1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Độ nhạy và độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng thận

6 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 463,82 KB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng thận bao gồm: cystatin C huyết thanh (CysC/ht), creatinin huyết thanh (Cre/ht), độ thanh lọc creatinin 24 giờ (Ccre 24 giờ), độ thanh lọc creatinin ước đoán (Ccre ƯĐ).

Trang 1

ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA CÁC CHỈ SỐ CHỨC NĂNG THẬN

Nguyễn Thị Lệ*, Mai Phương Thảo*

TÓM TẮT

Giới thiệu: Nhằm cung cấp giá trị tham khảo của các chỉ số chức năng thận theo tuổi và giới ở người

trưởng thành bình thường bao gồm creatinine huyết thanh, độ thanh lọc creatinine 24 giờ, độ thanh lọc creatinine ước đoán từ công thức Cockcroft-Gault và cystatin C huyết thanh Việc này rất quan trọng nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng có số liệu tham khảo để so sánh Đồng thời dựa vào độ chính xác của một xét nghiệm như xác định điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, tỉ lệ dương giả và tỉ lệ âm giả của các chỉ số chức năng thận trên để chọn lựa các phương pháp đánh giá độ lọc cầu thận tương đối chính xác trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý thận, nhất là phát hiện suy giảm sớm độ lọc cầu thận

Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng thận bao gồm: cystatin C huyết thanh

(CysC/ht), creatinin huyết thanh (Cre/ht), độ thanh lọc creatinin 24 giờ (Ccre 24 giờ), độ thanh lọc creatinin ước đoán (Ccre ƯĐ)

Phương pháp: tiền cứu, cắt ngang, mô tả Nghiên cứu được tiến hành trên 369 người trưởng thành bình

thường từ 18 đến trên 60 tuổi và 124 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có vi đạm niệu tại bệnh viện Đại Học Y Dược Cơ Sở 2 TP HCM

Kết quả: Creatinine huyết thanh, độ thanh lọc creatinine 24 giờ, độ thanh lọc creatinine ước đoán từ công

thức Cockroft-Gault giảm từ nhóm tuổi 40-49 trở lên, trong khi cystatin C huyết thanh tăng từ 40-49 trở lên So với các chỉ số chức năng thận khác, cystatin C huyết thanh có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm cao,tỉ lệ dương giả, tỉ lệ âm giả thấp giúp phát hiện suy giảm độ lọc cầu thận sớm

Từ khóa: CysC/ht: cystatin C huyết thanh, Cre/ht: creatinin huyết thanh, Ccre 24 giờ: độ thanh lọc

creatinin 24 giờ, Ccre ƯĐ: độ thanh lọc creatinin ước đoán, GFR: Độ lọc cầu thận

ABSTRACT

THE SENSITIVITY AND THE SPECIFICITY OF RENAL FUNCTIONAL MARKERS

Nguyen Thi Le, Mai Phuong Thao

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 15 - Supplement of No 1 - 2011: 472 - 477

Introduction: to provide reference ranges with age and gentle as markers of renal function including serum

creatinine, the 24 hour creatinine clearance, Cockcroft-Gault estimated clearance and serum cystatin C This is important for practical clinical use Besides, according to the precise of an exam such as cut off value, sensitivity, specificity, possitive predictive value, negative predictive value, percentage of false possitive, percentage of false negative of markers of renal function, they will help doctors choose suitable methods to evaluate the glomerular filtration rate (GFR), especially detecting decreasing GFR early

Objective: to identify sensitivity, specificity of the renal indexes such as: serum cystatin C, serum

creatinine, the 24h creatinin clearance and the predicted creatinine

Method: A cross – sectional prospective study The research were held on 369 healthy adults aging from 18

to above 60 and 124 diabetic patients with microalbuminuria at the Second University Medical Center Ho Chi Minh City

* Bộ môn Sinh Lý Học, Đại Học Y Dược TP.HCM

Trang 2

Results: Serum creatinine, the 24 hour creatinine clearance, Cockcroft-Gault estimated clearance decline

with age from group 40-49 while serum cystatin C increased at this point Compare to others, serum cystatin C has high sensitivity, specificity, possitive predictive value, negative predictive value, low percentage of false possitive and percentage of false negative, it helps detect the decreasing of GFR early

