nghiên cứu mô hình liên kết khu vực, hội nhập của Liên minh châu Âu có thể góp phần định hướng cho sự phát triển của ASEAN trong tương lai, đặc biệt là quá trình hình thành Cộng đồng chung ASEAN Luận văn chủ yếu được viết bằng cách vận dụng các phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và phân tích sau khi tham khảo những tư liệu có liên quan từ các văn bản pháp luật, sách báo, tạp chí, bài nghiên cứu khoa học và các bài viết chon lọc trên Internet.
Trang 11 Lý do chọn đề tài
Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU đã đạt được những thành tựu to lớn về liên kết kinh tế với việc từng bước hình thành thị trường chung cho cả khối
Từ những thành công này, EU đã mở rộng liên kết sang lĩnh vực chính trị - an ninh, tiến từng bước vững chắc trên con đường cải cách thể chế, tạo nên một môi trường thể chế dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn, tạo cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh liên kết sang lĩnh vực văn hóa và xã hội EU là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong quan hệ quốc tế: đó là một thực thể liên kết đan xen giữa các yếu tố chính trị, kinh tế
và trên tất cả là sự hội nhập về pháp luật của 28 quốc gia từng trải qua một lịch sử giao tranh kéo dài
Với hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã có những thành công nhất định về liên kết, hội nhập, tuy vậy, để xây dựng mô hình phát triển vững chắc, ASEAN còn phải học tập rất nhiều, đặc biệt từ những bài học thành công và thách thức của EU
Xuất phát từ việc nghiên cứu mô hình liên kết khu vực, hội nhập của Liên minh châu Âu có thể góp phần định hướng cho sự phát triển của ASEAN trong tương lai, đặc biệt là quá trình hình thành Cộng đồng chung ASEAN
2 Mục tiêu nghiên cứu
Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức liên kết, hội nhập thành công nhất hiện nay trên thế giới ASEAN đã có những thành công nhất định về liên kết, hội nhập; Tuy vậy, để xây dựng mô hình phát triển vững chắc, ASEAN còn phải học tập rất nhiều đặc biệt từ những bài học thành công từ các vấn đề tự do đi lại của EU Thông qua những bậc thang liên kết khu vực của EU và những cải cách thể chế chính trị ở cấp độ EU qua từng giai đoạn liên kết khu vực từ thị trường chung, thị trường đơn nhất đến liên minh kinh tế – tiền tệ, vân đề tự do đi lại… là những kinh nghiệm quan trọng nhằm tạo cho những nước thành viên ASEAN có thể cùng nhau xây dựng
mô hình tự do đi lại trong ASEAN phù hợp với sự đa dạng văn hoá và dân tộc của các nước thành viên
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu được viết bằng cách vận dụng các phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và phân tích sau khi tham khảo những tư liệu có liên quan từ các văn bản pháp luật, sách báo, tạp chí, bài nghiên cứu khoa học và các bài viết chon lọc trên Internet
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi một luận văn, với nguồn tài liệu có hạn và khả năng của người viết Bài viết chỉ đi vào nghiên cứu một số khái niệm về quyền tự do đi lại, nội dung
Trang 2cơ bản của hiệp ước Schengen 1990 và bài học kinh ngiệm về vấn đề tự do đi lại mà ASEAN rút ra được từ tổ chức liên kết khu vực EU
5 Bố cục luận văn
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bố cục luận văn gồm có 3 chương và phần kết:
Chương 1: Khái quát về quyền tự do đi lại và hiệp ước Schengen 1990
Chương 2: Những vấn đề về quyền tự do đi lại trong hiệp ước Schengen 1990 Chương 3: Kinh nghiệm về quyền tự do đi lại cho Asean
Trang 3CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI VÀ HIỆP ƯỚC
SCHENGEN 1990
1.1 Khái Quát Quyền Tự Do Đi Lại
1.1.1 Khái niệm quyền con người
Phạm trù quyền con người qua suốt chiều dài lịch sử đã tốn không ít giấy mực của các học giả trên toàn thế giới Quyền con người, hay còn gọi là “nhân quyền” - từ đồng nghĩa theo Đại từ điển Tiếng Việt là một từ hàm chứa nhiều ý nghĩa to lớn; nó chứa đựng rất nhiều mồ hôi, nước mắt và có cả những giọt máu đấu tranh giành quyền lợi chính đáng của cộng đồng nhân loại trong đó Quyền con người được nhìn nhận như là các quyền tự nhiên của con người trong xã hội, có thể hiểu đó là những quyền của con người ở trạng thái tự nhiên và sơ khai nhất Đó là các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm mà mọi thể chế, nhà nước cần phải thừa nhận
Quyền con người đã dần được thừa nhận ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới
là một khái niệm toàn cầu mang tính chất quốc tế, được ghi nhận trong nhiều văn kiện – công trình nghiên cứu về quyền con người Đây cũng là đề tài thường nhật được bàn đến dưới nhiều góc độ: triết học, luật học, sử học, chính trị học, ngôn ngữ học…Từ xưa, quyền con người xuất hiện đã luôn gắn bó với từng cá thể con người
