-Với những cơ sở vận chuyển rác ra ngoài bệnh viện đến nơi khác để đốt, nguy cơ lây lan mầm bệnh trong quá trình vận chuyển là rất cao vì không có nhiều cơ sở có phương tiện vận chuyển c
Trang 1Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là thầy Lê Tấn Thanh Lâm, cùng với
sự hỗ trợ của cha mẹ, bạn bè cùng khoa và sự
cố gắng của bản thân, tiểu luận “ Thiết Kế Lò Đốt Rác Thải Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức ”đã hoàn thành
Minh Tuấn xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến :
Các thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học – Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ chí Minh
Các bạn bè cùng khoa
Lời tri ân đặc biệt đến :
Thầy Lê Tấn Thanh Lâm Khoa Môi Trường – Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ chí Minh Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉnh sửa, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu
Công ơn sinh thành, dưỡng dục cao dày như biển trời của cha mẹ
Tạ ơn Cha Mẹ đã chắp thêm đôi cánh Vững vàng cho con bước vào đời !
Trang 2
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong cả nước theo đánh giá của Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường năm 2007 là khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải y tế là 1,4 nghìn tấn Tuy khối lượng chất thải y tế ít hơn nhiều so với chất thải công nghiệp nhưng là nguồn chứa nhiều loại vi trùng nguy hiểm và hóa chất, dược liệu độc hại với môi trường Vì vậy việc xử lý chất thải y tế thật sự rất quan trọng và cần thiết
Khối lượng chất thải rắn y tế thu gom từ 56 cơ sở y tế nội thành của Thành Phố
Hồ Chí Minh khoảng 5.5 tấn/ngày, còn rác của hơn 57 cơ sở y tế khác, các trung tâm y
tế ngoại thành và 4000 phòng khám tư nhân vẫn chưa được thu gom để xử lý Trong khi đó lượng rác y tế ngày càng gia tăng do gánh nặng dân số, thiên tai lũ lụt, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm… ước tính đến năm 2030 là 31 tấn /ngày Vì vậy các lò đốt rác y tế đang có hiện nay sẽ quá tải Thành phố sẽ phải chi một khoản tiền rất lớn nếu nhập các lò đốt rác từ nước ngoài
Việc chế tạo lò đốt rác nội địa là hoàn toàn có thể Các lò chế tạo trong nước có giá thành thấp hơn nhiều so với lò nhập ngoại, nồng độ khí thải sau khi đốt được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép Đã có hơn 30 lò đốt rác y tế nội địa quy mô nhỏ (<100kg/h) được đưa vào sử dụng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Long An, Tây Ninh…
Tiểu luận “ Thiết Kế Lò Đốt Rác Thải Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức ” cũng đi theo xu hướng chung đó Toàn Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ có 3 lò đốt cho
100 bệnh viện trong thành phố Vì thế nhu cầu xây dựng một lò đốt rác y tế hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn môi trường là vô cùng cần thiết…
Trong phạm vi đề tài tiểu luận, luận văn không khỏi có nhiều hạn chế Tác giả mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh chị và các bạn cùng ngành để đề tài hoàn thiện
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cám ơn ii
Lời nói đầu iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt v
Danh sách các hình vi
Danh sách các bảng vii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
1.5 Phạm vi nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Tình hình rác thải của bệnh viện Việt Nam 3
2.2 Phân loại rác thải bệnh viện 5
2.3 Tình hình rác thải bệnh viện Thủ Đức 7
2.4 Công nghệ xử lí rác thải bệnh viện Việt Nam và thế giới 13
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ .32
3.1 Tính toán thiết kế lò đốt rác nhiên liệu dầu DO 32
3.2 Thể tích xây lò và tính toán khung lò 64
3.3 Tính toán công suất quạt 73
3.4 Tính Kinh tế 80
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
4.1 Kết luận 82
4.2 Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
Trang 4
Danh mục các từ viết tắt
RTYT : Rác thải y tế
WHO (World Healthy Organization ) : Tổ chức Y Tế Thế Giới
UNEP ( United Nations Environment
Trang 5Danh sách các hình
Trang Hình 1 Mặt bằng bệnh viện Thủ Đức 8
Hình 2 Xe chở rác y tế của công ty môi trường đô thị thành phố 11
Hình 3 Xe thu gom rác y tế 11
Hình 4 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải bệnh viện 12
Hình 5 Lò đốt một cấp 17
Hình 6 Buồng đốt nhiều cấp 18
Hình 7 Hệ thống thiết bị lò đốt thùng quay có xử lý khí 19
Hình 8 Lò đốt tầng sôi 21
Hình 9 Lò đốt nhiệt phân 22
Hình 10 Lò đốt hóa lỏng KUSUKUSU 24
Hình 11 So sánh lò đốt trước đây và lò đốt theo phương thức đốt áp suất âm, chưng cất bán khô 24
Hình 12 Sơ đồ công nghệ thiêu hủy chất thải rắn 26
Hình 13 Lò đốt VHI – 18B 27
Trang 6Danh sách các bảng
Trang Bảng 3.1
Thành phần và nhiệt trị của một số loại dầu DO .32 Bảng 3.2
Thành phần nhiên liệu DO theo lượng mol 34 Bảng 3.3
Lượng không khí lý thuyết để đốt 100 kg dầu DO 35 Bảng 3.4
Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg dầu DO 36 Bảng 3.5
Thành phần hóa lý của rác y tế 37 Bảng 3.6
Thành phần rác y tế chuyển thành lượng mol 38 Bảng 3.7
Lượng không khí lý thuyết để đốt 100 kg rác 40 Bảng 3.8
Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg rác 41 Bảng 3.9
Các đặc tính của béc phun thấp áp và cao áp 50 Bảng 3.10
Thành phần và lưu lượng dòng vào buồng đốt thứ cấp 54 Bảng 3.11
Thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt dầu ở buồng đốt thứ cấp .63 Bảng 3.12
Thành Phần và lưu lượng của khí thải ra khỏi lò đốt 63
Trang 7Hiện nay, công nghệ đốt kết hợp với xử lý khói thải vẫn được ưu tiên hàng đầu Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này được sự phân công của Bộ Môn Công Nghệ Hóa, dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Tấn Thanh Lâm Khoa Môi Trường tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ đốt Với mong muốn quản lý tốt hệ thống thu gom phân loại rác thải bệnh viện Để từ đó xây dựng quy trình công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo các chỉ tiêu trước khi xả thải vào môi trường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về hệ thống quản lý phân loại rác tại bệnh viện Thủ Đức
- Xây dựng quy trình công nghệ đốt rác thải nguy hại của bệnh viện
1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Xác định thành phần; khối lượng chất thải rắn y tế, sinh hoạt tại bệnh viện
- Xác định quá trình thu gom, vận chuyển rác thải bệnh viện
- Tìm hiểu công nghệ đốt rác của Việt Nam và thế giới
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác y tế của bệnh viện
Trang 81.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Tham quan thực tế bệnh viện, lò đốt tại Bình Hưng Hòa
- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan
- Thu thập số liệu và hình ảnh về thành phần, khối lượng chất thải rắn
- Tham khảo tài liệu: sách báo, internet…
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
- Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức
- Công nghệ đốt rác của công ty môi trường đô thị thành phố
Trang 9Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình rác thải bệnh viện của Việt Nam:
Việt Nam hiện có xấp xỉ 1.050 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế xã Cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, chúng thải ra lượng rác thải y tế khổng lồ, riêng chất thải rắn đã hơn 400 tấn mỗi năm, trong
đó gần 1/10 thuộc loại nguy hiểm
Bộ Y tế cho biết, chỉ 1/3 lượng rác thải rắn y tế được đốt bằng lò đốt hiện đại
Số còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung
-Với những cơ sở vận chuyển rác ra ngoài bệnh viện đến nơi khác để đốt, nguy
cơ lây lan mầm bệnh trong quá trình vận chuyển là rất cao vì không có nhiều cơ sở có phương tiện vận chuyển chuyên dụng:
-Còn cách chôn lấp (thường được áp dụng ở những đơn vị không có lò đốt và lượng rác thải không lớn) cũng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến dịch bệnh Mặt khác, qua thời gian, diện tích đất dùng cho việc này cũng sẽ hết dần
-Đốt bằng lò không phải là giải pháp hoàn hảo Các chất độc hại sẽ giảm nhiều trong quá trình đốt nhưng chỉ với điều kiện lò có hệ thống xử lý khí thải, mà thực tế rất
ít lò đốt rác y tế ở Việt Nam có hệ thống này Thế nên việc xử lý chất độc này lại làm phát sinh các chất độc khác, làm ô nhiễm môi trường
Bộ Y tế đang xây dựng chương trình quản lý xử lý chất thải bệnh viện Mục tiêu của chương trình này là đến năm 2010 sẽ hoàn thành hệ thống văn bản pháp lý và hướng dẫn thực hiện liên quan đến lĩnh vực này Sau 4 năm nữa, tất cả các bệnh viện ở Việt Nam sẽ có hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng với công nghệ phù hợp
(Nguồn: Bộ Y tế)
Trang 10Lượng chất thải y tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng do sự gia tăng dân số và việc mở rộng các hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện dẫn đến tình trạng quá tải chất thải y tế ở nhiều bệnh viện ngành, trung ương, tỉnh thành, đặc biệt là các chuyên khoa đầu ngành như bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển, bệnh viện K Tuy nhiên cho đến nay, công tác quản lý chất thải y tế tại hầu hết các bệnh viện nhìn chung còn trong tình trạng yếu kém từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển cho đến khâu xử lý
Một trong những phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải rắn phổ biến trên thế giới hiện nay là phương pháp đốt ở nhiệt độ cao Sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo tiêu hủy triệt để các nguồn lây nhiễm các loại bệnh tật như: HIV/AIDS, viêm gan virus, viêm não, lao, tả, lỵ, thương hàn , đồng thời phần tro còn lại sau khi đốt có dung tích nhỏ, chỉ còn 5 - 12% khối lượng chất thải rắn ban đầu và có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước thải Quá trình thiêu đốt này được thực hiện trong các lò đốt chất thải y tế (LĐCTYT) Do chất thải y tế có thành phần phức tạp với các trị số calo khác nhau, yêu cầu được đặt ra là: Một mặt, quá trình tiêu hủy CTR của lò đốt phải đạt hiệu quả, do đó phải duy trì được nhiệt độ cao với thời gian lưu cháy nhất định để đảm bảo oxi hóa hoàn toàn chất thải ở dạng khí, đảm bảo không phát sinh ô nhiễm thứ cấp tới môi trường; mặt khác, lò đốt phải hoạt động ổn định và an toàn Muốn vậy, chế độ hoạt động và quy trình đốt phải thích ứng với từng giai đoạn phân hủy nhiệt của chất thải Mô hình phổ biến trong sử dụng LĐCTR trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là sử dụng "lò đốt đa vùng"
Một thực tế là hiện nay, các lò đốt đang được sử dụng ở các cơ sở y tế của nước
