1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát độ dày xương khẩu cái tại 20 vị trí trên phim cone beam ct

7 68 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 393,69 KB

Nội dung

Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát chiều dày xương tại 20 vị trí vùng khẩu cái trên phim Cone beam CT. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang và được tiến hành trên 60 phim Cone beam CT của bệnh nhân chụp tại Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao Răng Hàm Mặt nhà A7, Trường Đại học Y Hà Nội.

Trang 1

KHẢO SÁT ĐỘ DÀY XƯƠNG KHẨU CÁI TẠI 20 VỊ TRÍ TRÊN PHIM CONE BEAM CT

Nguyễn Hiếu 1 , Nguyễn Thị Thu Phương 2 , Giáp Hải Vân 3

1 Khoa Nha Trường Đại học Nantes, Cộng hòa Pháp

2 Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

3 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát chiều dày xương tại 20 vị trí vùng khẩu cái trên phim Cone beam CT Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang và được tiến hành trên 60 phim Cone beam CT của bệnh nhân chụp tại Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao Răng Hàm Mặt nhà A7, Trường Đại học Y Hà Nội Qua đó chúng tôi xác định được khu vực an toàn vùng xương khẩu cái để cấy ghép miniscrew neo

chặn Với kết quả thu được, chúng tôi đưa ra các vị trí cấy ghép miniscrew vùng khẩu cái là: Các vị trí (từ vị

trí cách đường giữa khẩu cái 6mm bên trái đến vị trí cách đường giữa khẩu cái 6mm bên phải) trên mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm; các vị trí nằm trên đường giữa khẩu cái từ mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm đến mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 24 mm; 2 vị trí cách đường giữa khẩu cái 3mm,

hai bên trên mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 8 mm cần thận trọng

Từ khóa: miniscrew neo chặn, độ dày xương, khẩu cái

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hiếu - Khoa Nha, Trường Đại học

Nantes, Cộng hòa Pháp

Email: dr.nguyenhieu1608@gmail.com

Ngày nhận: 13/04/2018

Ngày được chấp thuận: 15/05/2018

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Vòm khẩu cái là một cấu trúc giải phẫu rất

quan trọng của xương hàm trên, có giá trị

thực tiễn lâm sàng cao, đặc biệt trong phẫu

thuật cấy ghép miniscrew vùng khẩu cái trong

điều trị chỉnh nha [1]

Thành công trong điều trị chỉnh nha phụ

thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng một trong số

những điều kiện tiên quyết là phải kiểm soát

neo chặn [2] Neo chặn là một trong những

yếu tố cơ sinh học trong quá trình chỉnh nha

[3], được định nghĩa là khả năng kháng lại sự

di chuyển của răng khi có một lực tác động

vào răng Là một khí cụ neo chặn tuyệt đối,

miniscrew hỗ trợ rất hiệu quả bác sỹ chỉnh

nha và có ứng dụng rất đa dạng trong điều trị

chỉnh hình răng mặt như: trong điều trị sai lệch khớp cắn loại II [4], đẩy xương hàm trên ra trước trong điều trị sai lệch khớp cắn loại III [5], đánh lúnrăng hàm lớn thứ nhất hàm trên trong điều trị khớp cắn hở [6], kéo răng nanh mọc kẹt [7]

Sau khi miniscrew được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, đã có nhiều báo cáo khoa học đánh giá về hiệu quả sử dụng miniscrew trong chỉnh nha, tuy nhiên việc khảo sát vị trí cấy ghépminiscrew vẫn chưa được nghiên cứu kỹ

để cung cấp thông tin cho các nhà chỉnh nha lâm sàng Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, phim Cone beam CT được ứng dụng rộng rãi trong X quang nha khoa và là một công cụ rất hữu hiệu trong quá trình lên kế hoạch điều trị cấy ghép miniscrew Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đưa ra vùng an toàn khẩu cái nhằm giúp bác sỹ chỉnh nha lựa chọn được vị trí phù hợp cấy ghép miniscrew neo chặn [8 -