Key word: Serum cystatin C, serum creatinine, the 24h creatinine clearance, the predicted creatinine, GFR:

Glomerular filtration rate

GIỚI THIỆU

Chức năng chính của thận là tạo nước tiểu

thông qua quá trình lọc tại cầu thận, tái hấp thu

và bài tiết các chất ở các ống thận nhằm duy trì

hằng định nội môi, điều hoà acid - base, cân

bằng nước - điện giải…, trong đó quan trọng

nhất là chức năng lọc máu Khi chức năng này bị

tổn thương do các bệnh tại cầu thận hoặc các

bệnh lý khác gây ảnh hưởng đến thận như đái

tháo đường, tăng huyết áp… sẽ gây suy giảm

dần chức năng thận Hơn nữa độ lọc cầu thận ở

các bệnh nhân này, nhất là ở người lớn tuổi vốn

đã bị suy giảm theo tuổi tác do quá trình lão hoá

tự nhiên của cơ thể, cho nên việc đánh giá độ lọc

cầu thận cần phải có các số liệu tham khảo trên

người bình thường theo tuổi và giới để so sánh

Như vậy, độ lọc cầu thận (Glomerular filtration

rate: GFR) là một chỉ số quan trọng để đánh giá

chức năng lọc cầu thận ở người khỏe mạnh cũng

như ở người có bệnh thận

Do không thể đo trực tiếp GFR nên để đánh

giá độ lọc cầu thận, ngoài các phương pháp

phức tạp, khó thực hiện nhưng khá chính xác

như đo độ thanh lọc inulin, kỹ thuật phóng

xạ…, hiện nay việc đo creatinine huyết thanh,

đo độ thanh lọc creatinine 24 giờ, tính độ thanh

lọc creatinine ước đoán từ công thức Cockcroft-

Gault đang được sử dụng rộng rãi trong thực

hành lâm sàng Tuy nhiên, các xét nghiệm này

vốn đã có các hạn chế trong việc đánh giá GFR

Từ năm 1985, các công trình nghiên cứu trên thế

giới đã cho thấy cystatin C là một protein có

trọng lượng phân tử thấp, hội gần đủ tính chất

của một chất lý tưởng để đo độ lọc cầu thận, nên

cystatin C huyết thanh được đề nghị là một chỉ

số chức năng thận rất nhạy để đánh giá GFR

(1,2,5), đây cũng là một chỉ số chức năng thận cần

được nghiên cứu ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định giá trị trung bình các chỉ số chức năng thận theo tuổi và giới ở người trưởng thành bình thường bao gồm creatinine huyết thanh, độ thanh lọc creatinine 24 giờ, độ thanh lọc creatinine ước đoán từ công thức Cockcroft Gault và cystatin C huyết thanh, đồng thời xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng thận trên trong đánh giá chức năng lọc cầu thận

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu

Tiền cứu, cắt ngang, mô tả

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 369 người trưởng thành bình thường

từ 18 đến trên 60 tuổi được chia ra 5 nhóm tuổi, tình nguyện tham gia nghiên cứu và 124 bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 có vi đạm niệu (ĐTĐ2) đang được điều trị, theo dõi tại bệnh viện Đại Học Y Dược cơ

sở 2 TP HCM

Phương pháp thực hiện

Chúng tôi trực tiếp hướng dẫn đối tượng nghiên cứu cách lấy nước tiểu 24 giờ Chúng tôi lấy mẫu máu và thu mẫu nước tiểu, đo thể tích nước tiểu

Creatinine huyết thanh (cre/ht) và creatinine nước tiểu được đo bằng kỹ thuật động học Jaffé với máy tự động Hitachi 717

Độ thanh lọc creatinine 24 giờ (Ccre 24 giờ): ml/phút được tính theo công thức:

(U x V) / P và được hiệu chỉnh theo 1,73 m2

da theo công thức sau:

Ccre 24 giờ (ml/phút) * 1,73/ diện tích da (DTD)

Trang 3

Với (13)