ta rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc xuất xứ Có những loại lò đốt được chế tạo, sản xuất trong nước và có những loại lò đốt được nhập khẩu từ nước ngoài Song, cho đến nay, đa số những lò đốt này còn chưa được đánh giá, thẩm định về mặt kỹ thuật do chưa có các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành Chính vì vậy, trước khi có tiêu chuẩn áp dụng chính thức thì trước mắt, việc xây dựng và ban hành các văn bản kỹ thuật (VBKT) về LĐCTYT để làm căn cứ cho việc đánh giá, thẩm định toàn diện các lò đốt được sản xuất trong nước, được nhập khẩu hoặc đang được sử dụng là một yêu cầu có
Trang 11Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KHCN&MT về việc triển khai đánh giá, thẩm định LĐCTYT theo yêu cầu tại Công văn 56/VPCP-KG ngày 04/01/2001 của Văn phòng Chính phủ, theo sự phân công của Ban chỉ đạo Liên bộ về tổ chức đánh giá, thẩm định LĐCTYT (được thành lập theo Quyết định số 360/QĐ-BKHCNMT ngày 22/3/2001), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) đã khẩn trương tiến hành các công việc có liên quan để nhanh chóng xây dựng dự thảo các VBKT về LĐCTYT Các VBKT này được sử dụng làm căn cứ kỹ thuật cho việc đánh giá, thẩm định các LĐCTYT trong cả nước Căn cứ để xây dựng dự thảo các VBKT này là các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế (chủ yếu là WHO và UNEP) và của nước ngoài, các tài liệu kỹ thuật, các ca-ta-lô của nhà sản xuất cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước có liên quan
2.2 Phân loại rác thải bệnh viện:
Trang 122.2.2 Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ sinh ra trong các cơ sở y tế từ các hoạt động chuẩn đoán định vị khối, hoá trị liệu và nghiên cứu phân tích dịch mô cơ thể Chất thải phóng xạ tồn tại dưới cả 3 dạng: rắn, lỏng và khí
- Dạng rắn: bao gồm vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm kim tiêm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
- Dạng lỏng: gồm dung dịch có chứa chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán xét nghiệm như chất bài tiết của người bệnh hay nước súc rửa các dụng cụ
có chứa chất phóng xạ…
- Dạng khí: gồm các chất khí dùng trong lâm sàng, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ…
2.2.3 Chất thải hoá học:
Chất thải hoá học phát sinh chủ yếu từ các hoạt động thí nghiệm, xét nghiệm…
có thể chia chúng thành các loại chủ yếu sau:
- Chất thải hoá học không nguy hại: như đường, axít béo và một số muối vô cơ
- Các chất quang hoá học: có trong dung dịch dùng cố định hoặc tráng phim
- Các dung môi: dùng trong các cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất halogen như methylene chlorede, chlorofom, freons,…
- Oxít ethylene: sử dụng để diệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẩu thuật
Các chất hoá học hỗn hợp bao gồm: dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi lảm vệ sinh
Trang 132.2.4 Các bình chứa khí có áp suất :
Như bình đựng oxi,CO2, bình ga Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng
2.2.5 Chất thải sinh hoạt:
Bao gồm chất thải phát sinh từ các buồng bệnh, hành lang, nhà kho, nhà ăn và các loại rác thực vật
2.3 Tình hình rác thải bệnh viện Thủ Đức:
Hình 1: Mặt Bằng bệnh viện Thủ Đức
2.3.1 Hiện Trạng thu gom, phân loại rác thải bệnh viện:
Rác thải của bệnh viện được phân loại thành: rác y tế và rác sinh hoạt
2.3.1.1 Rác sinh hoạt
Thành phần: Giấy báo, hộp cơm, hộp thức ăn, vỏ hộp sữa, lon nước, chai nhựa,
vỏ thuốc, bông băng, tả em bé, khẩu trang, bịch nilon, thức ăn thừa…
Bao đựng: Rác sinh hoạt được chứa trong các bao màu xanh, đặt trong các thùng nhựa
Nguồn thải:
Trang 14 Sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhân viên của bệnh viện
Nhà ăn của bệnh viện
Phòng hành chánh
Khối lượng: Trung bình từ 200 – 300kg/ngày
Thời gian thu gom: 2 ngày/lần
Người thu gom: Nhân viên dọn vệ sinh
Đơn vị thu gom: Công ty Công trình giao thông đô thị và quản lý nhà Thủ Đức
số 11 Khổng Tử, phuờng Bình Thọ vận chuyển đến khu xử lý (bãi chôn lấp)
Nguồn: Quy chế quản lý chất thải y tế
Thành phần rác thải y tế: Giấy, bông băng, gạc, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu (bình dịch truyền), găng tay, ống nghiệm, bệnh phẩm, kim tiêm, dao mổ, thuốc hết hạn sử dụng… Ngoài ra trong rác thải y tế còn một thành phần nữa là chất thải rắn phóng xạ Tuy nhiên do bệnh viện Thủ Đức quy mô còn khá
Trang 15Bao đựng: Màu vàng Nguồn thải:
- Phòng xét nghiệm, chụp rửa phim
- Phòng mổ, buồng tiêm
- Phòng cấp cứu
- Phòng bệnh nhân tryền nhiễm
- Khu bào chế dược
- Nhà vệ sinh
Khối lượng: 80Kg/ngày
Thời gian thu gom: 8h – 15h mỗi ngày, trừ chủ nhật
Đơn v ị thu gom: Công ty môi trường đô thị thành phố Người thu gom: y tá, điều dưỡng
Chi phí: 6000đồng/kg
Theo hợp đồng kí kết:
- Rác thải y tế của bệnh viện được đựng trong các thùng rác di động màu cam
Các thùng rác này cùng với các túi nilon được cấp bởi công ty Dusman chịu trách nhiệm thu gom rác tại bệnh viện Rác này sau khi cân sẽ được công ty môi trường đô thị vận chuyển đến lò đốt rác tại Bình Hưng Hoà thuộc công ty Môi trường đô thị thành phố
Thiết bị vận chuyển: Xe vận chuyển rác chuyên dụng của công ty môi trường
đô thị
Trang 16Hình 2: Xe chở rác y tế của công ty môi trường đô thị thành phố
