1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

3 khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn và thời gian lưu kim luồn trên bệnh nhi tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2011

5 132 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 332,89 KB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu kim luồn với tỉ lệ nhiễm khuẩn tại chỗ ở bệnh nhân nhi. Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Tất cả bệnh nhân nhập viện khoa ngoại thần kinh từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 có chỉ định tiêm tĩnh mạch.

Trang 1

3 KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM KHUẨN VÀ THỜI GIAN LƯU KIM LUỒN TRÊN BỆNH NHI TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH BV NHI ĐỒNG 2

NĂM 2011

Phạm Lâm Lạc Thư *

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu kim luồn với tỉ lệ nhiễm khuẩn tại chỗ ở bệnh nhân nhi Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Tiền cứu mô tả cắt ngang Tất cả bệnh nhân nhập viện khoa

ngoại Thần Kinh từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 có chỉ định tiêm tĩnh mạch

Kết quả: Đối với bệnh nhi thời gian lưu kéo dài ở những vị trí bàn tay 103,78 giờ, ở đầu 112 giờ Thời gian

lưu trung bình 94,93 giờ, thấp nhất 24 giờ, dài nhất 248 giờ Tỉ lệ nhiễm khuẩn da tại chổ 3 ca nhưng kết quả cấy đầu kim luồn âm tính Thời gian lưu càng kéo dài vẫn không ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân Trong đó thời gian lưu trung bình ở bàn tay là 103,78 giờ, ở đầu là 112 giờ (kiểm định Fisher’s , p = 0,57 )

Kết luận: Thời gian lưu kim có thể kéo dài cho đến khi kim bị hư, nghẹt kim, nhiễm khuẩn ngoài da hoặc kết

thúc điều trị bằng đường tiêm tĩnh mạch Việc thay kim thường quy mỗi 72 giờ là không cần thiết đối với bệnh nhi

Từ khoá: Thời gian lưu kim, tỉ lệ nhiễm khuẩn ở kim luồn

ABSTRACT

TO EVALUATE THE RELATION OF INTRAVENOUS CATHETER DURATION AND THE RISK

OF INFECTION IN PEDIATRIC PATIENTS

Pham Lam Lac Thu * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 4 - 2012: 22 - 26

Objectives: To evaluate the relation of intravenous Catheter duration and the risk of infection in pediatric

patients

Method: This was the prescriptive analyse All patients with the intravenous Catheters in the Neurosurgery

department, Children’s Hospital 2, from Octerber 2011 to June 2012

Results: The mean time of intravenous Catheter duration was 94.93 hours, min 24 hours, max 248 hours

with the longest 103.78 hours on the hand and 112 hours on the head position The duration of intravenous Catheter was not related to the risk of catheter infection (Fisher's exact test, p = 0.57) There were 3 cases with signs of infected Catheters but negative cultures for alls

Conclusions: The intravenous catheters can be maintained as long as possiple until stop the intravenous

treatment or any problems of the Catheters The routine withdrawal of Catheters only just after 72 hours is unnecessary especially in childrens

Key words: Intravenous Catheter duration, the ratio of Catheter infection

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, tiêm là thủ thuật

phổ biến nhất Trên toàn thế giới, trung bình một

người nhận tới 1,5 mũi tiêm trong 1 năm Tại các nước đang phát triển, hàng năm có 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích điều trị Còn 5% là các mục đích khác Theo kết quả

* Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tác giả liên lạc: ĐD Phạm Lâm Lạc Thư, ĐT: 0946336890, Email: phamlamlacthu@yahoo.com.vn

