1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nhận xét tình hình dị vật thực quản và kết quả điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia định

6 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 363,05 KB

Nội dung

Nội dung bài viết đưa ra nhằm đánh giá tình hình dị vật thực quản và kết quả điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia định, áp dụng đối với những bệnh án từ 2010 đến 2013 có tổng số 82 bệnh nhân dị vật thực quản được lấy dị vật qua nội soi ống cứng và ống mềm.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊ VẬT THỰC QUẢN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ   TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH  Trần Việt Hồng*, Nguyễn Hồng Hải*, Trần Duy Bình**, Hồ Văn Hân**  TĨM TẮT  Mục tiêu: Đánh giá tình hình dị vật thực quản và kết quả điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.  Phương pháp‐đối tượng: Mơ tả cắt ngang tiến cứu; từ 2010 đến 2013 có tổng số 82 bệnh nhân dị vật thực  quản được lấy dị vật qua nội soi ống cứng và ống mềm.   Kết quả: Có 74 bệnh nhân nội soi ống mềm lấy dị vật, thành cơng 70/74 chiếm 94,6%, thất bại 4/74 chiếm  5,6% được chuyển qua nội soi ống cứng. Có 8 ca nội soi ống cứng lấy dị vật đều thành cơng, đạt 100%. Các  trường hợp lấy dị vật đều khơng có biến chứng nguy hiểm.   Kết luận: Nội soi ống mềm lấy dị vật an tồn, hiệu quả, là lựa chọn đầu tiên.Nội soi ống cứng thay thế khi  nội soi ống mềm thất bại.Trang bị cả 2 hệ thống nội soi tại các cở sở y tế là cần thiết.  Từ khóa: Dị vật thực quản  ABSTRACT  EVALUATING THE ESOPHAGEAL FOREIGN BODY CONDITION AND THE RESULTS OF  ESOPHAGEAL FOREIGN BODY TREATMENT IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL  Tran Viet Hong, Nguyen Hong Hai, Tran Duy Binh, Ho Van Hân   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 277 ‐ 282  Objective:  Evaluating  the  Esophageal  foreign  body  (EFB)  condition  and  the  results  of  EFB  treatment  in  Nhan Dan Gia Dinh Hospital.  Methods: Cross descriptive and prospective study over the period from 2010 to 2013, a total of 82 patients  suffered from esophageal foreign bodies (EFBs) and underwent Flexible Endoscopy (FE) or Rigid Endoscopy (RE)  procedure.  Results: Flexible esophagoscopy was performed in 74 cases and the success was 94.6% while only 5.4% of  cases could not be extracted by this method but were successful using RE. Rigid esophagoscopy was performed in  8 cases of which 100% success rate was archived. All of those cases experienced no severe complications during  procedure.  Conclusion: Using the FE system to remove FEBs is proven to be a safe method while its low cost is most  prefered. However, RE system is the best alternative method when FE system fails. Therefore, the use of both FE  and RE in clinical practice is a must.  Key words: esophageal foreign body  ĐẶT VẤN ĐỀ  Dị  vật  thực  quản  là  cấp  cứu  thường  gặp  trong Tai Mũi Họng ở Việt Nam cũng như trên  thế  giới,  là  tai  nạn  nguy  hiểm  tới  tính  mạng  bệnh  nhân  nếu  khơng  được  chẩn  đốn  và  xử  trí kịp thời.  