Rác y tế được các y tá, điều dưỡng phân loại, thu gom từ các phòng khoa, cho vào các bao đựng màu vàng Đối các vât dụng sắc nhọn như: kim tiêm (được tháo ra nhờ kiềm, khi tháo có dùng găng tay), dao, kéo được bỏ riêng vào các hộp nhựa cứng màu vàng
Rác này sau khi được thu gom tập trung lại, sẽ được các xe đẩy rác chuyên dụng làm bằng inox có nắp đậy vận chuyển đến kho chứa rác y tế Tại bệnh viện Thủ Đức kho chứa rác y tế được trang bị thiết bị làm lạnh, nhằm hạn chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ, phát triển của vi sinh vật
Mặc dù bệnh viện có sự phân loại các vật dụng sắc nhọn như: kim tiêm, dao, kéo,… Nhưng chỉ với mục đích tránh nguy hiểm cho ngưòi thu gom Các vật dụng này sau khi thu gom đến nhà chứa rác y tế lại được bỏ chung với các loại rác thải y tế khác,
để đem đốt
Hình 3: Xe thu gom rác y tế
Trang 17Hình 4: Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải bệnh viện
Trang 18Bảng1: Số liệu thu gom rác y tế từ ngày 26/3/2008 – 25/4/2008
Nguồn: Công Ty môi trường đô thị
Ngày Số lượng(Kg) Ngày Số lượng(Kg)
Trang 19Sơ đồ thu gom rác:
Ngoài ra, tại phòng dược có một số lượng lớn các hộp giấy, thùng cactông (140 – 150kg/tuần) Lượng giấy này được bán và tái sử dụng lại Riêng các hồ sơ lưu trữ, các phim chụp X quang sau thời gian khoảng 10 năm cũng sẽ được bán cho đơn vị thu gom
2.3.2 Hệ thống quản lý việc phân loại rác tại bệnh viện
Trung tâm y tế dự phòng kết hợp với thanh tra vệ sinh môi trường kiểm tra định
kì, đột xuất mỗi năm một lần Bên cạnh đó còn có sự kiểm tra chéo giữa các bệnh viện với nhau (6 tháng/lần) Các bệnh viện đã kiểm tra bệnh viện Thủ Đức trong thời gian gần đây nhất có: Bệnh viện Sài Gòn vào 6 tháng cuối năm 2007; bệnh viện An Bình 6 tháng đầu năm 2008
Về phía bệnh viện, tiến hành kiểm tra đột xuất, định kì 1tháng/lần Ban kiểm tra gồm: Trưởng phòng hành chánh, trưởng khoa chống nhiễm khuẩn, điều dưỡng trưởng Đối với các hành vi vi phạm phân loại chất thải y tế nguy hại, sẽ bị nhắc nhở, trừ lương
2.4 Công nghệ xử lí rác thải bệnh viện Việt Nam và thế giới
2.4.1 Các phương pháp xử lí chính:
Trên thế giới hiện đã và đang áp dụng một số phương pháp xử lý RTYT như sau:
2.4.1.1 Phương pháp khử trùng
Phương pháp khử khuẩn bằng hóa chất:
Hạn chế của phương pháp này:
Nhà rác y tế
Xe chở rác
Lò đốt Rác y tế từ các
phòng, khoa theo khu vực Tập trung lại Xe đẩy
Trang 20- Phải băm nhỏ hoặc nghiền chất thải trước khi khử khuẩn
- Những thiết bị để băm hoặc nghiền thường hay bị sự cố cơ khí
- Những chất hoá học sử dụng để tiệt khuẩn chất thải y tế thường rất độc hại đối với con người (thường dùng clo và hypoclorite)
- Hiệu quả khử khuẩn phụ thuộc nhiều vào điều kiện vận hành và trình độ của nhân viên thao tác Chỉ có lớp bề mặt của chất thải tiếp xúc với hoá chất là bị khử khuẩn, do vậy nếu độ nghiền băm RTYT chưa đủ nhỏ thì khả năng khử khuẩn triệt để
là rất thấp Rất khó khăn trong việc loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi tự nhiên
Phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt khô và ướt:
Phương pháp này có nhược điểm như chất thải phải được băm nhỏ trước khi khử trùng, những thiết bị băm hoặc nghiền thường hay bị sự cố cơ khí Hiệu quả khử khuẩn không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vận hành Chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành thấp và ít có tác động tới môi trường Sau khi khử khuẩn, chất thải được loại bỏ như chất thải sinh hoạt
Phương pháp chiếu vi sóng:
Phương pháp chiếu vi sóng được sử dụng rộng rãi tại một số nước tiên tiến Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư thiết bị tương đối cao nhiều thiết bị kiểm tra chất lượng sau khi chiếu
Nhược điểm của phương pháp khử trùng:
- Không đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh
- Khử trùng bằng nồi hấp hấp cao áp hoặc sóng vi ba đòi hỏi kỹ thuật cao, đắt tiền và vận hành phức tạp
- Phải có bãi chôn lấp lớn để chôn rác sau khi được khử trùng
2.4.1.2 Phương pháp chôn lấp
Đây là biện pháp xử lý RTYT cổ xưa nhất, và hiện nay vẫn được dùng phổ biến ở nhiều nơi trên khắp thế giới - đặc biệt là ở những nước nghèo Do phương pháp chôn
Trang 21với các phương pháp khác, nên nó phù hợp cho hầu như tất cả các bệnh viện có điều kiện kinh tế khó khăn
Nhược điểm:
- Phải có diện tích đất đủ lớn để chôn lấp RTYT
- Gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm cao
- Nguồn ủ cho các bệnh truyền nhiễm và gây thành các dịch bệnh cho xã hội
- Hiện nay người ta không khuyến khích các bệnh viện sử dụng biện pháp chôn lấp RTYT
2.4.1.3 Phương pháp thiêu đốt rác
Thiêu đốt là phương pháp xử lý RTYT được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay Tại các nước tiên tiến, lò đốt RTYT luôn đi đồng bộ với xử lý khí thải Đốt chất thải là quá trình ôxy hoá chất thải bằng ôxy của không khí ở nhiệt độ cao, phá huỷ các hợp chất, phức chất nguy hại thành các chất không độc hại cho môi trường
Đây là quy trình xử lý cuối cùng áp dụng cho RTYT nguy hại mà không thể tái chế, tái sử dụng hay lưu trữ an toàn trong bãi chôn lấp
- Không tốn nhiều diện tích
- Xử lý tại chỗ tránh được rủi ro khi vận chuyển
- Có thể thu hồi nhiệt để sử dụng lại hoặc chuyển thành các dạng năng lượng khác
- Hiệu quả xử lý cao đối với các chất thải hữu cơ chứa vi trùng gây bệnh và các chất thải nguy hại
