắc 58,6% BN có tình trạng ứ sắt từ nhẹ, trung bình đến nặng
Bảng 7: Tỉ lệ các loại đột biến
(%)
α thala
β thala
C52 A→T, C92 +1G G→T intron
β thala + HbE
đb CD 26 (HbE) dạng dị hợp + đb
Nhận xét: Có 34 trường hợp làm đột biến
gen khi điện di Hb bình thường, ghi nhận đột biến SEA chiếm tỉ lệ cao nhất
Trang 4Điều trị
Trong 396 BN được chẩn đoán Thalassemia,
có 308 (77,8%) trường hợp cần truyền máu định
kỳ
Bảng 8: Tuổi bắt đầu truyền máu
Nhóm
tuổi α thala β thala
β thala + HbE Khác
Tổng số (%)
p <
0,05
Không
truyền
máu
Tổng số
(%)
118
(29,9)
161 (40,6)
103 (26,0)
14 (3,5)
396 (100)
Nhận xét: Nghiên cứu này ghi nhận có 23,8%
BN truyền máu từ ≤ 2 tuổi, trong đó, BN chẩn
đoán β thalassemia chiếm tỉ lệ cao
Bảng 9: Khoảng cách giữa 2 lần truyền máu
Phụ thuộc truyền máu Tổng số
(%)
Có Không
Khoảng
cách truyền
máu (tuần)
p < 0,05
3 – ≤
276 (89,6)
(100)
Nhận xét: Tỉ lệ BN phụ thuộc truyền máu có
khoảng cách giữa 2 lần truyền là 3 – 5 tuần
chiếm tỉ lệ cao 97,8% (269/275)
Bảng 10: Một số đặc điểm điều trị
Đặc điểm điều trị Số BN (%)
Lượng máu truyền
mỗi năm (ml/kg)
(86,0)
Số ca có chỉ định thải
sắt
(60,6)
(39,4)
Thuốc thải sắt
Deferiprone 129/240 (53,7) Deferiprone +
Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ BN
dùng Deferiprone chiếm tỉ lệ cao nhất 53,7%
BÀN LUẬN
Qua khảo sát 396 bệnh nhân chẩn đoán Thalassemia tại BV TMHH Tp.HCM từ 03/2014 đến 09/2014, chúng tôi ghi nhận BN chẩn đoán β thalassemia chiếm tỉ lệ cao 40,6% Bên cạnh đó,
BN còn có thể có các chẩn đoán khác như: α β thalassemia, α thalassemia + HbC, β thalassemia + HbC, HPFH
Đặc điểm dịch tễ học
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ nữ chiếm ưu thế 67,7% Kết quả này khác với ghi nhận của tác giả Nguyễn Công Khanh(5), tác giả Nguyễn Ngọc Quang(6) và tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Vũ Hà Thanh(Error! Reference source not found.) Điều này có thể do phần lớn ngoài BN tái khám định
kỳ, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều BN mới chẩn đoán, là phụ nữ khám tiền sản, khám thai phát hiện hồng cầu nhỏ nhược sắc
Kết quả nghiên cứu ghi nhận BN cư trú rải rác khắp nơi từ TpHCM đến một số tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung Dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh So sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh(5) và Nguyễn Ngọc Quang(6) thì khác biệt vì BV chúng tôi tiếp nhận điều trị cho đối tượng TPHCM và các tỉnh lân cận mà dân tộc phổ biến là dân tộc Kinh
73% chưa ghi nhận tiền căn gia đình có người thân bị bệnh Thalassemia Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quang(6) Tỉ lệ này cao có thể do Việt Nam thiếu chương trình quản lý Thalassemia cấp quốc gia nên công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe chưa tốt, người bệnh chưa có ý thức tầm soát bệnh trong gia đình
Về tuổi chẩn đoán bệnh, 45,2% BN được chẩn đoán ở độ tuổi > 15, nhưng có đến 69,4%
BN phụ thuộc truyền máu Điều này có thể do
BN thuộc thể nhẹ, xét nghiệm tình cờ phát hiện Tuy nhiên cũng có những BN đến khám trễ, chỉ khi mệt, diễn tiến nặng mới đến khám và phát
Trang 5hiện bệnh Điều này chứng tỏ Việt Nam cần
những chương trình tầm soát Thalassemia
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có khoảng
17% BN có màu da, niêm hồng nhưng có 33,8%
BN không có triệu chứng cơ năng của thiếu máu
Có sự khác biệt như vậy có thể do đây là tình
trạng thiếu máu mạn nên khi thiếu máu nhẹ đến
trung bình, có thể BN vẫn chưa thấy mệt, và đây
là một trong những lý do khiến BN đến khám
trễ Tỉ lệ BN lách to, cắt lách và biến dạng xương
sọ trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là
39,7%; 9,8% và 36,1%, thấp hơn trong nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Ngọc Quang(6) có thể do khác
nhau về quần thể nghiên cứu Nghiên cứu của
chúng tôi tiến hành trên các BN chẩn đoán
Thalassemia, còn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Quang thực hiện trên các BN Thalassemia có tổn
thương lách và biến dạng xương sọ Bên cạnh
đó, tình trạng BN phụ thuộc truyền máu có ảnh
hưởng đến tình trạng gan to, lách to hay cắt lách,
biến dạng xương Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê Trong y văn ghi nhận các BN được
