Đánh giá kết quả điều trị, tai biến và biến chứng của phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên tại khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Việt Tiệp - Hải phòng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Trang 1Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC LẤY SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN 1/3 TRÊN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG
Bùi Văn Chiến*, Nguyễn Công Bình * , Lê Quang Hùng * , Nguyễn Mạnh Thắng * , Đỗ Minh Tùng *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị, tai biến và biến chứng của phương pháp phẫu thuật nội
soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên tại khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Việt Tiệp- Hải phòng
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 750 bệnh nhân được mổ lấy sỏi niệu quản 1/3 trên bằng nội soi
sau phúc mạc từ 10/2004 đến 10/2010 tại Bệnh viện Việt Tiệp- Hải Phòng theo phương pháp tiến cứu
Kết quả: Nam 370, nữ 380 trường hợp Tuổi trung bình: 41,25±11 tuổi Thấp nhất 22, cao nhất 71 tuổi
Sỏi bên phải: 426 cas, tỷ lệ 56,8% Sỏi bên trái: 324 cas, tỷ lệ 43,2% Sỏi khúc nối bể thận niệu quản, 147 cas, tỷ
lệ 19,6% Sỏi lưng thấp: 603 cas, tỷ lệ 80,4% Thời gian nằm viện trung bình 5,2±3,3 ngày (ít nhất 2 ngày, nhiều nhất 19 ngày) Thời gian mổ trung bình: 59,4±22,4 phút(ít nhất 20 phút, lâu nhất 120 phút) Thời gian rút dẫn lưu trung bình: 4,09±2,5 ngày (ít nhất 2 ngày nhiều 15 ngày) Thủng PM: 68 cas, 9,1% Sỏi chạy lên thận chuyển mổ mở 29 cas, 3,9% Rò nước tiểu: 72 cas, 9,6%
Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 1/3 trên an toàn, hiệu quả cần được phát
triển rộng rãi ở các tuyến tỉnh thành
Từ khóa: Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi
ABSTRACT
RETROPERITONEAL-LAPAROSCOPIC URETEROLITHOMY FOR MANAGING UPPER URETERAL
STONES
Bui Van Chien, Nguyen Cong Binh, Le Quang Hung, Nguyen Manh Thang, Do Minh Tung
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 3 - 2012: 511 - 514
Introduction and Objective: Evaluation of the complications intraoperatively and postoperatively of upper
ureteral stones treatment by retroperitoneal-laparoscopic approach
Material and methods: Prospective study was conducted on 750 patiens underwent retroperitoneal
ureterolithotomy from oct 2004 to oct 2010 at Việt Tiệp Hospital
Result: 370 males and 380 females were at the age of 22 to 71 Operative time: min 20, max 120 minutes,
mean 59.4 ± 22.4 minutes Hospital stays were ranged from 2 to 19 days, mean: 5.2 ±3.3 day 72 patiens (9.2%),who has urine leakage postoperatively The open operation: 29 cas (3,9%) due to migration of stone toward kidney
Conclusion:The technique of retroperitoneal ureterolithotomy is highly effective anh safety This is a kind of
operation that can be applied universally
Key words: Retroperitoneal lithotomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, nhiều phương tiện can thiệp ít
xâm lấn ra đời đã làm thay đổi nhiều phương
thức điều trị trong đó có phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 1/3 trên là một tiến bộ trong điều trị
* Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
Tác giả liên lạc: TS Bùi Văn Chiến ĐT: 0919999068 Email: chienvietitep@gmail.com
Trang 2Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu
512
sỏi niệu quản, đặc biệt hữu hiệu trong những
trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi nội
soi quá chỉ định Phương pháp này góp phần