cụ thể vừa với tư cách là một cá nhân vừa với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định Vì thế, quyền con người vừa có tính chất cá nhân lại vừa mang trong mình hơi thở của lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Bên cạnh đó, mang tính toàn diện thì quyền con người phải là những đặc quyền cần thiết của mỗi cá nhân không có sự phân biệt hay kỳ thị về tôn giáo, dân tộc, giới tính Tự bản thân các đặc quyền tự nhiên của con người chưa thể được gọi là quyền mà cần có yếu tố quyết định đó là yếu tố pháp lý Khi được chấp nhận, điều chỉnh, cưỡng chế hoặc ngăn cấm… thì những đặc quyền nói trên mới trở thành quyền con người Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái quát về quyền con người là: Quyền con người là khả năng
tự nhiên, khách quan của con người, với tư cách là con người và với tư cách là thành viên xã hội, con người được đảm bảo bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp
lý quốc tế về quyền con người trong các quan hệ vật chất, văn hóa và tinh thần, các nhu cầu về tự do và phát triển
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người.1
1 Dẫn theo: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con
Trang 4Bên cạnh đó, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế
1.1.2 Khái niệm quyền tự do đi lại
Quyền tự do đi lại, cư trú của công dân được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Điều 23 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra
nước ngoài và từ nước ngoài về nước”.
Những quy định pháp luật về việc đi lại, cư trú của công dân Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam cũng được nêu rõ tại Bộ luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật Đầu tư, Luật Cư trú và các văn bản pháp luật khác có liên quan… và ngày càng được bổ sung, sửa đổi theo hướng cởi mở, tự do nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cộng đồng quốc tế Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết 78 hiệp định và thỏa thuận song phương về miễn thị thực cho công dân với các nước và vùng lãnh thổ, ký hiệp định biên giới với các nước láng giềng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước qua lại Việt Nam là thành viên tích cực tham gia diễn đàn Á – Âu (ASEM) về quản lý dòng di cư; Chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC), tạo điều kiện cho doanh nhân APEC nhập xuất cảnh
vì mục đích đầu tư, thương mại, dịch vụ trong khối
Quyền tự do đi lại được đề cập trong tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền (UDHR), điều 13 nêu rằng: Mọi người đều có quyền tự do đi lại trong pham vi lãnh thổ của quốc gia Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình
Theo điều 12 trong Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) Quy định: Mọi công dân có đầy đủ quyền theo luật pháp trong lãnh thổ của quốc gia thành viên đó có quyền tự do đi lại và tự do chọn lựa nơi cư trú trog lãnh thổ của quốc gia đó; Mọi công dân có quyền tự do đi lại bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả quốc gia mang quốc tịch;Ngoại trừ các điều được pháp luật quy định, các quyền được quy định ở trên không bị ràng buộc bởi các quy định ngăn cấm là cần thiết nhằm bảo
vệ an ninh quốc gia, trận tự xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc các giá trị đạo đức hoặc các quyền và quyền tự do của người khác, và phù hợp với những quyền khác được công nhận trong công ước này; Không một công dân nào bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền nhập cảnh vào quốc gia của chính họ
1.1.3 Mối liên hệ giữa quyền tự do đi lại và quyền con người
Quyền con người và quyền tự do đi lại đều xoay quanh một chủ thể chung đó
là con người Thêm vào đó, quyền con người và quyền tự do đi lại, về bản chất, đều
là những gì mà một cá nhân con người được phép làm và được thừa nhận, tôn trọng,
Trang 5bảo vệ bởi các chủ thể khác Chính vì thế mà quyền con người và quyền tự do đi lại
là hai phạm trù rất gần gũi, và trong nhiều bối cảnh hầu như không có sự phân biệt với nhau
Quyền con người và quyền tự do đi lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhau, không hoàn toàn đồng nhất với nhau nhưng cũng không phủ nhận nhau Mối quan
hệ giữa quyền con người và quyền tự do đi lại là mối quan hệ biện chứng vừa có điểm thống nhất lại vừa có nét khác biệt
Không chỉ quyền con người mà quyền tự do đi lại cũng chịu sự quy định của
sự giới hạn quyền: Giới hạn của quyền nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa các quyền của cá nhân và các quyền của tập thể (cộng đồng, quốc gia, dân tộc), cũng như việc thụ hưởng quyền giữa các cá nhân với nhau Luật nhân quyền quốc tế quy định giới hạn áp dụng của một số quyền (limitation of rights) trong một số điều ước quốc tế
về quyền con người Bản chất của các quy định này là cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiện với việc thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất định nhằm các mục đích như thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng, bảo vệ
an ninh quốc gia (national security), để bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety), để bảo vệ sức khỏe hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral), và
