1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khả năng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức

6 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 335,84 KB

Nội dung

Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát một số vi khuẩn thường gặp từ các mẫu bệnh phẩm máu, đàm, dịch tiết, nước tiểu của bệnh nhân nhiễm trùng và khả năng đề kháng kháng sinh của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.

Trang 1

THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG   TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC 

Lê Thị Kim Hương*, Nguyễn Đỗ Phúc**  TÓM TẮT 

Đặt vấn đề: Hiện nay, tình trạng vi khuẩn đơn kháng thuốc hoặc đa kháng thuốc hầu hết đều ở mức độ cao. 

Đồng thời, vi khuẩn không những có khả năng kháng với kháng sinh mới sử dụng mà còn kháng lại các ứng viên 

là kháng sinh trong tương lai. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng kháng sinh hay 

đa đề kháng còn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc để truyền cho những vi khuẩn gây bệnh khác.  

Mục  tiêu  nghiên  cứu:  Khảo sát một số vi khuẩn thường gặp từ các mẫu bệnh phẩm máu, đàm, dịch tiết, 

nước tiểu của bệnh nhân nhiễm trùng và khả năng đề kháng kháng sinh của chúng. 

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả: phân lập, định danh và làm kháng sinh đồ theo thường quy 

các nhóm vi khuẩn thường gặp từ các mẫu máu, đàm, dịch tiết và nước tiểu của bệnh nhân bị nhiễm trùng điều  trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức từ 01/2013 – 06/2013.  

Kết quả nghiên cứu: Phân lập được nhóm vi khuẩn gram (‐) chiếm ưu thế (73,09%), gồm: Acinetobacter 

(32,35%), Klebsiella (22,55%), Pseudomonas (10,19%), Escherichia (8%). Nhóm vi khuẩn gram (+) chiếm ít hơn  (26,91%), gồm: Staphylococcus (19,64%), Streptococcus (7,27%). Trong đó, 6 loài có tần số phân lập được nhiều:  Acinetobacter spp., K. ozaenae, K. pneumoniae, E. coli, P. aeruginosa và S. aureus từ các loại bệnh phẩm máu,  đàm, dịch tiết và nước tiểu của 266 bệnh nhân trong lô nghiên cứu. Những vi khuẩn này kháng với hầu hết 14 

kháng sinh đặt kháng sinh đồ, ngoại trừ K. pneumoniae không kháng với Im. 

Mức kháng với kháng sinh cao nhất của các chủng vi khuẩn: K. ozaenaekháng Bt (100%);K. pneumoniae và 

E. colikháng Ci (83,3% và 88,8% ); P. aeruginosa và S. aureus kháng Cl (100% và 94,7%); Acinetobacter spp. 

kháng Ct (92,3%).  

Kết luận: Đa số các vi khuẩn đều kháng với đa kháng sinh ở mức độ cao. 

Từ khóa: Vi khuẩn, đề kháng, nhiễm trùng. 

ABSTRACT 

ANTIBIOTIC SUSCEPTIBILITY OF BACTERIAL STRAINS ISOLATED FROM PATIENTS   WITH INFECTIONS AT REGIONAL GENERAL HOSPITAL OF THU DUC DISTRICT 

Le Thi Kim Huong, Nguyen Do Phuc  

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 326 – 331 

Background: Recently, single‐ and multiple‐drug resistant bacteria have been highly detected. Bacteria are 

resistant  not  only  to  available  antibiotics  but  also  to  new  antibiotics.  On  the  other  hand,  bacteria  that  are  not  pathogenic but resistant to single or multiple drugs are the reservoir of resistance genes possible to be transferred 

to other pathogenic bacteria. 

Objectives:  To  investigate  bacteria  occurred  in  blood,  sputum,  secretion,  urine  specimens  obtained  from 

infected patients and their antibiotic susceptibilities. 

Methods: A cross‐sectional study design was conducted with the aim of bacterial isolation, identification, 

* Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức   ** Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh 

Trang 2

and antibiotic susceptibility testing in blood, sputum, secretion, urine specimens collected from infected patients  treated at Regional General Hospital of Thu Duc District from January to June 2013. 