Độ thanh lọc creatinine ước đoán theo công

thức Cockcroft-Gault (Ccre ƯĐ): ( 140 – tuổi) *

cân nặng ( kg) / 72 * creatinine huyết thanh

(mg/dl) Nếu nữ nhân với 0,85

Định lượng Albumin nước tiểu 24 giờ

(mg/24 giờ) bằng phương pháp miễn dịch đo

độ đục

Cystatin C huyết thanh ( mg/l): Phương

pháp Elisa của hãng KRKA (Slovenia) thực hiện

trên máy Map Lab Plus

Các xét nghiệm được tiến hành tại khoa sinh

hoá bệnh viện Chợ Rẫy

Xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu thu thập được xử lý

thống kê bằng phần mềm SPSS 11.5

Các biến liên tục được trình bày dưới dạng

giá trị trung bình ±độ lệch chuẩn

Dùng phép kiểm T- test 2 đuôi để so sánh 2

số trung bình, so sánh từng cặp

p < 0,05 được xem có ý nghĩa thống kê

KẾT QUẢ

Kết quả giá trị trung bình (GTTB) các chỉ

số chức năng thận (CSCNT) ở người

trưởng thành bình thường

Bảng 1: Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng

thận ở người trưởng thành bình thường theo tuổi và

giới

CSCNT Giới 18-29 30-39 40-49 50-59 >60

Nam 0,97±

0,17

0,92 ± 0,14

0,86 ± 0,15

0,81 ± 0,17

0,80 ± 0,19

Cre/ht

(mg/dl)

Nữ 0,86±

0,15

0,84 ± 0,14

0,76 ± 0,09

0,72 ± 0,18

0,70 ± 0,08 Nam 0,54±

0,15

0,55 ± 0,12

0,61 ± 0,10

0,61 ± 0,08

0,65 ± 0,16

Cys C/ht

(mg/l)

Nữ 0,52±

0,14

0,53 ± 0,10

0,60 ± 0,10

0,61 ± 0,13

0,64 ± 0,08 Nam 120,11±

10,40

112,64 ± 9,52

107,43 ± 11,37

94,20 ± 8,90

73,16 ± 12,85

Ccre 24 giờ

(ml/phút/1,7

3m2) Nữ 115,66±

10,19 110,44±

9,46 97,28± 6,81 92,23± 8,83 67,66± 11,03

CSCNT Giới 18-29 30-39 40-49 50-59 >60

Nam 123,56±

18,29

112,33 ± 18,35

104,94 ± 9,00

91,84 ± 9,79

74,56 ± 13,75

Ccre ƯĐ (ml/phút)

Nữ 113,36±

14,38 106,99± 12,49 95,45±

8,44 89,67 ± 10,77 71,62± 11,17 Creatinine huyết thanh trung bình ở nam cao hơn nữ, bắt đầu giảm ở nhóm tuổi 40-49 trở

đi Cystatin C huyết thanh không có sự khác biệt giữa nam và nữ, bắt đầu tăng từ nhóm tuổi

40-49 trở đi

Độ thanh lọc creatinine 24 giờ (ml/phút/1,73m2) và độ thanh lọc creatinine ước đoán ở nam cao hơn nữ, bắt đầu giảm từ nhóm tuổi 40 -49 trở đi, trung bình giảm 10-12ml/ phút / 1,73 m2

Kết quả các CSCNT ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có vi đạm niệu

Bảng 2: Giá trị trung bình CSCNT ở bệnh nhân

ĐTĐ 2 có vi đạm niệu

Nhóm chung

N = 124

Nam

n = 61

Nữ

n = 63

Giá trị

P (t- test)

Cre/ht (mg/dl)

1,06 ± 0,27 (0,50 – 1,50)

1,05 ± 0,25 (0,60 – 1,50)

0,98 ± 0,26 (0,50 – 1,40) 0,03 Cys C/ ht

(mg/l)

1,25 ± 0,36 (0,55 – 0,25)

1,29 ± 0,33 (0,75 – 2,50)

1,12 ± 0,39 (0,55 – 2,50) 0,06 Ccre 24

giờ (ml/phút)

62,76 ± 18,27 (27,40- 119,88)

