Bài viết được nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BN ĐQN mắc VP bệnh viện; xác định yếu tố nguy cơ VP bệnh viện ở BN ĐQN. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN Ở
BỆNH NHÂN ĐỘT QUỲ NÃO
Đặng Phúc Đức*; Nguyễn Minh Hiện*; Mai Xuân Khẩn*
TÓM TẮT
Bệnh nhân (BN) đột quỵ não (ĐQN) tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ viêm phổi (VP) bệnh viện
Nếu BN bị VP sẽ là yếu tố tăng nặng đáng kể tiên lượng hồi phục Mục tiêu: mô tả một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng BN ĐQN mắc VP bệnh viện; xác định yếu tố nguy cơ VP bệnh
viện ở BN ĐQN Phương pháp: nghiên cứu mô tả Kết quả và kết luận: tỷ lệ mắc VP 13,5%
Một số yếu tố nguy cơ mắc VP ở BN ĐQN: đột quỵ thể chảy máu: OR 3,4 (p < 0,05); tiền sử đái
tháo đường: OR 3,2 (p < 0,05); đặt nội khí quản hoặc mở khí quản: OR 18,3 (p < 0,05); Glasgow 3 -
8 điểm: OR 4,2 (p < 0,05); NIHSS ≥ 15: OR 7,9 (p < 0,05); GUSS 0 - 14: OR 9,3 (p < 0,05)
* Từ khóa: Đột quỵ não; Viêm phổi bệnh viện; Yếu tố nguy cơ
Clinical, Subclinical Features and some Risk Factors of Nosocomial
Pneumonia in Patients with Stroke
Summary
Stroke patients have many potential risk factors for nosocomial pneumonia If patients suffer
from pneumonia, their prognosis will be worsen Objectives: To evaluai e some clinical,
subclinical features in cerebral stroke patients with pneumonia and determine the risk factors for
nosocomial pneumonia in stroke patients Method: Descriptive study Results and conclusion:
The incidence of pneumonia was 13.5% Several risk factors for pneumonia in patients with
cerebral stroke: hemorrhagic stroke OR 3.4 (p < 0.05); history of diabetes mellitus OR 3.2
(p < 0.05); intubation or tracheostomy OR 18.3 (p < 0.05); Glasgow 3 - 8: OR 4.2 (p < 0.05);
NIHSS ≥ 15: OR 7.9 (p < 0.05); GUSS 0 - 14: OR 9.3 (p < 0.05)
* Keywords: Stroke; Nosocomial pneumonia; Risk factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân ĐQN tiềm ẩn nhiều yếu tố
nguy cơ VP như: vận động kém do liệt,
rối loạn nuốt, suy giảm sức đề kháng,
thông khí cơ học Nếu BN đột quỵ bị VP
sẽ là yếu tố tăng nặng đáng kể tiên lượng
hồi phục và kết cục Cần xác định các yếu
tố nguy cơ gây VP bệnh viện để các nhà
lâm sàng có thể tiên lượng và có thái độ
xử trí phù hợp, hạn chế nguy cơ VP cho BN
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BN ĐQN mắc VP bệnh viện
- Xác định một số yếu tố nguy cơ VP bệnh viện ở BN đột quỵ chảy máu não
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đặng Phúc Đức (dangphucduc103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 08/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/01/2018
Trang 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
215 BN được chẩn đoán xác định ĐQN,
điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ não, Bệnh
viện Quân y 103: nhóm VP 29 BN; nhóm
không VP 186 BN
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Tiêu chuẩn chọn BN ĐQN: theo định
nghĩa ĐQN của Tổ chức Y tế Thế giới:
bệnh xảy ra đột ngột; có tổn thương chức
năng não; triệu chứng tồn tại quá 24 giờ
hoặc tử vong; không do nguyên nhân nào
khác ngoài nguyên nhân mạch máu
- Tiêu chuẩn chọn BN VP bệnh viện: theo têu chuẩn chẩn đoán VP bệnh viện của Hội Lồng ngực Mỹ (2005)
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN tử vong hoặc xin về trong vòng
48 giờ sau nhập viện
- VP trong vòng 48 giờ sau nhập viện
- Lao phổi, u phổi
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu có phân tích
Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 15.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu 215 BN ĐQN tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, chia thành 2 nhóm: nhóm VP 29 BN; nhóm không VP 186 BN
1 Đặc điểm chung BN
Bảng 1: Đặc điểm thể đột quỵ
Thể đột quỳ
p
Tổng số 215 BN đột quỵ được đưa vào nghiên cứu, gồm 136 BN nhồi máu não (63,3%) và 79 BN chảy máu não (36,7%) 29 BN (13,5%) mắc VP Tỷ lệ BN đột quỵ thể chảy máu ở nhóm VP (62,1%) cao hơn nhiều so với nhóm không VP (32,8%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Phan Nhựt Trí và CS nghiên cứu trên 200 BN, tỷ lệ BN ĐQN cấp mắc VP bệnh viện 19,1% [3]
Trang 3Biểu đồ 1: Tiền sử BN
Yếu tố nguy cơ ĐQN hay gặp nhất là tăng huyết áp (55,8%), đái tháo đường 13,0% Trong đó, tỷ lệ có tiền sử đái tháo đường ở nhóm VP (27,6%) cao hơn nhóm không VP (10,8%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Nghiên cứu của Zhang và CS (2016) [10] trên 1.149 BN đột quỵ nhồi máu não cho thấy tỷ lệ tiền sử đái tháo đường ở nhóm VP (24,4%) cao hơn nhóm không VP (18,4%) Nghiên cứu tại 37 đơn vị đột quỵ của Vương quốc Anh năm 2008 - 2014 [7] cho thấy
tỷ lệ chung BN đột quỵ có tiền sử đái tháo đường là 16,5%
Bảng 2: Các triệu chứng đột quỵ khi vào viện
Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở BN đột quỵ khi vào viện là liệt nửa người, liệt dây VII trung ương, rối loạn ngôn ngữ Đây được coi là “tam chứng đột quỵ” gồm
bộ ba triệu chứng mà Hội Đột quỵ Thế giới khuyến cáo nhằm phát hiện sớm bệnh đột quỵ trong cộng đồng
Trang 4* Triệu chứng lâm sàng VP: sốt > 380C: 29 BN (100%); ho: 16 BN (55,2%%); đờm:
27 BN (3,1%); ran nổ: 23 BN (79,3%); ran ẩm: 13 BN (44,8%); ran rít: 5 BN (17,2%) Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Ngọc Chi và CS (2012) [2] về
VP bệnh viện ở BN đột quỵ và tiền sử đột quỵ Tần suất triệu chứng VP bệnh viện: sốt 100%; tăng tiết đờm 100%
* Đặc điểm đờm BN VP (màu sắc đờm): trong: 2 BN (6,9%); đục: 1 BN (3,4%);
mủ: 24 BN (82,8%); màu chocola: 2 BN (6,9%)
Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Ngọc Chi (2012), tỷ lệ đờm mủ vàng chiếm 60%, còn lại là các màu khác [2]
Bảng 3: Hình thái chảy máu não
Trong số 79 BN đột quỵ chảy máu não, tỷ lệ BN có kích thước ổ máu tụ trung bình hoặc lớn (≥ 30 ml) ở nhóm VP (44,4%) cao hơn nhóm không VP (11,5%), khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Tỷ lệ tràn máu não thất, tràn máu khoang dưới nhện ở nhóm VP (61,1%; 34,4%) đều cao hơn nhóm không VP (34,4%; 1,6%) Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Bảng 4: Đặc điểm X quang BN VP bệnh viện