Result:  Gram  negative  bacteria  including  Acinetobacter  (32.35%),  Klebsiella  (22.55%),  Pseudomonas 

(10.19%),  and  Escherichia  (8%)  were  dominant  (73.09%)  among  the  isolations.  Gram  positive  bacteria  composing  of  26.91%  total  isolations  included  Staphylococcus  (19.64%),  and  Streptococcus  (7.27%).  Acinetobacter  spp.,  K.  ozaenae,  K.  pneumoniae,  E.  coli,  P.  aeruginosa  and  S.  aureus  were  the  most  prevalent  isolations from blood, sputum, secretion, urine specimens among 266 patients. These bacteria were resistant to 14  antibiotics as antibiotic susceptibility tests were performed, except that K. pneumoniae was unsusceptible to Im.  The  highest  resistance  rates  of  isolated  bacterial  strains:  Bt  resistant  K.  ozaenae  (100%),  Ci  resistant  K.  pneumoniae and E. coli (83.3% and 88.8 %, respectively), Cl resistant P. aeruginosa and S. aureus (100% and  94.7%, respectively), and Ct resistant Acinetobacter spp. (92.3%). 

Conclusion: Most of bacteria were highly resistant to multiple antibiotics. 

Keywords: Bacteria, resistance, infection. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả 

đã công bố, tình trạng vi khuẩn đơn kháng thuốc 

hoặc đa kháng thuốc hầu hết đều ở mức độ cao, 

dao  động  trong  khoảng  từ  10  đến  hơn  80%: 

Nguyễn  Thị  Kê  và  Cs.  (2006),  khảo  sát  các  vi 

khuẩn  gây  tiêu  chảy  cấp  và  mức  độ  đề  kháng 

kháng sinh; Cao Minh Nga (2006), các vi khuẩn 

gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em và sự đề 

kháng  kháng  sinh;  … (5,  1).  Gần  đây,  các  nhà 

nghiên  cứu  còn  cho  biết  vi  khuẩn  có  khả  năng 

kháng với không chỉ những kháng sinh mới sử 

dụng  mà  còn  kháng  lại  các  ứng  viên  là  kháng 

sinh trong tương lai. Hơn thế nữa, các chủng vi 

khuẩn  không gây  bệnh nhưng  đề  kháng kháng 

sinh  hay  đa  đề  kháng  còn  là  nơi  tồn  trữ  tính 

kháng thuốc để truyền cho những vi khuẩn gây 

bệnh khác(9). 

Do đó, việc xác định một số vi khuẩn thường 

gặp  trong  các  mẫu  bệnh  phẩm  máu,  đàm,  dịch 

tiết, nước tiểu và đánh giá tình hình kháng thuốc 

của  các  vi  khuẩn  đó  nhằm  góp  phần  giúp  các 

bác sĩ trong bệnh viện nói chung, khoa Hồi sức 

tích  cực  chống  độc  nói  riêng,  lựa  chọn  kháng 

sinh ban đầu khi chưa có kháng sinh đồ mà vẫn 

có tác dụng cho bệnh nhân bị nhiễm trùng là vấn 

đề thiết thực.  

Mục tiêu nghiên cứu 

Khảo sát một số vi khuẩn thường gặp trong  các  mẫu  bệnh  phẩm  máu,  đàm,  dịch  tiết,  nước  tiểu  của  các  bệnh  nhân  nhiễm  trùng  được  điều  trị  tại  Bệnh  viện  Đa  Khoa  Khu  Vực  Thủ  Đức  năm 2013. 

Khảo sát khả năng đề kháng kháng sinh của  các vi khuẩn thường gặp đã phân lập được.  

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu 

Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 

Đối tượng nghiên cứu 

Là  những  mẫu  bệnh  phẩm  máu,  đàm,  dịch  tiết, nước tiểu của các bệnh nhân (từ 18 tuổi trở  lên)  bị  nhiễm  trùng  được  điều  trị  tại  Bệnh  viện 

Đa  Khoa  Khu  Vực  Thủ Đức, trong  thời  gian từ  tháng 01/2013 – 06/2013 có chỉ định cấy vi khuẩn  dương tính và làm kháng sinh đồ. 

