Nội dung

Một phần của tài liệu Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với đời sống tinh thần của giới trẻ (Khảo sát các kênh VTC2, VTC10, VTCHD3 trong 2 năm 2009 và 2010 (Trang 84)

MC chào kết (kết thúc chƣơng trình)

4.2.Nội dung

Đến một viên ngọc toàn bích nhất cũng không thể tránh khỏi những tì vết. Không thể không thừa nhận rằng những chƣơng trình dành cho giới trẻ ở

88

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã dần tạo lập đƣợc “thƣơng hiệu” trong lòng độc giả, nhƣng không cũng có nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại trong các chƣơng trình này.

Trƣớc hết đó là yếu tố vùng miền chƣa thể hiện rõ nét trong các chƣơng trình dành cho giới trẻ. Hầu hết các chƣơng trình nhƣ Sành điệu, Không gian sống, Những công dân @, Tạp chí tuổi Teen, Thế giới Mobile đều tập trung phản ánh về đời sống giới trẻ, xu hƣớng, nhu cầu giải trí, học tập sinh hoạt của giới trẻ thành thị, mà chủ yếu là ở Hà Nội, chứ chƣa có nhiều đề tài tập trung vào đời sống thanh niên nông thôn cũng nhƣ các vùng miền khác. Những công dân @, Kho vàng tri thức, Chat với 8X … cũng thi thoảng có những chƣơng trình về đời sống giới trẻ ở các địa phƣơng khác ngoài Hà Nội nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Nguyên … nhƣng tỉ lệ các số chƣơng trình đề cập đến chủ đề về đời sống tinh thần, những gƣơng mặt tiêu biểu của thanh niên các tỉnh thành khác vẫn còn rất thấp so với mảng đề tài khai thác ở Hà Nội. Điều này khiến các chƣơng trình dành cho giới trẻ ở VTC thiếu yếu tố vùng miền, trong khi sóng của đài truyền hình kỹ thuật số VTC lại phủ tới tận những vùng sâu vùng xa của tổ quốc.

Mảng đề tài về thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn bị bỏ ngỏ khá nhiều trên sóng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Thanh niên nông thôn đang làm gì, nghĩ gì, họ dấn than, lập nghiệp nhƣ thế nào, họ cần gì… vẫn chƣa đƣợc khai thác triệt để trong các chƣơng trình truyền hình dành cho giới trẻ ở VTC.

Tập trung phản ánh khá nhiều về đời sống tinh thần, phục vụ đời sống tinh thần của giới trẻ ở thành thị, tuy nhiên mảng đề tài này trong các chƣơng trình dành cho giới trẻ ở Đài truyền hình kỹ thuật số VTC lại chỉ mới khai thác ở “bề nổi”, một chiều, với những mặt tích cực của giới trẻ. Còn đi sâu vào phần “tảng băng chìm”, những mặt tiêu cực, những vấn nạn của thanh niên trong đời sống xã hội hiện đại. Nhƣ còn một bộ phận thanh niên sống không mục tiêu, không lời hứa, sa đà vào các tệ nạn nhƣ thuốc lắc, đua xe, game online … Hay có thể là không cần đến những vấn đề to tát, gai góc nhƣ

89

thế mà có thể là những vấn đề khác: thanh niên đang dần ít chú ý hơn đến những bữa cơm gia đình, họ thích đồ ăn nhanh, xài hàng hiệu …

Một vấn đề khác cũng đang tồn tại khá phổ biến trong các chƣơng trình dành cho giới trẻ ở VTC đó là “độ ổn định” của các chƣơng trình không cao. Đây không chỉ là vấn đề riêng của các chƣơng trình dành cho giới trẻ mà là vấn đề của hầu hết các chƣơng trình truyền hình ở VTC. “Độ ổn định” ở đây có thể không phải là tần suất lên sóng hay không đảm bảo đƣợc tính định kỳ. Mà quan trọng hơn là “độ ổn định” về mặt chất lƣợng. Những chƣơng trình thời kỳ đầu mới lên sóng thì thƣờng có chất lƣợng rất tốt, đầu tƣ kỹ lƣỡng về mặt hình ảnh, cách thể hiện, nội dung, nhân vật xuất hiện trong chƣơng trình nhƣng càng về sau có vẻ nhiều chƣơng trình đuối dần về mặt chất lƣợng. Sở dĩ nhƣ vậy một phần là do cạn đề tài, phần khác là biên tập viên phải chạy đua về mặt thời gian để đảm bảo đúng thời gian lên sóng nên việc lựa chọn đề tài và sang tạo cách thể hiện chƣa đƣợc kỹ lƣỡng. Mặc khác, vấn đề then chốt hơn là thiếu nhân lực. Một tạp chí chuyên đề có thời lƣợng 30 phút một tuần mà chỉ có 2 biên tập viên phụ trách, thậm chí có những chƣơng trình có thời lƣợng 30 phát sóngmột tuần mà chỉ có một biên tập viên đảm trách. Điều này khiến công việc của biên tập viên trở nên quá tải, vừa tìm đề tài, liên hệ khách mời, quay, dựng … lại vừa đảm bảo cho kịp thời gian phát sóng. Một khi đã quá tải trong công việc thì sự sang tạo và cầu kỳ trong các chƣơng trình cũng trở nên giảm sút. Chất lƣợng các chƣơng trình giảm sút theo thời gian cũng là điều không thể tránh khỏi và nguyên nhân chủ quan cũng không hẳn đã thuộc về biên tập viên – những ngƣời đảm trách xây dựng nội dung cho chƣơng trình.