Trang 22Dựa trên những ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý rác thải y tế, cũng như xu hướng hiện tại của Việt Nam và thế giới mà tôi đã hướng tới việc lựa chọn công nghệ đốt để đi sâu tìm hiểu Từ đó xây dựng phương pháp xử lý rác thải bệnh viện dựa trên phương pháp này Tro xỉ còn lại sau khi đốt sẽ được đem đi chôn lấp
2.4.2 Công nghệ đốt rác thải y tế
2.4.2.1 Kỹ thuật đốt hở thủ công:
Được sử dụng trước năm 1955 Chất thải được đổ đống trên mặt đất rồi đốt, không có các thiết bị hỗ trợ Hạn chế của phương pháp này là không an toàn, đốt kông triệt để, thải ra khói thải gây ô nhiễm môi trường
2.4.2.2 Kỹ thuật đốt một cấp trong buồng đốt đơn:
Hình 5: Lò đốt một cấp
Sử dụng trước những năm 1960, nhưng khí thải từ lò đốt chưa đạt tiêu chuẩn Chất thải được đặt trên ghi lò và được đốt mà không có bộ phận đốt hỗ trợ Khí thải thoát ra ống khói, thải ra môi trường
2.4.2.3 Kĩ thuật đốt nhiều cấp (nhiều buồng đốt):thường là hai buồng
Chất thải được đốt triệt để, khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy định Chất thải được đốt trong nhiều buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp Tuỳ theo điều kiện của sử
Ống
Buồng Gạch Chất Ghi Nơi
Cửa lấy
Lỗ cấp không
Lỗ cấp không khí Nhiên ố
Trang 23Lò đốt chất thải nhiều cấp còn được gọi là lò đốt nhiệt phân Chất thải được đưa vào buồng đốt sơ cấp và đốt ở nhiệt độ 800 – 900oC Lượng không khí cấp vào từ 70 – 80% lượng không khí lý thuyết Khí tách ra từ phản ứng cháy và hơi nước được dẫn đến buồng thứ cấp và đốt ở nhiệt độ 1100 – 1300oC Lượng không khí cấp vào từ 110 – 120% lượng không khí lý thuyết Khí thải được dẫn qua thiết bị xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường
Hình 6: Buồng đốt nhiều cấp
2.4.2.4 Kĩ thuật đốt trong lò đốt thùng quay
Lò đốt thùng quay là loại lò đốt chất thải tiến tiến có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn rác tốt, đạt hiệu quả cao được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển Lò gồm hai buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp
Buồng đốt sơ cấp:
Là một tầng quay với tốc độ điều chỉnh được, có nhiệm vụ đảo trộn chất thải rắn trong quá trình cháy Lò đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng từ (1 – 5)/100, nhằm tăng thời gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động tro ra khỏi lò đốt Phần đầu của lò đốt có lắp một béc phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt nhiên liệu nhằm đốt nóng cho hệ thống lò đốt Khi nhiệt độ lò đạt trên 8000C, thì chất
Trang 24thải rắn mới được đưa vào để đốt Giai đoạn đốt sơ cấp, nhiệt độ lò quay khống chế từ
800 – 9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng giữ nhiệt độ này thì bộ đốt phun dầu, gas tự động ngắt Khi nhiệt độ thấp hơn 800oC thì bộ đốt tự động làm việc trở lại Buồng đốt thứ cấp (buồng đốt phụ):
Đây là buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi, chưa cháy hết bay lên
từ lò sơ cấp Nhiệt độ ở đây thường từ 950 – 1100oC Thời gian lưu của khí thải qua buồng thứ cấp từ 1,5 – 2 giây Hàm lượng oxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%
Có các tấm hướng để khí thải vừa được thổi qua vùng lửa cháy của bộ phận đốt phun dầu vừa được xáo trộn mãnh liệt để cháy triệt để Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống xử lý trước khi qua ống khói thải ra môi trường
Trang 25Ghi chú:
A Khí nhiên liệu B không khí đốt C Chất thải rắn
D Không khí đốt E Không khí làm nguội F Nước bổ sung
G Dung dịch NaOH H Xả bỏ
1 Lò đốt thùng quay 2 Buồng đốt thứ cấp và lắng bụi 3 Băng tải tro
4 Buồng đốt khí nóng 5 Thiết bị rửa khí Ventury 6 Tháp rửa khí
7 Thiết bị tách lỏng 8 Van 9 Ống khói
10 Quạt không khí 11 Bơm tuần hoàn
2.4.2.5 Kĩ thuật đốt trong lò đốt tầng sôi
Lò đốt tầng sôi là loại lò đốt tĩnh được lát một lớp gạch chịu lửa bên trong để làm việc với nhiệt độ cao, có đặc điểm là luôn chứa một lớp cát dày khoảng 40 – 50cm Lớp cát này có tác dụng: nhận và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho rác ướt Được gió thổi tung lên, xé tơi và xáo trộn chất thải rắn giúp quá trình cháy sảy ra dễ dàng hơn
Chất thải lỏng khi bơm vào lò sẽ dính bám lên mặt các hạt cát nóng đang bị xáo động nên sẽ bị đốt cháy, nước sẽ bị bay hơi hết
Quá trình đốt tầng sôi:
Gió thổi mạnh vào dưới lớp vỉ đỡ có lỗ nên gió sẽ phân bố đều dưới đáy tháp làm lớp đệm cát cùng các phế liệu rắn, nhão đều được thổi tơi, tạo điều kiện cháy triệt để Khoang phía dưới tháp (trên vỉ phân bố gió), là khu vực cháy sơ cấp nhiệt độ buồng đốt từ 850 – 9200C, còn khoang phía trên phình to hơn là khu vực cháy thứ cấp có nhiệt độ cháy cao hơn (990 – 1100oC) để đốt cháy hoàn toàn chất thải Trong tháp sôi cần duy trì một lượng cát nhất định tạo một lớp đệm giữ nhiệt ổn định và hỗ trợ
Trang 26cho quá trình sôi của lớp chất thải đưa vào đốt Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống trước khi qua ống khói thải ra môi trường
Hình 8: lò đốt tầng sôi
2.4.2.6 Công nghệ đốt nhiệt phân
Nguyên lý hoạt động của lò chủ yếu là dựa vào quá trình kiểm soát không khí cấp vàp lò Quan hệ giữa lượng không khí được cấp cho quá trình đốt và nhiệt độ buồng đốt đã được ứng dụng để kiểm soát quá trình đốt (cả buồng sơ cấp lẫn thứ cấp)
