Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả của somatostatin với Terlipressin và Octreotide trong điều trị cầm máu cấp cứu ban đầu do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn (TMTQ) trên bệnh nhân xơ gan mất bù. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẦM MÁU CỦA THUỐC SOMATOSTATIN, OCTREOTIDE, GLYPRESSIN TRONG ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HĨA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN MẤT BÙ Trần Văn Thạch*, Lê Thành Lý* TĨM TẮT Mục tiêu: Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn là một trong những biến chứng nặng do tăng áp lực tĩnh mạch có thể gây tử vong trên bệnh nhân xơ gan mất bù. Đã có những báo cáo nghiên cứu gần đây về việc sử dụng hiệu quả các thuốc vận mạch trong kiểm sốt chảy máu ban đầu. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả của Somatostatin với Terlipressin và Octreotide trong điều trị cầm máu cấp cứu ban đầu do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn (TMTQ) trên bệnh nhân xơ gan mất bù. Phương pháp nghiên cứu: 108 bệnh nhân xơ gan mất bù với tuổi > 16 và nhập vào Khoa Nội tiêu hóa, BV Chợ Rẫy từ 07/2010 đến 07/2012 có biểu hiện xuất huyết do vỡ TMTQ và được xác định qua nội soi; được chọn ngẫu nhiên thành 3 nhóm (n=36 cho mỗi nhóm). Các đối tượng nghiên cứu được sử dụng 1 trong 3 loại thuốc: Somatostatin, bolus tĩnh mạch 500 microgram và tiếp tục truyền tĩnh mạch với nồng độ 500 microgram/ giờ hoặc Terlipressin 1mg tĩnh mạch mỗi 6 giờ hoặc Octreotide bolus tĩnh mạch 50 microgram và truyền tĩnh mạch với 50 microgram/ giờ liên tục trong 5 ngày. Kết quả: Tất cả bệnh nhân xơ gan có thang điểm Child‐Pugh B/ C. Các kết quả cho thấy thời gian cầm máu ban đầu đối với xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn giữa 3 nhóm (somatostatin, terlipressin, octreotide) lần lượt là: 1,69, 1,60, 1,71 ngày khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê; tương tự ở kết quả của số lượng máu truyền, thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong. Nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự can thiệp của sonde Blakemore trong kiểm sốt tình trạng chảy máu ở trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản độ III và có dấu đỏ 2 (+). Kết luận: Tác dụng cầm máu ban đầu do vỡ tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan mất bù giữa 3 nhóm thuốc nêu trên là khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê, giúp Bác sĩ chọn lựa thuốc tùy nguồn lực địa phương trong thực hành lâm sàng. Từ khóa: Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn, somatostatin, octreotide, terlipressin. ABSTRACT COMPARISON OF TERLIPRESSIN WITH SOMATOSTATIN, OCTREOTIDE TO CONTROL BLEEDING FROM ESOPHAGEAL VARICES IN DECOMPENSATED CIRRHOSIS PATIENTS. Tran Van Thach, Le Thanh Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 28 ‐ 32 Background/aims: Bleeding from esophageal varices is one of the most serious complications of portal hypertension. It has recently been established that the vaso‐active drugs are effective on the initial control of bleeding from esophageal varices. The aim of this study was to compare the efficacy of somatostatin with terlipressin and octreotide on initial control of varicược(1,3,6,16,18,). Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo kết quả thuốc nào có kỳ vọng nhất trong điều trị. Mục tiêu trong nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả cầm máu ban đầu do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn xuất huyết với việc sử dụng liên tục trong 5 ngày giữa 3 thuốc vận mạch: terlipressin, somatostatin và octreotide trên bệnh nhân xơ gan mất bù. Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Nội Tiêu hóa, BV Chợ Rẫy từ 07/2010 đến 07/2012. Đối tượng nghiên cứu gồm 108 bệnh nhân xơ gan mất bù với thang điểm Child‐Pugh B và C với tuổi ≥ 16, khơng phân biệt giới và có kết quả nội soi giãn tĩnh mạch thực quản. Tiêu chuẩn loại trừ gồm những bệnh nhân có: bệnh lý thận mạn, xuất huyết do loét dạ dày tá tràng/ từ phình vị, bệnh lý tim, cao huyết áp(HA tâm thu ≥ 170 mmHg/ HA tâm trương ≥ 100 mmHg), hen phế quản, đã có tiền sử xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được khám lâm sàng và cho làm xét nghiệm cơng thức máu tồn phần, đo điện tâm đồ. Chỉ định truyền máu khi Hct