Độ ổn định còn thể hiện ở chỗ thời gian tồn tại của các chƣơng trình truyền hình dành cho giới trẻ ở Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cũng không dài. Trong khi các chƣơng trình đã có tên tuổi trên một số đài truyền hình khác nhƣ: Đƣờng lên đỉnh Olympia, Trò chơi âm nhạc, Rung chuông vàng … đều kéo dài 5 – 10 năm, thậm chí lâu hơn thế. Thì một chƣơng trình có “tuổi thọ” dài nhất ở VTC cũng chỉ khoảng 2 – 3 năm, sau đó là bị bỏ đi và làm lại chƣơng trình khác mà nhiều khi nội dung, tiêu chí cũng gần giống những chƣơng trình đã bỏ đi. Một số chƣơng trình đã gây đƣợc thƣơng hiệu cho

90

khán giả, vừa đƣợc khán giả nhớ đến đã “biến mất” trên sóng VTC và thay vào đó là những chƣơng trình “mới toanh” với khán giả. Ví dụ nhƣ Tôi 20, Đẹp + …, Café @, Sao online là những chƣơng trình đã đƣợc khán giả trẻ rất yêu thích nhƣng giờ đây cũng không còn xuất hiện trên các kênh sóng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Ngay cả một số chƣơng trình đã đƣợc khảo sát trong luận văn này cũng đã bị dừng sóng trong quý 2 năm 2010 nhƣ Thế giới Mobile, Chat với 8X.

Sở dĩ các chƣơng trình bị dừng sóng nguyên nhân chủ yếu nằm ở vấn đề đề tài và format thể hiện. Một chƣơng trình khi đã khai thác đề tài khoảng 2 -3 năm thì bắt đầu cạn đề tài, ví dụ những câu chuyện xung quanh chiếc điện thoại di động của chƣơng trình Thế giới mobile rồi cũng dần “cạn kiệt”, các chƣơng trình trở nên khuôn sáo, cứng nhắc … Chat với 8X thì các nhân vật đƣợc lựa chọn trong khuôn khổ những ngƣời sinh từ năm 1980 đến 1989, những gƣơng mặt tiêu biểu trong độ tuổi này cũng ngày một già và không còn nhiều, không còn phù hợp với tiêu chí là chƣơng trình dành cho giới trẻ.

Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng một chƣơng trình truyền hình: đó là phải có tầm nhìn xa trong việc xây dựng một chƣơng trình từ việc đặt tên chƣơng trình, xây dựng format sao cho phải có tính mở và “lâu dài” để một chƣơng trình có thể tồn tại lâu, bởi chẳng dễ gì để khán giả nhớ tên một chƣơng trình truyền hình, vậy mà ngay khi khán giả vừa nhớ ten thì chƣơng trình đã không còn đƣợc phát sóngnữa.

4.3. Hình thức thể hiện

Trƣớc hết là vấn đề ngƣời dẫn chƣơng trình – vẫn thƣờng đƣợc quan niệm là gƣơng mặt của chƣơnng trình, có nghĩa là xem MC dẫn là có thể biết đƣợc đang xem chƣơng trình gì. Nhƣng thực tế, trong một số chƣơng trình truyền hình dành cho giới trẻ ở VTC không có sự thống nhất về ngƣời dẫn chƣơng trình. Một MC có thể dẫn một lúc nhiều chƣơng trình khác nhau nhƣ MC Diệu Thảo vừa dẫn chƣơng trình Gƣơng mặt trang bìa, lại dẫn cả chƣơng trình Sành điệu. Đó là còn chƣa kể đến bản tin Việt Nam ngày nay, chƣơng trình VTC không khoảng cách …