Trang 2

10] Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về

vấn đề này còn hạn chế Chính vì vậy chúng

tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát

độ dày xương tại 20 vị trí vùng khẩu cái

thường cấy ghép miniscrew neo chặn trong

điều trị chỉnh nha”

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng

Là những phim chụp bằng kỹ thuật Cone

beam CT của bệnh nhân chụp tại Trung tâm

khám chữa bệnh chất lượng cao Răng Hàm

Mặt nhà A7, Trường Đại học Y Hà Nội, từ

tháng 12/2015 đến tháng 4/2016

Tiêu chuẩn lựa chọn

Phim của bệnh nhân là người Việt Nam,

trên 18 tuổi, đủ 28 răng vĩnh viễn trên cung

hàm (không tính các răng hàm lớn thứ ba –

răng khôn), không có tiền sử chấn thương,

bệnh lý vùng hàm mặt, đặc biệt là chấn

thương, bệnh lý xương hàm trên

Phim có đầy đủ các mặt cắt: mặt cắt đứng

ngang, mặt cắt đứng dọc và mặt cắt ngang

Các cấu trúc giải phẫu trên phim, đặc biệt là

khu vực khẩu cái được hiển thị rõ ràng (thiết

lập giới hạn mật độ Hounsfiled của xương từ

+700 đến +3000 để xác định vùng xương),

không có hình ảnh chồng bóng, không có dị

dạng xương và không có khuyết hổng xương

Tiêu chuẩn loại trừ

Tất cả những phim không đáp ứng đầy đủ

các tiêu chuẩn lựa chọn trên

Thời gian và địa điểm

Từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2016 tại

Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao

Răng Hàm Mặt nhà A7, Trường Đại học Y Hà

Nội

2 Phương pháp

2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt

ngang

2.2 Cách chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện: tất cả các phim đã được chụp có đủ tiêu chuẩn lựa chọn đến khi

có đủ 60 phim Cone beam CT (trong đó gồm

30 phim của bệnh nhân nam và 30 phim của bệnh nhân nữ)

2.3 Các biến số nghiên cứu

- Độ dày xương tại vị trí đường giữa khẩu cái tương ứng trên lát cắt coronal cách lỗ răng cửa 4 mm, 8 mm, 16 mm và 24 mm

- Độ dày xương ở vị trí cách đường giữa khẩu cái 3mm sang hai bên tương ứng trên lát cắt coronal cách lỗ răng cửa 4mm, 8mm, 16

mm và 24 mm

- Độ dày xương ở vị trí cách đường giữa khẩu cái 6 mm sang hai bên tương ứng trên lát cắt coronal cách lỗ răng cửa 4 mm, 8 mm,

16 mm và 24 mm

Đây là những mặt cắt và vị trí thể hiện rõ

sự khác nhau về độ dày xương trên các vùng khác nhau của khẩu cái Những vị trí và mặt cắt này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Mariana Marquezan cùng cộng sự tại Bra-zil năm 2012 và trong nghiên cứu của Antonio Gracco cùng cộng sự tại Ý năm 2006 [11; 12]

3 Thu thập và xử lý số liệu

3.1 Công cụ thu thập số liệu

- Sử dụng biểu mẫu ghi kết quả đo đạc

- Máy vi tính và phần mềm đọc phim Cone beam CT: DDS-Pro

3.2 Các bước tiến hành

Trang 3

- Lựa chọn những phim đáp ứng đầy đủ

tiêu chuẩn lựa chọn (được trình bày trong mục

1.1)

- Nhập dữ liệu phim (định dạng file dcm)

trên máy tính

- Đo đạc các chỉ số trên phim bằng máy

tính

- Tạo và ghi kết quả vào biểu mẫu đo đạc

3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số

liệu

Số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê

y học bằng phần mềm SPSS 16.0 Sử dụng

các thuật toán Friedman, Fisher và T-test để

kiểm định sự khác biệt

4 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện dưới sự đồng ý của lãnh đạo Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao Răng Hàm Mặt nhà A7 nơi tiến hành nghiên cứu theo quyết định số 97/QĐ-VĐTRHM Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2016 Mọi thông tin thu thập được đảm bảo bí mật cho đối tượng lựa chọn, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

