1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

So sánh sự tương quan giữa độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) sử dụng công thức MDRD và công thức cockcroft gault với độ thanh lọc creatinin

6 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 288,39 KB

Nội dung

Đề tài này được tiến hành để khảo sát tương quan giữa độ lọc cầu thận ước tính eGFR sử dụng công thức MDRD và cockcroft gault với độ lọc cầu thận “chuẩn” bằng xét nghiệm Độ thanh lọc creatinin 24 giờ. Nghiên cứu hồi cứu trên 80 bệnh nhân có làm XN độ thanh lọc creatinin 24h, khảo sát sự đồng thuận qua hệ số tương quan.

Trang 1

SO SÁNH SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH

Vũ Quang Huy*, Cao Thị Vân*, Diệp Quảng Minh*, Tạ Tấn Vũ*, Đỗ Thị Thanh Đông*,

Nguyễn Thị Ngoc Sương*, Nguyễn Đức Công*, Lê Đình Thanh*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tương quan giữa độ lọc cầu thận ước tính eGFR sử dụng công thức MDRD và Cockcroft Gault với độ lọc cầu thận “chuẩn” bằng xét nghiệm Độ thanh lọc creatinin 24 giờ

Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 80 bệnh nhân có làm XN độ thanh lọc creatinin 24h,

khảo sát sự đồng thuận qua hệ số tương quan

Kết quả: tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin 24h trên toàn bộ mẫu nghiên cứu là > 0,78

Kết luận: Có mối tương quan giữa độ thanh lọc creatinin 24h với độ lọc cầu thận ước tính dùng công thức MDRD và công thức Cockcroft Gault, chung và trên từng nhóm nghiên cứu.

Từ khóa: độ lọc cầu thận ước tính, eGFR, Cockcroft Gault, độ thanh lọc creatinin

ABSTRACT

SURVEYING ON THE CORRELATION BETWEEN ESTIMATED GLOMERULAR FILTRATION RATE eGFR USING THE COCKCROFT AND GAULT FORMULA MDRD GLOMERULAR FILTRATION

WITH STANDARD 24-HR CREATININ CLEARANCE

Vu Quang Huy, Cao Thi Van, Diep Quang Minh, Ta Tan Vu,

Do Thi Thanh Dong, Nguyen Thi Ngoc Suong, Nguyen Duc Cong, Le Dinh Thanh

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 18 - No 3- 2014: 283-288

Objectives: Survey correlation between estimated glomerular filtration rate eGFR using the Cockcroft and

Gault formula MDRD glomerular filtration rate with "standard" 24 - hour creatinine clearance

Objects Methods: retrospective study on 80 patients with creatinine clearance made 24h, through

consensus surveys correlation coefficient

Roesults: The correlation between estimated glomerular filtration rate (eGFR) and Cockcroft Gault with

creatinine clearance 24 on the entire sample is > 0.78

Conclusion: There is correlation between creatinine clearance 24 to estimate glomerular filtration rate

MDRD formula Cockcroft and Gault formula, general and on each study group

Keywords: estimated glomerular filtration rate, eGFR, Cockcroft Gault, creatinine clearance

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thận mạn tính là một vấn đề nan giải

cho các hệ thống y tế các nước do tỉ lệ mắc, tỉ lệ

tử vong cũng như chi phí điều trị ngày càng

tăng cao Theo Hội Đồng Lượng Giá Hiệu quả

Điều trị bệnh thận (KDOQI: Kidney Disease Outcome Quality Initiatives) của Mỹ khuyến cáo Bệnh thận mạn được đánh giá giai đọan dựa vào độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate - GFR) hoặc độ thanh lọc créatinine mà

