1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Điều trị tắc động mạch phổi cấp bằng heparin không phân đoạn theo Aptt đích

7 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Tắc động mạch phổi là một cấp cứu đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm và điều trị ngay. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình điều trị tắc động mạch phổi cấp bằng heparin không phân đoạn theo aPTT đích khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu. Đây là nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh.

Trang 1

ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP BẰNG HEPARIN KHÔNG PHÂN ĐOẠN THEO aPTT ĐÍCH

Trịnh Thị Thu Hiền, Nguyễn Quang Tùng, Hoàng Bùi Hải

Trường Đại học Y Hà Nội

Tắc động mạch phổi là một cấp cứu đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm và điều trị ngay Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình điều trị tắc động mạch phổi cấp bằng heparin không phân đoạn theo aPTT đích khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu Đây là nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh Có 20 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu Tổng số lần làm aPTT là 408, trung bình 20,4 ± 13 lần (1 - 49), trong đó

có 291/408 (71,3%) lần chỉnh liều heparin theo phác đồ và 117/408 (28,7%) lần theo kinh nghiệm, không có bệnh nhân nào bị chảy máu hoặc tử vong trong quá trình điều trị Tỷ lệ đạt mục tiêu aPTT khi chỉnh theo phác đồ là 182/291 (62,5%), cao hơn theo kinh nghiệm 44/107 (37,6%) (p < 0,05) Tỷ lệ aPTT dưới ngưỡng 54/291 (18,6%) khi chỉnh theo phác đồ thấp hơn khi chỉnh theo kinh nghiệm 49/117 (42,9%) (p < 0,05) Tỷ lệ aPTT trên ngưỡng không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05) Liều heparin trung bình của nhóm điều chỉnh theo phác đồ 902,3 ± 329 UI/giờ cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm không theo phác đồ 750,0 ± 318 UI/giờ (p > 0,05) Kết luận của nghiên cứu là điều chỉnh heparin theo phác đồ của Hội tim mạch châu Âu có tỷ lệ đạt mục tiêu cao hơn, liều heparin không khác biệt so với điều chỉnh theo kinh nghiệm.

Từ khóa: Tắc động mạch phổi, phác đồ heparin, aPTT

Địa chỉ liên hệ: Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu - Hồi sức

tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Email: hoangbuihai@hmu.edu.vn

Ngày nhận: 14/12/2016

Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Tắc động mạch phổi cấp là một bệnh lí cấp

cứu thường gặp với tỉ lệ tử vong cao [1] Từ

những năm 1990 trở lại đây đã có nhiều

nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng được tiến

hành cùng với các phương tiện khoa học kĩ

thuật hiện đại giúp cho việc chẩn đoán và điều

trị trở nên rõ ràng hơn, tỉ lệ tử vong giảm đi

đáng kể [1; 2] Mặc dù vậy, ngay cả khi được

điều trị thì tỉ lệ tử vong do tắc động mạch phổi

cấp vẫn còn từ 2 – 8% [1] Bên cạnh các

phương pháp điều trị tái tưới máu phổi như sử

dụng thuốc tiêu sợi huyết, phẫu thuật lấy

khuyết khối hay lấy huyết khối qua catheter thì

thuốc chống đông vẫn là phương tiện điều trị

kinh điển không thể thay thế được từ giai

đoạn cấp đến giai đoạn ổn định, từ điều trị cho đến dự phòng [3] Hiện nay có rất nhiều thuốc chống đông được phép sử dụng cho điều trị tắc động mạch phổi; tuy nhiên từng trường hợp, từng thời điểm cần phải sử dụng các loại thuốc chống đông khác nhau cho hợp lí, cho phù hợp với diễn biến lâm sàng với mục đích tối ưu hiệu quả chống đông trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn Dù đã có nhiều thuốc chống đông mới như heparin trọng lượng phân tử thấp, fondaparinux tiêm dưới da, thuốc chống đông mới đường uống… nhưng heparin không phân đoạn vẫn là một thuốc kinh điển không thể thiếu cho điều trị tắc động mạch phổi cấp Trong các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân đang có tình trạng chảy máu khó kiểm soát, suy thận, rối loạn đông máu cần chỉnh liều liên tục, rối loạn huyết động, cần can thiệp ngoại khoa thì heparin không phân đoạn lại thể hiện được sự ưu việt, đó là khởi phát tác dụng nhanh, hết tác dụng nhanh, có