III KẾT QUẢ

Nghiên cứu tiến hành trên 60 phim Cone beam CT (trong đó gồm 30 phim của bệnh nhân nam và 30 phim của bệnh nhân nữ) thu được các kết quả sau:

Bảng 1 Độ dày xương trung bình các vị trí trên 4 mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa:

4mm, 8mm, 16mm, 24mm (đơn vị: mm)

Mặt cắt

đứng ngang

cách lỗ

răng cửa

Cách đường giữa

6 mm bên phải

Cách đường giữa 3 mm bên phải

Đường giữa

Cách đường giữa 3 mm bên trái

Cách đường giữa 6 mm bên trái

Bảng 2 Độ dày xương trung bình ở các vị trí nằm trên đường giữa khẩu cái, cách đường giữa khẩu cái 3mm, cách đường giữa khẩu cái 6 mm trên 4 mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa: 4 mm, 8 mm, 16 mm, 24 mm (sử dụng kiểm định Friedman) (đơn vị: mm)

Cách đường giữa 6 mm

X

Trang 4

Vị trí Mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa SD

Cách đường giữa 3 mm

Đường giữa

X

So sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới:

Nghiên cứu 1: nghiên cứu của chúng tôi trên nhóm đối tượng người Việt Nam trong độ tuổi 18

- 40, năm 2016

Nghiên cứu 2: nghiên cứu của Mariana Marquezan và cộng sự trên nhóm đối tượng người

Brazil trong độ tuổi 12 - 52, năm 2012 [11]

Nghiên cứu 3: nghiên cứu của Antonio Gracco và cộng sự trên nhóm đối tượng người Italia

Bảng 3 Độ dày xương trung bình so sánh với nghiên cứu trên thế giới (đơn vị: mm)

Trang 5

Bản đồ giải phẫu minh họa:

Hình 1 Bản đồ giải phẫu minh họa

Vùng màu xanh: những vị trí an toàn cấy ghép miniscrew neo chặn

Vùng màu vàng: những vị trí cần thận trọng khi cấy ghép miniscrew neo chặn

Vùng màu đỏ: những vị trí không an toàn khi cấy ghép miniscrew neo chặn

IV BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu trên 60 phim được chọn

thuận tiện, nhận thấy độ tuổi trung bình của

nghiên cứu là 25,4 với độ tuổi thấp nhất là 18

tuổi và cao nhất là 40 tuổi (tương đồng với

nghiên cứu của Mariana Marquezan và

Yi-ching-poon về độ tuổi trung bình) [11; 13]

Trong đó, nhóm 18 - 24 tuổi là phổ biến nhất

(gồm 29 bệnh nhân chiếm 48%)

Kết quả cho thấy: độ dày xương trung bình

giữa các vị trí không đồng đều, có giá trị

lớn nhất ở vị trí đường giữa khẩu cái trên mặt

cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm

(7,57 ± 1,36 mm) và nhỏ nhất ở vị trí cách

đường giữa khẩu cái 6 mm bên phải (1,56 ±

0,41 mm)

Các vị trí cách đường giữa 3 mm và 6 mm:

Giá trị trung bình các khoảng phân vị và trung

bình cộng cho thấy độ dày trung bình giảm

dần từ vị trí cách lỗ răng cửa 4 mm đến vị trí

cách lỗ răng cửa 24 mm Ở các vị trí trên

đường giữa: Giá trị trung bình các khoảng phân vị và trung bình cộng cho thấy độ dày trung bình giảm dần từ vị trí cách lỗ răng cửa

4 mm đến vị trí cách lỗ răng cửa 16 mm, sau

đó tăng ở vị trí cách lỗ răng cửa 24 mm Nhìn chung, trên 4 mặt cắt, độ dày xương giảm dần

từ mặt cắt cách lỗ răng cửa 4 mm đến mặt cắt cách lỗ răng cửa 24 mm (giảm dần theo chiều trước sau) Trên 4 mặt cắt còn lại, độ dày xương giảm dần từ vị trí trên đường giữa đến

vị trí cách đường giữa 6 mm hai bên (giảm dần theo chiều trong ngoài) Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hình dạng giải phẫu của xương khẩu cái Độ dày xương tại 5

vị trí (đường giữa khẩu cái, cách đường giữa khẩu cái 3 mm bên trái và bên phải, cách đường giữa khẩu cái 6mm bên trái và bên phải) trên mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm là dày nhất khi so sánh trên các mặt cắt còn lại Theo khuyến cáo trong nghiên cứu của Mariana Marquezan [11], khu vực

