1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO HƯNG VIỆT

72 502 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 474,91 KB

Nội dung

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Vũ Tên luận văn: “Khảo sát tình trạng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO HƯNG VIỆT

Sinh viên thực hiện : ĐỖ VĂN VŨ

Niên khóa : 2007 - 2012

Tháng 08/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

ĐỖ VĂN VŨ

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN 28

NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO HƯNG VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Vũ

Tên luận văn: “Khảo sát tình trạng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo

con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo Hưng Việt”

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày… tháng… năm…

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ tôi, người đã sinh thành và nuôi dưỡng tôi, người đã âm thầm theo dõi từng bước đi con đường đời lẫn con đường học vấn của tôi

Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các anh chị trong khoa Chăn Nuôi Thú Y và trại đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến:

TS Nguyễn Văn Phát, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Thầy cô khoa chăn nuôi thú y đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong thời gian tôi học tập tại trường

Các cô chú quản lý trại đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu, thu thập số liệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho khóa luận của tôi

Các bạn bè tôi đã sát cánh bên tôi trong suốt những năm học đại học

Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp Chúc trại gặt hái được nhiều thắng lợi mới trong hoạt động chăn nuôi sản xuất

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài ngiên cứu “Khảo sát tình trạng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên

heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại trại heo Hưng Việt” được tiến

hành tại trại chăn nuôi heo Hưng Việt từ thời gian 03/02/2012 đến 23/05/2012 Kết quả thu được sau khi thực hiện đề tài:

Tỷ lệ heo con tiêu chảy trung bình của 4 tháng là 32,10 % (tỷ lệ tiêu chảy cao nhất là ở tháng 4 với 36,32 % và thấp nhất là ở tháng 3 với 23,42 %) Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trung bình của 4 tháng là 3,89 % (tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất vào tháng 4 là 4,73 % và thấp nhất vào tháng 3 là 3,07 %) Tỷ lệ tiêu chảy theo ngày tuổi trung bình ở độ tuổi 8 – 14 ngày tuổi là cao nhất với 11,96 % và thấp nhất ở độ tuổi 1 – 7 ngày tuổi là 4,79 % Tỷ lệ heo con chết do tiêu chảy trung bình của 4 tháng là 1,50 % (tỷ lệ chết do tiêu chảy cao nhất là vào tháng 2 với 1,79 % và thấp nhất là vào tháng 3 với 1,35 %) Tỷ lệ chữa khỏi bệnh trung bình qua 4 tháng là 90,59 % (tỷ lệ chữa khỏi cao nhất là vào tháng 3 với 93,62 % và thấp nhất là vào tháng 2 với 87,74 %)

Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh của 4 tháng là 1,51 kg (trọng lượng trung bình sơ sinh cao nhất là vào tháng 2,3 với 1,53 kg và thấp nhất là vào tháng 5 với 1,48 kg) Trọng lượng trung bình lúc cai sữa của 4 tháng là 7,24 kg (trọng lượng trung bình lúc cai sữa cao nhất là vào tháng 2 với 7,44 kg và thấp nhất là vào tháng

5 với 6,94 kg) Thời gian điều trị tiêu chảy heo con theo mẹ trung bình của 4 tháng

là 3,26 ngày (thời gian điều trị cao nhất là vào tháng 3 với 3,40 ngày và thấp nhất là vào tháng 4 với 3,13 ngày)

Tỷ lệ nhiễm E.coli trong mẫu phân ở trại là 100 % E.coli đề kháng cao đối

Trang 7

acetyl, bacrim và nhạy cảm với các loại kháng sinh sau: cephalexin, gentamycin, colistin

Trang 8

MỤC LỤC

Trang tựa i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM TẮT v

MỤC LỤC vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG xii

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ xiii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 1