Trong buồng đốt sơ cấp lượng không khí – V, chỉ được cấp bằng 70 – 80% lượng không khí cần thiết – Vo (theo tính toán lý thuyết) Nhiệt độ lò đốt kiểm soát từ 250-
900oC, giai đoạn cuối cùng có thể nâng nhiệt độ cao hơn để đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ còn lại trong tro Khí tách ra từ phản ứng này gồm có hỗn hợp các khí cháy (khí gas) và hơi nước sẽ được dẫn lên buồng thứ cấp và khí gas sẽ được đốt tiếp trong buồng thứ cấp
Ở buồng thứ cấp lượng không khí cung cấp dư để cháy hoàn toàn (thường vượt
110 – 200%) lượng không khí cần thiết Khí thải tiếp tục được làm sạch (khử bụi, khí axít…) bằng các thiết bị xử lý trước khi thải ra môi trường Nhiệt độ làm việc ở buồng thứ cấp trên 1000oC
Trang 271 2 3 4 5 6 7 8
1 Cơ cấu nạp liệu
2 Cửa lò
3 Buồng đốt sơ cấp
4 Buồng đốt thứ cấp
5 Cơ cấu tháo tro
6 Thiết bị giải nhiệt khí thải
hệ thống đốt rác các loại
Cơng suất: 25 tấn/ngày(rác hỗn tạp, rác chứa hợp chất cao phân tử, nước cống rãnh ), kèm theo hệ thống tự động đưa rác vào và hệ thống tự động thải tro than ra ngồi
Ứng dụng:
-Xử lý rác thải trong xây dựng, trên cơng trường, xử lý rác chất dẻo cao phân tử;
- Xử lý chất thải hỗn tạp, hợp chất cao phân tử, nước thải;
- Xử lý thiêu hủy rác thải (đặc biệt) ở bệnh viện, xử lý rác cao phân tử
Quy trình đốt cơ bản chia ra thành 5 loại chính:
Trang 28-Phương pháp đốt tự nhiên
- Phương pháp tạo gió lò
- Phương pháp chưng cất khô khí ga
- Phương pháp nung chảy khí ga
- Phương pháp đốt áp suất âm-chưng cất bán khô
Nguyên lý cơ bản của quá trình đốt hiện nay (áp suất dương): Đốt bằng không khí tạo ra do thổi và quạt Nguyên lý cơ bản của lò đốt hóa lỏng Kusukusu (áp suất âm): Chỉ đốt bằng không khí tạo ra từ máy hút bụi Người ta tiến hành thử nghiệm bằng đốt điếu thuốc lá: Khi thổi không khí vào điếu thuốc, điếu thuốc chỉ cháy một phần và tàn thuốc rơi xuống đất; Trong khi hút thuốc (hít vào) thì không khí được hút vào điếu thuốc rất đều, điếu thuốc cháy đều và tàn thuốc không rơi xuống đất
Ưu điểm của lò đốt hóa lỏng Kusukusu: kiểm soát được chất Dioxin:
- Dioxin là phần cacbon lắng lại của vật không cháy và được hình thành từ phản ứng của hợp chất clo và ôxy ở nhiệt độ 300-400oC;
- Có các phản ứng sinh hóa, phản ứng khử clo, phản ứng phân giải, tất cả đều được sinh ra trong tro bay;
- Kiếm soát chất Dioxin: Khi lượng ôxy ở trạng thái mỏng, phản ứng phân giải của Dioxin thường xảy ra ở khoảng 300oC Nhiệt độ dưới 500oC là nhiệt độ chính xảy
ra hiện tượng phân giải;
- Dioxin trong tro lắng lại trong phản ứng khử sẽ phân giải nếu tăng nhiệt độ lên tới 450oC
Trang 29Hình 10 Lò đốt hóa lỏng KUSUKUSU
Hình 11 so sánh lò đốt trước đây và lò đốt theo phương thức đốt áp suất âm,
chưng cất bán khô
2.4.3.1.2 Hệ thống thiêu hủy rác Echuto
Nơi chế tạo: Nga
Ứng dụng: Thiêu huỷ các chất thải rắn hữu cơ như rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, thành phố, vật phẩm của bệnh viện và một số loại chất thải sản xuất khác
Trang 30- Tiêu thụ năng lượng: Khí đốt 3m3 hay 7,2 kg củi và 0,5kg điện
- Năng suất : 0.6m3/ngày
Than trong ngăn chứa rác được tiếp tục đốt cháy thành tro, chế độ đốt được điều chỉnh bằng lượng khí cấp vào Khói bốc ra từ đây cũng được dẫn qua buồng đốt
để cháy hết ở nhiệt độ cao và làm sạch ở bình rửa khí như trên Lượng tro còn lại trong ngăn chứa rác có khối lượng bằng 5-12%, khối lượng rác được đưa vào ban đầu được lấy ra dễ dàng từ ngăn đựng tro Tro này hoàn toàn không độc hại đối với môi trường và người ta đã nghiên cứu khả năng sử dụng nó làm vật liệu xây dựng hoặc làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước thải Khí thoát qua ống khói có lượng các chất độc hại thấp hơn mức cho phép theo quy định của liên bang Nga Nước dùng để làm sạch khí thải được đưa vào hệ thống xử lý khí thải thông thường
Trang 31Hình 12: sơ đồ công nghệ thiêu huỷ chất thải rắn
Ưu điểm:
- Dùng thích hợp cho các bệnh viện ở cả thành phố lẫn nông thôn
- Kích thước nhỏ, khối lượng ít nên dễ lắp đặt và sử dụng
- Tiêu thụ năng lượng ít, chi phí vận hành thấp
- Giá rẻ bằng 1/3 so với các lò đốt cùng công suất được sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển
- Khí thải và tro không chứa các chất độc hại làm ô nhiễm môi trường
2.4.3.2 Việt nam:
2.4.3.2.1 Lò đốt rác y tế VHI-18B
Đơn vị chế tạo: Viện công nghệ môi trường - Viện KHCN VN
Công suất: từ 5-20 kg/giờ
Loại lò nhỏ công suất 5 kg/giờ với giá 270 triệu đồng
Nguyên lý: đốt tối đa vùng thông qua hai
Trang 32buồng đốt sơ cấp và thứ cấp, đốt ở nhiệt độ cao, xáo trộn
mạnh, thời gian lưu dài
Cấu tạo: buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp
Thành lò được xây bằng gạch chịu lửa, cách nhiệt
bằng bông khoáng chịu nhiệt có tuổi thọ cao Vỏ lò làm
bằng inox SUS340 bền và đẹp
Hoạt động:
Tại buồng đốt sơ cấp: Chất thải rắn được đưa vào
(duy trì ở nhiệt độ khoảng 8000C) Không khí được cấp liên
tục cho quá trình đốt thiêu huỷ rác nhờ bơm ejector tạo áp
suất âm trong buồng lò
Hình 13: Lò đốt VHI- 18B
Tại buồng đốt thứ cấp: Khói bốc lên từ các buồng đốt sơ cấp gồm cả những sản
phẩm cháy chưa hoàn toàn, chứa nhiều bụi và các chất độc hại được hòa trộn với
không khí theo nguyên lý vòng xoáy sẽ được đưa tiếp vào một buồng đốt thứ cấp Ở
buồng đốt thứ cấp, các sản phẩm cháy chưa hoàn hảo như Dioxin và Furan sẽ tiếp tục