điều trị truyền máu hợp lý thì các biểu hiện lâm
sàng như gan lách to, biến dạng xương sẽ giảm
Qua khảo sát huyết đồ, chúng tôi nhận thấy
nồng độ Hb trung bình ở nhóm BN phụ thuộc
truyền máu thấp hơn nhóm không phụ thuộc
truyền máu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê Bên cạnh đó, nghiên cứu này cho thấy không
phải tất cả BN chẩn đoán Thalassemia đều vừa
có hồng cầu nhỏ vừa nhược sắc vì có khoảng
19% BN chỉ biểu hiện hồng cầu nhỏ hay nhược
sắc trên công thức máu
Về chỉ số Ferritin, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ BN
ứ sắt mức độ nhẹ - trung bình là 26,5%, ứ sắt nặng
chiếm 32,1% Như vậy, trên 50% BN cần dùng
thải sắt, trong đó có 32,1% cần thải sắt tích cực
Các BN điện di Hb bình thường, chúng tôi
tiến hành làm đột biến gen trong đó, tỉ lệ BN
mang đột biến SEA cao nhất chiếm 73,8% Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả
Lê Vũ Hà Thanh(Error! Reference source not found.) Ngoài ra,
còn có nhiều loại đột biến khác và một người có thể mang nhiều hơn một loại đột biến
Điều trị
Trong số các BN được khảo sát, có 77,8% trường hợp có truyền máu và 60,6% BN có chỉ định thải sắt
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 27% BN được chẩn đoán bệnh lúc ≤ 2 tuổi nhưng chỉ có 23,8% BN bắt đầu truyền máu ≤ 2 tuổi Điều này cũng phù hợp vì không phải tất cả BN chẩn đoán bệnh lúc ≤ 2 tuổi đều là thể nặng cần truyền máu
mà tuổi bắt đầu truyền máu mới là một trong những yếu tố xác định thể nặng nhẹ ở BN Điều này cũng phù hợp với ghi nhận của Antonio(1)
cho rằng BN thể nặng biểu hiện triệu chứng lúc 6 – 24 tuổi và phụ thuộc truyền máu
Đa số BN phụ thuộc truyền máu có khoảng cách giữa 2 lần truyền ≤ 5 tuần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh phụ thuộc và không phụ thuộc truyền máu với khoảng cách giữa 2 lần truyền máu
Trong các thuốc thải sắt hiện có, BN dùng thải sắt với Deferiprone chiếm tỉ lệ cao nhất (53,7%) Điều này có thể do đây là thuốc thải sắt uống, giá thành rẻ nên BN có độ tuân thủ điều trị cao và vì vậy được dùng nhiều Ngoài ra, còn
có 23,3% BN dùng thải sắt kết hợp ở những BN
bị ứ sắt nặng
KẾT LUẬN
Cho đến nay, Thalassemia và bệnh Hb vẫn là một trong những bệnh lý di truyền đang được qua tâm trên toàn thế giới Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ BN chẩn đoán α thalassemia là 29,9%, β thalassemia là 40,6%, β thalassemia + HbE là 26% BN chủ yếu là dân tộc Kinh 69,4% BN phụ thuộc truyền máu, trong đó, 21,5% có tình trạng gan to; 51% trường hợp có lách to; 13,5% đã cắt lách; 48,4% BN có biểu hiện biến dạng xương Nồng độ Hb trung bình ở nhóm phụ thuộc truyền máu là 7,5 ± 1,1 g/dl, nhóm không phụ thuộc truyền máu là 9,7 ± 1,7 g/dl 58,6% BN có tình trạng ứ sắt từ nhẹ đến
Trang 6nặng, cần dùng thải sắt, trong đó, tỉ lệ BN dùng
thải sắt uống Deferriprone chiếm tỉ lệ cao nhất là
53,7% Bên cạnh đó, các BN phụ thuộc truyền
máu có khoảng cách giữa 2 lần truyền máu chủ
yếu từ 3 – 5 tuần Hơn nữa, chúng tôi thấy cần có
chương trình tầm soát, quản lý bệnh
Thalassemia và Hb cấp quốc gia
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12 (2), pp 61-76
http://www.thalassaemia.org.cy/about-haemoglobin-disorders/beta-thalassaemia/epidemiology.shtml
chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Nhi
Đồng I, Tạp chí Y Học TPHCM, tập 7 (1): 38-43
(2014), Chẩn đoán bệnh Alpha và Beta Thalassemia thể nhẹ trên người hồng cầu nhỏ, nhược sắc tại Bệnh viện Truyền Máu - Huyết Học TPHCM, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 423: 339-344
Nam, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 174 (8): 11-13
Hồng Hạnh (2014), Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và truyền máu của bệnh nhân Thalassemia điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Huế, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 423: 295-303
Nam hiện có khoảng 5 triệu người đang mang gen và mắc bệnh Thalassemia, http://www.nihbt.org.vn/tin-hoat-dong/o- viet-nam-hien-co-khoang-5-trieu-nguoi-dang-mang-gen-va-mac-benh-thalassemia/p114i6957.html
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/7/2015 Ngày bài báo được đăng: 03/08/2015