62,27 ± 16,79 (29,67- 109,89)

63,22 ± 19,71 (27,40- 119,88)

0,05

Ccre 24 giờ (ml/phút/

1,73 m2)

65,96 ± 20,06 (28,30–

122,00)

63,33 ± 16,93 (29,74–

110,22)

68,50 ± 22,53 (28,60–

125,72)

0,01

Ccre ƯĐ (ml/phút)

65,56 ± 19,31 (27,30–

122,00)

63,86 ± 16,20 (27,49–

109,33)

68,19 ± 21,73 (27,30–

122,00)

0,01

Nhận xét: GTTB của cre/ht, Ccre24giờ (ml/phút/1,73m2), CcreƯĐ giữa nam và nữ có sự khác biệt (p<0,05) GTTB của cys C/ht không có

sự khác biệt giữa nam và nữ

Trang 4

Xác định điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu,

giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán

âm, tỉ lệ dương giả, tỉ lệ âm giả của các chỉ

số chức năng thận

Bảng 3: Điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên

đoán dương, giá trị tiên đoán âm, tỉ lệ dương giả, tỉ lệ

âm giả của các CSCNT theo tuổi và giới

CSCNT Giới Điểm cắt

Độ nhạy (%)

Độ đặc hiệu (%)

Tỉ lệ (+) giả (%)

Tỉ lệ (-) giả (%)

GTTĐ (+) (%)

GTTĐ (-) (%)

Nam 1,00 75,4 71,8 28,2 24,6 47,95 89,43

Cre/ht

(mg/dl) Nữ 0,81 61,9 74,3 25,7 38,1 45,87 84,71

Nam 81,00 83,6 83,6 16,4 16,4 63,72 93,66

Ccre 24

giờ

(ml/phút/

1,73m 2 )

Nữ

85,78 79,3 79,4 20,6 20,7 57,30 91,59

Nam 80,00 81,9 82,0 18,0 18,1 61,06 92,93

Ccre ƯĐ

(ml//phút) Nữ 85,00 79,9 79,4 20,6 20,1 57,71 91,81

Nam 0,86 95,10 95,5 4,5 4,9 87,92 98,26

Cys C/ht

0,72 93,7 94,4 5,6 6,3 85,48 97,70

So với các chỉ số chức năng thận khác,

cystatin C huyết thanh có độ nhạy, độ đặc hiệu,

giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương cao

hơn, đồng thời có tỉ lệ dương giả, tỉ lệ âm giả

thấp nhất

BÀN LUẬN

Bàn về giá trị trung bình (GTTB) của

creatinine huyết thanh ở người trưởng

thành bình thường

Theo kết quả nghiên cứu, creatinine huyết

thanh ở nam cao hơn nữ (p<0,05), bắt đầu giảm

từ nhóm 40-49 trở đi tương ứng với Ccre 24 giờ

bắt đầu giảm cũng từ nhóm tuổi này So sánh

với các nghiên cứu trong nước(11,10,8) ở cùng

nhóm tuổi 18-29 thì tương đương tuy chúng tôi

chưa tìm thấy số liệu cre/ht theo giới ở các nhóm

tuổi Nhưng so với nghiên cứu của tác giả

Ving.E (14) ở cùng nhóm tuổi thì GTTB cre/ht của

nghiên cứu chúng tôi thấp hơn Điều này phù

hợp với đặc điểm là creatinine phụ thuộc khối lượng cơ ở nam cao hơn nữ, khối lượng cơ giảm theo tuổi mặc dù trọng lượng cơ thể tăng do tăng khối lượng mỡ ở người lớn tuổi(5,7,12)