* Bệnh viện Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

không dựa vào créatinine huyết thanh đơn

độc(7) Trên thực tế, độ lọc cầu thận được gián

tiếp đánh giá qua độ thanh lọc của một chất, ta

thường sử dụng độ thanh lọc Creatinin 24h

(Clerance Creatinin rate), coi là phương pháp

chuẩn Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi

bệnh nhân phải lấy nước tiểu 24h, gây nhiều

rắc rối

Do đó, nhiều nghiên cứu đã tiến hành để xác

lập công thức ước đoán độ lọc cầu thận (estimate

Glomerular Filtration Rate - eGFR) từ creatinine

huyết thanh và các chỉ số về nhân trắc học Hai

công thức sử dụng phổ biến nhất là công thức

của Cockcroft Gault và công thức của MDRD

(Modification Diet of Renal Disease)

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này

nhằm mục tiêu: Khảo sát sự tương quan giữa độ

lọc cầu thận ước tính eGFR sử dụng công thức

MDRD và công thức Cockcroft Gault với độ lọc

cầu thận “chuẩn” bằng xét nghiệm Độ thanh lọc

creatinin 24 giờ (Clerance creatinin rate)

TỔNG QUAN

Độ lọc cầu thận

Độ lọc cầu thận (ĐLCT) (glomerular filtration

rate, GFR)

Được định nghĩa là lưu lượng máu lọc qua

cầu thận trong một đơn vị thời gian Độ thanh

lọc (clearance) của một chất là thể tích máu được

lọc sạch chất đó trong một đơn vị thời gian

Độ thanh lọc (ml/phút) =

Px

V

Ux *

Với: Ux: nồng độ chất x trong nước tiểu (mg/dL

V: thể tích nước tiểu trong một đơn vị thời gian

(ml/ph) (có được qua lưu giữ nước tiểu 24h

Px: Nồng độ chất x trong huyết tương (mg/dL)

Chất được xem là chất lọc lý tưởng qua thận

thì ĐTL của chất đó qua thận được dùng để đo

độ lọc cầu thận (GFR) như inuline Chất vừa lọc

qua cầu thận, vừa bài tiết thêm tại ống thận, thì

độ thanh lọc của chất đó sẽ lớn hơn GFR như

creatinine, paraamino hippuric acid (PAH) Chất

được lọc qua cầu thận và tái hấp thu sau đó tại

ống thận thì độ thanh lọc của chất đó lại nhỏ hơn GFR, như urê Hiện nay vẫn chưa có chất nào được xem là lý tưởng để đo độ lọc cầu thận Do vậy, vấn đề đặt ra không phải xét nghiệm nào là tốt nhất, mà xét nghiệm nào là thích hợp nhất trong từng điều kiện lâm sàng

Các kỹ thuật đo độ lọc cầu thận (ĐLCT)

Inuline và độ thanh lọc inuline

Inuline được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá GFR về sự chuẩn xác và chính xác, nhưng nhược điểm là khó kiếm, kỹ thuật tiến hành và đo nồng độ inuline phức tạp, nên chỉ dùng trong nghiên cứu, ít tiện dụng trên thực tế lâm sàng

Creatinine huyết thanh và độ thanh lọc creatinine 24h

Creatinine hội gần đủ những yêu cầu của một chất lọc lý tưởng qua thận để đo ĐLCT, ngoại trừ việc creatinine được bài tiết thêm tại ống thận, làm cho độ thanh lọc (ĐTL) creatinine lớn hơn độ lọc cầu thận

Tương quan giữa creatinine huyết thanh với ĐTL creatinine và ĐLCT

ĐTL creatinin =

Pcreatinin

V Ucreatinin *

Với: ĐTL creatinine: ml/ph,

U creatinine: nồng độ creatinine trong nước tiểu (mg/dl),

V: thể tích nước tiểu trong một đơn vị thời gian (ml/ph),

Pcreatinin : nồng độ creatinine huyết tương (mg/dl)

Công thức ước tính từ creatinine huyết thanh

và các chỉ số về nhân trắc học

Công thức ước tính ĐTL creatinine không dùng creatinine huyết thanh đơn thuần, mà hiệu chỉnh với những thay đổi của cân nặng, tuổi, giới nên chính xác và nhạy hơn creatinine huyết thanh đơn độc trong chẩn đoán suy giảm chức năng lọc cầu thận Nhưng công thức này không nên áp dụng cho người quá mập, hoặc quá gầy, bệnh nhân phù, đang mang thai