Các biến số 

Biến số dân số: giới, nhóm tuổi. 

Các  loại  vi  khuẩn  thường  gặp  phân  lập  được. 

Các  loại  kháng  sinh  thử  nghiệm  dựa  theo  tiêu  chuẩn  của  NCCLS:  Lv:  Levofloxacin,  Im: 

Chloramphenicol,  Ct:  Cefotaxime,  CS:  Cefoperazone/  sulbactam,  Ak:  Amikacin,  Ci: 

Trang 3

Ciprofloxacin,  AC:  Amoxicillin/  clavulanic  acid, 

Cz:  Ceftazidime,  Bt:  Trimethoprim/  sulbactam, 

Tb: Tobramycin, Ge: Gentamicin, TC: Ticarcillin/ 

clavulanic acid, Rf: Rifampin, Pn: Penicillin, Ox: 

Oxacillin,  Of:  Ofloxacin,  Er:  Erythromycin,  Va: 

Vancomycin, Dx: Doxycycline và Ni: Netilmicin. 

Phương pháp nghiên cứu 

Mẫu bệnh phẩm được Phòng Vi sinh – Khoa 

Xét  nghiệm  Bệnh  viện  Đa  Khoa  Khu  Vực  Thủ 

Đức  phân  lập,  định  danh  và  thực  hiện  kháng 

sinh  đồ  theo  thường  qui.  Ghi  nhận  đầy  đủ  số 

liệu  theo  các  biến  số  đã  nêu  trên  và  nhập  bằng 

phần  mềm  Epidata  3.1,  xử  lý  bằng  phần  mềm 

thống kê R 2.15. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc  điểm  về  giới  tính  và  tuổi  của  mẫu  nghiên cứu 

Tỷ lệ giới tính 

Bệnh  nhân  nam  nhiều  hơn  bệnh  nhân  nữ  (59,40% và 40,60%). 

Phân bố bệnh nhân theo tuổi 

Tuổi  trung  bình  chung  của  nam  và  nữ  là  64,82 ± 20,71 tuổi. Số lượng bệnh nhân chiếm tỷ 

lệ cao là trong độ tuổi từ 71 – 90 (46,99%) và độ  tuổi 51 – 70 (44%). 

Xác định tỷ lệ vi khuẩn thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm trùng 

Bảng 1: Kết quả phân lập nhiễm khuẩn từ các loại mẫu bệnh phẩm (N = 275)   

Tên vi khuẩn

Bệnh phẩm Máu (n = 40) Đàm (n = 157) Dịch tiết (n = 28) Nước tiểu (n = 50)

Klebsiella ozaenae 2 (5) 26 (16,56) 5 (17,86)

Klebsiella pneumoniae 6 (15) 10 (6,37) 6 (21,43)

Streptococcus tiêu huyết β 5 (12,5) 2 (1,27) 2 (7,14)

Streptococcus pneumoniae 6 (15) 3 (1,91) 2 (7,14)

Trong  số  266  mẫu  bệnh  phẩm  của  những 

bệnh nhân bị nhiễm trùng có kết quả xét nghiệm 

dương tính, có 9 mẫu phân lập được hai loài vi 

khuẩn trong một mẫu.  

Ở  bảng 1  cho  thấy nhóm  vi  khuẩn gram  (‐) 

chiếm  ưu  thế  (73,09%),  gồm:  Acinetobacter 

(32,35%),  Klebsiella  (22,55%),  Pseudomonas 

(10,19%), Escherichia (8%). Nhóm vi khuẩn gram 

(+)  chiếm  ít  hơn  (26,91%),  gồm:  Staphylococcus 

(19,64%),  Streptococcus  (7,27%).  Trong  đó,  6  loài 

có tần số phân lập được nhiều: Acinetobacter spp., 

K. ozaenae, K. pneumoniae, E. coli, P. aeruginosa và 

S. aureus. 

Khảo  sát  tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  những  vi  khuẩn  thường  gặp  đã  phân  lập  được 

Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  các  chủng  vi  khuẩn gram (‐) phân lập từ trong các loại mẫu  bệnh phẩm 