91

Sự không thống nhất còn nằm ở chỗ một chƣơng trình nhƣng lại có nhiều MC dẫn, mà đó là chƣơng trình chuyên đề chứ không phải bản tin. Bản tin tần suất lên sóng là hàng ngày thì có thể có 2 – 3 MC dẫn, nhƣng chuyên đề thì chỉ có một tuần một số, mà mỗi số lại một MC khác nhau. Ví dụ chƣơng trình KHo vàng tri thức, khi thì MC Mai Thu dẫn khi thì MC Minh Hƣơng, chƣơng trình Thế giới Mobile khi thì MC Hoài Anh, khi thì MC Vũ Hiệp …

Một số chƣơng trình về các xu hƣớng mới nhƣ thời trang, sản phẩm công nghệ giải trí hơi sa vào cổ xúy cho những xu hƣớng đó, đẩy nó lên thành chuẩn mực sành điệu hay thời thƣợng của giới trẻ.

Một số chƣơng trình hình ảnh còn cẩu thả, không dựng theo ngôn ngữ hình ảnh mà giống nhƣ một dạng “phát thanh có hình”, tức là hình ảnh và lời bình không liên quan đến nhau, không tận dụng ƣu thế của truyền hình là truyền thông tin bằng hình ảnh mà vẫn viết lời bình quá nhiều.

4. 4. Một số giải pháp

4.4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và tổ chức

Cần phải hiểu rằng truyền hình là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng có sức lan tỏa rất lớn, một thông tin khi đƣợc phát lên truyền hình sẽ có sức ảnh hƣởng sâu rộng đến công chúng. Do vậy những ngƣời làm truyền hình dành cho giới trẻ nên trang bị một tầm nhận thức nhất định để có thể từ những thông tin, hình ảnh mình đƣa ra đủ sức định hƣớng cho giới trẻ về nhận thức, về các xu hƣớng giải trí hay lối sống.

Từ phía những ngƣời làm công tác tổ chức sản xuất, quản lý, lãnh đạo đài truyền hình cũng cần tạo một môi trƣờng thuận lợi để phóng viên, biên tập viên có điều kiện tác nghiệp ở tất cả các vùng miền trên cả nƣớc chứ không đơn thuần chỉ ở các thành phố lớn. Ví dụ nhƣ chi phí công tác, phƣơng tiện đi lại để đến các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa … Hoặc đặt những cơ quan thƣờng trú tại các địa phƣơng và tăng cƣờng phóng viên, biên tập viên cho đài nói chung cũng nhƣ cho các cơ quan thƣơng trú nói riêng. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC có tầm phủ sóng toàn bộ lãnh thổ nhƣng chỉ có hai cơ quan

92

thƣờng trú đặt tại Nghệ An ( phụ trách đƣa tin cho toàn bộ miền Trung) và thành phố Hồ Chí Minh (tập trung phản ánh thông tin toàn bộ khu vực phía Nam).

4.4.2. Nhóm giải pháp về đào tạo phóng viên, biên tập viên

Hầu hết các phóng viên, biên tập viên đƣợc tuyển vào đài truyền hình kỹ thuật số VTC có tuổi đời còn rất trẻ, Họ là những sinh viên vừa tốt nghiệp ở các trƣờng đại học hoặc một số ngƣời đã cộng tác cho một số tờ báo, đài truyền hình khác. Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền hình chƣa nhiều, kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết xã hội cũng chƣa dày dặn bằng những ngƣời đã làm báo lâu năm. Cân phải trang bị thêm cho họ những kiến thức này trong chính quá trình tác nghiệp hàng ngày để trình độ và sự nhận thức của họ ngày càng nâng cao.

Đồng thời, khi muốn sản xuất nhiều chƣơng trình truyền hình với sự đa dạng về mặt đề tài thì cũng cần chú trọng đến vấn đề nhân lực, rằng liệu với nhân lực hiện có có thể đáp ứng để sản xuất các chƣơng trình trong một thời gian dài hay không. Để tránh tình trạng quá tải trong công việc cho chính phóng viên, biên tập viên, quay phim. Bởi sự quá tải trong một thời gian dài sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng chƣơng trình, thậm chí là dẫn đến đổ song, chƣơng trình không đáp ứng đƣợc tính định kỳ về phát mới, các chƣơng trình phát lại vẫn còn nhiều.