Trang 2

nghiên cứu của Hội Điều Dưỡng Việt Nam năm

2005, số mũi tiêm tĩnh mạch chiếm 43,5%, tiêm

bắp chiếm 43,1%

Thời gian lưu kim luồn tối ưu theo qui định

của chống nhiễm khuẩn là 48 – 72 giờ (Sách điều

dưỡng cơ bản – Bộ Y Tế) Tuy nhiên, đối với bệnh

nhi việc tiêm tĩnh mạch rất khó khăn, nhất là đối

với các trẻ béo phì, sơ sinh, những bệnh nhân

nằm điều trị lâu ngày Hơn nữa, tình trạng các

bệnh viện thường xuyên quá tải, việc dùng thuốc

qua đường tĩnh mạch chiếm tỉ lệ khá cao so với

các đường khác Do đó, việc lưu kim luồn ở bệnh

nhân nhi thường được kéo dài càng lâu càng tốt,

nhất là ở bệnh nhân cần được sử dụng thuốc tiêm

truyền tĩnh mạch lâu ngày Kim thường chỉ được

rút bỏ hoặc thay thế khi có biến chứng tắc nghẽn,

tụt kim, gập kim, phù nề và nhất là khi có nhiễm

khuẩn do viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ

Theo 1 nghiên cứu của bệnh viện Đại học Nhi

của Chicago đã nghiên cứu thời gian lưu kim kéo

dài trên bệnh nhi trung bình 3,7 ngày, ít nhất là 1

ngày và nhiều nhất là 13 ngày Không có nghiên

cứu mối tương quan giữa tỉ lệ nhiễm khuẩn và

thời gian lưu kim

Một nghiên cứu khác của bệnh viện Mulago

ở Uganda nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm khuẩn của

Catheter theo lứa tuổi và nhiễm khuẩn loại vi

khuẩn nào chiếm tỉ lệ bao nhiêu, giữa Catheter

ngoại biên và trung tâm

Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về mối

tương quan giữa thời gian lưu kim luồn và tỉ lệ

nhiễm khuẩn tại chỗ trên bệnh nhân nhi tại Việt

Nam Như vậy, câu hỏi “liệu thời gian lưu kim

luồn ở bệnh nhân nhi tối đa có thể được là bao

lâu ? ” vẫn còn bỏ ngỏ

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu kim

luồn với tỉ lệ nhiễm khuẩn tại chỗ ở bệnh nhân

nhi

Mục tiêu chuyên biệt

Khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn tại chỗ theo thời

gian lưu kim

Khảo sát tỉ lệ tắc kim do khuyết khối tĩnh mạch theo thời gian lưu kim

Đ ỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu

Tiền cứu mô tả cắt ngang

Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân có chỉ định tiêm tĩnh mạch được thực hiện tại khoa Ngoại Thần Kinh, từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 07 năm 2012

Cỡ mẫu

Lấy trọn

KẾT QUẢ Mối tương quan giữa lứa tuổi và thời gian lưu

Bảng 1 Tỉ lệ giữa độ tuổi và thời gian lưu

Phân loại tuổi (tháng) Thời gian trung bình

* Nhận xét: Thời gian lưu trung bình 94,93

giờ, thấp nhất là 24 giờ, dài nhất là 248 giờ Trong đó thời gian lưu trung bình nhiều nhất ở lứa tuổi từ 13 đến 60 tháng là 111,41 giờ Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện điều trị ở vào khoảng 13 –

60 tháng chiếm đa số, lứa tuổi sơ sinh và trên 60 tháng chiếm tỉ lệ ít hơn, do đó thời gian lưu trung bình ở lứa tuổi này nhiều

Vị trí tiêm và thời gian lưu trung bình

Bảng 2 Thời gian lưu trung bình ở mỗi vị trí

tiêm

Vị trí tiêm Số trường hợp Thời gian lưu

trung bình

* Nhận xét: Thời gian lưu ở bàn tay chiếm

103,78 giờ, ở đầu 112 giờ, những vị trí khác thì thấp hơn, điều đó có ý nghĩa khi tiêm kim luồn cho bệnh nhân ta nên tiêm ở bàn tay và ở đầu sẽ

giữ được lâu hơn

Trang 3

Mối tương quan giữa kết quả cấy với vị

trí tiêm

Bảng 3 Tỉ lệ giữa vị trí tiêm và kết quả cấy

Kết quả cấy

Vị trí tiêm

Số trường hợp %

Số trường hợp %

* Nhận xét: Với kết quả cấy đầu kim luồn

có 2 trường hợp dương tính ở vị trí chân chiếm

tỉ lệ 3,4%

Mối tương quan giữa vị trí tiêm và nhiễm

khuẩn da tại chổ

Bảng 4 Vị trí tiêm và nhiễm khuẩn da tại chổ

Da Bình thường Đỏ

Vị trí

Số trường hợp %

Số trường hợp %

* Nhận xét: Vị trí tiêm có ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn da hay không, khi ta thấy tỉ lệ tiêm

ở bàn chân với da bị đỏ có 1 trường hợp chiếm tỉ

lệ 1,7%, bàn tay là 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 3,4%, còn những vị trí khác không có trường hợp nào