được đốt cháy, phân hủy ở nhiệt độ cao khoảng từ 1.000-1.200oC với thời gian lưu
cháy đủ lớn từ 1,502 giây
Chu kỳ đốt, nhiệt độ, chế độ cấp khí và các thiết bị trong lò được điều khiển tự
động Khói từ buồng đốt thứ cấp sẽ được đưa qua hệ thống xử lý khí thải kết hợp với
trao đổi nhiệt sẽ loại trừ triệt để bụi, các kim loại nặng và các khí thải độc hại gây ô
nhiễm môi trường như NOx, SO2, HCl, HF Hệ thống Cyclon hấp thụ sẽ làm lạnh
nhanh các loại khí thải ở nhiệt độ dưới 200oC nên có thể tránh được sự tái sinh, phát
sinh các chất độc hại Dioxin; đồng thời không khí tiếp tục được nung nóng 100oC cấp
cho lò để giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu
Khói thải sau khi được xử lý bảo đảm không màu, không mùi, không gây ô
nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn TCVN 6560-1999 Đây được coi là một đặc tính ưu
việt và cũng là yêu cầu nghiêm ngặt với một công nghệ đốt chất thải rắn trong y tế, bởi
Trang 33Hiệu suất: Đốt cháy rác, thiêu hủy dioxin và furan cao
Áp dụng:
Lò đốt này rất thích hợp cho việc xử lý chất thải rắn y tế, chất thải rắn của các trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh thú y, chất thải rắn độc hại của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…
Đến nay, công nghệ lò đã được chuyển giao và lắp đặt ở 14 cơ sở y tế trên cả nước, gồm: Bệnh viện (BV) đa khoa Ninh Thuận, BV gang thép Thái Nguyên, BV lao phổi Thái Nguyên, BV đa khoa Bắc Cạn, BV 71 TW Thanh Hóa, Nhà máy in tiền quốc gia và một số trung tâm y tế cấp huyện như Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình - Bắc Ninh, Đắc Hà, Sa Thầy - Kon Tum
Đơn vị chế tạo: Công ty Thái SơnTrung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
Công suất: 20 kg/giờ với nhiệt độ buồng cấp I là 400oC-800oC, buồng cấp II là: 1.100oC-1.150oC và xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ dung dịch kiềm nhẹ
Nạp RTYT theo mẻ 60 kg/lần, đốt trong 3 giờ Sau đó có thể mở cửa nạp liệu
và tiếp tục cho rác vào đốt liên tục
Nguyên lý: Lò đốt 2 cấp dạng tĩnh, Tạo áp suất âm trong các buồng đốt (0,1 at).Nhiệt trị của rác khô: 1.422 KCal/kg Tỷ trọng RTYT nguy hại: 0,13 t/m3
Hoạt động:
Trang 34RTYT được đưa vào buồng đốt, sấy khô và đốt cháy trong môi trường thiếu khí
ở nhiệt độ 400 - 8000C Đây là giai đoạn khí hoá chất thải và thu hồi các chất vô cơ như thủy tinh, kim loại Sau khi đốt, thủy tinh và kim loại không cháy, và lúc này không nhiễm bẩn do đã được khử trùng bằng nhiệt, được lấy ra khỏi lò để tái sinh hoặc chôn lấp như rác thải sinh hoạt Khí sinh ra trong quá trình đốt sẽ dồn lên buồng đốt cấp II Lưu ý, chỉ khởi động đốt buồng cấp I khi nhiệt độ buồng cấp II đã đạt tới giá trị cần thiết là trên 1.100oC
Tại buồng đốt cấp II các chất khí từ buồng cấp I sẽ được đốt cháy hoàn toàn Để quy trình đốt xảy ra tốt, buồng cấp II được duy trì ở nhiệt độ 1.100 - 1.150oC, thời gian lưu khí tại buồng này là 2 - 3 giây bảo đảm phân huỷ hết Dioxin và Furan (theo lý thuyết) Khí thải từ buồng đốt cấp II chuyển đến tháp xử lý khí thứ nhất Tại đây, những khí độc hại gây ô nhiễm môi trường như hơi axit HCl, HF sẽ được trung hoà bằng dung dịch kiềm Dung dịch này được đưa vào không gian tháp bằng cách phun tạo sương mù Đồng thời, tại tháp này, khí thải được làm nguội bằng một hệ thống nước lạnh liên tục lưu thông trong vỏ bọc của tháp Đây là một yếu tố quan trọng để giảm nhiệt độ, tăng khả năng hấp thụ những thành phần khí độc có trong khí thải của
lò Lớp nước làm lạnh sau khi trao đổi nhiệt gián tiếp với khí thải có nhiệt độ 50-60oC
có thể dùng để giặt, làm vệ sinh v.v Sau khi ra khỏi tháp thứ nhất, nhiệt độ của khí thải còn khoảng 400oC – 500oC và khí được lọc lần nữa trong tháp thứ hai
Tại tháp thứ 2, khí thải được làm sạch 2 lần bởi sương mù dung dịch kiềm Ngoài ra, khí thải được dẫn đi qua 1 tầng vật liệu đặc biệt lọc, tại đó một số chất độc hại khác (hơi thuỷ ngân ) và bụi cơ học được hấp phụ trước khi qua quạt hút ống khói
để thải ra ngoài Khí thải khi ra ngoài môi trường sẽ có nhiệt độ dưới 60oC, không màu, không mùi và đạt mọi tiêu chuẩn khí thải sau lò đốt rác thải y tế theo qui định
Sau khi đốt không có tro hữu cơ, tro vô cơ được đưa ra ngoài theo ca làm việc Nhiệt độ các buồng đốt được định trước và tự ngừng nạp nhiên liệu đốt khi buồng đốt đạt được nhiệt độ cần thiết Thời gian lưu khí trong buồng cấp II là 2-3 giây Có hệ thống báo động khi sự cố mất điện, mất nước xảy ra Tận dụng nhiệt của khí lò - hạ nhiệt độ của khí lò để nâng cao hiệu quả xử lý khí Khí thải sau xử lý không màu,
Trang 35Những ưu điểm của Lò đốt TSH-20G
- Đốt ổn định
- Tiết kiệm năng lượng
- Khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường là nhờ lò có được một số ưu điểm như:
Bố trí vòi phun ga trong các buồng đốt và phương thức phối khí sao cho đạt hiệu quả đốt cao nhất và tiết kiệm nhiên liệu
Sử dụng các vật liệu chịu nhiệt cao cấp nhập ngoại để lò đốt làm việc ổn định, tuổi thọ cao trong môi trường nhiệt độ cao có hơi axit và độc tố
Cơ chế phun sương trong tháp xử lý khí thải
- Hiệu quả kinh tế và xã hội
Đầu tư cơ bản bằng 20% so với lò đốt RTYT có công suất tương đương nhập ngoại Nếu lò đốt nhập ngoại có công suất tương tự có giá là 240.000USD (lò Hoval) thì giá thành lò đốt TSH-20G, thời điểm tháng 12/2001 là 717.700.000 VNĐ (tương đương 47.850USD), bằng khoảng 20%