1.2.1 Mục đích 1

1.2.2 Yêu cầu 1

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo 3

2.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 3

2.1.3 Bố trí chuồng trại 3

2.1.4 Cơ cấu đàn: 2007 con 4

2.1.5 Phương thức hoạt động 4

2.1.6 Chuồng trại 5

2.1.6.1 Chuồng nái đẻ và nuôi con 5

2.1.6.2 Chuồng heo con sau cai sữa 5

Trang 9

2.1.9 Nước uống 8

2.1.10 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 8

2.1.10.1 Nái chờ đẻ 8

2.1.10.2 Nái đẻ 8

2.1.10.3 Nái sau khi sinh 8

2.1.10.4 Heo con theo mẹ 9

2.1.10.5 Nái khô và mang thai 10

2.1.10.6 Cái hậu bị và đực giống 10

2.1.10.8 Phương pháp theo dõi và điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ 11

2.2 Tiêu chảy ở heo con 11

2.2.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy 12

2.2.1.1 Do heo mẹ 12

2.2.1.2 Do heo con 12

2.2.1.3 Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng 13

2.2.1.4 Do vi sinh vật 14

2.2.2 Cơ chế sinh bệnh ở heo con 19

2.2.3 Triệu chứng 19

2.2.4 Bệnh tích 20

2.2.5 Chẩn đoán 20

2.2.6 Điều trị 20

2.2.7 Phòng bệnh 20

2.3 Các bệnh thường gặp khác trên heo con theo mẹ 21

2.3.1 Bệnh viêm khớp 21

2.3.2 Bệnh trên đường hô hấp 22

2.4 Lược duyệt các công trình nghiên cứu 24

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 26

3.2 Đối tượng khảo sát 26

Trang 10

3.3 Nội dung khảo sát 26

3.4 Phương pháp tiến hành 26

3.4.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi 26

3.4.1.1 Dụng cụ 26

3.4.1.2 Phương pháp tiến hành 26

3.4.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 27

3.4.2 Theo dõi tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ 27

3.4.2.1 Dụng cụ khảo sát 27

3.4.2.2 Phương pháp tiến hành 27

3.4.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 27

3.4.3 Khảo sát các chi tiêu tăng trưởng trên heo con theo mẹ 27

3.4.3.1 Dụng cụ khảo sát 27

3.4.3.2 Phương pháp tiến hành 28

3.4.3.3 Công thức tính và các chỉ tiêu theo dõi 28

3.4.4 Phân lập vi khuẩn E.coli, xét nghiệm cầu trùng và thử kháng sinh đồ 28

3.4.4.1 Dụng cụ khảo sát 28

3.4.4.2 Phương pháp tiến hành 28

3.4.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 29

3.4.5 Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị 29

3.4.5.1 Thuốc điều trị 29

3.4.5.2 Phương pháp tiến hành 29

3.4.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 30

3.5 Xử lý số liệu 30

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi 31

4.2 Tình hình bệnh tiêu chảy 32

Trang 11

4.2.3 Tỷ lệ heo tiêu chảy theo giai đoạn tuổi 35

4.3 Khả năng sinh trưởng của heo con theo mẹ 36

4.3.1 Trọng lượng trung bình lúc sơ sinh 36

4.3.2 Trọng lượng trung bình lúc cai sữa 37

4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn 37

4.4.1 Kết quả phân lập 37

4.4.2 Kết quả thử kháng sinh đồ 38

4.4.3 Xét nghiệm cầu trùng 39

4.5 Đánh giá liệu pháp và hiệu quả điều trị 40

4.5.1 Tỷ lệ khỏi bệnh 40

4.5.2 Thời gian điều trị khỏi trung bình 40

4.5.3 Tỷ lệ tái phát 41

4.5.4 Tỷ lệ chết do tiêu chảy 42

4.5.5 Tỷ lệ chết do các nguyên nhân khác 42

4.5.6 Tỷ lệ còi cọc và loại thải 43

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 12

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

E.coli: Escherichia coli

MMA: Metritis Mastitis Agalactia

T.G.E.V: Transmissible Gastroenteritis Vius

KS: Khảo sát

TLHTC: Tỷ lệ heo tiêu chảy

TLNCTC: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLBQLSS: Trọng lượng trung bình lúc sơ sinh

TLBQLCS: Trọng lượng trung bình lúc cai sữa

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Công thức các loại thức ăn sản xuất tại trại 7 

Bảng 2.2 Một số mầm bệnh gây bệnh trên đường tiêu hóa 15 

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc quản lý đến bệnh trên đường hô hấp 24 

Bảng 4.1 Bảng theo dõi nhiệt độ, ẩm độ theo buổi 31 

Bảng 4.2 Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy 32 

Bảng 4.3 Ghi nhận tỷ lệ ngày con tiêu chảy 34 

Bảng 4.4 Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy theo giai đoạn tuổi 35 

Bảng 4.5 Ghi nhận trọng lượng trung bình sơ sinh chọn nuôi 36 

Bảng 4.6 Ghi nhận trọng lượng trung bình lúc cai sữa 37 

Bảng 4.7 Ghi nhận kết quả thử kháng sinh đồ 38 

Bảng 4.8 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 40 

Bảng 4.9 Thời gian điều trị khỏi trung bình 40 

Bảng 4.10 Tỷ lệ tái phát 41 

Bảng 4.11 Tỷ lệ chết do tiêu chảy 42 

Bảng 4.12 Ghi nhận tỷ lệ chết do các nguyên nhân khác 42 

Bảng 4.13 Ghi nhận tỷ lệ còi cọc và loại thải 43 

Trang 14

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Hệ vi khuẩn đường ruột……… 19

Trang 15

ta chăn nuôi heo hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, không chỉ giải quyết nhu cầu thịt cho từng gia đình mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn Bên cạnh

đó ngành chăn nuôi heo còn gặp một số trở ngại làm ảnh hưởng đến sự phát triển, một trong những trở ngại lớn nhất cho việc chăn nuôi heo là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến, gây thiệt hại nặng nề cho đàn nuôi heo tập trung cũng như heo nuôi ở hộ gia đình Trong đó tiêu chảy ở heo con là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất cho ngành chăn nuôi heo vì nó làm giảm khả năng tăng trọng, trọng lượng cai sữa thấp, tăng tỉ lệ còi cọc…Do đó làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi heo Xuất phát từ vấn đề trên được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn

Văn Phát chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình trạng tiêu chảy và hiệu quả

điều trị trên heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại trại heo HƯNG VIỆT”