Mối tương quan giữa số lần tiêm và kết quả cấy

Bảng 5 Số lần tiêm và kết quả cấy

Kết quả cấy

Số lần tiêm

Số trường hợp %

Số trường

* Nhận xét: Khi tiêm thuốc nhiều lần trên bệnh nhân, người điều dưỡng cần phải thao tác nhiều thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn nhiều lần, nhưng với kết quả trên cấy dương tính ở số lần tiêm là 2 lần, những trường hợp tiêm 3 hoặc 4 lần không có kết quả dương tính nào cho thấy số lần tiêm không ảnh hưởng đến kết quả cấy

Mối tương quan giữa thời gian lưu và kết quả cấy

Bảng 6 Thời gian lưu và kết quả cấy

Kết quả cấy

Số trường hợp

Thời gian lưu

* Nhận xét: Kết quả cấy dưới 72 giờ dương

tính 1 trường hợp, trên 72 giờ dương tính 1

trường hợp (Kiểm định Fisher’s, p= 0,57) Như

vậy thời gian lưu kim luồn không liên quan đến

tỉ lệ nhiễm khuẩn

Mối tương quan giữa thời gian lưu và

nhiễm khuẩn da tại chổ

Bảng 7 Thời gian lưu kim và triệu chứng da nơi

tiêm

Da Thời gian

Bình thường Đỏ

Số trường hợp % Số trường hợp %

* Nhận xét: Thời gian lưu theo thường qui không có trường hợp nào bị nhiễm khuẩn da, thời gian lưu kéo dài có 3 trường hợp bị nhiễm khuẩn da (Kiểm định Fisher’s, p= 0,54 ) Điều đó cho thấy thời gian lưu không ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn da

Kết quả cấy và triệu chứng da nơi tiêm

Bảng 8 Nhiễm khuẩn da tại chổ và kết quả cấy

Trang 4

Kết quả cấy

Da

* Nhận xét: Kết quả cấy âm tính trong đó có

3 trường hợp bị nhiễm khuẩn da, kết quả cấy

dương tính thì nhiễm khuẩn da không có trường

hợp nào

Kết quả kiểm định Fisher’, p= 0,89, điều đó

chứng tỏ là da bị nhiễm khuẩn không liên quan

đến kết quả cấy

Bạch cầu trung bình

Bảng 10 Công thức bạch cầu

Công thức bạch cầu Trước khi lưu kim Sau khi lưu kim

* Nhận xét: Công thức bạch cầu trung bình

trước khi lưu kim là 12,4, sau khi lưu kim là 11,3

Phép kiểm T , p= 0,053 Điều đó cho biết không

có sự khác biệt nhiều về công thức bách cầu trước

và sau khi lưu kim

BÀN LUẬN

Vị trí tiêm và thời gian lưu trung bình

Vị trí tiêm ở bàn tay chiếm tỉ lệ 65,5% cao

nhất so với những vị trí khác, kết quả của Bệnh

viện Đại học Chicago cũng 65,4% ở vị trí tiêm

bàn tay và cánh tay Thời gian lưu trung bình là

ở bàn tay là 103,78 giờ, ở Bệnh viện Đại Học Nhi

Chicago không ghi nhận

Tỉ lệ nhiễm khuẩn da tại chỗ và kết quả

cấy

Da bị đỏ có 3 trường hợp, chiếm tỉ lệ 5,1%,

nhiễm khuẩn da không có trường hợp nào Cũng

tương tự như kết quả của Bệnh viện Đại học

Chicago nhiễm khuẩn không có trường hợp nào,

viêm tĩnh mạch có 4 trường hợp chiếm tỉ lệ 0,6%

Vị trí tiêm ở chân có 8 trường hợp, 2 trường

hợp với kết quả cấy dương tính chiếm tỉ lệ 3,4%

(Klebsiella, Pseudomonas Aeruginosa), nghiên

cứu của Bệnh viện Mulago Uganda tỉ lệ nhiễm khuẩn Klebsiella, Pseudomonas Aeruginosa chiếm tỉ lệ 4,9%