Trang 3

Công thức Cockcroft Gault ước tính ĐTT

creatinine từ créatinine huyết thanh có chỉ số cân

nặng(3):

Nếu là nữ: nhân với 1,04, nếu là nam nhân

với 1,23

Công thức MDRD (Modification of Diet in

Renal Disease study) ước tính độ lọc cầu thận từ

créatinine huyết thanh, không có chỉ số cân

nặng:

Nhân với 0,742 nếu là nữ, nhân với 1,21 nếu

là người Mỹ gốc Phi

Với Pcreatinin tính bằng µmol/L

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Hồi cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Tiêu chuẩn nhận vào: Tất cả các bệnh nhân

đến khám và nhập viện tại bệnh viện Thống

Nhất Tp HCM từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012

có thực hiện xét nghiệm đo độ thanh lọc

creatinin 24 giờ: tổng số 80 ca

Phân nhóm cân nặng dựa theo thang phân

loại BMI của WPRO với mức: thiếu dinh dưỡng

là 18,5 và thừa cân là 23 Lấy chiều cao trung

bình của người Việt Nam là 156,59 cm, phân 2

mức cân nặng 46 kg và 56 kg lần lượt tương ứng

với BMI 18,5 và 23

Phân nhóm tuổi: lấy ngưỡng 60 là người cao

tuổi

Tiêu chuẩn loại ra: Các bệnh nhân mắc bệnh

thận cấp, xuất huyết tiêu hóa, suy tim, phù; Bệnh

nhân nữ đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa

mẹ

Phương pháp thu thập số liệu:

Thống kê toàn bộ số bệnh nhân có thực hiện

xét nghiệm đo độ thanh lọc creatinin 24h từ

phần mềm quản lý xét nghiệm Labconn

Hồi cứu bệnh án từ phòng lưu trữ: Thu thập các thông tin của bệnh nhân: tuổi, giới, cân nặng, chẩn đoán hiện tại, các bệnh kèm theo, nồng độ creatinin nước tiểu 24h, thể tích nước tiểu 24h, nồng độ creatinin máu

Xử lý số liệu:

Nhập liệu bằng phần mềm excel 2007

Xử lý số liệu bằng phần mềm medCalc Software 12,7,7

Thống kê mô tả: dùng bảng phân phối tần số,

tỷ lệ phần trăm đối với biến số định tính, dùng tứ phân vị và trung vị với biến định lượng

Khảo sát sự đồng thuận của các phương pháp đo độ thanh lọc creatinin: sử dụng hệ số tương quan (correlation coefficient - r) để đánh giá độ tương quan, với ngưỡng r ≥ 0,8 là tương quan tốt, r < 0,8 là tương quan kém

KẾT QUẢ

Bảng 1: Tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước tính

(eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin 24h trên toàn bộ mẫu nghiên cứu

Clerance creatinin

Cockcroft Gault 0,86 < 0,001

Biểu đồ 1: line of equalityBiểu đồ 2: line of equality

giữa clerance creatinin với eGFR giữa clerance creatinin với CG

Trang 4

Bảng 2: Tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước tính

(eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin

24h phân bố theogiới

N Tứ phân

vị thứ 1

Tứ phân vị thứ 2

Tứ phân vị thứ 3

r p

Nam

Clerance

creatinin

49 11,76

19,9 34,2 eGFR 49 14,4 24,76 32,87 0,78 < 0,001

Cockcroft

Gault

49 12,12 17,43 27,52 0,82 < 0,001

Nữ

Clerance

creatinin

31 8,92

15,6 35,24 eGFR 31 8,56 13,15 32,65 0,91 < 0,001

Cockcroft

Gault

31 8,29 12,77 26,32 0,92 < 0,001

Bảng 3: Tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước tính

(eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin

24h phân bố theo tuổi

N

Tứ phân vị thứ 1

Tứ phân vị thứ 2

Tứ phân vị thứ 3

r p

<60 tuổi

Clerance

creatinin

7 6,91

11,74 12,65 eGFR 7 6,86 8,40 14,40 0,79 0,033

Cockcroft

Gault

7 7,91

13,17 14,41 0,90 0,005

≥ 60 tuổi

Clerance

creatinin

73 10,72

19,72 35,24 eGFR 73 12,36 24,59 33,15 0,83 < 0,001

Cockcroft

Gault

73 11,27

16,34 27,52 0,86 < 0,001

Bảng 4: Tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước tính

(eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin 24h phân bố theocân nặng