Trang 16

Khảo sát các chỉ tiêu tăng trưởng trên heo con theo mẹ

Phân lập vi khuẩn E.coli và thử kháng sinh đồ

Theo dõi cách điều trị và hiệu quả điều trị

Trang 17

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo

Phía đông giáp cánh đồng lúa

Phía tây và phía nam giáp khu dân cư

Phía bắc giáp đường quốc lộ 56

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Trại có tổng cộng 37 người, trong đó bộ phận nhân sự có 1 thạc sĩ và 3 trình

độ đại học Công nhân hoạt động trong các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi heo,

bò sữa chế biến thức ăn gia súc, bảo vệ, ẩm thực Riêng bộ phận chăn nuôi heo có: Quản lý chung: 1 người

Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 4 người

Heo con cai sữa: 2 người

Nái khô và mang thai, cái và đực hậu bị, đực giống: 3 người

Trang 18

Nái đẻ và nuôi con: 2

Heo con sau cai sữa: 1

Heo thịt: 4

Cái hậu bị, đực hậu bị và đực giống: 2

Nái khô và mang thai: 2

Ngoài ra còn có 1 nhà xưởng để chế biến thức ăn và hai kho xử lý phân.Văn phòng và nhà ở của công nhân được bố trí ở phía trước trại, phòng làm việc của bảo vệ ngay cổng ra vào trại

2.1.4 Cơ cấu đàn: 2007 con

Nái sinh sản: 198 con

Cái hậu bị: 97 con

Đực hậu bị: 12 con

Đực giống: 15 con

Heo con theo mẹ: 316 con

Heo con sau cai sữa: 267 con

Heo thịt: 1102 con

2.1.5 Phương thức hoạt động

Trại kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, 3/4 diện tích được sử dụng cho trồng trọt chủ yếu là cỏ voi cho gần 30 bò sữa và rau muống cho heo nái nuôi con, phần

còn lại trồng luân canh các loại rau cải, bồ ngót, ớt, bắp,…

Trong chăn nuôi heo, trại đang từng bước thuần hóa đàn Yorkshire và hướng sản xuất của trại là con giống như cái và đực hậu bị, cung cấp tinh cho người chăn nuôi và cuối cùng là heo thịt

Bò sữa giống Holstein Friesian được nuôi cung cấp sữa cho thị trường là chính, sản phẩm sữa được hấp tiệt trùng rồi bán cho người tiêu dùng, ngoài ra sữa bò còn dùng cho heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa

Trang 19

2.1.6 Chuồng trại

2.1.6.1 Chuồng nái đẻ và nuôi con

Chuồng được xây dựng với dạng chuồng kín, bên trong có đặt nhiệt kế điện cho biết mức nhiệt độ trong chuồng, có hệ thống quạt hút ở cuối chuồng hoạt động theo mạch điều khiển điện tử, đầu chuồng có lắp đặt giàn ống phun sương, mái chuồng kiểu mái đôi được lợp bằng ngói, trần được căng bạt nhựa màu xanh dương Chiều dài: 30 m, chiều rộng: 11 m, diện tích chuồng: 330 m2

Chuồng có hai dãy, mỗi dãy có 16 ô lồng, mỗi lồng có 3 ngăn: 1 ngăn cho heo mẹ và 2 ngăn cho heo con, có 2 đèn úm

Mỗi ô lồng có chiều dài: 2,2 m; chiều rộng: 1,6 m; diện tích: 3,52 m2, đế lồng được lót bằng vỉ sắt

2.1.6.2 Chuồng heo con sau cai sữa

Kiểu chuồng kín, mái đôi lợp ngói, bên trong có hệ thống quạt hút ở cuối chuồng và giàn phun sương ở cuối chuồng, có nhiệt kế điện với nguyên lý hoạt động giống như chuồng nái đẻ và nuôi con, sàn chuồng được làm bằng vỉ sắt cách nền chuồng từ 0,25-0,5 m, trần được căng bạt nhựa màu xanh dương

Chiều dài: 30 m; chiều rộng: 11 m; diện tích: 330 m2

Trong chuồng được phân cắt thành hai dãy riêng biệt hoàn toàn bởi một bức tường ở giữa, 2 dãy có điều kiện tiểu khí hậu hoàn toàn khác nhau, mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô có sức chứa từ 20-25 heo con

Mỗi ô có: chiều cao: 0,8 m; chiều dài: 4 m; chiều rộng: 2,5 m; diện tích: 10

m2, có 2 đèn úm hồng ngoại, 2 núm uống đặt ở chiều cao lần lượt là 0,32 m và 0,55

m so với nền chuồng, đường đi rộng 1,5 m

2.1.7 Công tác giống

Heo con được chọn giống bắt đầu từ lúc mới sinh ra, những heo được chọn phải có trọng lượng sơ sinh cao trong đàn (trên 0,9 kg), ngoại hình đẹp, da lông bóng mượt và là con của những nái có khả năng sinh sản cao, cho sữa tốt, sức kháng bệnh cao, chọn những con có bố mẹ là Yorkshire thuần

Trang 20

Chọn hậu bị có số vú chẵn, con cái trên 12 vú, con đực trên 14 vú và khoảng cách giữa các vú đều nhau, khoảng cách giữa hai hàng vú không quá gần và cũng không quá xa nhau, núm vú phải lộ rõ, cơ quan sinh dục phát triển bình thường Trại còn sử dụng máy đo để hỗ trợ cho công tác chọn giống qua các chỉ tiêu như dày mỡ lưng, diện tích thịt thăn, vòng xương ống chân