Trang 2

thước đo hiệu quả chống đông rõ ràng qua

thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần

(aPTT) và hết tác dụng hoàn toàn khi sử dụng

thuốc đối kháng protamine sulfat [3 - 5] Chính

những ưu điểm này mà hướng dẫn mới nhất

của hiệp hội tim mạch châu Âu 2014 đã

khuyến cáo sử dụng heparin không phân

đoạn ngay ở những bệnh nhân có nghi ngờ

tắc động mạch phổi cấp nguy cơ cao và có

khả năng sử dụng thuốc tiêu sợi huyết [1]

Có hai cách chọn liều heparin là dựa vào

cân nặng và liều cố định, nhưng phác đồ chọn

liều dựa vào cân nặng được ưa chuộng hơn

vì dễ kiểm soát được aPTT trong vùng điều trị

hơn [6]

Sử dụng heparin qua đường truyền tĩnh

mạch có tác dụng nhanh nhưng chỉnh liều

không phải đơn giản, có 60% bệnh nhân dùng

heparin không đạt được aPTT điều trị trong 24

giờ đầu [7] nên Hội Tim mạch Châu Âu năm

2008 đã đưa ra khuyến cáo phác đồ sử dụng

heparin không phân đoạn tới nay phác đồ này

đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, kể

cả Việt Nam Tuy nhiên, đặc điểm về thể trạng

cũng như đáp ứng về chuyển hóa thuốc là

khác nhau giữa các chủng tộc Vì thế, câu hỏi

cấp thiết cần đặt ra đó là phải hiệu chỉnh liều

ra sao, dựa vào cơ sở nào để phương pháp

điều trị này đạt hiệu tốt nhất ở người châu Á

mà cụ thể là Việt Nam [8 - 10] Ở Việt Nam

chưa có tác giả nào nghiên cứu về khía cạnh

này.Vì vậy nghiên cứu này được tiến hành

nhằm mục tiêu đánh giá tình hình điều trị tắc

động mạch phổi cấp bằng heparin không phân

đoạn theo aPTT đích theo khuyến cáo của

Hiệp hội Tim mạch Châu Âu

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Tuổi: ≥ 18 tuổi được chẩn đoán xác định tắc động mạch phổi cấp bằng phim cắt lớp vi tính động mạch phổi Được dùng heparin không phân đoạn trong giai đoạn cấp của bệnh

Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân và gia đình không đồng ý tham gia vào nghiên cứu

- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc trong quy trình điều trị

- Tiền sử giảm tiểu cầu liên quan đến sử dụng heparin

2 Phương pháp

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 9 năm 2016 tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, theo dõi dọc, so sánh trước và sau điều trị

Số lượng mẫu trong nghiên cứu: Cỡ mẫu thuận tiện, thu thập theo trình tự thời gian

Quy trình nghiên cứu

Bệnh nhân được chọn vào trong nghiên cứu sẽ được điều trị bằng heparin chuẩn và được chỉnh liều theo aPTT đích dựa theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu

và Hội Tim mạch Việt Nam [1; 9] Trong đó heparin điều trị như sau:

Heparin không phân đoạn được pha 1 lọ (tương đương 25000 đơn vị) vào xy lanh vừa

đủ 50 ml, bolus tĩnh mạch liều 80 đơn vị/kg sau đó duy trì 18 đơn vị/kg/giờ

Trang 3

Xét nghiệm đông máu cơ bản mỗi 4 - 6 giờ

và điều chỉnh tốc độ truyền theo phác đồ để

duy trì aPTT bệnh/chứng 1,5 - 2,3 Trong

trường hợp aPTT bệnh/chứng không đạt mà

liều heparin đã cao 1600 đơn vị/giờ, có thể

định lượng anti - Xa và duy trì ở mức 0,6 - 1 UI/ml

Các lần điều chỉnh liều heparin theo phác

đồ hoặc không theo phác đồ của bác sĩ thực hành đều được ghi nhận

Bảng 1 Phác đồ dùng heparin cho bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp

Tên bệnh nhân: ……… ; Cao:… cm; Nặng:.… kg; BMI:…

Pha thuốc: 25000 đơn vị / 50ml (500 đơn vị/ml)

Bolus ban đầu: 80 đơn vị/kg = ……… Đơn vị = ……ml

aPTT (giây) Thay đổi (đơn vị/kg/giờ) Thao tác Kiểm tra aPTT

< 35 (1,2 lần chứng) Tăng lên 4 hoặc 200IU/giờ Bolus lại 80 đơn vị/kg Sau 4 - 6 giờ