Ở  Việt  Nam  theo  các  tài  liệu  nghiên  cứu  trước đây, dị vật thực quản chủ yếu gặp ở người  lớn:  Võ  Tấn(1)  trong  2  năm  (1955‐1956)  tại  bệnh  viện  Bạch  Mai  nhận  130  ca  dị  vật  chỉ  có  15  em  bé;  Lương  Sỹ  Cần  1960(2)  gặp  70%  ở  người  lớn;  Nguyễn  Đình  Bảng(12)  tại  trung  tâm  Tai  Mũi  Họng‐Tp.HCM trong 5 năm từ 1991‐1995 đã soi  thực  quản  cho  1724  bệnh  nhân  đến  vì  nghi  dị  vật,  đã  gắp  ra  được  768  dị  vật  trong  đó  trẻ  em  Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   277 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học  dưới  4  tuổi  chiếm  4%,  đa  số  là  người  lớn  82%,  trên  60  tuổi  14%;  Ngô  Vương  Mỹ  Nhân(11)  từ  2006‐2008 tại Bệnh viện An Giang có 130 trường  hợp hóc dị vật và độ tuổi từ 19‐87; Nguyễn Tư  Thế  2012(5)  từ  4/2010  đến  5/2011  tại  bệnh  viện  TW Huế có 41 ca dị vật đều ở độ tuổi từ 14‐86.  Ngược lại, theo các tác giả nước ngồi dị vật  thường gặp ở trẻ em: Peytral 199(14) tỉ lệ gặp trẻ  em/người  lớn  2:1;  Guitron  1996(7)  trong  215  trường hợp bị hóc có 151 trẻ em; Miller 2004(9) từ  5/1990 đến 1/2002 có 522 ca dị vật đều ở trẻ em;  Popel  2011(15)  tại  Canada  từ  1/2005  đến  12/2008  có 140 trường hợp dị vật ở trẻ em; Báo cáo gần  đây  nhất  tại  Mỹ,  theo  tác  giả  Mark  A  Gilger  2013(4)  mỗi  năm  có  hơn  100,000  ca  dị  vật  trong  đó 80% là trẻ em.  Phương  pháp  điều  trị  cũng  có  nhiều  thay  đổi.Trên thế giới, trước những năm 1850 hầu hết  các  dị  vật  thực  quản  được  đẩy  xuống  dạ  dày(2).Năm1890  Mackenzize(5)  đã  dùng  ống  soi  thực  quản  lấy  dị  vật.  Năm  1905  Chevalier‐ Jackson(5)  đã  sử  dụng  bộ  nội  soi  thực  quản  có  nguồn  sáng  ở  đầu  và  được  sử  dụng  cho  đến  nay.Năm  1972  Morrissey(10)  đã  thực  hiện  lấy  dị  vật thực quản bằng ống soi mềm.Ở Việt Nam đã  lấy  dị  vật  qua  nội  soi  cứng  từ  năm  1950(16).  Tại  bệnh  viện  Nhân  Dân  Gia  Định  trước  đây  chủ  yếu lấy dị vật qua nội soi ống cứng, từ năm 2001  đã có thể lấy dị vật bằng cả nội soi ống cứng và  nội soi ống mềm.  Ngày nay, mặc dù đời sống kinh tế xã hội đã  được  nâng  cao,  nhận  thức  về  y  tế  của  người  nhân  đã  được  cải  thiện,  trang  thiệt  bị  y  tế  hiện  đại hơn trước, tuy vậy vẫn có nhiều trường hợp  dị  vật  thực  quản  đến  muộn,  thậm  trí  khi  đã  có  biến chứng.Điều này chứng tỏ dị vật thực quản  vẫn là bệnh lý cần được quan tâm đặc biệt của  các bác sĩ chun khoa.  Do vậy chúng tơi chọn đề tài “Nhận xét tình  hình  dị  vật  thực  quản  và  kết  quả  điều  trị  tại  Bệnh viện Nhân Dân Gia Định – Tp.HCM”.  Mục tiêu  1. Nhận xét tình hình dị vật thực quản hiện  nay (loại hình dị vật, các biến chứng hay gặp).   278 2. Đánh giá hiệu quả nội soi ống mềm và nội  soi ống cứng trong việc lấy dị vật thực quản.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu   Tiêu chẩn chọn bệnh  Bệnh nhân bị hóc dị vật đến khám tại phòng  khám Tai mũi họng, được chẩn đốn xác định có  dị  vật  thực  quản  bằng  Xquang  thực  quản  cổ‐ ngực( T‐N), CT Scan, hoặc nội soi.  