Theo  kết  quả  ở  bảng  2,  gần  như  nhóm  vi  khuẩn gram (‐) kháng toàn bộ với những kháng  sinh đang được sử dụng tại bệnh viện Đa khoa 

Trang 4

Khu  vực  Thủ  Đức.  Đa  số  K.  ozaenae,  K. 

pneumoniae,  E. coli,  P. aeruginosa và  Acinetobacter 

spp. kháng cao với Bt, Tb, Ge, Cx, đặc biệt là Bt ở 

mức từ 46 – 100%. Ở dịch tiết, K. ozaenae kháng 

100%  với  Bt,  80%  với  AC,  Cz,  Ge,  TC.  Ở  bệnh 

phẩm  máu,  K.  pneumoniae  kháng  cao  với  Ci 

(83,3%).  Các  chủng  E. coli  kháng  cao  >  80%  với 

Ak và Ci (nước tiểu). Ở mẫu đàm, P. aeruginosa 

kháng  100%  với  Cl,  84,6%  với  Bt.  Riêng 

Acinetobacter spp.  kháng  cao  với  hầu  hết  kháng 

sinh  ở  mức  >  67%,  chỉ  có  CS  bị  kháng  ở  mức  thấp nhất (16,9%), mức kháng cao nhất là với Ct  (92,3%), kế tiếp là Lv và Bt (90,8%), tiếp theo lần  lượt là Im, Tb, Ci, Ge, CX, Cz, TC, Cl và AC. 

Bảng 2: Tỷ lệ kháng với kháng sinh của nhóm vi khuẩn gram (‐) phân lập được từ các loại mẫu bệnh phẩm (%) 

Kháng

Sinh

Đàm (n=26) D tiết (n=5) Máu (n=6) D.tiết (n=6) N tiểu (n=18) Đàm (n=13) N tiểu (n=13) Đàm (n=65)

Cl 50 40 50 16,7 72,2 100 53,8 72,3

Ct 50 20 33,3 50 61,1 69,2 30,8 92,3

Ak 69,2 0 33,3 50 83,3 30,8 53,8 76,9

Ci 34,6 60 83,3 16,7 88,8 23,1 38,5 84,6

AC 69,2 80 16,7 33,3 61,1 69,2 23,1 67,7

Bt 46,2 100 50 50 77,7 84,6 46,2 90,8

Tb 65,3 40 33,3 50 72,2 38,5 53,8 86,2

TC 61,5 80 16,7 33,3 22,2 23,1 30,8 76,9

Trong  nhóm  vi  khuẩn  gram  (‐)  chỉ  có  K. 

pneumoniae hoàn toàn không kháng với Im, đồng 

thời không kháng với Lv ở mẫu máu. Còn trong 

mẫu dịch tiết thì K. ozaenae không kháng với Ak.  

Tính  đề  kháng  kháng  sinh  của  các  chủng  vi 

khuẩn gram (+) phân lập từ trong các loại mẫu 

bệnh phẩm 

Bảng 3: Tỷ lệ đề kháng với kháng sinh của vi 

khuẩn gram (+) phân lập được từ các loại mẫu bệnh 

phẩm (%) 

Kháng

sinh

S aureus

Kháng sinh

S aureus

Máu

(n=20)

Đàm

(n=10)

N.tiểu (n=19)

Máu (n=20)

Đàm (n=10)

N.tiểu (n=10)

Lv 35 70 42,1 Ak 50 90 52,6

Rf 30 10 21,1 Tb 40 60 68,4

Cl 40 40 57,9 Er 85 90 94,7

Pn 65 80 89,5 Va 55 30 57,9

Ox 80 50 52,6 Dx 30 60 47,4

CS 35 50 47,4 Ni 15 50 36,9

Of 15 30 15,8 Az 75 80 52,6

Tình  hình  đề  kháng  với  kháng  sinh  của  S. 

aureusrất  đáng  lo  ngại,  kháng  tổng  cộng  với  14 

kháng  sinh.  Các  chủng  S.  aureus  đều  kháng  ở 

mức  khá  cao  với  hầu  hết  kháng  sinh,  từ  40  –  90%. Ở mẫu máu, đàm, nước tiểu, kháng sinh bị  kháng  mức  cao  nhất  là  Er  (lần  lượt  85,  90  và  94,7%). Ngoài ra, Pn cũng bị kháng mức khá cao  (65, 80 và 89,5%).  