Trang 6

nguy hiểm khi cấy ghép miniscrew ở vùng

khẩu cái là khu vực có độ dày xương nhỏ hơn

4 mm Vì vậy theo kết quả nghiên cứu của

chúng tôi, khu vực xương khẩu cái tại mặt cắt

đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm trên cả 5

vị trí tiến hành nghiên cứu là khu vực an toàn

nhất Kết quả này cũng tương đồng với

nghiên cứu của Mariana Marquezan [11] Khu

vực đáng tin cậy thứ hai là các vị trí dọc theo

đường giữa khẩu cái trên các mặt cắt đứng

ngang cách lỗ răng cửa lần lượt 4 mm, 8 mm,

16 mm và 24 mm Trong đó, độ dày xương

lớn nhất ghi nhận được ở mặt cắt cách lỗ răng

cửa 4 mm (7,57 ± 1,36 mm), độ dày xương

nhỏ nhất ghi nhận được ở mặt cắt cách lỗ

răng cửa 16 mm (5,93 ± 0,51 mm) Kết quả

này tương đồng với kết quả nghiên cứu của

Mariana Marquezan và cộng sự [11] Khu vực

tiếp theo đáp ứng được điều kiện là 2 vị trí

cách đường giữa khẩu cái 3 mm bên phải

(4,11 ± 0,88 mm) và 3 mm bên trái (4,20 ±

0,80 mm) Tuy nhiên, khi so sánh với độ dày

xương điều kiện là 4 mm đều có chênh lệch

dù rất nhỏ Do vậy, tại 2 vị trí này, bác sỹ cần

thận trọng Ngoài các vị trí nêu trên, các vị trí

còn lại trong số 20 vị trí nghiên cứu đều không

đáp ứng được yêu cầu về độ dày xương cần

thiết để cấy ghép miniscrew neo chặn vùng

khẩu cái

Có sự khác biệt về độ dày xương trung

bình giữa 3 nhóm đối tượng người Việt Nam,

Brazil và Italia Sự khác biệt này mang ý nghĩa

thống kê Sự khác biệt này có thể được giải

thích do có sự khác nhau về nguồn gốc chủng

tộc (người Việt Nam thuộc chủng tộc

Mongoloide nhánh Châu Á, người Brazil thuộc

chủng tộc Mongoloide nhánh châu Mĩ, người

Italia thuộc chủng tộc Europeoide) cũng như

quá trình tiến hóa trong lịch sử của 3 nhóm

chủng tộc trên Ngoài ra, có sự khác biệt trong

độ tuổi nghiên cứu của nhóm đối tượng: độ tuổi từ 18 – 40 trong nghiên cứu của chúng tôi (đây là giai đoạn ghi nhận tốc độ tăng trưởng mặt ở người trưởng thành, tốc độ này chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng mặt ở tuổi thanh niên từ 10 – 19 tuổi theo Tổ chức Y

tế Thế giới) và độ tuổi từ 10 – 15 trong nghiên cứu của Antonio Gracco và cộng sự năm

2006 (đây là giai đoạn ghi nhận nhiều sự thay đổi nhanh về tốc độ tăng trưởng sọ mặt theo

ba chiều không gian) Những vùng giải phẫu

an toàn, cần thận trọng và không an toàn khi tiến hành cấy ghép miniscrew neo chặn vùng khẩu cái

V KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 60 phim Cone beam

CT, chúng tôi nhận thấy các vị trí an toàn khi cấy ghép miniscrew neo chặn vùng khẩu cái gồm:

Các vị trí (từ vị trí cách đường giữa khẩu cái 6 mm bên trái đến vị trí cách đường giữa khẩu cái 6 mm bên phải) trên mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm

Các vị trí nằm trên đường giữa khẩu cái từ mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 4 mm đến mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa

24 mm

Hai vị trí cách đường giữa khẩu cái 3 mm hai bên trên mặt cắt đứng ngang cách lỗ răng cửa 8 mm cần thận trọng

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương; PGS.TS Võ Trương Như Ngọc, TS

Hoàng Việt Hải, TS Quách Thị Thúy Lan đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Massif L, Frapier L (2006) Utilisation

des minivis en orthodontie, Encycl Med Chir

(Paris) Odontologie/Orthopédie dentofaciale,

23-492-A-17

2 Meira-palagi L., Mendes-miguel JA.,

Sabrosa Ce (2006) L'utilisation de micro-vis

(mini-implant type micro-vis) pour le

renforce-ment d'ancrage en orthodontie Rev

Odon-tostomatol, 35(5), 89 - 110

3 Esequiel Eduardo Yanez (2013) 1001

Tips for orthodontics and it’s secrets Amolca

Publishing, 73 - 75

4 Benedict Wilmes, Bjorn Ludwig,

Nien-kemper M và cộng sự (2012) Esthetic class

II treatment with the Beneslider and Aligner J

Clin Orthod, Jul;46(7):390-8, quiz 437

5 Manuel Nienkemper, Benedict

Wil-mes, Alexander Pauls et al (2013) Maxillary

protraction using a hybrid hyrax-facemask

combination J Clin Orthod, 14(1), 5

6 Benedict Wilmes, Bjorn Ludwig,

Nienkemper M et al (2013) Upper molar

in-trusion using anterior palatal anchorage and

the Mousetrap appliance J Clin Orthod, 47(5),

quiz 328, 314 - 320

7 Manuel Nienkemper, Benedict

Wil-mes, Bjorn Ludwig et al (2012) Extrusion of

impacted teeth using mini-implant mechanics

J Clin Orthod, Mar;46(3), quiz 183, 150 - 155

8 Tae Woo Kim (2011) Clinic Application

of Orthodontic Mini Implant Myung Mun

Pub-lising, 21, 29 - 70, 30, 150 - 162

9 Björn Ludwig, Bettina Glasl, S Jay Bowman., Benedict Wilmes et al (2011)

Anatomical guidelines for miniscrew insertion:

Palatal sites Journal of clinical orthodontics:

JCO, vol XLV n.8

10 Ravindra Nandra (2014)

Biomechan-ics and EsthetBiomechan-ics strategies in clinical ortho-dontics 2nd edition Elsevier, 156 176, 278

-293

11 Marian Marquezan, Nojima LI., Amanda Freitas (2012) Tomographic

map-ping of the hard palate and overlying mucosa

Braz Oral Res, 26(1), 36 - 42

12 Antonio Gracco, Luca Lombardo, Mauro Cozzani et al (2006) Quantitative

evaluation with CBCT of palatal bone

thick-ness in growing patients Progress in

ortho-donctics, 7(2), 164 - 174

13 Yi-ching-poon, Hong-Po Chang, Yu-Chuan Tseng và cộng sự (2014), Palatal

bone thickness and associated factors in adult miniscrew placements: A cone beam

com-puted tomography study Kaohsiung Journal of

Medical Sciences, 31, 265 - 270.

Summary THE BONE HEIGHT IN 20 SITES OF THE HARD PALATE FOR MINISCREW PLACEMENT BY USING CONE BEAM CT

This study was to investigate the bone height in 20 sites of hard palate for miniscrew place-ment by using Cone beam CT This descriptive cross-sectional study on 60 patients’s CBCT by convenient sampling was performed at the High quality Treatment Center of Odonto-Stomatology, Department A7, Hanoi Medical University, from December 2015 to April 2016 The result is that the total bone height decreased from the anterior to the posterior region The most suitable areas for miniscrew placement in the palate are located in the median suture from 4 mm to 24 mm posterior to the incisive foramen, and in the paramedian regions 6 mm adjacent to the suture in cross section 4 mm

Keyword: miniscrew, bone height, hard palate

Ngày đăng: 20/01/2020, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w