Tiêu chẩn loại trừ  ‐ Bệnh nhân bị mắc dị vật vùng họng, họng  thanh quản có thể lấy được qua gương soi gián  tiếp tại phòng khám.  ‐Bệnh nhân mắc dị vật đường tiêu hóa từ dạ  dầy tới hậu mơn.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu:  Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang  Phương tiện nghiên cứu  ‐Bộ  nội  soi  thực  quản  ống  cứng  Chevalier‐ Jackson:  +  Thường  sử  dụng  3  loại  ống  soi  (0,7x  0,11x20cm, 1,0x1,4x30cm ; 1,1x1,6x45cm).  +  Máy  nội  soi  Karl  Storz,  nguồn  sáng  Halogen, biến thế  + Các loại kìm lấy dị vật  + Máy hút, các loại ống hút.  ‐Bộ nội soi ống mềm:  + Hệ thống máy nội soi Olympus, màn hình  nối  camera,  nguồn  sáng  Halogen,  dụng  cụ  gắp  là kìm sinh thiết, thòng lọng, rọ và mũ chụp.  +  Ống  nội  soi  mềm  có  bộ  phận  điều  khiển  bên ngồi, kênh bơm rửa, kênh thủ thuật để xử  trí dị vật  Các bước tiến hành  ‐Khám  bệnh  nhân  trước  soi:  Ghi  nhận  tiền  sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, Xquang thực  quản cổ‐ngực (T‐N), CT Scan hoặc nội soi.  ‐Giải thích tính chất bệnh  Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  ‐Bác sĩ đánh giá vị trí mắc dị vật, loại dị vật,  kích thước dị vật và tiên lượng lựa chọn phương  pháp  lấy  dị  vật,  chuyển  bệnh  nhân  nội  soi  ống  mềm  lấy  dị  vật,  trong  trường  hợp  thất  bại  lựa  chọn nội soi ống cứng xử trí tiếp theo.   ‐Soi  bằng  ống  mềm:  Bệnh  nhân  được  xịt  họng  bằng  Lidocain  10%(có  thể,  nằm  nghiêng  trái,  miệng  ngậm  ống  nhựa  rỗng.  Bác  sĩ  từ  từ  đưa ống soi qua miệng, quan sát hạ họng, đi qua  miệng  thực  quản  xuống  thực  quản.  Khi  phát  hiện  dị  vật  người  phụ  sẽ  đưa  kìm  gắp  dị  vật  theo dẫn đường của ống nội soi và lấy dị vật ra  cùng ống nội soi.  ‐Soi  bằng  ống  cứng:  Bệnh  nhân  nhịn  ăn  trước  soi  6  giờ.  Soi  tại  phòng  soi  tiêu  hố  hoặc  phòng  mổ  Tai  mũi  họng,  có  thể  tiền  mê‐gây  tê  tại  chỗ  hoặc  gây  mê.  Bệnh  nhân  nằm  tư  thế  Boyce,  bác  sĩ  lựa  chọn  kích  thước  ống  soi  phù  hợp,  nhẹ  nhàng  đưa  ống  soi  qua  miệng  thực  quản,  quan  sát  thấy  dị  vật  cố  gắng  xoay  đổi  hướng hoặc làm cong những cạnh sắc nhọn đưa  dị vật vào gọn trong lòng ống soi, lấy dị vật ra  cùng ống soi hạn chế tổn thương niêm mạc.Nếu  cần  thiết,  đặt  sonde  dạ  dày  và  lưu  ống  sonde  trước khi chuyển hậu phẫu.  Xử lý số liệu  Bệnh  án  được  nhập  và  lưu  trong  máy  vi  tính, số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương  trình phần mềm thống kê SPSS.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .  Qua 82 bệnh nhân được xử trí lấy dị vật tại  Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 1/2010  đến tháng 1/2013 chúng tơi có được một số kết  quả dưới đây:   Phân  loại  bệnh  nhân  theo  giới  và  nhóm  tuổi  ‐Nam  có  42  trường  hợp  chiếm  tỉ  lệ  51,2% ;  nữ có 40 trường hợp chiếm 48,8%.  ‐Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 17 và lớn nhất là  88. Tuổi trung bình là 51,05  Tiền sử hóc dị vật  Nghiên cứu Y học dị vật, và một trường hợp vào viện ngày thứ 6  thủng thực quản apxe trung thất có tiền sử hóc  xương khơng rõ,chiếm 1,2%.  