35 - 45 (1,2 - 1,5) Tăng lên 2 hoặc 100 IU/giờ Bolus lại 40 đơn vị/kg Sau 4 - 6 giờ

46 - 70 (1,5 - 2,3) Không thay đổi Sau 4 - 6 giờ

71 - 90 (2,3 - 3,0) Giảm xuống 2 hoặc 100 IU/giờ Sau 4 - 6 giờ

> 90 (> 3 lần chứng) Giảm 3 hoặc 150IU/giờ Dừng truyền 1 giờ Sau 4 - 6 giờ

Công cụ nghiên cứu

Các xét nghiệm đông máu được thực hiện

trên máy ACLTOP 500 tại Khoa Xét nghiệm

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được kiểm

chuẩn theo quy định của Bộ Y tế

Chỉ số chính để theo dõi hiệu quả đông

máu khi dùng heparin không phân đoạn là thời

gian thromboplastin hoạt hóa từng phần

(aPTT)

Nguyên lý: Đo thời gian đông của huyết

tương chống đông bằng natri citrat được calci

hoá sau khi thay thế phospholipid tiểu cầu

(yếu tố 3 tiểu cầu) bằng cephalin và hoạt hoá

tối đa giai đoạn tiếp xúc bằng kaolin

Đánh giá kết quả:

Thời gian: giây

aPTT bệnh

aPTT chứng

Chỉ số aPTT (rAPTT):rAPTT =

Xử lí số liệu

Số liệu được xử lí bằng phần mềm thống

kê Stata 14 Mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm với các biến định tính, dạng trung bình hoặc trung vị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất với các biến định lượng Sử dụng test Khi bình phương (hoặc Fisher’s exact test, nếu giá trị mong đợi trong các ô < 5) khi so sánh các tỷ lệ Sử dụng kiểm định Wilcoxon để so sánh các giá trị trước và sau điều trị Thuật toán có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

3 Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân và

gia đình được tư vấn, giải thích về tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị cũng như nguy cơ có thể xảy ra, giá thành của điều trị, sau đó tự nguyện cam kết tham gia nghiên cứu Mọi thông tin thu thập được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Trang 4

Phác đồ điều trị áp dụng theo cập nhật của Hội Tim mạch Châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam.

III KẾT QUẢ

Trong thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2016 chúng tôi thu thập được 49 bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp, trong đó có 20 bệnh nhân được sử dụng heparin chuẩn đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu

1 Đặc điểm chung

Bảng 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình 67,35 ± 19,9 tuổi (thấp nhất: 22 tuổi, cao

nhất: 95 tuổi)

Thời gian nằm viện trung bình (ngày) 10,95 ± 6,1 ngày

Tỷ lệ tắc động mạch phổi có sốc 06/20 (30%)

Tỷ lệ tắc động mạch phổi được dùng tiêu sợi

huyết alteplase liều 0,6 mg/kg tĩnh mạch 11/20 (55%)

Số lần làm aPTT trung bình (n = 408) 20,4± 13 lần (thấp nhất: 1 lần, cao nhất:

49 lần)

Số ngày dùng heparin trung bình (n = 20) 3,75 ± 2,1 ngày (thấp nhất: 1 ngày,

cao nhất: 9 ngày)

Tỷ lệ chảy máu (n = 20) 0/20

Tỷ lệ tử vong, tắc động mạch phổi tái phát 0/20

Tỷ lệ hạ tiểu cầu 0/20

2 Thực trạng chỉnh liều heparin ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp

Tổng số lần xét nghiệm aPTT là 408 lần, trong đó có 143/408 lần chỉnh liều heparin không phân đoạn (35,04%); có 265/408 lần giữ nguyên liều (64,96%)

Liều heparin không phân đoạn trung bình là 859,97 ± 333,1 (IU/giờ); nếu tính trên mỗi kg cân nặng thì liều sẽ là 17,20 ± 6,66 (IU/kg/giờ) Liều này thấp hơn giá trị heparin duy trì ban đầu là 18 IU/kg/giờ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,008) Có 291/408 lần (71,3%) chỉnh liều heparin theo phác đồ và 117/408 lần (28,7%) chỉnh liều heparin theo kinh nghiệm

Tỉ lệ đạt mục tiêu aPTT ở nhóm tuân thủ theo phác đồ là cao hơn ở nhóm theo kinh nghiệm,

sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 2)

Trang 5

Bảng 2 Hiệu quả chỉnh liều heparin theo kinh nghiệm và theo phác đồ

n (%)