Chất lượng đốt RTYT triệt để, xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường Lò TSH-20G khi đốt khói không màu, không mùi, toàn bộ khu xử lý sạch sẽ, mỹ quan
Chi phí năng lượng, vận hành thấp hơn so với lò an nhập ngoại và đốt dịch vụ hiện nay
- Phạm vi áp dụng:
- Bệnh viện 175 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001Năm 2002 lò RTYT TSH - 20 G đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại Trung tâm y tế thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh; Trung tâm cải huấn số 4 (Bộ Văn hoá) Thạch Thất - Hà Tây
- Dự định trong năm 2003 sẽ lắp đặt lò đốt cho các bệnh viện 121 Cần Thơ; Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng; Bệnh viện 105 - Cục Quân y - Sơn Lộc - Sơn Tây - Hà Tây
Trang 362.4.3.2.3 LDCSN_YT :
Đơn vị chế tạo: Khoa Kỹ thuật Môi trường Đại học Xây dựng
Ký hiệu lò đốt LĐCSN - YT5
Công suất đốt Đốt đa vùng, lò đốt gồm buồng đốt sơ cấp: đốt trực tiếp chất
thải rắn y tế nguy hại ở nhiệt độ 800 - 8500C; buồng đốt thứ cấp: đốt tiếp các khí sinh ra từ buồng sơ cấp ở nhiệt độ từ
9500C đến 10500C Thời gian lưu khói khoảng 1 giây
Đầu đốt của Italia Loại 2 cấp điều chỉnh
Nhiên liệu đốt Dầu Điêzen (DO) hoặc khí hoá lỏng
Hệ thống cấp gió Cấp trực tiếp cho buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp Lưu
lượng gió được điều chỉnh thủ công bằng các van điều chỉnh
Hoạt động của lò đốt LĐCSN-YT5:
Sử dụng buồng đốt đa vùng và có lắp đặt đầu đốt điều chỉnh tự động nên các quá trình cháy cốc và các khí xảy ra riêng biệt theo cả thời gian và không gian, vì thế
có thể kiểm soát và tối ưu hoá quá trình cháy ở mỗi vùng nên quá trình cháy ổn định, mặc dù các thành phần của chất thải đưa vào thay đổi, đồng thời nồng độ các khí độc hại có trong khói thải ra ít
Quá trình cháy chất thải rắn y tế nguy hại trong buồng đốt được chia thành các giai đoạn: sấy khô - bốc chất bốc - cháy cốc - cháy kiệt tro, xỉ - thải tro, xỉ
Trang 37Khi bắt đầu vận hành, đầu đốt ở buồng đốt thứ cấp hoạt động và nâng nhiệt độ trong buồng đốt lên khoảng 500 - 6000C, thì đầu đốt ở buồng đốt sơ cấp sẽ bắt đầu hoạt động Chất thải rắn y tế nguy hại được đưa vào buồng đốt sơ cấp qua cửa nạp và được đẩy thủ công vào đấy buồng đốt có nhiệt độ cao Tuỳ theo loại chất thải sẽ nạp vào buồng đốt sơ cấp theo định kỳ 10 -20 phút/1lần với lượng thích hợp Chất thải được đốt trong buồng đốt sơ cấp ban đầu ở nhiệt độ khoảng 700 - 7500C Sau một
mẻ cấp chất thải đốt nhiệt độ buồng đốt sơ cấp sẽ tăng lên và giữ ổn định trong khoảng 800 - 8500C Lượng không khí cần thiết cho quá trình cháy sẽ được kiểm soát và điều chỉnh thổi vào thông qua các van gió Khói sinh ra trong buồng đốt sơ cấp được dẫn vào đốt ở vùng cơ nhiệt độ từ 950 đến 10500C trong buồng đốt thứ cấp Nhờ thiết bị đo nhiệt độ hiển thị bằng số, người vận hành kiểm soát được nhiệt độ trong cả hai buồng đốt Sự hoạt động của đầu đốt, nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp được điều khiển bán tự động hoặc tự động theo chế độ được cài đặt trước của người vận hành
Trong quá trình đốt, hệ thống xử lý khói thải luôn tạo áp suất âm thích hợp cho hai buồng đốt để khói thải ra thuận lợi Ngoài ra còn lắp đặt hệ thống cấp gió bổ sung cho hai buồng đốt nhờ đó sẽ tiết kiệm nhiên liệu khi đốt chất thải dễ cháy như: giấy, giẻ lau, găng tay nhựa Khói thải từ buồng đốt thứ cấp đi qua thiết bị sinh hơi cung cấp hơi cho hệ thống xử lý khói thải rồi vào ống khói thoát ra ngoài không khí
Ưu điểm:
- Lượng bụi và các khói thải sinh ra thấp hơn tiêu chuẩn cho phép
- Phù hợp với điều kiện Việt Nam, vận hành thao tác dễ dàng, nhiên liệu đốt thông dụng.
Trang 38Chương 3
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Dựa trên những ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý rác thải y tế, cũng như xu hướng hiện tại của Việt Nam và thế giới mà tôi đã hướng tới việc lựa chọn công nghệ đốt để đi sâu tìm hiểu Từ đó xây dựng phương pháp xử lý rác thải bệnh viện dựa trên phương pháp này Tro xỉ còn lại sau khi đốt sẽ được đem đi chôn lấp
3.1 Tính toán thiết kế lò đốt rác nhiên liệu dầu DO
Công suất thiết kế: 30 kg/giờ
Nạp theo mẻ 90 kg/lần
Có thể nạp rác và vận hành liên tục 24/24 giờ
I Tính toán sự cháy của dầu DO:
Bảng 3.1: Thành phần và nhiệt trị của một số loại dầu DO
Dầu Mazut
Car (%) Har
(%)
Oar(%)
Nar(%)
Sar(%)
Aar(%)
Mar (%)
Qar.net,p (Kj/Kg)
Trang 39I.1 Chọn hệ số tiêu hao không khí() và xác định lượng không khí cần thiết: I.1.1 Chọn hệ số tiêu hao không khí():
Hệ số tiêu hao không khí () là tỉ số giữa lượng không khí thực tế (L) và lượng không khí lý thuyết (Lo) khi đốt cùng một lượng nhiên liệu:
=
0
L
L
I.1.2 Tính lượng không khí cần thiết để đốt 100 kg dầu DO:
Giả thiết: Thành phần không khí chỉ có Oxy và Nito, các thành phần khác không đáng kể
Khi tính sự cháy của nhiên liệu quy ước rằng:
Khối lượng nguyên tử của các khí lấy theo số nguyên gần đúng
Mỗi kmol phân tử khí bất kỳ đều có thể tích 22,4 m3
Không tính sự phân hóa nhiệt độ của tro
Thể tích của không khí và sản phẩm cháy quy về điều kiện chuẩn: 0 0C, 760 mmHg
Trang 40Bảng 3.2: Thành phần nhiên liệu DO theo lượng mol
Các phản ứng cháy xảy ra khi đốt dầu DO:
Phân tử lượng (g)
Lượng mol (Kmol)