Vị trí
Thâm nhiễm
Đa số BN xuất hiện thâm nhiễm ở cả 2 phổi (62,1%) Tỷ lệ thâm nhiễm riêng phổi phải (24,1%) cao hơn phổi trái (3,4%) 3 BN không tiến hành chụp X quang xác định
VP do tình trạng BN nặng, không cho phép di chuyển đi chụp
Trang 52 Một số yếu tố nguy cơ VP bệnh viện ở BN ĐQN
Bảng 5: Một số yếu tố nguy cơ VP bệnh viện ở BN ĐQN (n = 215)
Tiền sử đái tháo đường
(n = 215)
Đặt nội khí quản hoặc
mở khí quản (n = 215)
Glasgow 3 - 8 điểm
(n = 215)
NIHSS 15 - 42 điểm
(n = 215)
Tăng glucose máu
(n = 215)
BN đột quỵ thể chảy máu có nguy cơ VP
cao hơn thể nhồi máu, OR 3,4 với p < 0,05
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy
tỷ lệ VP bệnh viện ở BN đột quỵ thể chảy
máu mắc nhiều hơn đột quỵ thể chảy
máu [6]; Hinduja và CS (2015) [4] nghiên
cứu trên 202 BN chảy máu não nguyên
phát thấy tỷ lệ VP ở BN đột quỵ chảy máu
là 18%
BN đột quỵ tiền sử đái tháo đường là
yếu tố nguy cơ mắc VP bệnh viện: OR 3,2;
p < 0,05 Hinduja và CS (2015) [4] nghiên
cứu trên 202 BN chảy máu não nguyên phát
kết quả cho thấy tăng đường máu là yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ nhiễm khuẩn và VP bệnh viện Sari (2017) [8] nghiên cứu VP liên quan đột quỵ tại Indonesia và Nhật Bản, kết quả cho thấy tiền sử đái tháo đường liên quan tới nguy
cơ VP với OR 2,09 (95%CI: 0,83 - 5,29;
p = 0,12)
BN có đặt nội khí quản hoặc mở khí quản là yếu tố nguy cơ gây VP với
OR 18,3 (p < 0,05) Ngô Thanh Bình (2013) nghiên cứu các yếu tố nguy cơ VP bệnh viện tại khoa hồi sức [1]: mở khí quản là
Trang 6yếu tố nguy cơ độc lập VP bệnh viện
(OR = 1,66; 95%CI: 1,11 - 2,48; p = 0,014)
Hinduja và CS (2015) [4] nghiên cứu trên
202 BN chảy máu não nguyên phát cho
thấy: thông khí cơ học là yếu tố tiên
lượng độc lập nguy cơ nhiễm khuẩn và
VP bệnh viện
BN đột quỵ vào viện có rối loạn ý thức
nặng (Glasgow 3 - 8 điểm) có nguy cơ
VP cao hơn nhóm Glasgow 9 - 15 điểm:
OR 4,2, p < 0,05 Hinduja và CS (2015) [4]
nghiên cứu trên 202 BN chảy máu não
nguyên phát, kết quả: điểm Glasgow vào
viện < 8 là yếu tố tiên lượng độc lập nguy
cơ nhiễm khuẩn và VP bệnh viện
BN đột quỵ khi vào viện có điểm NIHSS
≥ 15 có nguy cơ VP cao hơn nhóm có
điểm NIHSS < 15: OR 7,9 với p < 0,05
Sari (2017) [8] nghiên cứu VP liên quan
đột quỵ tại Indonesia và Nhật Bản cho
thấy BN vào viện có bảng lâm sàng nặng
NIHSS ≥ 21 là yếu tố nguy cơ VP: OR =
3,36 (p = 0,012)
BN rối loạn nuốt có điểm GUSS 0 - 14
có nguy cơ VP cao hơn BN GUSS 15 - 20:
OR 9,3 với p < 0,05 Phan Nhựt Trí và CS
nghiên cứu trên 200 BN thấy rối loạn nuốt
là nguy cơ gây VP bệnh viện (OR = 19,1;
p < 0,05) [3] Nghiên cứu của Zhang và
CS (2016) [10] trên 1.149 BN đột quỵ nhồi
máu não thấy rối loạn nuốt là yếu tố nguy
cơ gây VP (OR = 16,68 (95%CI: 10,28 -
27,07; p < 0,05) Wagner (Mỹ, 2015) [9]
nghiên cứu trên 1.656 BN đột quỵ thấy:
rối loạn nuốt là yếu tố nguy cơ gây VP