N

Tứ phân vị thứ 1

Tứ phân vị thứ 2

Tứ phân vị thứ 3

r p

< 46 kg Clerance creatinin 9

6,97 9,89 19,56 eGFR 9 11,59 15,23 29,51 0,88 < 0,001 Cockcroft

Gault 9

6,00 7,93 12,60 0,95 < 0,001

46 – 56 kg Clerance creatinin 31

9,53 16,37 23,35 eGFR 31 9,59 18,73 29,52 0,91 < 0,001 Cockcroft

Gault 31

8,80 13,17 20,43 0,91 < 0,001

>56 kg Clerance creatinin 38

12,54 26,27 42,36 eGFR 38 13,15 26,37 33,26 0,79 < 0,001 Cockcroft

Gault 38

13,26 22,20 31,16 0,81 < 0,001

Bảng 5: Tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước tính

(eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin 24h ở nhóm đái tháo đường

N

Tứ phân vị thứ 1

Tứ phân vị thứ 2

Tứ phân vị thứ 3

r p

Có ĐTĐ Clerance creatinin

31 1,72 19,90 34,20 eGFR 31 12,48 21,63 33,15 0,85 < 0,001 Cockcroft Gault 31 11,90 16,34 28,17 0,87 < 0,001 Không ĐTĐ

Clerance creatinin

49 9,89

16,60 35,11 eGFR 49 11,59 24,49 32,44 0,81 < 0,001 Cockcroft Gault 49 10,20 14,60 27,50 0,82 < 0,001

Bảng 6: Sự tương quan giữa Độ lọc cầu thận ước

tính (eGFR) và Cockcroft Gault với Độ thanh lọc creatinin 24h ở nhóm tăng huyết áp (THA)

N

Tứ phân

vị thứ

1

Tứ phân vị thứ 2

Tứ phân vị thứ 3

r p

Không THA Clerance creatinin

23 10,10

19,56 35,11 eGFR 23 9,59 21,13 32,44 0,84 < 0,001 Cockcroft Gault 23 8,80 13,26 23,65 0,90 < 0,001

Trang 5

N

Tứ phân

vị thứ

1

Tứ phân vị thứ 2

Tứ phân vị thứ 3

r p

THA độ I

Clerance

creatinin

36 9,83

18,51 40,52 eGFR 36 13,19 25,90 35,77 0,87 < 0,001

Cockcroft Gault 36 11,30 17,48 29,93 0,88 < 0,001

THA độ II

Clerance

creatinin

21 12,86 16,37 21,84

eGFR 21 11,59 15,28 27,10 0,79 < 0,001

Cockcroft Gault 21 11,49 14,60 22,73 0,85 < 0,001

BÀN LUẬN

Kết quả trên phù hợp với kết quả của nhiều

nghiên cứu đã được công bố(1,4), đặc biệt với

những trường hợp độ lọc cầu thận ước tính có

giá trị<60 ml/phút Nhìn chung, độ lọc cầu thận

ước tính có thể áp dụng được cho các đối tượng

nghiên cứu Một số ghi nhận:

Ở nhóm > 56kg (tương đương chỉ số BMI ở

mức thừa cân): mối tương quan có thấp hơn ở

công thức MDRD (0,79) so với Cockcroft Gault

(0,81) nếu lấy ngưỡng 0,8 là tương quan tốt, tuy

nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê Nhiều

công trình nghiên cứu đã xác nhận có tình trạng

gia tăng độ thanh lọc cầu thận (GFR) ở người

thừa cân, béo phì(2,6), do đó với nhóm bệnh nhân

này, công thức CG cho kết quả có độ tương quan

tốt hơn so với công thức MDRD, điều này cũng

phù hợp với kết quả nghiên cứu của N

Shaharudin và cộng sự(8)