Thời  gian  từ  khi  mắc  dị  vật  đến  khi  vào  viện  Bảng 1 Thời gian từ khi mắc dị vật đến khi vào viện  Thời gian Ngày thứ Ngày thứ Ngày thứ Từ ngày thứ sáu Tồng số Số bệnh nhân 63 11 82 Tỷ lệ % 76,8 % 13,4 % 8,6 % 1,2 % 100 % ‐Bệnh  nhân  vào  viện  ngày  đầu  chiếm  tỷ  lệ  cao nhất với 76,8 %, có một trường hợp vào viện  sau  ngày  thứ  sáu  đã  có  biến  chứng  trung  thất,  chiếm 1,2 %.  Đặc điểm vị trí mắc dị vật  Bảng 2 Đặc điểm vị trí mắc dị vật  Vị trí dị vật Miệng thực quản Thực quản cổ Thực quản ngực Thực quản bụng Tổng số Số bệnh nhân 16 36 22 82 Tỷ lệ % 19,6 % 43,9 % 26,8 % 9,7 % 100 % ‐Dị  vật  thực  quản  cổ  nhiều  nhất  chiếm  43,9%, thực quản bụng chiếm 9,7%.  Giai đoạn lâm sàng  Bảng 3 Giai đoạn lâm sàng  Giai đoạn lâm sàng Số bệnh nhân Chưa viêm 74 Viêm nhiễm Biến chứng Tổng số 82 Tỷ lệ % 90,2 % 8,6 % 1,2 % 100 % ‐Giai  đoạn  chưa  viêm  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  90,2% ; giai đoạn viêm có 8,6 % , có một trường  hợp  nhập  viện  muộn  ngày  thứ  6  đã  có  biến  chứng ápxe trung thất chiếm 1,2%.  Kết quả xử trí dị vật.   ‐Tổng số bệnh nhân nội soi bằng ống mềm  là  74/82  chiếm  90,2  %.Trong  đó  có  70  bệnh  nhân  nội  soi  lấy  dị  vật  thành  cơng  chiếm  94,6%; có 4 bệnh nhân soi ống mềm lấy dị vật  thất  bại,  chiếm  tỉ  lệ  5,4%  do  dị  vật  lớn  có  góc  Có 98,8% bệnh nhân vào viện có tiền sử hóc  Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   279 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học  cạnh sắc nhọn chuyển Tai mũi họng lấy dị vật  qua nội soi cứng.   niêm mạc thực quản gây chảy máu tại chỗ là 5  bệnh nhân, chiếm 6,8 %.  Bảng 4 Kết quả xử trí dị vật  Bảng 7 Biến chứng khi xử trí lấy dị vật bằng ống nội  soi cứng  Phương pháp lấy dị vật Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nội soi ống mềm Thành công 70 94,6 74 BN 90,2% Thất bại 5,4 Nội soi ống cứng Thành công 100 BN 9,8% Thất bại 0 ‐Tổng số bệnh nhân soi ống cứng lấy dị vật  là 8/82 chiếm 9,8 %.Trong đó tất cả 8 bệnh nhân  đều được lấy dị vật thành cơng đạt 100%.  Phân loại dị vật.   Bảng 5 Phân loại dị vật  Phân loại Xương động vật dị vật Số bệnh nhân Xương cá 18 Xương heo Xương vịt Gân bò Xương chim cút Dị vật khác Thuốc vỏ 15 Răng 12 Cọng kẽm 10 Nắp nhựa Lưỡi dao lam Tép heroin bọc nilon Sợi dây chuyền Quẹt ga bật lửa Chai dầu gió Có biến chứng trung thất khơng thấy dị vật Tổng số 82 Tỷ lệ % 21,9 8,1 6,1 42,1 4,8 1,2 18,3 14,6 12,2 3,2 2,4 56,7 2,4 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 100 % ‐Các loại dị vật khác chiếm 56,7 % trong đó  viên thuốc còn vỏ chiếm 18,3%.   Biến chứng khi xử trí lấy dị vật   Bảng 6 Biến chứng khi xử trí lấy dị vật bằng ống nội  soi mềm  Số bệnh nhân 68 73 Tỷ lệ % 93,2 6,8 100 ‐ Nội soi ống mềm có dị vật là 73 bệnh nhân  trong  đó  khơng  có  biến  chứng  là  68  chiếm  93,2% ;  có  biến  chứng  trầy  xước  hoặc  rách  nhẹ  280 Số bệnh nhân Tỷ lệ % 87,5 12,5 100 ‐ Nội soi ống cứng có dị vật là 8 bệnh nhân  trong đó khơng có biến chứng là 7 chiếm 87,5% ;  có  1  trường  hợp  rách  1/3  trên  thực  quản  do  dị  vật  là  hàm  răng  giả  lớn  có  móc  nhọn  móc  vào  thành thực quản, chiếm 12,5%.  