Việc phối giống được thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, mỗi nái được phối hai lần cách nhau 12 giờ

Khai thác tinh vào sáng sớm lúc 5h 30phút

2.1.8 Thức ăn

Nái nuôi con: cám số 6

Nái khô và mang thai đến 21 ngày: cám số 10

Heo thịt: Cám C, cám D, cám số 6 và cám số 7

Heo con theo mẹ và heo con cai sữa 2 tuần của giai đoạn đầu: cám Cargill đỏ

và cám Cargill vàng, heo con sau cai sữa 3 tuần sau sử dụng cám C

Trang 21

Bảng 2.1 Công thức các loại thức ăn sản xuất tại trại

Trang 22

2.1.9 Nước uống

` Trại sử dụng nguồn nước ngầm được từ các giếng khoan qua xử lý chlorine

và được đưa lên lên bồn chứa 20 khối đặt ở độ cao 10 m so với mặt đất bằng máy bơm chạy tự động

Nước qua hệ thống ống dẫn được đưa đến các chuồng

2.1.10 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

2.1.10.1 Nái chờ đẻ

Cho ăn 2 lần lúc 5h và 14h, mỗi ngày ăn 2 kg (con ốm ăn 2,5-3 kg)

Thường xuyên làm mát nái bằng cách cứ cách 1h tắm nái 1 lần

Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, theo dõi những nái bỏ ăn, ăn ít, thở nhiều Nái bỏ ăn, sốt: tiêm kháng sinh + analgine hoặc tiêm truyền

Nái bỏ ăn, ăn ít, không sốt: tiêm thuốc bổ B.complex-Calciforte

Khi nái có dấu hiệu sinh thì vệ sinh chuồng trại và xịt sát trùng, thả đèn, lót bao, che bao và vệ sinh bầu vú

2.1.10.2 Nái đẻ

Theo dõi nhiệt độ nái thường xuyên

Tiêm prozil cho nái đau đẻ, nhảy tránh cho nái bị stress; động thai, sốt, đẻ

chết khi sinh nhiều có thể tiêm analgineC

Tiêm Duphapen 1cc/ 10kgP hoặc Shotapen 1cc/ 25 kgP

Trường hợp nái sốt hoặc ra nước nhờn quá lâu có thể tiêm kháng sinh cho nái trước khi sinh

Tiêm oxytoxin (2 ống/ lần) khi nái đẻ quá lâu hoặc không rặn đẻ, bình thường nái rặn đẻ gần xong thì tiêm oxytocin cho nái tống nhau ra ngoài

2.1.10.3 Nái sau khi sinh

Ngày ăn 2 lần lúc 5h và 14h theo khẩu phần:

Ngày đầu 1 kg

Trang 23

Khi nái đẻ gần xong kỳ đẻ thì cho ăn ngày 3 lần lúc: 5h; 14h và 20h

Rau muống cho ăn 0,8-1kg/ con/ ngày

Theo dõi nhiệt độ nái mới đẻ bỏ ăn, thở nhiều

Đặt thuốc cho nái ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên amphorim và mỗi nái đặt 3 lần Nái sốt tiêm kháng sinh + analgine C

Trường hợp nái sốt cao 40,5-41 0C tiêm truyền thẳng vào mạch

(glucose+oxytetra+ analgineC)

Nái sốt bình thường có thể tiêm xoang (thuốc bổ hỗ trợ)

Tiêm phòng:

Dịch tả: 1 tuần trước cai sữa (mẹ +con)

Parvo: 2 tuần trước cai sữa (mẹ)

Tiêm ADE 6-7 ngày sau khi đẻ, 3h trước cai sữa (mẹ)

2.1.10.4 Heo con theo mẹ

Heo con mới sinh ra được lau khô mũi, miệng, xoa bột mixtral, cột và cắt

rốn, bấm răng, bấm đuôi, bấm số tai và sát trùng

Khi nái mới đẻ tập cho heo con biết bú và con nào cũng phải bú được sữa

đầu

3 ngày sau khi sinh tiêm Fe 2cc/ con

4 ngày cho uống baycox 1cc/ con

6-7 ngày tiêm ADE 1cc/ con và lúc cai sữa 1cc/ con

Tiến hành ghép bầy những nái đẻ ít sau 10-12h

Tập cho những con yếu, nhỏ trong bầy uống sữa bò

Tiêm thuốc bổ cho những heo còi, nhẹ cân trong bầy (glucose, B.complex,

calciforteB12)

Thiến heo: chọn con đực thuần đẹp trong bầy để lại, những con xấu, phối tạp

được thiến hết để nuôi thịt

Heo con ho, đau chân, xù lông tiêm kháng sinh + tiêm thuốc bổ

Trang 24

Heo con tiêu chảy: cho uống thuốc và tiêm kháng sinh, nếu tiêu chảy nặng có thể tách bầy bổ sung nước điện giải, vitamin (đối với heo trên 10 ngày tuổi), tăng

cường đèn úm khi trời lạnh

Heo con sinh từ 5-7 ngày thì tập ăn cám Cargill đỏ khoảng 1 tuần, sau đó pha

3 cám Cargill đỏ: 1 cám Cargill vàng, trước cai sữa 4-5 ngày thì pha 2 cám Cargill