BÀN LUẬN  

Tỷ lệ giới tính 

Trong tổng số 266 đối tượng phù hợp với các  tiêu chí nghiên cứu, tỷ số nam/nữ khoảng 1,46/1.  Qua tỷ số này cho thấy nam giới bị nhiễm bệnh  nhiều hơn nữ giới. Theo Vũ Thị Kim Cương khi  khảo sát tình hình kháng kháng sinh của các vi  khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện  Thống  Nhất  cho  biết  nhóm  bệnh  nhân  nam  chiếm đa số, tỷ lệ là 77,5%(10). Vincent và cộng sự  cho biết trong số bệnh nhân được nghiên cứu có  62% là nam giới(8). 

Phân bố bệnh nhân theo tuổi 

Kết  quả  khảo  sát  cho  thấy,  tuổi  của  bệnh  nhân  nhỏ  nhất  là  18,  tuổi  lớn  nhất  là  98,  tuổi 

Trang 5

trung  bình  chung  là  64,82  ±  20,71  tuổi.  Nhóm 

tuổi từ 71 – 90 có số lượng bệnh nhân nhiều nhất 

(125 người). Kế đến là nhóm tuổi từ 51 – 70 (65 

bệnh nhân). Theo một số nghiên cứu, trung bình 

một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh(6) hay ở nhóm 

tuổi > 60 có tỷ lệ đa nhiễm nhiều nhất (73,69%)(3). 

Ngoài  ra,  có  một  số  căn  bệnh  chỉ  xảy  ra  cho 

người  lớn  tuổi.  Đây  cũng  là  nguyên  nhân  giải 

thích vì sao tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi chiếm tỷ lệ 

cao.  

Xác định tỷ lệ vi khuẩn thường gặp ở những 

bệnh nhân nhiễm trùng 

Các  vi  khuẩn  thường  gặp  gây  nhiễm  trùng 

cho  bệnh  nhân  là  Acinetobacter spp.  (25,45%),  S. 

aureus(17,82%),  K.  ozaenae  (12%),  P.  aeruginosa 

(9,46%),  K.  pneumonia  (8%),  E.  coli  (8%).  Trong 

đó,  Acinetobacter  spp.  phân  lập  được  chủ  yếu 

trong  đàm,  đây  là  nguyên  nhân  gây  bệnh  phổi 

nhiều  nhất.  Ngoài  ra,  ở  mẫu  đàm  còn  gặp  S. 

aureus xuất hiện nhiều và cũng tìm gặp ở những 

bệnh  nhân  bị  viêm  phổi.  Điều  đáng  lưu  ý  là 

Acinetobacter  trước  đây  được  coi  là  vi  khuẩn  cơ 

hội,  hiện  nay  chúng  là  tác  nhân  gây  nhiễm 

khuẩn thường gặp thứ ba, thứ tư trong các bệnh 

viện ở Việt Nam(4,2). 

Khảo  sát  tính  đề  kháng  kháng  sinh  của 

những  vi  khuẩn  thường  gặp  đã  phân  lập 

được 

Tính  kháng  kháng  sinh  của  các  chủng  vi 

khuẩn  gram  (‐)  phân  lập  từ  trong  các  mẫu 

bệnh phẩm: 

Nhìn  tổng  quát,  K.  ozaenae  hầu  như  kháng 

với  tất  cả  kháng  sinh  ở  mức  ≥  20%,  ngoại  trừ 

không  kháng  với  Ak  trong  mẫu  dịch  tiết.  Có 

16,13% K. ozaenae kháng cao mức tỷ lệ 100% với 

Bt  trong  mẫu  dịch  tiết,  100%  kháng  với  các 

kháng sinh AC và TC và Ge ở tỷ lệ 60 – 80%.  

Đối  với  nhóm  trực  khuẩn  đường  ruột,  duy 

nhất  có  K.  pneumoniae  là  không  kháng  với  Im. 