Thời gian điều trị dị vật thực quản  Bảng 8 Thời gian điều trị sau khi lấy dị vật thực  quản  Thời gian điều trị(ngày) ≤ Ngày > 1-3 ngày > 3-7 ngày > 7-14 ngày >14-30 ngày Tổng Số bệnh nhân Tỷ lệ % 73 89,2 7,2 2,4 0 1,2 82 100 ‐  Có  73/82  bệnh  nhân  lấy  dị  vật  được  về  trong  ngày,  chiếm  tỷ  lệ  89,2%;  một  trường  hợp  có biến chứng thủng thực quản apxe trung thất  phải nằm lại 29 ngày.  BÀN LUẬN  ‐Dị vật là xương động vật chiếm 42,1% trong  đó xương cá cao nhất với 21,9%.  Biến chứng Khơng có biến chứng Trầy xước, rách niêm mạc Tổng Biến chứng Khơng có biến chứng Biến chứng rách niêm mạc thực quản Tổng Qua  nghiên  cứu  82  trường  hợp  dị  vật  thực  quản được điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân Gia  Định từ 1/2010 đến 1/2013 chúng tôi đưa ra một  số ý kiến bàn luận như sau:   ‐ Tuổi nhỏ nhất được can thiệp lấy dị vật là  17,  lớn  tuổi  nhất  là  88.  Độ  tuổi  trung  bình  là  51,05.  Hầu  hết  các  trường  hợp  đến  khám  là  người lớn, có thể do đặc điểm phân tuyến điều  trị nên những bệnh nhân là trẻ em đến khám tại  Bệnh viện Nhi của thành phố.  ‐ Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện trong ngày đầu  là 76,8%, cho thấy phần lớn bệnh nhân có nhận  thức tốt về bệnh cảnh dị vật. Tuy nhiên vẫn có  tới 8,6% vào viện ngày thứ 3, thậm chí có 1,2%  bệnh nhân vào viện muộn khi đã có biến chứng,  Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  cho thấy người dân vẫn chủ quan, xem nhẹ mức  độ nguy hiểm của bệnh.  ‐  Có  98,8%  bệnh  nhân  vào  viện  có  tiền  sử  hóc dị vật cho thấy yếu tố khai thác tiền sử bệnh  vẫn có ý nghĩa quan trọng giúp chẩn đốn.  Nghiên cứu Y học với ghi nhận của các tác giả trong và ngoài nước  như  Abdulaziz  1,8%(11).  Tuy  nhiên  trong  điều  kiện  thơng  tin  xã  hội  phát  triển  như  hiện  nay  vẫn còn tỷ lệ biến chứng nặng do dị vật, đòi hỏi  chúng  ta  tiếp  tục  tuyên  truyền  giáo  dục  ý  thức  phòng bệnhcao hơn nữa cho nhân dân.  ‐Bản chất dị vật chúng tơi gặp khơng phải là  xương  động  vật  chiếm  56,7%,  khác  so  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Tư  Thế(13)  và  Ngô  Vương  Mỹ  Nhân(4)  chủ  yếu  gặp  là  dị  vật  là  xương động vật. Những dị vật nguy hiểm chúng  tơi hay gặp như thuốc còn vỏ có cạnh sắc nhọn,  hàm răng giả có móc, cọng kẽm, lưỡi dao lam.Sự  khác biệt có thể do tập qn, nhưng cũng có thể  do địa bàn thành phố phức tạp mà hiện nay một  số  đối  tượng  xã  hội  thường  nuốt  những  vật  dụng nguy hiểm phục vụ mục đích riêng.  ‐Qua nghiên cứu, thấy tình hình mắc dị vật  hiện  nay  tại  Bệnh  viện  Nhân  Dân  Gia  Định  có  thay đổi so với trước đây, các dị vật nguy hiểm  hay  gặp  như  thuốc  còn  vỏ,  răng  giả.  Xuất  hiện  một số đối tượng xã hội chủ động nuốt những dị  vật gây nguy hiểm đến tính mạng như dao lam,  thanh kẽm sắc nhọn.  ‐ Có 74/82 bệnh nhân nội soi lấy dị vật ống  mềm chiếm 90,2%; 8/82 bệnh nhân nội soi lấy dị  vật  bằng  ống  cứng.  Trong  đó  tỷ  lệ  thành  công  nội  soi  ống  mềm  là  70/74  trường  hợp  chiếm  94,6%. Tỷ lệ thành cơng này cũng tương tự kết  quả của các tác giả Nguyễn Tư Thế 95,1%(5), Ngơ  Thị  Mỹ  Nhân  97%(4),  Gmiener  93,4%(6).  Có  4  trường  hợp  nội  soi  ống  mềm  thất  bại  phải  chuyển  qua  nội  soi  ống  cứng  lấy  dị  vật,  chiếm  5,4%  do  dị  vật  là  xương  lớn,  răng  giả  có  móc  nhọn. Cả 8 trường hợp  nội  soi  ống  cứng  lấy  dị  vật đều thành đạt 100%, kết quả này của chúng  tơi cũng tương tự tác giả Berggreen(3) thành cơng  100%. Cho thấy trang bị cả nội soi ống cứng và  ống mềm trong các cơ sở y tế là cần thiết.  ‐Nội soi ống mềm lấy dị vật với ưu điểm an  tồn, hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.  Do  đó  khi  bệnh  nhân  nhập  cấp  cứu  vì  dị  vật  thực quản,  lựa  chọn  đầu  tiên  là  cho  bệnh  nhân  nội soi ống mềm.Nội soi ống cứng lấy dị vật là  lựa chọn số 2 khi nội soi ống mềm thất bại.   ‐  Nội  soi  ống  mềm  lấy  dị  vật  có  tỷ  lệ  biến  chứng 6,8% thấp hơn so với của Nguyễn Tư Thế  17,9%[13]  tuy  nhiên  các  biến  chứng  là  nhẹ  như  trầy niêm mạc thực quản, khơng gây ảnh hưởng  tới tổng trạng, bệnh nhân có thể xuất viện trong  ngày, tiết kiệm chi phí điều trị; Nội soi ống cứng  lấy dị vật tỷ lệ biến chứng là 12,5% thấp hơn so  với  của  Ngơ  Vương  Mỹ  Nhân  33,6%(11),  trường  hợp  biến  chứng  thủng  niêm  mạc  thực  quản  là  do hàm răng giả lớn có móc nhọn cắm sâu vào  thành thực quản.  Chúng  tôi  gặp  một  trường  hợp  thủng  thực  quản apxe trung thất, chiếm tỷ lệ 1,2%, phù hợp  KẾT LUẬN  ‐Đa  số  người  dân  có  ý  thức  tốt  về  mức  độ  nguy hiểm của bệnh, nhập viện trong ngày đầu  tiên  ở  giai  đoạn  chưa  có  biến  chứng.Tuy  nhiên  chúng tơi ghi nhận vẫn còn có biến chứng viêm  niên  mạc  thực  quản,  thủng  thực  quản  apxe  trung thất do bệnh nhân nhập viện muộn.  ĐỀ XUẤT  ‐  Cần  tiếp  tục  tuyên  truyền  cho  nhân  dân  tính  chất  nguy  hiểm  của  dị  vật  thực  quản,  khuyến  cáo  các  loại  dị  vật  hay  gặp  như  thuốc  còn  vỏ,  răng  giả,  xương  động  vật.để  chủ  động  phòng tránh. Có biện pháp giáo dục, ngăn chặn  những  đối  tượng  xã  hội  chủ  định  nuốt  dị  vật  gây nguy hiểm cho tính mạng và tốn kém cho xã  hội.  ‐ Cần tiếp tục trang bị đồng thời 2 bộ nội soi  ống cứng và nội soi ống mềm lấy dị vật tại các  cơ sở y tế, giúp đạt hiệu quả điều trị cao nhất và  đảm bảo an tồn tính mạng bệnh nhân.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Abdulaziz A, Ashoor, Fachartz, et al (2000). “Foreign bodies  of  esophagus:  A  Two‐Year  Prospective  Study’’,  Ann  Saudi  Med, Mar; 20(2) : 173‐5.  Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   281 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học  10 282 Berci  G,  Forde  K  (2000).  ‘‘History  of  endoscopy’’,  Surgical  endoscopy; Surg Endosc 14(1):5‐15.  Berggreen  PJ,  Harrison  E,  Sanowski  RA,  et  al  (1993).  ‘‘Techniques  and  complications  of  esophageal  foreign  body  extraction  in  children  and  adults’’,  Gastrointest  Endosc;  39:  626.  Gilger MA, Jain AK, McOmber ME (2013). ‘‘Foreign bodies of  esophagus  and  gastrointestinal  tract  in  children’’,  Literature  review current through, Apr 2013.  Giordano  A,  Adams  G,  Boies  L,  Meyerhoff  W  (2001).  ‘‘Current  management  of  esophageal  foreign  bodies’’,  Arch  Otolaryngol; 107: 249‐51.  Gmeiner D, Von Rahden BH, Meco C, Hutter J, Oberascher G,  Stein  HJ  (2007).  ‘‘Flexible  versus  rigid  endoscopy  for  treatment of foreign body impaction in the esophagus”, Surg  Endosc, Nov; 21(11):2026‐9.  Guitron  A,  Adalid  R,  Huerta  F,  et  al  (1996).  ‘‘Extraction  esophageal foreign body’’, Mex; 61:19‐26.  Lương  Sỹ  Cần  (1960),  ‘‘Nhận  xét  về  những  trường  hợp  hóc  xương gây áp xe trung thất và viêm tấy quanh thực quản cổ’’,  Nội san số 3, tr67‐71.  Miller RS, Willging JP, Rutter MJ (2004). ‘‘Chronic esophageal  foreign  bodies  in  pediatric:  a  retrospective  review’’.  Int  J  Pediatr Otorhinolaryngol; 68: 265.  Morrissey JF, Johnson JE, Leventhal H (1972). ‘‘Psychological  preparation  for  an  endoscopic  examination’’,  Gastrointest    11 12 13 14 15 16 Endosc; 19:180.  Ngô  Vương  Mỹ  Nhân  (2009),‘‘  Đánh  giá  kết  quả  lấy  dị  vật  đường  ăn  bằng  ống  nội  soi  cứng  và  ống  nội  soi  mềm’’,  Kỷ  yếu  các  đề  tài  khoa  học  Hội  nghị  Tai  Mũi  Họng  tồn  quốc,  Nha Trang , tr260‐266.  Nguyễn Đình Bảng (1998), ‘‘Dị vật thực quản’’, Bài giảng Tai  mũi họng, NXB TP. Hồ Chí Minh, tr221‐222.  Nguyễn  Tư  Thế  (2012),‘‘  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  dị  vật  đường ăn bằng nội soi mềm tại Huế ’’, Nội san hội nghị khoa  học kỹ thuật Tai Mũi Họng toàn quốc, Huế, tr42‐48.  Peytral  C,  Koskas  G,  Riu  B  (1991).  ‘‘Esophageal  foreign  body’’, Article, Oct; 553: 20‐4.  Popel J, El‐Hakim H. et al (2011). ‘‘Esophageal foreign  body  extraction in children: Flexible versus rigid endoscopy’’, Surg  Endosc, Pubmed, 25 (3), pp919‐922.  Võ Tấn (1974),‘‘ Dị vật thực quản’’,Tai mũi họng thực hành,  Tập III, NXB Y học Hà Nội, tr 227‐228.    Ngày nhận bài báo      15/8/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/8/2013  Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013    Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   ... Do vậy chúng tơi chọn đề tài  Nhận xét tình hình dị vật thực quản và kết quả điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định – Tp.HCM”.  Mục tiêu  1. Nhận xét tình hình dị vật thực quản hiện  nay (loại hình dị vật,  các biến chứng hay gặp).  ... Bảng 2 Đặc điểm vị trí mắc dị vật Vị trí dị vật Miệng thực quản Thực quản cổ Thực quản ngực Thực quản bụng Tổng số Số bệnh nhân 16 36 22 82 Tỷ lệ % 19,6 % 43,9 % 26,8 % 9,7 % 100 % Dị vật thực quản cổ ... lớn  có  móc  nhọn  móc  vào  thành thực quản,  chiếm 12,5%.  Thời gian điều trị dị vật thực quản Bảng 8 Thời gian điều trị sau khi lấy dị vật thực quản Thời gian điều trị( ngày) ≤ Ngày > 1-3

Ngày đăng: 20/01/2020, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w