đỏ: 1 Cargill vàng

Sau khi xuất chuồng, chà rửa vệ sinh chuồng trại, xịt sát trùng 3-4 lần chuẩn

cho kỳ heo mới

2.1.10.5 Nái khô và mang thai

Chăm sóc: ngày ăn 1 lần với 2,8kg/ con, nái ốm ăn 3-3,5kg/ con

Tiêm phòng: nái cai sữa đã được tiêm dịch tả và Parvo trước khi chuyển về chuồng nên được tiêm thêm FMD, tụ huyết trùng, E.coli và tiêm trước khi chuyển

đẻ 2 tuần

2.1.10.6 Cái hậu bị và đực giống

Chăm sóc: cho ăn ngày 2 lần, mỗi lần 1 kg đối với cái hậu bị, còn đực hậu bị

và đực giống thì tùy vào thể trạng

Tiêm phòng:

Cái hậu bị: dịch tả, FMD, tụ huyết trùng, Parvo, Auzeszky, E.coli: các mũi

tiêm cách nhau ít nhất 10 ngày

Đực hậu bị và đực giống: dịch tả, FMD, tụ huyết trùng, Aujeszky

Trang 25

heo mới Ngày ra, các dụng cụ trong chuồng cũng được rữa sạch, ngâm thuốc sát trùng và phơi khô

Quét dọn khu vực xung quanh chuồng, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước định kỳ vào đầu mỗi tháng

Công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như giày ủng, quần áo lao động, găng tay,…

Thuốc sát trùng vết thương như: xanh methylen 0,5 %, cồn iode,

Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm như: analgineC, MD-Dexa,…

Thuốc trợ lực trợ sức và vitamin như: vitamin C, B.complex, ADE, calcium B12,…

2.1.10.8 Phương pháp theo dõi và điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Quan sát lâm sàng: quan sát nền chuồng kiểm tra có phân tiêu chảy hay không, từ đó quan sát trên bầy heo bị tiêu chảy Heo con bị tiêu chảy có triệu chứng lông xù, đi đứng xiêu vẹo, bỏ bú, ói mửa, phân tiêu chảy dính ở hậu môn, hậu môn sưng đỏ, phân lỏng nhầy đôi khi có mùi tanh hôi

Heo xác định bị tiêu chảy sẽ được điều trị bằng thuốc Ampi-colistin (1ml/ con), Nova linco-spectin (1ml/ con) Kết hợp với việc bổ sung chất điện giải và thuốc bổ như: glucose, analgine + C, Bcomplex…

Thuốc sử dụng để điều trị là Ampi-colistin, Navo linco - spectin… liệu trình điều trị từ 3-5 ngày

2.2 Tiêu chảy ở heo con

Theo Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy là tình trạng bệnh

Trang 26

Gia tăng lượng phân thải ra hàng ngày

Gia tăng lượng nước trong phân

Gia tăng số lần thải phân

2.2.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy

2.2.1.1 Do heo mẹ

Lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng dần đến cuối tuần thứ 3 và giảm thấp trong khi

đó nhu cầu dinh dưỡng của heo con tăng Vì vậy nếu chúng ta không cung cấp đầy

đủ chất dinh dưỡng thì heo con dễ bị stress và dễ nhiễm bệnh

Heo nái trong quá trình mang thai bị nuôi dưỡng kém, thiếu các chất khoáng, protein hoặc do mắc bệnh làm ảnh hưởng đến bào thai nên trọng lượng heo con sơ sinh thấp, khả năng chống đỡ bệnh tật kém

Do heo nái ít sữa hoặc do heo nái bị viêm vú, mắc một số bệnh truyền nhiễm…ảnh hưởng đến chất lượng sữa gây tiêu chảy cho heo con

Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu nên heo con bị tích

thực Từ đó trực khuẩn E.coli tác động phân hủy sữa thành acid, gây viêm dạ dày

ruột dẫn tới tiêu chảy

Những đàn heo mẹ sữa tốt, sữa mẹ nhiều, giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều sữa nên không kịp tiêu hóa và có nhiều chất khó tiêu bị đẩy xuống ruột già là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển và gây tiêu chảy trên heo con, (Võ Văn Ninh,1985)

2.2.1.2 Do heo con

Do đặc điểm bộ máy tiêu hóa ở heo con, khi nguồn sữa mẹ bị cắt đứt, thay đổi này gây ảnh hưởng bất lợi cho bộ máy tiêu hóa của heo con do mất một số enzyme tiêu hóa được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, vì vậy khả năng hấp thu của ruột giảm

Trang 27

con dễ bị stress với những biến đổi nhiệt độ của môi trường, làm giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1986)

Do heo con bị thiếu sắt: tốc độ sinh trưởng của heo con rất nhanh, mỗi ngày heo con cần 7 mg sắt nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1mg sắt/ngày Sự thiếu máu sẽ làm giảm sức đề kháng, dễ bị tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995)