Tuy nhiên, Im là loại kháng sinh đắt tiền, chỉ nên 

xem như thuốc dự trữ (7). So với K. ozaenae thì K. 

pneumoniae  có  mức  độ  kháng  với  kháng  sinh 

tương đối thấp hơn. Kháng tối đa ở mức 50% với 

Bt và Ge. Riêng trong mẫu máu, mức kháng tối 

đa đến 83,3% đối với Ci. 

Ba  chủng  vi  khuẩn  gram  (‐)  còn  lại  đều 

kháng  toàn  bộ  với  14  kháng  sinh.  Trong  đó,  E. 

coli kháng ở mức thấp nhất chỉ có hai kháng sinh 

là  Lv  (11,1%)  và  TC  (22,2%),  số  kháng  sinh  còn  lại đều bị kháng ở mức cao, từ 50 – 88,8%. 

P.  aeruginosa  kháng  với  kháng  sinh  trong 

bệnh phẩm đàm cao hơn trong nước tiểu. Như  vậy, nếu chỉ căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ  thì  các  y,  bác  sĩ  cần  phải  cân  nhắc  thật  kỹ  nhằm  đưa  ra  pháp  đồ  hiệu  quả  nhất  trong  công tác điều trị. Bởi vì, những chủng vi khuẩn  này tuy nhạy rất nhiều với kháng sinh, nhưng  mức nhạy cao nhất chỉ đạt 76,9% và chỉ có một  kháng sinh cho mỗi loại bệnh phẩm (đàm: Lv;  nước  tiểu:  AC).  Những  kháng  sinh  còn  lại,  tỷ 

lệ nhạy dưới 70%.  

Mức  độ  kháng  với  kháng  sinh  của 

Acinetobacter spp. càng đạt đến mức báo động, 

độ  nhạy  với  kháng  sinh  đa  số  rất  thấp,  từ  23,1% trở xuống, chỉ có CS nhạy ở mức tương  đối (60%).  

Tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn  gram (+) phân lập từ các mẫu bệnh phẩm: 

100%  S.  aureus  kháng  với  toàn  bộ  kháng 

sinh, trong đó kháng sinh bị kháng cao nhất là 

Er  (94,7%  ở  nước  tiểu;  90%  ở  đàm  và  85%  ở  máu) và Pn (89,5% ở nước tiểu; 80% ở đàm và 

65%  ở  máu).  Số  kháng  sinh  còn  lại  cũng  bị  S. 

aureus  kháng  khá  cao  (>  40%).  So  với  kết  quả 

của  Vũ  Thị  Kim  Cương,  kết  quả  này  khá  phù  hợp, tất cả đều kháng cao với Pn (> 80%), Er (>  90%), Dx (≥ 60%)(10).  

KẾT LUẬN 

Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm đa số (59,40%),  tuổi trung bình chung là 64,82 ± 20,71 tuổi và độ  tuổi có số lượng bệnh nhân chiếm nhiều nhất là 

từ 71 ‐ 90 (125 người) và 51 – 70 tuổi (65 người). 

Tỷ  lệ  vi  khuẩn  thường  gặp  ở  những  bệnh  nhân nhiễm trùng: Có 6 loài có tần số phân lập 

Trang 6

được  nhiều:  Acinetobacter  spp.  (25,5%),  S. 

aureus(17,8%),  K.  ozaenae  (12%),  P.  aeruginosa 

(9,5%), K. pneumoniae (8%) và E. coli (8%). 

Tính đề kháng kháng sinh của các chủng vi 

khuẩn  phân  lập  từ  trong  các  loại  mẫu  bệnh 

phẩm:  

‐ K. ozaenae kháng cao nhất với Bt (100%) và 

nhạy cảm cao nhất với Ak (100%). 

‐ K. pneumoniaekháng cao nhất với Ci (83,3%) 

và không kháng với Im. 

‐ Các chủng E. coli, P. aeruginosa, Acinetobacter 

spp.  và  S. aureus  đều  kháng  với  toàn  bộ  kháng 

sinh đặt kháng sinh đồ, trong đó: 

+ E. coli  kháng  với  12/14  kháng  sinh  ở  mức 

cao, từ 50 – 88,8%, kháng ở mức thấp nhất chỉ có 

hai kháng sinh là Lv (11,1%) và TC (22,2%). 