bệnh viện ở BN đột quỵ với OR 7,9
(95%CI: 4,9 - 12,5; p < 0,001) Nghiên
cứu tại Đức và Tây Ban Nha (2016) [5]:
rối loạn nuốt là yếu tố nguy cơ gây VP (OR = 8,54; p < 0,0001) Sari (2017) [8] nghiên cứu về VP liên quan đột quỵ tại Indonesia và Nhật Bản, kết quả: rối loạn nuốt là yếu tố nguy cơ gây VP (OR 12,62;
p = 0,001)
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 215 BN ĐQN tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi rút
ra kết luận:
- Tỷ lệ BN đột quỵ thể chảy máu ở nhóm VP (62,1%) cao hơn nhiều so với nhóm không VP (32,8%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
- Tỷ lệ có tiền sử đái tháo đường ở nhóm VP (27,6%) cao hơn nhóm không
VP (10,8%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
- Tỷ lệ mắc VP bệnh viện 13,5%
- Một số yếu tố nguy cơ mắc VP ở BN ĐQN: đột quỵ thể chảy máu (OR 3,4;
p < 0,05); tiền sử đái tháo đường (OR 3,2;
p < 0,05); đặt nội khí quản hoặc mở khí quản (OR 18,3 ;p < 0,05); Glasgow 3 - 8 điểm (OR 4,2; p < 0,05); NIHSS ≥ 15 (OR 7,9; p < 0,05); GUSS 0 - 14 (OR 9,3;
p < 0,05)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ngô Thanh Bình, Nguyễn Văn Khôi
Phân tích các yếu tố nguy cơ gây VP bệnh viện tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Khánh Hòa Y học Thành phố Hồ Chí Minh
2013, 17 (phụ bản số 1), tr.78-87
2 Huỳnh Thị Ngọc Chi, Bùi Thị Hằng Tỷ lệ
VP bệnh viện trên BN ĐQN và BN có di chứng ĐQN Y học Thành phố Hồ Chí Minh
2012, 16 (phụ bản số 1), tr.276-279
Trang 73 Phan Nhựt Trí, Nguyễn Thị Thu Hương
Nghiên cứu rối loạn nuốt theo GUSS ở BN ĐQN
cấp tại Bệnh viện Cà Mau năm 2010 - 2011
Nghiên cứu Y học 2011, 3 (tháng 6) (74),
tr.167-170
4 Hinduja A, Dibu J, Achi E et al
Nosocomial infections in patients with
spontaneous intracerebral hemorrhage
American Journal of Critical Care 2015,
24 (3), pp.227-231
5 Hoffmann S, Harms H, Ulm L et al
Stroke-induced immunodepression and
dysphagia independently predict
stroke-associated pneumonia The PREDICT study
Journal of Cerebral Blood Flow & Metabolism
2016, p 0271678X16671964
6 Ji R, Wang D, Shen H et al
Interrelationship among common medical
complications after acute stroke pneumonia
plays an important role Stroke 2013, 44 (12),
pp.3436-3444
7 Kalra L, Hodsoll J, Irshad S et al
Comparison of the diagnostic utility of physician-diagnosed with algorithm-defined stroke-associated pneumonia J Neurol Neurosurg Psychiatry 2016, 87 (11), pp.1163-1168
8 Sari I.M, Soertidewi L, Yokota C et al
Comparison of characteristics of stroke-associated pneumonia in Stroke Care Units
in Indonesia and Japan Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases 2017, 26 (2), pp.280-285
9 Wagner C, Marchina S, Deveau J.A
et al Risk of stroke-associated pneumonia
and oral hygiene Cerebrovascular Diseases
2016, 41 (1 - 2), pp.35-39
10 Zhang X, Yu S, Wei L et al The A2DS2
score as a predictor of pneumonia and in-hospital death after acute ischemic stroke in Chinese populations PloS One 2016, 11 (3), p.e0150298