Lứa tuổi và thời gian lưu

Lứa tuổi dưới 5 tuổi chiếm 70%, và thời gian lưu trung bình nhiều nhất là 111,41 giờ Theo kết quả của Bệnh viện Mulago Ugada lứa tuổi dưới 5 chiếm 81,6% Điều này cũng phù hợp là bệnh nhân nhập viện ở lứa tuổi từ 13 – 60 tháng chiếm

tỉ lệ nhiều nhất

Mối tương quan giữa thời gian lưu và tỉ lệ nhiễm khuẩn

Đối với bệnh nhi việc tiêm tĩnh mạch rất khó khăn cho nên nghiên cứu này đã khảo sát thời gian lưu kim luồn tối đa có thể thực hiện được mà

không ảnh hưởng đến bệnh nhân

Việc này có ý nghĩa giúp cho điều dưỡng giảm được việc tiêm lại cho bệnh nhân theo qui định phải rút kim định kỳ, đồng thời giúp bệnh nhân giảm tiêm nhiều lần, đỡ đau Và khuyến cáo những vị trí có thể lưu kim lâu ít bị hư như ở bàn tay hay đầu

Tỉ lệ thời gian lưu kim trung bình là 94,93 giờ (3,95 ngày) ít nhất là 24 giờ (1 ngày), dài nhất là

248 giờ (10,33 ngày) so với nghiên cứu của Bệnh viện Đại Học Nhi Chicago thì thời gian trung bình có dài hơn 0,25 ngày, nhưng thời gian lưu lâu nhất của Bệnh viện Đại Học Nhi Chicago là

13 ngày

Tỉ lệ lưu kim không liên quan đến tỉ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân (Phép kiểm Fisher’s, p= 0,57,

độ tin cậy 95%)

Nghiên cứu này giúp cho điều dưỡng có thể lưu kim trên bệnh nhân tối đa khi có thể, giảm bớt công việc tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân giảm đau, không phải tiêm nhiều lần, giảm chi phí điều trị

KẾT LUẬN

Những vị trí có thể lưu được lâu như bàn tay, đầu

Thời gian lưu tối đa cho đến khi hư kim, kim

bị nghẹt, nhiễm khuẩn da hoặc kết thúc điều trị

Trang 5

mà không cần phải rút sớm theo thường qui đối

với bệnh nhi

KIẾN NGHỊ

Qua khảo sát 58 trường hợp lưu kim luồn

trên bệnh nhi với thời gian lưu kim tối đa thì tỉ lệ

nhiễm khuẩn da là 5,1%, và cấy dương tính 2

trường hợp tỉ lệ 3,4%, phép kiểm Fisher’s, p=

0,57 Điều này có ý nghĩa thống kê thời gian lưu

kim luồn không liên quan đến tỉ lệ nhiễm khuẩn

trên bệnh nhân

Như vậy việc điều dưỡng lưu kim luồn trên

bệnh nhi được phép để đến khi bị hư kim, nghẹt,

nhiễm khuẩn hay kết thúc điều trị bằng đường

tiêm tĩnh mạch mà không cần phải theo dõi thời

gian lưu bao lâu và rút kim theo thường qui

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Machado AF, Pedreira Mda L, Chaud MN (2008) “Adverse events related to the use of peripheral intravenous catheters in children according to dressing regimens” Rev Lat Am Enfermagem, 16(3):362-7

2 Mermel LA, Allon M, Bouza E, Craven DE, Flynn P, O'Grady

NP, Raad II, Rijnders BJ, Sherertz RJ, Warren DK (2009)

“Clinical Practice Guidelines for the Diagnosis and Management

of Intravascular Catheter-Related Infection: 2009 Update by the Infectious Diseases Society of America” Clin Infect Dis

49(1):1-45

3 O’Grady NP, Alexander M, Dellinger EP, Gerberding JL, Heard

SO, Maki DG, Masur H, McCormick RD, Mermel LA, Pearson

ML, Raad II, Randolph A, and Weinstein RA (2002) “Guidelines for the Prevention of Intravascular Catheter-Related Infections”

51(RR10);1-26.

4 Shimandle RB, Johnson D, Baker M, Stotland N, Karrison

T, Arnow PM (1999) “Safety Of Peripheral Intravenous Catheters In Children” 20(11):736-40

5 Nahirya P, Byarugaba J, Kiguli S, Kaddu-Mulindwa D (2008)

“Intravascular catheter related infections in children admitted on the paediatric wards of Mulago hospital, Uganda” Afr Health

Sci Dec;8(4):206-16

Ngày đăng: 21/01/2020, 19:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w