Theo kinh nghiệm

p = 0,000001 Đạt mục tiêu aPTT 182 (62,5) 44 (37,6) 226 (55,4)

Không đạt mục tiêu aPTT 109 (37,5) 73 (62,4) 182 (44,6)

Tổng 291 (100) 117 (100) 408

Bảng 3 Giá trị aPTT thu được sau các lần chỉnh liều

Số lần chỉnh

Tổng (%) Theo phác đồ n (%) Theo kinh nghiệm n (%)

aPTT bệnh/chứng > 2,3 55 (18,9) 24 (20,5) 79 (19,4) 1,5 ≤ aPTT b/c ≤ 2,3 182 (62,5) 44 (37,6) 226 (55,4) aPTT ≤ 1,5 54 (18,6) 49 (42,9) 103 (25,2) Tổng (%) 291 (100) 117 (100) 408 (100)

Tỉ lệ aPTT dưới ngưỡng (aPTT bệnh/chứng < 1,5) lại nhỏ hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,000001) Mặt khác tỉ lệ aPTT trên ngưỡng (aPTT bệnh/chứng > 2,3) lại không có

sự khác biệt giữa 2 nhóm, (p = 0,7)

Bảng 4 So sánh liều heparin không phân đoạn và giá trị aPTT thu được giữa các lần chỉnh

liều theo phác đồ và theo kinh nghiệm

Theo phác đồ (n = 291),

( X ± SD)

Theo kinh nghiệm (n = 117), ( X ± SD) p

Liều heparin (UI/h) 902,3 ± 329 750,0 ± 318 0,68 Giá trị aPTT bệnh/chứng 2,16 ± 1,05 2,02 ± 1,14 0,27

Liều heparin không phân đoạn dùng ở nhóm chỉnh liều theo phác đồ cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chỉnh liều theo kinh nghiệm (p > 0,05) Giá trị aPTT b/c ở nhóm chỉnh liều theo phác đồ cũng cao hơn so với nhóm theo kinh nghiệm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, (p > 0,05)

IV BÀN LUẬN

Do đặc điểm thời gian khởi phát tác dụng

nhanh, thời gian bán hủy ngắn, dễ dàng theo

dõi bằng aPTT nên heparin không phân đoạn

được khuyến cáo ưu tiên trong các trường hợp tắc động mạch phổi nặng, có sốc, cần tái tưới máu phổi cấp cứu hoặc đòi hỏi theo dõi sát chức năng đông máu như bệnh nhân có

Trang 6

rối loạn đông máu hoặc đang có chảy máu,

cân nặng cao, suy thận Trong nghiên cứu

cũng có 06/20 bệnh nhân (chiếm 30%) tham

gia nghiên cứu thuộc nhóm tắc động mạch

phổi có sốc, 02/20 bệnh nhân (chiếm 10%)

đang có chảy máu tiến triển, 04/20 bệnh nhân

(chiếm 20%) có tình trạng rối loạn chức năng

thất phải cần dùng tiêu sợi huyết mà không có

sốc Điều này cho thấy heparin không phân

đoạn vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong

thực hành điều trị cho bệnh nhân tắc động

mạch phổi cấp

Trong nghiên cứu này có 117/408 lần

chỉnh (28,7%) heparin không phân đoạn là

theo kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng, trong

đó 49/117 lần (chiếm 42,9%) lần chỉnh theo

kinh nghiệm cho kết quả dưới ngưỡng

Nguyên nhân có thể do các bác sĩ lâm sàng

nghi ngại nguy cơ chảy máu khi tăng liều

heparin Điều này cũng đã được chỉ ra trong

một vài nghiên cứu trên thế giới, khi thực

hành điều trị tắc động mạch phổi bằng heparin

cũng có khoảng 30% các trường hợp nhận

được liều bolus hoặc chỉnh liều thấp hơn so

với liều trong phác đồ [3; 5; 11]

Đổi lại nguy cơ chảy máu thấp hơn khi giữ

aPTT ở mức thấp thì nguy cơ tắc động mạch

phổi tái phát lại tăng cao hơn Nghiên cứu

cũng chỉ ra tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu ở

nhóm chỉnh theo phác đồ lớn hơn so với

nhóm chỉnh liều theo kinh nghiệm, trong khi tỉ

lệ aPTT dưới ngưỡng (aPTT bệnh/chứng

< 1,5) lại nhỏ hơn Sự khác biệt này có ý

nghĩa thống kê Mặt khác tỉ lệ aPTT trên

ngưỡng (aPTT bệnh/chứng > 2,5) lại không

có sự khác biệt giữa 2 nhóm Bên cạnh đó khi

so sánh liều heparin không phân đoạn và giá

trị aPTT thu được giữa các lần chỉnh liều theo

phác đồ và theo kinh nghiệm cho thấy sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê

IV KẾT LUẬN

Chỉnh liều heparin theo phác đồ khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu có tỷ lệ đạt aPTT đích cao hơn, tỷ lệ có aPTT dưới ngưỡng thấp hơn, trong khi đó liều heparin sử dụng theo phác đồ không khác biệt so với chỉnh liều heparin theo kinh nghiệm

Lời cám ơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình làm nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Konstantinides S V, Torbicki A., Agnelli G et al (2014) 2014 ESC guidelines

on the diagnosis and management of acute

pulmonary embolism.Eur Heart J, 35(43),

3033 - 69

2 Cohen A T., Agnelli G., Anderson F.A

et al (2007) Venous thromboembolism (VTE)

in Europe The number of VTE events and

associated morbidity and mortality Thromb

Haemost, 98(4), 756 - 764.

3 Kearon C., Elie A.A, Joseph O et al (2016) Antithrombotic therapy for vte disease:

Chest guideline and expert panel report.Chest,

149(2), 315 - 352.

4 Torbicki A., Arnaud P., Konstantini-des S et al (2008) Guidelines on the

diagno-sis and management of acute pulmonary

em-bolism.The Task Force for the Diagnosis and

Management of Acute Pulmonary Embolism of

the European Society of Cardiology (ESC), 29

(18), 2276 - 2315.

Trang 7

5 Smythe M A., J Priziola, Dobesh P P

et al (2016) Guidance for the practical

man-agement of the heparin anticoagulants in the

treatment of venous thromboembolism J

Thromb Thrombolysis, 41(1), 165 - 86.

6 Hull RD, Raskob GE, Rosenbloom D,

et al (1992) Optimal therapeutic level of

hepa-rin therapy in patients with venous thrombosis

Arch Intern Med; 152, 1589.

7 Wheeler AP, Jaquiss RD, Newman JH

(1988) Physician practices in the treatment of

pulmonary embolism and deep venous

throm-bosis Arch Intern Med; 148, 1321.

8 Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Đạt Anh,

Đỗ Doãn Lợi (2011) Bước đầu nghiên cứu

hiệu quả áp dụng hướng dẫn mới của hội tim mạch châu Âu trong điều trị tắc động mạch

phổi cấp Tạp chí Y học thực hành, 12(799),

155 - 158

9 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự

phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch Hội tim mạch Việt Nam 2016

10 Hoàng Bùi Hải (2015) Cập nhật xử trí

tắc động mạch phổi cấp Tim mạch học Việt

Nam, 70, 89 - 99.

11 Hurewitz A.N., Khan S.U., Groth M.L,

et al (2010) Dosing of Untractionated Heparin

in Obese Patients with Venous

Thromboem-bolism J Gen Intern Med, 26(5), 487 – 491.

Summary ADJUST THE DOSE OF UNFRACTIONATED HEPARIN ON

TREATMENT OF ACUTE PULMONARY EMBOLISM WITH aPTT TARGET

Our study was to evaluate the treatment of acute pulmonary embolism by unfractionated heparin with aPTT target according to the recommendations of the European Society of Cardiol-ogy (ESC) This was a case series study with 20 patients were enrolled There were 408 aPTT samples: 20.4 ± 13 (1 - 49) per patient, which had 291/408 (71.3%) samples following the heparin dose adjusted as protocol and 117/408 (28.7%) samples as the physician’s experience While there were neither bleeding nor death, the aPTT target was achieved with protocol at 182/408 (62.5%), with experience at 44/107 (37.6%) (p < 0.05) The below target aPTT was found in 54/291(18.6%) with protocol and in 49/117 (42.9%) with experience (p < 0.05) but the above target aPTT was no different between two groups (p > 0.05) The heparin dose was 902.3 ± 329 UI/h with the protocol, the higher was not significantly than with the experience 750.0 ± 318 UI/h (p > 0.05) The adjustment of heparin regimen as recommendation of ESC was easier to attain the therapeutic target than regimen as physician’s experience, although the heparin doses were not significantly different between two regimens

Keywords: pulmonary embolism, heparin regimen, aPTT

Ngày đăng: 22/01/2020, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w