Do cơ thể của heo con mới sinh bị thiếu vitamin, heo con chỉ tổng hợp được vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi Trong khi đó sự phát triển của dạ dày ruột đòi hỏi

có sự thay thế đều đặn các tế bào biểu bì nên khi thiếu vitamin A, biểu mô niêm mạc bị sừng hóa, làm rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu dinh dưỡng

Thời kỳ heo con mọc răng cũng gây tiêu chảy cho heo con Hai giai đoạn heo sốt và heo con tiêu chảy từ lúc 10 đến 17 ngày tuổi và 23 đến 29 ngày tuổi ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng tiền hàm số 4 hàm trên, (Võ Văn Ninh, 1985)

Ngoài ra còn do đặc tính của heo con theo mẹ hay liếm láp nước đọng và thức ăn của heo mẹ

2.2.1.3 Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Khi cai sữa, heo con có khuynh hướng ăn nhiều hơn, trong khi đó hệ thống enzyme chưa phân tiết đầy đủ Vì vậy, thức ăn sẽ không được tiêu hóa và hấp thu một cách trọn vẹn Lượng thức ăn không tiêu hóa được sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại ở đường ruột heo con phát triển, làm phá vỡ trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy

Theo Phùng Ứng Lân (1986), heo con được vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng sức đề kháng với dịch bệnh, nếu thích vận động heo con cũng có thể tiêu chảy

Theo Lê Văn Thọ, Đỗ Vạn Thử (1998), heo con rất nhạy cảm với tình trạng

vệ sinh chuồng trại kém và nhiệt độ môi trường không thích hợp Nếu heo bị lạnh đột ngột sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa sữa và thức ăn dễ gây ra tình trạng tiêu chảy phân màu trắng vàng

Trang 28

Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), trong những yếu tố tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm Ở những tháng mưa nhiều số heo con tiêu chảy tăng rõ rệt có thể lên đến 90-100 % toàn đàn

Theo Võ Văn Ninh (1985), heo con mới biết ăn, thức ăn không phù hợp với

hệ tiêu hóa hoặc chứa nhiều độc tính sẽ gây tiêu chảy ở heo con

Theo Nguyễn Như Pho (1998), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy vú gây viêm vú heo mẹ và heo con bú sữa viêm gây tiêu chảy Cắt rốn, cột rốn không đúng kỹ thuật, vệ sinh rốn không tốt nên heo con bị viêm rốn sẽ bị tiêu chảy

Trang 29

Bảng 2.2 Một số mầm bệnh gây bệnh trên đường tiêu hóa (Theo Nguyễn Như Pho,

2001)

Do virus

Do vi trùng Clostridium perfringens type A Tràng độc huyết

Clostridium perfringens type C Viêm ruột hoại tử

Trang 30

2.2.2 Cơ chế sinh bệnh ở heo con

Sơ đồ 2.1 Hệ vi khuẩn đường ruột (Nguồn Nguyễn Như Pho, 1995- trích dẫn bởi Tô

Nguyễn Xuân Phong, 2010)

2.2.3 Triệu chứng

Lúc mới tiêu chảy, heo con vẫn còn phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy nhiều, heo con bỏ bú nếu bệnh nặng, gầy nhanh do mất nước và chất điện giải Niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt do heo bị thiếu máu, thường nằm một chỗ và một số trường hợp heo con mất phản ứng rõ rệt, nhiệt độ giảm và thường dẫn đến

chết

Heo con tiêu chảy đa số thân nhiệt không tăng, nếu có tăng sau vài ngày thân

Kích thích nhu động

Tiêu chảy

Thiếu dinh dưỡng chất điện giảiMất nước và

Do vi sinh vật có hạiViêm ruột

Thức ăn ứ đọng

không tiêu

Chết Ngộ độc

Trang 31

trắng hay hơi vàng có nhiều bọt khí Heo bị khát nước đôi khi hay ợ và nôn ra sữa không tiêu, tăng số lần đi phân trong ngày (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê

actapulgite Cung cấp các vitamin cho heo con: vitamin A.vitamin C…

Trong quá trình điều trị cần giữ ấm cho heo con, giữ vệ sinh chuồng trại sạch

sẽ, khô ráo và cần phải cho ăn khẩu phần ăn thích hợp

2.2.7 Phòng bệnh

Theo Nguyễn Như Pho, 1995:

Heo nái:

Tiêm vaccine E.coli cho nái 2 lần lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sinh Vệ sinh

thân thể trước khi vào chuồng sinh

Trang 32

Phòng ngừa hội chứng M.M.A Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, phun thuốc sát trùng 1 lần 1 tuần

Heo con theo mẹ:

Cho bú sữa đầu, úm giữ ấm tránh làm ướt chuồng trại Tiêm ADE vào ngày 3

và ngày 15, tiêm sắt vào ngày 3 và ngày 10, dùng thức ăn tốt tập ăn

Heo con cai sữa

Hạn chế thức ăn lúc cai sữa, cho ăn tăng dần trong 3 ngày, ngày 4 cho ăn tự

do, chọn loại thức ăn tốt dễ tiêu Trộn kháng sinh trong thức ăn, hạn chế stress Giữ

vệ sinh chuồng trại tốt

2.3 Các bệnh thường gặp khác trên heo con theo mẹ

2.3.1 Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp thường do những chấn thương cơ học ở cẳng chân như: Heo

mẹ đè, do chuồng quá trơn trợt hay quá nhám, heo con nằm bú bị cọ sát nền chuồng

làm trầy da Thoái hóa xương hay do những bất thường về khớp

Heo con sau khi sinh yếu không bú được sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây viêm khớp trên heo con theo mẹ (theo Báo Nông Thôn Ngày Nay,

heo nái dự trữ không có làm heo con thiếu hụt cao

Ngoài ra chuồng trại dơ bẩn, ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật cơ hội phát triển ở môi trường, khi thú bị bệnh giảm sức đề kháng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tay, cắn nhau làm tổn thương, hay vết thương ở chân, da sẽ xâm nhập và gây bệnh Bệnh viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết heo con trong giai đoạn theo mẹ Những

Trang 33

Viêm khớp do Streptococcus suis

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) Streptococcus gây bệnh

trên mọi lứa tuổi nhất là trên heo con

Viêm khớp do Mycoplasma

Mycoplasma hyosynoviae: bệnh xảy ra trên mọi giống heo, nhưng phổ biến

nhất là trên dòng heo nhiều nạc và yếu chân Trong quá trình chuyển chuồng làm xáo trộn đàn, thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển Heo bệnh biếng ăn, ủ rủ, khớp bị viêm cấp sẽ căng phồng và nóng đỏ, các mô xung quanh khớp sưng phồng và dây thần kinh bao bọc bị chèn ép cũng bị viêm

Mycoplasma hyorhinis: Bệnh thường đi kèm với những heo bị viêm phổi,

viêm ruột, stress, vệ sinh kém… bệnh thường xảy ra trên thú non với các biểu hiện như thở khó, khớp sưng to, hay nằm, một số con bị què

Viêm khớp do bệnh đóng dấu son

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) tác nhân gây bệnh là

Erysipelothrix insidiosa làm cho heo viêm khớp, viêm cơ tim, bệnh xâm nhập qua

vết thương và vết chích côn trùng Biểu hiện bệnh làm heo ủ rủ, kém ăn, sốt, khó di chuyển, thú hay nằm, bại 2 chân sau, khớp sưng rất to

2.3.2 Bệnh trên đường hô hấp

Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên rất dễ bị các yếu tố ngoại cảnh tác động Nếu hàng rào bảo vệ này như (lông rung, niêm mạc mũi, da, thanh quản, khí quản…) bị tổn thương, sẽ không còn chức năng phòng vệ bệnh hô hấp sẽ xảy ra Niêm mạc mũi có khả năng tiết dịch nhày nhằm ngăn chặn các tác nhân kích thích, các phản xạ hắt hơi là phản ứng tự vệ của

cơ thể giúp tống các vật lạ ra ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp, nhưng phần lớn là

do vi sinh vật xâm nhập, các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, khí độc tồn động trong chuồng nuôi Yếu tố thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng, khẩu phần thức ăn mất cân đối về dưỡng chất, nhiễm nấm mốc làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

Trang 34

Dinh dưỡng: Đóng vai trò hết sức quan trọng, khẩu phần đầy đủ dưỡng chất, thú sinh trưởng phát triển tốt nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật Khẩu phần thiếu Vitamin A làm tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền từ đó dễ mắc bệnh đường hô hấp Hay trong khẩu phần mất cân đối tỉ

lệ Ca/P, làm xương lồng ngực bị biến dạng và biến đổi tổ chức biểu mô đường hô hấp (trích Nguyễn Như Pho, 1995)

Bệnh lý: Các nguyên nhân kế phát rất phức tạp, bệnh thường kế phát từ các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, kí sinh trùng như giun phổi Bệnh có thể phát

ra sau hay cùng lúc với bệnh chính như: phó thương hàn ở gia súc non, bệnh giun đũa hay giun phổi Bệnh tim mạch cũng làm ảnh hưởng hoạt động hô hấp

Môi trường: Tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy hô hấp Sự chênh lệch ẩm độ và nhiệt độ làm ảnh hưởng rất lớn đến thú, chuồng trại dơ bẩn làm tồn động nhiều khí độc trong chuồng nuôi như: Amoniac, H2S, bụi, nấm mốc Mưa tạt gió lùa làm thú bị lạnh làm thú ho rất nhiều

Quy trình chế biến thức ăn: Khâu chế biến thức ăn rất quan trọng, khi chế biến và ép viên ở nhiệt độ cao làm thức ăn mất rất nhiều loại vitamine Khâu ép viên thức ăn quá nhuyễn làm tăng độ bụi, thú hít vào lâu ngày gây viêm phổi (theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)

Do vi sinh vật: Vi sinh vật giữ vai trò quan trọng ngoài các bệnh gây viêm kế

phát như lao, tụ huyết trùng… Các vi sinh vật như Streptococcus, Staphylococcus,

Pneumococcus có thể trực tiếp gây viêm phế quản (Nguyễn Như Pho, 1995)

Chăm sóc quản lý: Vấn đề chăm sóc, quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh

Trang 35

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc quản lý đến bệnh trên đường hô hấp