Bàn về GTTB của cystatin C huyết thanh ở người trưởng thành bình thường

Kết quả nghiên cứu cho thấy GTTB của cys C/ht ở 2 giới không có sự khác biệt trong các nhóm tuổi Tuy nhiên, GTTB của cys C/ht ở nhóm tuổi 18-29, 30-39 thì không khác biệt, từ nhóm 40-49 trở lên bắt đầu tăng có ý nghĩa thống kê tương ứng với Ccre 24 giờ bắt đầu giảm cũng từ nhóm tuổi này Hiện tại trong nước chúng tôi chưa có số liệu nghiên cứu về cystatin C/ht Theo nghiên cứu của Finney (4,5), Norlund và cs(7) thì có phù hợp về sự không khác biệt theo giới, nhưng cys C/ht bắt đầu tăng

từ 50 tuổi trở lên ứng với GFR giảm từ 50 tuổi trở lên GTTB của cys C/ht ở các nghiên cứu này cao hơn kết quả của chúng tôi có thể do sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc học của từng dân tộc Như vậy, cystatin C huyết thanh không có sự khác biệt về giới nhưng có sự khác biệt về tuổi, phản ảnh sự thay đổi độ lọc cầu thận rất sớm so với creatinine huyết thanh, nên cystatin C huyết thanh được xem là một chỉ số chức năng thận rất nhạy để đánh giá giảm GFR sớm(1,3,2)

Bàn về GTTB của độ thanh lọc creatinine

24 giờ và độ thanh lọc creatinine ước đoán

Khi dùng phép kiểm t-test so sánh từng cặp cho thấy cần thiết phải hiệu chỉnh Ccre 24 giờ do

có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nhưng giữa Ccre 24 giờ và CcreƯĐ không có sự khác biệt, chứng tỏ ở người bình thường và Bn đái tháo đường típ 2 có vi đạm niệu có thể dùng 1 trong 2

để đánh giá GFR Điều này phù hợp với các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài khi phân tích phạm vi ứng dụng của Ccre 24 giờ và Ccre ƯĐ ở người bình thường và ở các bệnh thận(10,8,5,6)

Độ thanh lọc creatinine 24 giờ ở các nhóm tuổi 18-29 và 30-39 tương đối ổn định trung bình

từ 111,60 ± 9,48 đến 117,89 ± 10,17

Trang 5

ml/phút/1,73m2, kết quả này tương đương với số

liệu nghiên cứu trong nước trên người bình

thường tuổi từ 20-30 (108±15,5 ml/phút/ 1,73m2)

ở cả hai giới(10) Độ thanh lọc creatinine 24 giờ ở

nhóm tuổi 40-49 giảm 5,7ml/phút/1,73m2 (5,1%)

so với nhóm tuổi 30-39 (p<0,05), nhóm tuổi 50-59

giảm 12,8ml/phút/1,73m2 (12,1%) so với nhóm

tuổi 40-49 (p<0,05), ở nhóm tuổi trên 60 giảm

17,8ml/phút/1,73m2 (19,12%) so với nhóm tuổi 50

– 59 (p<0,05) Như vậy, độ thanh lọc creatinine

24 giờ giảm từ nhóm tuổi 40-49 trở đi, giảm

mạnh ở nhóm tuổi trên 60 Nhìn chung cũng

tương đương 10 -12ml/phút/1,73m2 giữa các

nhóm tuổi Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy

kết quả đo độ thanh lọc creatinine 24 giờ theo

tuổi và giới trên người Việt Nam Kết quả này

tuy thấp hơn so với nghiên cứu nước ngoài,

nhưng độ thanh lọc creatinine 24 giờ giảm theo

tuổi cũng tương tự với các nghiên cứu nước

ngoài(2,4,5,7,9) Thật vậy, khi nghiên cứu các thay

đổi về cấu trúc của thận liên quan đến tuổi tác,

nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận

chung là độ lọc cầu thận giảm theo sự tăng của

tuổi(14), vì các mạch máu của thận có sự thay đổi

về cấu trúc như tăng sinh mạch máu, lắng đọng

cặn hyaline ở tiểu động mạch vào và tiểu động

mạch ra, số lượng các nephron chức năng giảm

theo sự tăng của tuổi Ngoài ra, ở người lớn tuổi

có giảm khối lượng cơ, giảm sản xuất creatinine

nên việc suy giảm độ thanh lọc creatinine 24 giờ

theo tuổi là tất yếu(9,12,15)