Tương tự, ở nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 60

tuổi, mối tương quan có thấp hơn ở công thức

MDRD (0,79) so với Cockcroft Gault (0,90), điều

này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của

Verhave(9) _và FroissartM(5) Có thể do sụt giảm

thể trọng ở người cao tuổi, với công thức của

MDRD không sử dụng cân nặng nên sự tương

quan có kém hơn

Tương tự, ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp

độ II, mối tương quan có thấp hơn ở công thức MDRD (0,79) so với Cockcroft Gault (0,85) Tuy nhiên, những nhận đó chỉ là nhận xét sơ

bộ, chưa đủ kết luận, cần có nghiên cứu lớn hơn

KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 80 ca cho kết luận: Có mối tương quan giữa độ thanh lọc creatinin 24h với

độ lọc cầu thận ước tính dùng công thức MDRD

và công thức Cockcroft Gault tương ứng trên từng nhóm như sau:

Chung trên toàn bộ mẫu nghiên cứu: tương quan cao, với hệ số r đều >0,8, lần lượt là 0,84

và 0,86

Khảo sát trên một số đối tượng cho hệ số tương quan cụ thể các nhóm tương ứng lần lượt như sau: theo giới: nam là 0,78 và 0,82, nữ là 0,91

và 0,92; theo tuổi: <60 tuổi là 0,79 và 0,90, ≥ 60 tuối (“người cao tuổi”) là 0,83 và 0,86; theo cân nặng: <46 kg (thiếu cân) là 0,88 và 0,95, từ 46 - 56

kg đều là 0,91, >56 kg (thừa cân) là 0,79 và 0,81; theo bệnh lý: Đái tháo đường (ĐTĐ) là 0,85 và 0,87, không ĐTĐ là 0,81 và 0,82; tăng huyết áp (THA): không THA là 0,84 và 0,90, THA độ I là 0,87 và 0,88, THA độ II là 0,79 và 0,85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chagnac A, Weinstein T, Korzets A, Ramadan E, Hirsch J, Gafter U (2000), "Glomerular hemodynamics in severe obesity", Am J Physiol Renal Physiol 278(5), tr F817-22

2 Cockcroft DW, Gault MH (1976), "Prediction of creatinine clearance from serum creatinine", Nephron 16(1), tr 31-41

3 Froissart M, Rossert J, Jacquot C, Paillard M, Houillier P (2005), "Predictive performance of the modification of diet in renal disease and Cockcroft-Gault equations for estimating renal function", J Am Soc Nephrol 16(3), tr 763-73

4 Griffin KA, Kramer H, Bidani AK (2008), "Adverse renal consequences of obesity", Am J Physiol Renal Physiol 294(4), tr F685-96

5 http://www.kidney.org/Professionals/Kdoqi/guidelines_ckd/ p4_class_g1.htm.Guideline " Definition and stages of chronic kidney disease" truy cập ngày 20/12-2013, tại trang web

6 Lamb EJ, Webb MC, O'Riordan SE (2007), "Using the modification of diet in renal disease (MDRD) and Cockcroft and Gault equations to estimate glomerular filtration rate

Trang 6

7 Levey AS et al (2006), "Using Standardized Serum

Creatinine Values in the Modification of Diet in Renal

Disease Study Equation for Estimating Glomerular Filtration

Rate", Annals of Internal Medicine 145(4), tr 247-254

8 Shaharudin N và các cộng sự (2011), "Estimating

Glomerular Filtration Rate in Overweight and Obese

Malaysian Subjects", Nephro Urol Mon 3(1), tr 15-22

9 Verhave JC, Fesler P, Ribstein J, du Cailar G, Mimran A

(2005), "Estimation of renal function in subjects with normal

serum creatinine levels: influence of age and body mass index", Am J Kidney Dis 46(2), tr 233-41

Ngày nhận bài báo: 11-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014

Ngày đăng: 21/01/2020, 06:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w