để bảo vệ các quyền, tự do hợp pháp của người khác (rights and freedoms of others) Chẳng hạn Điều 4 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966)) quy định rằng, trong những bối cảnh khẩn cấp đe dọa sự sống còn của đất nước (state of emergency), các quốc gia có thể áp dụng những biện pháp hạn chế việc thực hiện các quyền nêu trong Công ước này (derogation of rights)
Về bản chất, những quy định này là sự tạm đình chỉ thực hiện một số quyền dân sự, chính trị trong một thời gian nhất định do bối cảnh khẩn cấp của quốc gia, thông qua một số biện pháp cụ thể như: thiết quân luật (trên cả nước, ở một khu vực hay một địa phương); cấm biểu tình, hội họp đông người; cấm hoặc hạn chế hoạt động của một số cơ quan thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo ; cấm đi lại ra, vào một khu vực hoặc xuất, nhập cảnh (với một số cá nhân hay nhóm),…
1.2 Tổng Quan Về EU Và ASEAN
1.2.1 Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU
Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một minh chứng điển hình Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các
Trang 6đơn vị đo lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới
sự thống trị của người Pháp.Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng
cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia - dân tộc tực coi mình
là thượng đẳng - Đức quốc xã
Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu
Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế “Cộng đồng than và thép Châu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu
Âu chỉ thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ
EU được nhắc tới Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo
lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm
trong toàn Châu Âu
Bước tiến quan trọng tiếp theo tạo ra sự cải biến căn bản khuôn khổ thiết chế và chính trị cho tiến trình nhất thể hoá Châu Âu là việc ký kết văn bản Định ước Châu
Âu duy nhất (the Single European Act) theo đuổi mục tiêu hình thành thị trường Châu Âu đơn nhất (the Single European market) với mốc thời gian là ngày 31 tháng
12 năm 1992 Tiếp đó việc ký kết Hiệp định về Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Maastricht tháng 10 năm 1993 là một cuộc cải cách toàn diện nhất các hiệp định Roma thúc đẩy sự liên kết Châu Âu trên cả ba trụ cột của EU là cộng đồng Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung và hợp tác về tư pháp và nội vụ
Trang 7Liên hiệp Châu Âu đang thực hiện các chính sách tiếp tục thúc đẩy liên kết hoá trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI nhằm làm cho EU trở nên mạnh hơn và mở rộng Bước vào thiên niên kỷ mới Liên hiệp Châu Âu đã khẳng định:
- Các chính sách đối nội phải nhằm tới sự phát triển bền vững và việc làm, gắn kết kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp
- Tiến trình liên kết hoá Châu Âu phải làm sao nâng cao được vai trò của EU trên trường quốc tế
- Trong quá trình thực hiện liên kết Châu Âu, EU không chỉ mạnh hơn mà còn mở rộng hơn về lãnh thổ
Thực hiện Hiệp định Amsterdam, tiến trình đi tới liên minh kinh tế và tiền tệ (EU) như đỉnh cao mới của liên kết hoá Châu Âu đang tạo ra động lực thúc đẩy toàn
bộ EU tiến lên Mọi chuẩn bị về kỹ thuật đã được hoàn tất để ra đời đồng tiền chung Châu Âu (đồng EURO) ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 EU và đồng EURO sẽ tạo ra cái neo giữ cho sự ổn định, hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu
tư cũng như mở ra những khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô có hiệu quả hơn ở Châu Âu
Hiệp ước về Liên minh, hay hiệp ước Maastrich, vào năm 1993 đặt các nước thành viên vào một chương trình đầy tham vọng: liên minh tiền tệ vào năm 1999, các chính sách chung mới, quốc tịch châu Âu, một chính sách ngoại giao và an ninh nội
bộ Hiện nay, một hội nghị liên Chính phủ đang tranh luận về điều chỉnh các thể chế
và các quá trình ra quyết định của EU, nhằm tạo nền móng cho việc mở rộng Cộng đồng sang các nước Trung và Đông Âu
Tiến trình liên kết hoá Châu Âu đang được thực hiện thắng lợi, những thời cơ
và thách thức đang hiện diện trước một Liên hiệp Châu Âu sẽ bước vào thế kỷ XXI trong tư cách một tổ chức mạnh hơn và mở rộng hơn Hiệp định Amsterdam đã tăng cường một bước đáng kể về các mặt tăng cường sức mạnh, hoàn thiện khả năng trong các hoạt động đối ngoại và cải cách khuôn khổ thiết chế cho Liên hiệp Châu
Âu trước khi bước vào giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định của tiến trình liên kết Gần nửa thế kỷ hội nhập của châu Âu đã có một tác động sâu sắc tới sự phát triển của lục địa và cách suy nghĩ của người dân trên lục địa Nó cũng thay đổi cán cân quyền lực Tất cả các Chính phủ, bất kể thuộc hình thái chính trị nào, ngày nay đều nhận thức được rằng kỷ nguyên của chủ quyền quốc gia tuyệt đối đã qua đi Chỉ có thông qua liên kết lực lượng và nỗ lực hướng tới “một căn cước chung” - trích Hiệp ước về Cộng đồng Than và Thép châu Âu - thì các quốc gia châu Âu cũ mới tiếp tục được hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì được ảnh hưởng của mình trên thế giới
1.2.2.Cơ cấu tổ chức:
Trang 8EU là từ viết tắt tiếng Anh của European Union nghĩa là Liên minh châu Âu.