Bàn về độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên

đoán dương, giá trị tiên đoán âm, tỉ lệ

dương giả, tỉ lệ âm giả của các chỉ số chức

năng thận theo giới

Điểm cắt của độ thanh lọc creatinine 24 giờ

và độ thanh lọc creatinine ước đoán ở nam

80ml/phút/1,73m2 ; ở nữ 85ml/phút/1,73m2

Hai chỉ số chức năng thận này có độ nhạy

(81,90% - 83,60% ở nam ; 79,30% - 79,90% ở nữ)

và độ đặc hiệu (82% - 83,60% ở nam ; 79,40 % ở

nữ), giá trị tiên đoán (+) thấp (57% ở nữ ; 61%

ở nam), giá trị tiên đoán (-) cao cho thấy để

chẩn đoán suy giảm GFR sớm cần phải kết

hợp với các chỉ số chức năng thận khác để hạn chế một tỉ lệ sai lầm tương ứng với tỉ lệ dương giả, tỉ lệ âm giả là 16% - 20%

Điểm cắt của creatinine huyết thanh lần lượt ở nam và nữ là 1,00mg/dl ; 0,81mg/dl Tương ứng với điểm cắt của độ thanh lọc creatinine 24 giờ 81ml/phút ở nam và 85,78 ml/phút ở nữ, cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu thấp Trong kết quả này, creatinine huyết thanh ở 2 giới có giá trị tiên đoán dương thấp, trung bình 46%, tức khả năng creatinine huyết thanh phát hiện GFR giảm khi độ thanh lọc creatinine 24 giờ dưới 83,60 ml/phút/1,73m2 là 46% đồng thời giá trị tiên đoán âm cao, trung bình 90% Như vậy, creatinine huyết thanh kém chính xác trong theo dõi sự suy giảm độ lọc cầu thận sớm Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu nước ngoài(5,6,15)

Điểm cắt của cystatin C huyết thanh ở nam 0,86 mg/l, ở nữ 0,72mg/l tương ứng với điểm cắt

độ thanh lọc creatinine 24 giờ và độ thanh lọc creatinine ước đoán ở nam lần lượt là 81 ml/phút/1,73m2 và 80 ml/phút/1,73m2, theo kết quả ở bảng 3.5 cho thấy cystatin C huyết thanh với độ nhạy và độ đặc hiệu cao so với creatinine huyết thanh, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm cao và chấp nhận chẩn đoán sai lầm rất thấp với tỉ lệ âm giả, tỉ lệ dương giả thấp So sánh với các công trình nước ngoài như Xia(15), Uhlmann(12) khi xác định điểm cắt cystatin C huyết thanh 1,25 mg/l ở hai giới trên các bệnh thận khác nhau với giới hạn trên của GFR là 72 ml/phút/1,73m2 có độ nhạy là 96,40%, độ đặc hiệu là 95,10%, giá trị tiên đoán (+) 90,90%, giá trị tiên đoán (-) 82,90% với hiệu quả chẩn đoán 85,40% so với creatinine 75,30% cũng đã cho thấy cystatin C huyết thanh có nhiều ưu điểm hơn creatinine huyết thanh

KẾT LUẬN

Để xác định độ lọc cầu thận thì phương pháp đo độ thanh lọc inulin được xem là tiêu chuẩn vàng vì cho độ chính xác cao, tuy nhiên phương pháp này phức tạp và khó thực hiện Bên cạnh đó nhiều phương pháp thường được