4.4.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay VTC đang có hơn 10 kênh truyền hình và một ban (Ban thời sự) tự sản xuất, có nghĩa là sẽ phải có trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các chƣơng trình truyền hình của các kênh, ban này. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ trang thiết bị kỹ thuật chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất ngày một tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng thiếu máy móc, thiết bị làm việc gần nhƣ là thƣờng xuyên ở VTC. Máy tính văn phòng thông thƣờng thiếu là một nhẽ, máy tính cấu hình cao để dựng hậu kỳ cũng thiếu thốn khá trầm trọng. Một số biên tập viên tìm

93

giải pháp chủ động hơn là tự sắm máy tính xách tay hoặc máy tính riêng và làm việc ở nhà thay vì sử dụng máy dựng hậu kỳ của đài.

Máy quay cũng ở trong tình trạng thiếu, nếu hôm nào có quá nhiều lịch sản xuất thì buộc phải hủy những lịch kém quan trọng hơn và ƣu tiên cho những tin bài sản xuất quan trọng vì không đủ máy quay để cho tất cả các phóng viên, biên tập viên đăng ký đi quay tin, phóng sự của ngày hôm đó.

Phƣơng tiện đi lại – xe ô tô, cũng luôn trong tình trạng quá tải, mỗi ekip đi quay thƣờng gồm 2 – 3 ngƣời nhƣng thƣờng xuyên phải ghép đi chung xe với nhau, thƣờng là 2 – 3 ekip chung một xe. Điều này ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công việc và gây mệt mỏi, tốn kém cho biên tập viên. Bởi nếu muốn chủ động đi đến địa điểm mình cần đúng thời gian đã hẹn với đối tác buộc biên tập viên phải tự bỏ tiền đi taxi mà không đƣợc đài thanh toán khoản chi phí này.

Vì vậy cần phải trang bị đồng bộ các thiết bị kỹ thuật, nhƣ máy quay, bàn dựng, phòng đọc, phƣơng tiện đi lại để đảm bảo cho quá trình sản xuất các chƣơng trình truyền hình đƣợc tiến hành thuận lợi và có chất lƣợng tốt nhất.

4.4.4. Xã hội hóa các chương trình truyền hình

Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chƣơng trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vậy trong tƣơng lai truyền hình sẽ phát triển theo xu hƣớng nào để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy mạnh mẽ của các loại hình truyền thông hiện đại?

Chúng ta đang sống trong một thế giới có đặc điểm nổi bật là sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Thông tin đã xen vào mọi lĩnh vực, chi phối và làm thay đổi phƣơng thức vận hành, quản lý một số hoạt động xã hội. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong đó có truyền hình đều đã và đang phát triển nhanh chóng, vƣợt xa sự hình dung của nhiều ngƣời.

94

Ở Việt Nam, cách đây khoảng 10 năm, ít ngƣời thấy trƣớc đƣợc rằng, sau đổi mới một bƣớc cơ chế quản lý, báo chí lại có bƣớc lớn mạnh nhƣ vừa qua, và những năm tới chắc chắn còn có sự tăng trƣởng nữa. Bởi vì, tính bình quân sự tiêu dùng báo chí của nhân dân ta vẫn còn ở mức thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Dƣ địa vẫn còn khá rộng để cho báo chí phát triển. Đấy là chƣa tính đến sự xã hội của Internet, và báo mạng điện tử, hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng tin học đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Trong chúng ta không phải ai cũng có thể hình dung rõ rệt diện mạo và nhất là cơ chế hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong thời gian tới nhƣ thế nào. Nhƣng có một điều chắc chắn là mỗi ngƣời đều phải tự mình nhìn lại và tự mình điều chỉnh các suy nghĩ truyền thống quen thuộc từ trƣớc đến nay.

Tình hình ấy đặt ra nhiều thách thức lớn cho truyềnhình - một phƣơng tiện thông tin hùng mạnh. Tuy hiện tại, chiếc ti vi vẫn gần nhƣ chiếm giữ độc quyền cung cấp thông tin nhanh nhậy, rẻ tiền chọn. Nhƣng ƣu thế này trong thời gian tới có còn nguyên vẹn khi mà ở mỗi gia đình đều có không chỉ một, mà là hai, ba hoặc nhiều hơn nữa những chiếc máy vi tính nối mạng, và khi báo in đƣợc hệ thống bán lẻ phát hành miễn phí đến tận nhà theo yêu cầu của ngƣời đọc? Trong cuộc bùng nổ về thông tin, giữa lòng cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành công chúng, điều cần thiết với những ngƣời làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thứ rõ những thách thức và thời cơ, thấy đƣợc xu thế vận động làm cơ sở để xây dựng chiến lƣợc hành động phù hợp cho sự phát triển

Một phần của tài liệu Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với đời sống tinh thần của giới trẻ (Khảo sát các kênh VTC2, VTC10, VTCHD3 trong 2 năm 2009 và 2010 (Trang 84)