Nó bao gồm 15 nước thành viên là: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Áo, Hy Lạp, Phần Lan, Ailen và
Bồ Đào Nha Cơ cấu của EU được xây dựng trên ba thành phần cơ bản chính là Cộng đồng chung châu Âu (European Community), chính sách chung về an ninh và đối ngoại (Common foreign and security policy), đồng hợp tác trong vấn đề tư pháp
và nội vụ (Cooperation in justice and home affairs)
Các điều khoản chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: Lương thực chung; Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nông nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP) Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ; Tài chính chung; Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU)
về vai trò của họ
EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc Về
cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị
viện Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu và Toà án Châu Âu
Hội đồng châu Âu (European Council): Hội đồng châu Âu là cơ quan
quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ
2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ)
Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council): Hội đồng Bộ trưởng
gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung
Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và
An ninh chung của EU làm chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm
Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP): Nghị viện châu Âu có
chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ
Trang 9quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng
có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009 Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch
Ủy ban châu Âu (European Commission - EC): Ủy ban châu Âu là cơ quan
hành pháp của khối EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định
Chủ tịch Ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm
1.2.3 Tình hình EU:
EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới
EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20
EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm
Về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009
EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới
Khủng hoảng nợ công Châu Âu: Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu diễn biến phức tạp sau khi bùng phát ở Hy Lạp (5/2010), lan sang Ireland (11/2010) và Bồ Đào Nha (4/2011), đe dọa một số nước trong khu vực Eurozone
Lãnh đạo các nước Eurozone, EU, các tổ chức quốc tế đang nỗ lực triển khai các biện pháp cần thiết ngăn chặn khủng hoảng lan rộng Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường
1.2.2 Khái quát về ASEAN
1.2.2.1 Quá trình hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Những năm 60 của thế kỷ 19, khu vực Đông Nam Á và trên cả thế giới xảy ra nhiều biến động, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mổi nước: phong trào đấu tranh giải
Trang 10phóng dân tộc ở các thuộc địa diễn ra mạnh mẽ, mâu thuẩn gay gắt giữa hệ thống
tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, sự phát triển vượt bật của khoa học và công nghệ … Đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện
và phát triển trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể là sự xuất hiện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( The Association of Southeast Asia – ASA – là tienf thân của ASEAN) được thành lậ p ngày 31/07 1961 gồm Thái lan, Phi-lip-pin và Liên bang Ma-lay-a (một phần của Ma-lai-xi-a hiện nay) va tổ chức MAPHILINDO tháng 08/1963 bao gồm Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a
Mặc dù vậy, xu hướng liên kết khu vực mạnh mẽ đã thúc đẩy sự sáp nhập giữa hay tổ chức trên dưới sự đề xuất của In-đô-nê-xi-a, ngày 08/08/1967, tại Băng-cốc, Bộ trưởng ngoại giao các nước Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po và Phó thủ tướng Ma-lai-xi-a đã ký tuyên bố Băng-cốc, Tuyên bố này cũng là tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN) Sau đó các quốc gia còn lại trong khu vực cũng lần lượt gia nhập ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967 nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia ASEAN có ba trụ cột chính là Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa –
Xã hội ASEAN Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015 Một trong những mục tiêu chính của AEC là hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung khu vực Mục tiêu này đã được hiện thực hóa dần thông qua các Hiệp định về tự do hóa hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong ASEAN cùng rất nhiều Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến…
1.2.2.2 Mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN
1.2.2.2.1 Quá trình hình thành.
Tháng 12/1997, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN và sau khi Hiệp hội đã bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông
qua văn kiện quan trọngTầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp
hội trở thành “một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” Để triển khai Tầm nhìn 2020, Hội nghị Cấp cao
ASEAN 6 (Hà Nội, tháng 12/1998) đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội
(HPA) cho giai đoạn 1999-2004, trong đó đề ra các biện pháp/hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội
và quan hệ đối ngoại Do chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính khu