Trang 6

sử dụng trên lâm sàng như đo lượng urê máu,

đo creatinine huyết thanh, tính độ thanh lọc

creatinine 24 giờ, sử dụng công thức

Cockcroft-Gault để ước đoán độ thanh lọc creatinine, đo

độ lọc cầu thận bằng kỹ thuật phóng xạ hoặc

bằng chất cản quang Trong các phương pháp

trên, có loại xét nghiệm cho độ tin cậy không cao

vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác

như khối lượng cơ, chế độ ăn nhiều đạm, tình

trạng chuyển hoá cơ thể…, có loại xét nghiệm

cần có máy móc đặc biệt hay sử dụng chất đánh

dấu không thích hợp cho các xét nghiệm thường

qui Hiện nay, tuy chưa được nghiên cứu ở

trong nước nhưng cystatin C huyết thanh là một

chỉ số chức năng thận nhạy bén trong việc phát

hiện suy giảm chức năng lọc cầu thận sớm so

với các chỉ số chức năng thận khác, đã được các

nghiên cứu trên thế giới công nhận Với kết quả

nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định giá trị

tham khảo của các chỉ số chức năng thận theo

tuổi và giới ở người trưởng thành bình thường,

đồng thời xác định điểm cắt, đô nhạy, độ đặc

hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán

âm, tỉ lệ dương giả, tỉ lệ âm giả của từng chỉ số

chức năng thận để có thể giúp các bác sĩ lâm

sàng có số liệu tham khảo và chọn lựa các

phương pháp thích hợp trong đánh giá độ lọc

cầu thận, nhất là cystatin C huyết thanh với các

ưu điểm hơn các chỉ số chức năng thận khác

giúp phát hiện sớm giảm độ lọc cầu thận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bokenkamp A, Domanetzki M, Zinck R, et al (1998), “Cystatin

C- a new marker of glomerular filtration rate in children

independent of age and height”, Pediatrics, 101, pp 875-881

2 Coll E, Botey A, Alvarez L, et al (2000), “Serum cystatin C as a

new marker for noninvasive estimation of glomerular

filtration rate and as a marker for early renal impairment”,

Am J Kid Dis, 36, pp 29–34

3 Chantrel F, Agin A, et al (2000), “Comparison of cystatin C versus creatinine for detection of mild renal failure”, Clin Nephron, 54 (5), pp 374-381

4 Finney H, Bates CJ, Price C.P (1999), “Plasma cystatin C determinations in healthy elderly population”, Arch Gerontol Geriatr, 29, pp.75-94

5 Finney H, Newman D.J and Price C.P (2000), “Adult reference ranges for serum cystatin C, creatinine and predicted creatinine clearance”, Ann Clin Biochem, 37, pp.49 – 49

6 Mussap M et al (2002), “Cystatin C is a more sensitive marker than creatinine for the estimation of GFR in type 2 diabetic patients”, Kidney International, (61), pp.1453- 1461

7 Norlund L, Grubb A, Fex G, et al (1998), “The increase of plasma homocysteine concentrations with age is partly due to the deterioration of renal function as determined by plasma cystatin C”, Clin Chem Lab Med, 36, pp.175-178

8 Nguyễn Hữu Thái ( 1994), “Nghiên cứu xác định độ thanh lọc Creatinine ở người không cần lấy nước tiểu, bằng phương pháp Cockcroft-Gault”, Hoá Sinh Y Học, Hội Sinh Hoá Y Học

VN, Tổng Hội Y Dược Học VN, tr 55-58

9 Randers E, Erlandsen E.J, Pedersen O.L, et al (2000), “Serum cystatin C as an endogenous parameter of the renal function

in patients with normal to moderately impaired kidney function”, Clin Nephrol, 54, pp.203-209

10 Trần Thị Bích Hương ( 2001),“Nghiên cứu đánh giá clearance creatinine trên sinh viên khoa Y Trường Đại Học Y Dược Tp

Hồ Chí Minh” Y học Tp Hồ Chí Minh, Số đặc biệt Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Chuyên đề nội khoa, Phụ bản 4(5), tr 1 – 4

11 Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1992), Một số thông số hoá sinh người Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Chương 2, tr 62 – 72

12 Uhlmann E, Hock KG, Issitt C, et al (2001), “Reference intervals for plasma cystatin C in healthy volunteers and renal patients, as measured by the Dade Behring BN II system, and correlation with creatinine”, Clin Chem, 47, pp.2031-2033

13 Verbraecken J et al (2006), “Body surface area in normal weight, overweight, and obese adults A comparison Study”, Metabolism Clinical and Experimental 55(4), pp.515-524

14 Vinge E et al ( 1999), “Relationships among serum cystatin C, serum creatinine, lean tissue mass and glomerular filtration

rate in healthy adults”, Scanl J Clin Lab Invest, 59, pp 587 – 592

15 Xia L.H, Bing X.G, An X.T (2004), “Serum cystatin C assay for the detection of early renal impairment diabetic patients”, J Clin Lab Anal 18 (1), pp.31-35

Ngày đăng: 21/01/2020, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w