(Christensen và Mousing, 1992)

bệnh đường hô hấp Mật độ gia súc cao

Nhập đàn không rõ tình trạng sức khỏe hay

sức khỏe yếu

Cai sữa: Quá sớm

Trung bình

Quá muộn

Thiếu kiểm tra tình trạng bệnh lý

Điều trị không đúng bệnh hay không đầy đủ

Thiếu biện pháp hay phòng không đúng cách

++

++

++

+ ++

2.4 Lược duyệt các công trình nghiên cứu

Nguyễn Thị Chuyên (1998), phân lập 12 mẫu phân trên heo con theo mẹ tại

trại Phước Long đều cho kết quả E.coli (+) và làm kháng sinh đồ cho biết kháng sinh nhạy cảm với E.coli là gentamycin, neomycin, colistin, norfloxacin, flumequin

và có tỉ lệ chữa khỏi là 83,75 %

Bùi Chí Hiếu (2008) khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại Darby – CJ Genetics kết quả tỷ lệ heo con tiêu chảy 59,80

%, tỷ lệ E.coli dương tính 85 %/ 20 mẫu phân lập

Nguyễn Hữu Hiệp (2010), khảo sát tại một trại heo công nghiệp ở Xuân Lộc – Đồng Nai kết quả tỷ lệ heo tiêu chảy bình quân là 41,37 %, tỷ lệ dương tính vi

khuẩn E.coli là 100 %

Trang 36

Dương Thị Thanh Loan (2002), tại trại chăn nuôi heo Đồng Hiệp qua các đợt

khảo sát có tỷ lệ tiêu chảy chiếm khoảng 7,32 %

Trần Hoàng Nghĩa (2005), tại trại Chợ Gạo qua các đợt khảo sát có tỷ lệ tiêu chảy là 7,65 %

Tô Nguyễn Xuân Phong (2010), khảo sát tại một tại heo chăn nuôi tại Biên Hòa – Đồng Nai kết quả tỷ lệ heo tiêu chảy bình quân là 29,71 %, tỷ lệ dương tính

E.coli là 90 %

Trần Thị Mỹ Phúc (2005), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long qua các

đợt khảo sát có tỷ lệ tiêu chảy là 9,42 %, kháng sinh nhạy cảm với E.coli khi thử

kháng sinh đồ là cephalexin, gentamycin, tobramycin

Lê Thị Thanh Vân (2001), phân lập 40 mẫu phân heo con tiêu chảy tại xí

nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp cho biết E.coli chiếm tỷ lệ 72.5 % và cầu trùng

chiếm 15 % Tỷ lệ tiêu chảy qua 4 đợt khảo sát dao động từ 3,67 % - 5,74 % và tỷ lệ

tiêu chảy tập trung vào giai đoạn 8-21 ngày tuổi

Ngày đăng: 22/03/2018, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Chuyên, 1998. So sánh hiệu quả điều trị của một số thuốc chống tiêu chảy của heo con theo mẹ. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả điều trị của một số thuốc chống tiêu chảy của heo con theo mẹ
2. Trần Thị Dân, 2003. Sinh lý sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
3. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, 1986. Bệnh gia súc non. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gia súc non
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, 1995. Bệnh đường tiêu hóa ở lợn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đường tiêu hóa ở lợn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
5. Bùi Chí Hiếu, 2010. Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ tại một trại heo công nghiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y.Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ tại một trại heo công nghiệp
6. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1997. Kí sinh và bệnh kí sinh ở gia súc, gia cầm. Tập II. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí sinh và bệnh kí sinh ở gia súc, gia cầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
7. Phùng Ứng Lân, 1986. Chứng ỉa chảy ở lợn con theo mẹ. Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng ỉa chảy ở lợn con theo mẹ
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
8. Dương Thị Thanh Loan, 2002. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp
9. Trần Hoàng Nghĩa, 2005. Khảo sát bệnh heo con tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh heo con tiêu chảy tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo
10. Võ Văn Ninh, 1985. Kinh nghiệm chăn nuôi heo. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm chăn nuôi heo
Nhà XB: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Như Pho, 1995. Giáo trình nội chẩn. Khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nội chẩn
12. Nguyễn Như Pho, 1998. Những điều cần biết về tiêu chảy ở heo. Tài liệu thông tin KHKT của công ty LD Bio-pharmachemie Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về tiêu chảy ở heo
13. Nguyễn Như Pho, 2001. Bệnh tiêu chảy ở heo con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy ở heo con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
14. Tô Nguyễn Xuân Phong, 2010. Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại một trại chăn nuôi heo ở Biên Hòa – Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại một trại chăn nuôi heo ở Biên Hòa – Đồng Nai
15. Trần Thị Mỹ Phúc, 2005. Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long
16. Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hiếu Liêm, 1998. Chứng tiêu chảy và bệnh viêm ruột. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng tiêu chảy và bệnh viêm ruột
17. Lê Văn Thọ, Đỗ Vạn Thử, 1998. Hướng dẫn chăn nuôi heo. Nhà xuất bản Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chăn nuôi heo
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Nai
18. Phạm Hùng Trường, 2009. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ và hiệu quả điều trị tại trại heo Kim Long thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ và hiệu quả điều trị tại trại heo Kim Long thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
19. Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, 1997. Kỹ thuật chăn nuôi heo.Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
20. Lê Thị Thanh Vân, 2001. Khảo sát một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w