+  P.  aeruginosa  kháng  với  kháng  sinh  trong 

bệnh phẩm đàm đa số cao hơn trong nước tiểu. 

Kháng mức cao nhất đối với Cl ở đàm là 100%, ở 

nước tiểu là 53,8%. 

+  Acinetobacter  spp.  kháng  cao  với  13/14 

kháng  sinh  ở  mức  >  65%,  kháng  thấp  chỉ  với  1 

kháng sinh (CS: 16,9%). 

+  S.  aureus  kháng  cao  nhất  với  Er  (85%  ‐ 

94,7%), kháng thấp nhất với Of (15 – 30%). 

KIẾN NGHỊ 

Tiếp tục nghiên cứu thêm về tình hình kháng 

thuốc  của  vi  khuẩn,  theo  dõi  mức  biến  động 

kháng sinh của nhóm vi khuẩn gram (‐) và gram 

(+).  

Dựa  vào  kết  quả  kháng  sinh  đồ,  các  bác  sĩ 

lựa  chọn  kháng  sinh  thích  hợp  nhất  cho  bệnh 

nhân điều trị để hạn chế chi phí và thời gian. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1 Cao  Minh  Nga  (2006),  Các  vi  khuẩn  gây  nhiễm  khuẩn  đường  tiểu  ở  trẻ  em  và  sự  đề  kháng  kháng  sinh.  Y  học  TP.  Hồ  Chí  Minh. 10 (4) 378‐383. 

2 Cao Minh Nga (2008). Nhiễm khuẩn do Acinetobacter và tính  kháng thuốc. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 12 (1): 188‐193. 

3 Cao Minh Nga, Lục Thị Vân Bích, Nguyễn Thị Tuý An và Võ  Trần  Vương  Di  (2010).  Sự  đề  kháng  kháng  sinh  của  các  vi  khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người lớn. Y học TP. 

Hồ Chí Minh. 14 (1): 490‐496. 

4 Nguyễn  Phú  Hương  Lan,  Nguyễn  Văn  Vĩnh  Châu,  Đinh  Nguyễn  Huy  Mẫn,  Lê  Thị  Dưng  và  Nguyễn  Thị  Thu  Yến  (2012). Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter 

và  Pseudomonas phân  lập  tại bệnh  viện  Bệnh  Nhiệt  Đới  năm 

2010. Thời Sự Y học. 68: 9‐12. 

5 Nguyễn Thị Kê, Nguyễn Xuân Mai, Cao Minh Nga, Nguyễn Đỗ  Phúc, Nguyễn Trần Chính, Cao Ngọc Nga và CS (2006). Khảo  sát các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp và mức độ đề kháng kháng  sinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 10 (4): 99‐405. 

6 Phạm Thắng (2007). Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt  Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng. Tạp chí  DS&PT. số 4.34‐56. 

7 Trần Thị Thu Hằng (2003). Dược lực học. Tái bản lần thứ năm.  Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. TP. 

Hồ Chí Minh. Tr. 34‐65. 

8 Vincent JL, Rello J, Marshall J, et al (2009). International study of  the prevalence and outcomes of infection in intensive care units.  JAMA. 302 (21): 2323 – 2329. 

9 Võ Thị Trà  An  (2012).  Đề  kháng  kháng  sinh  và  các biện  pháp  hạn chế đề kháng kháng sinh trong chăn nuôi thú y. http://uv‐ vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=2039. Truy cập ngày  22/6/2013. 

10 Vũ Thị Kim Cương (2007). Khảo sát tình hình kháng kháng sinh  của  các  vi  khuẩn  gây  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  tại  bệnh  viện  Thống Nhất từ 15/10/2005 đến 20/6/2006. Luận văn thạc sĩ y học.  Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đại học Y dược thành phố 

Hồ Chí Minh. Tr. 45‐56. 

  Ngày nhận bài báo:       18/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   11/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

 

Ngày đăng: 21/01/2020, 14:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w