làm giảm tỷ lệ bệnh nhân có sỏi niệu quản mổ
mở xuống thấp hơn, đem lại hiệu quả cao, an
toàn và ít sang chấn
Năm 1992, Gaur mô tả kỹ thuật tạo khoang
sau phúc mạc bằng bóng để phẫu thuật nội soi
trên cơ quan tiết niệu(1)
Tại Việt Nam, có thể nói từ 3/2002 Lê Đình
Khánh lần đầu tiên báo cáo 7 trường hợp phẫu
thuật nội soi sau phúc mạc lấy soi niệu quản
tiếp theo là Đoàn Trí Dũng với 14 trường hợp
cho đến nay đã có nhiều báo cáo với số liệu
tăng dần như của Nguyễn Quang với 40 ca, Võ
Văn Quý, Vũ Oanh 31cas, Trần Tế Kha, Trần
Thượng Phong, Vũ Lê Chuyên, Đào Quang
Oánh và CS với 148 ca
Phẫu thuật nội soi đã tỏ rõ tính an toàn, hiệu
quả và thẩm mỹ cao đang dần thay thế mổ mở
vốn gây nhiều sang chấn cho người bệnh
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 750 bệnh nhân được mô lấy sỏi niệu
quản 1/3 trên qua nội soi sau phúc mạc tại Bệnh
viện Việt Tiệp- Hải Phòng từ 10/2004 đến
10/2010
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả
Lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân có sỏi niệu quản đoạn lưng được
xác định trên KUB và UIV
-Vị trí sỏi nằm từ bờ trên xương cùng đến
khúc nối bể thận niệu quản
-Sỏi gây tắc hoàn toàn hoặc kích thước ≥
7mm
-Không có vết mổ cũ vùng hông lưng cùng
bên cần phẫu thuật
-Không có rối loạn cầm máu và nhiễm trùng
cấp do sỏi gây ra
Kỹ thuật
- Phương pháp vô cảm: Mê nội khí quản -Sự tạo khoang sau phúc mạc được tiến hành dựa theo kỹ thuật Gaur: Đặt bao cao su vô khuẩn vào vùng sau phúc mạc
- Vị trí trocar: Sử dụng hai trocar 10mm và một trocar 5mm
- Duy trì khoang sau phúc mạc bằng khí CO2 với áp lực 12mmHg
- Tìm niệu quản dựa vào cơ thắt lưng chậu
- Xác định vị trí sỏi, cố định sỏi, xẻ dọc niệu quản bằng dao lạnh lấy sỏi
- Kiểm tra sự thông suốt của niệu quản bằng ống thông oxy 8F xuống đoạn niệu quản dưới và bơm nước muối sinh lý
- Khâu lại niệu quản bằng Vicryl 4/0 mũi rời
- Đặt ống dẫn lưu vùng sau phúc mạc qua lỗ đặt trocar
KẾT QUẢ
Từ 10/2004 đến 10/2010 có 750 bệnh nhân được mổ PTNS sau PM lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên
Tuổi trung bình: 41,25±11 tuổi, thấp nhất 22, cao nhất 71 tuổi
Nam 370, nữ 380 trường hợp
Bảng 1: Vị trí sỏi
Sỏi khúc nối BT-NQ
Sỏi đoạn lưng thấp Tổng cộng
Vị trí sỏi
n Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Tổng
Sỏi bên phải: 426cas, tỷ lệ 56,9%
Sỏi bên trái: 324cas, tỷ lệ 43,1%
Sỏi khúc nối bể thận niệu quản: 147cas, tỷ lệ 19,6%
Sỏi lưng thấp: 603cas, tỷ lệ 80,4%
Thời gian nằm viện trung bình: 5,2±3,3 ngày (ít 2 ngày, nhiều 19 ngày)
Thời gian mổ trung bình: 59,4±22,4 phút (nhanh 20 phút, lâu 120 phút)
Trang 3Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Thời gian rút dẫn lưu trung bình: 4,09±2,5
ngày (ít 2 ngày, nhiều 15 ngày)
Tai biến trong mổ
Bảng 2: Tai biến và biến chứng
Tai biến và biến chứng N Tỷ lệ (%)
- Lượng máu mất trong mổ không đáng kể,
chỉ thấm ướt 1 gạc nội soi
- Số cas đặt sonde JJ sau mổ do dò nước tiểu:
72 cas
- Không có trường hợp nào bị thủng tạng,
rách mạch máu
- Không có nhiễm trùng chân trocar
- 71,6% bệnh nhân tự ngồi dậy trong 12 giờ
đầu sau mổ
- 80,4% có tái lập lưu thông tiêu hoá trong
khoảng thời gian 12-24 giờ
BÀN LUẬN
Chỉ định điều trị
Ngày nay tại các trung tâm lớn phẫu thuật
mổ mở cổ điển ngày càng hạn chế Tán sỏi ngoài
cơ thể (TSNCT), tán lấy sỏi thận qua da
(TLSTQD), tán sỏi niệu quản ngược dòng
(TSNQND), mổ NQ lấy sỏi qua nội soi đã được
áp dụng rộng rãi Trên lý thuyết những viên sỏi <
4mm có khả năng tự tiểu ra ngoài (90%), sỏi 6mm
tự tiểu ra được >20%, và thường bị kẹt ở đoạn NQ
