Phóng sự

Một phần của tài liệu Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với đời sống tinh thần của giới trẻ (Khảo sát các kênh VTC2, VTC10, VTCHD3 trong 2 năm 2009 và 2010 (Trang 74)

MC chào kết (kết thúc chƣơng trình)

3.3.Phóng sự

Phóng sự luôn là phần chính trong tất cả các chƣơng trình truyền hình. Có thể là phóng sự dài 10 – 15 phút, có thể là phóng sự ngắn 3 – 5 phút, thậm chí có những phóng sự chỉ 1 – 2 phút. Tuy nhiên, luôn có một sự phá cách nhất định trong các phóng sự của các chƣơng trình truyền hình dành cho giới trẻ ở VTC. Điều này tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn cho chƣơng trình trong cách thể hiện và chuyển tải thông tin đến cho ngƣời xem.

Sự mới mẻ trong cách thể hiện các phóng sự này bắt đầu từ ý tƣởng kịch bản, một ý tƣởng không theo khuôn sáo nhƣ một bài tập làm văn là “mở bài – than bài – kết luận” … mà phóng sự thƣờng đƣợc dựng theo cấu trúc của một câu chuyện với nhiều tình huống mang tính logic. Ví dụ trong chƣơng trình Kho vàng tri thức, số 43, phát sóng ngày 6/7/2010, có phóng sự trong tiểu mục Kính lúp về chủ đề Thƣ viện sách dành cho trẻ em ở khu lao động nghèo, khu phố 11 – quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Kết cấu của phóng sự bắt đầu từ việc 2 phóng viên của KHo vàng tri thức từ Hà Nội vào thành phố hồ chí minh, tìm đƣờng đến thƣ viện này, có các tình huống nhƣ hỏi ngƣời dân 2 bên đƣờng về đƣờng đi để đến thƣ viện, vào trong thƣ viện, hỏi chuyện ngƣời thủ thƣ – anh Phạm Thế Cƣờng, là ngƣời sang lâp, thu thập sách báo cho thƣ viện và kiêm luôn công tác quản lý thƣ viện. Cứ nhƣ thế theo bƣớc chân của 2 phóng viên, và câu chuyện với anh Phạm Thế Cƣờng, khán giả hiểu rõ thƣ viện đƣợc thành lập nhƣ thế nào, có ý nghĩa nhƣ thế nào với trẻ em trong khu lao động nghèo này ….

Đặc trƣng dễ thấy nhất trong các phóng sự này là sử dụng nhạc nền nhƣ một yếu tố quan trọng để tạo sự hấp dẫn cho phóng sự. Lời bình thƣờng rất ít, ngắn gọn, thay vào đó hình ảnh sẽ đƣợc quay rất cầu kỳ với nhiều góc máy sang tạo, dựng hậu kỳ trau chuốt với nhiều kỹ xảo, hoặc thay đổi tốc độ hình ảnh tạo nên tiết tấu hình ảnh đúng nhƣ ý đồ mong muốn. Đặc trƣng của truyền hình thì hình ảnh là chính cho nên ngƣời xem sẽ chỉ cần xem hình ảnh và

78

nghe nhạc nền là hiểu đƣợc thông tin chƣơng trình muốn chuyển tải đến, chứ không càn quá nhiều lời bình. Tự bản than hình ảnh đã nói lên nhiều điều hơn bất kỳ lời nói nào. Điều này cũng đòi hỏi biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên phải biết đầu tƣ về mặt ngôn ngữ hình ảnh. Hình ảnh đƣợc sắp xếp logic nhƣ một câu chuyện.

Bên cạnh phóng sự với lời bình để làm rõ thông tin cho phóng sự thì còn một cách thể hiện nữa cũng tạo ấn tƣợng nhất định cho ngƣời xem vè mặt hình ảnh và âm nhạc. Cũng là để tạo điểm nhấn cho chƣơng trình. Đó là dựng những đoạn video clip ngắn độ khoảng 45 giây đến 1 phút, hoặc 2 phút về những hình ảnh đặc trƣng nhất, đẹp nhất và thể hiện đƣợc nhiều nội dung nhất về chủ đề mà chƣơng trình thƣờng đề cập đến. Những đoạn clip này đƣợc dựng cầu kỳ hơn dựng phóng sự, hình ảnh cũng đẹp hơn, làm điểm nhấn cho chƣơng trình và khái quát chủ đề của chƣơng trình. Ví dụ chƣơng trình Những công dân @, Chat với 8X hay Gƣơng mặt trang bìa, thƣờng dựng những đoạn clip ngắn về nhân vật chính đƣợc nói đến trong chƣơng trình. Có thể sử dụng ảnh, hoặc hình ảnh quay hoạt động đời thƣờng, hoạt động chuyên môn hàng ngày của nhân vật. Không có lời bình, chỉ có nhạc nền và hình ảnh cầu kỳ, xem clip khán giả có thể hiểu ngay đƣợc chƣơng trình sẽ đề cập dến vấn đề gì, nhân vật nào. Cách thể hiện nhƣ thế này đòi hỏi sự kỳ công của ngƣời biên tập, quay phim đặc biệt là kỹ thuật hậu kỳ. Nhƣng hiệu quả lại rất cao. Tạo ấn tƣợng ngay từ đầu cho khán giả và tạo điểm nhấn cho chƣơng trình.

Một phần của tài liệu Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với đời sống tinh thần của giới trẻ (Khảo sát các kênh VTC2, VTC10, VTCHD3 trong 2 năm 2009 và 2010 (Trang 74)