chậu, thành bàng quang, những trường hợp này
có thể giải quyết dễ dàng bằng TSNQNS(2,5)
Những viên sỏi lớn hơn thường kẹt đoạn khúc
nối và lưng thấp, đây là những vị trí mà phương
pháp tán sỏi nội soi niệu quản bị hạn chế, cần
phải mổ mở hoặc mổ nội soi Một số tác giả chỉ
định mổ lấy sỏi nội soi khi kích thước sỏi >15mm
Chúng tôi chỉ định mổ lấy niệu quản lưng
qua ngã NSSPM với sỏi có đường kính ngang
>7mm gây bế tắc đường tiểu bao gồm vị trí đoạn
trên khúc nối và đoạn lưng thấp
Tai biến trong mổ
Thủng cơ quan lân cận
- Thương tổn tạng và thủng phúc mạc trong
mổ nội soi thường gặp khi đặt Trocar, để hạn chế tai biến này nhiều tác giả chọn phương pháp đặt
mở, bóc tách phúc mạc bằng ngón tay Chúng tôi dùng pince đầu tù tách các lớp cơ và chọc thủng cân thắt lưng đi vào khoang sau phúc mạch sau
đó đặt bóng bơm hơi tách dần phúc mạc
- Thủng phúc mạc là một tai biến không nguy hại nhưng rất khó khăn cho cuộc mổ, thủng thường gặp khi bóc tách tìm niện quản bị lạc đường không đi vào khoang sau PM niệu
Chúng tôi gặp 68 ca thủng PM khi đi tìm
NQ cả 68 ca này đều kéo dài cuộc mổ rất may không phải đặt thêm Trocar và không tổn thương các tạng
Sỏi chạy lên thận chuyển mổ hở
Chúng tôi gặp 29 cas sỏi chạy lên thận, cả hai đều là sỏi khúc nổi bể thận niệu quan, sỏi di chuyển khi bóc tách tổ chức mỡ bao quanh đoạn niệu quản có sỏi, việc cố định sỏi ở đoạn này thường gặp khó khăn vì tổ chức mỡ nhiều và nhất
là bể thận giãn to và ứ dịch
Kết quả
Dò nước tiểu
Là một phiền toán cho người bệnh và PTV, phần lớn các trường hợp đều hết dò sau khi đặt sonde JJ hoặc tự lành Trong nghiên cứu này, tất
cả bệnh nhân đều được đặt thông ôxy 8F xuống đoạn niệu quản dưới sỏi và bơm nước kiểm tra sự thông thương đoạn niệu quản dưới sỏi
Chúng tôi gặp 72 ca dò nước tiểu sau mổ, 30
ca lượng nước tiểu ngày đêm khoảng 800ml phải đặt JJ, 42 ca còn lại dò ít, tự bịt vào ngày thứ 9 Số lượng nước tiều dò 100-150ml/ ngày theo chúng tôi không có gì đáng ngại
Thời gian mổ và thời gian nằm viện
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 59,4±22,4 phút, nhanh nhất 20 phút, chậm nhất
120 phút Thời gian mổ trung bình của Gaur năm
1996 là 60 phút
Trang 4Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu
514
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy thời gian mổ
chủ yếu dành cho việc tìm niệu quản và khâu
niệu quản Trong những trường hợp đầu, thời
gian tìm niệu quản kéo dài nhưng càng được rút
ngắn ở những trường hợp sau
KẾT LUẬN
Phẫu thuật sỏi niệu quản lưng qua ngã nội
soi sau phúc mạc là một phẫu thuật ít sang
chấn, rút ngắn ngày điều trị, ít đau, hiệu quả và
thẩm mỹ cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Gaur DD (1993) Retropertionedal laparoscopic ureterolithotmy Word J, Urol 1993: 11(3);175-7
2 Gaur DD (1994) Laparoscopic condom dissection: new technique of retroperitoneoscopy J Endourol 1994, 8:149-151
3 Nguyễn Tế Kha, Trần Thượng Phong, Nguyễn Văn Ân và cộng
sự (2005); Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc trong bệnh lý sỏi niệu quản: Kinh nghiệm điều trị 148 trường hợp tại bệnh viện Bình Dân; Tạp chí Y học Việt Nam, tập 313, số đặc biệt 8/2005; tr.128-133
4 Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp, Đào Quang Oánh và cộng sự (2005) Phẫu thuật nội soi niệu trên 499 bệnh nhân tại bệnh viện Bình Dân sau một năm (4/2004-4/2005); Tạp trí Y học Việt Nam, tập 313, số đặc biệt 8/2005; tr.5-11
5 Vũ Lê Chuyên (2002) Sỏi niệu và nội soi niệu Niệu học lâm sàng; XNBYH; tr.130-142