Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ nội soi ổ bụng điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU KHÂU LỖ BẸN SÂU QUA DA DƯỚI SỰ HỖ TRỢ NỘI SOI Ổ BỤNG ĐIỀU TRỊ THỐT VỊ BẸN Ở TRẺ EM Phạm Văn Phú*, Hàn Cảnh Định*, Phan Xn Cảnh*, Võ Xn Thành*, Lê Cơng Hữu*, Nguyễn Văn Phiên* TĨM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ nội soi ổ bụng điều trị thốt vị bẹn ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mơ tả. Kết quả: Có 38 trường hợp thốt vị trên 32 bệnh nhân. Bên trái: 13 (40,6%), phải: 12 (37,8%), 2 bên: 7 (21,6%). Thời gian mổ trung bình 1 bên 15,5 phút, cho 2 bên là 20,5 phút. Theo dõi trung bình 4 tuần. Có 1 trường hợp tái phát do yếu tố khách quan. Kết luận: Khơng có tai biến và biến chứng. Đây là phẫu thuật dễ thực hiện, kết quả tốt tuy nhiên cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá. Từ khóa: Phẫu thuật khâu lỗ bẹn. ABSTRACT EARLY RESULTS OF ONE TROCART LAPAROSCOPIC HERNIORRHAPHY IN CHILDRENS Pham Van Phu, Han Canh Dinh, Phan Xuan Canh, Vo Xuan Thanh, Le Cong Huu, Nguyen Van Phien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 67 ‐ 72 Objectives: Congenital inguinal hernias in children are very common. Herniorrhaphy through a groin incision is the gold standard. Recently, minimally invasive surgery (MIS) have evolved with a lot of modified techniques. We used technique of transcutaneous endoscopically assisted ligation of the internal ring for repair of inguinal hernia in children for some limited indications. Methods: Perspective review of 38 hernias in 32 childrens (28 male, 4 female), age of 3 months to 10 years old, from April, first 2013 to June, 15, 2013. Under laparoscopic guidance, the internal ring was encircled extraperitoneally using a 2‐0 Vicryl and knotted extraperitoneally for large hernia with ability to reduce the contents of hernia completely, recurrent, female, bilateral, accomplish umbilical hernia or undescended testis in abdominal cavity. Data analyzed included position of hernia, time for operation, accident, complications. Results: Thirdteen left (40.6%), 12 right (37.8%), 7 bilateral (21.6%). Mean operative time for unilateral and bilateral repair were 15.5 and 20.5 min respectively. Mean follow up time were 4 weeks. One recurrent. No accident, none other complications. Conclusion: One trocart laparoscopic herniorrhaphy for hernia in children may be safely perfomed, the early results are good. Long‐term outcomes remain to be defined. Key words: One trocart laparoscopic herniorrhaphy for hernia. khoa phổ biến nhất ở trẻ em(14,15) Theo kinh ĐẶT VẤN ĐỀ điển việc điều trị bao gồm phẫu thuật với 1 Thoát vị bẹn bẩm sinh là bệnh lý ngoại đường rạch ngang bẹn phẫu tích cắt cao ống * Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Tác giả liên lạc: BS Phạm Văn Phú ĐT: 0914004337 68 Email: phulan02@yahoo.com. Chuyên Đề Ngoại Nhi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 phúc tinh mạc ngang lỗ bẹn sâu. Tuy nhiên hơn 2 thập niên qua, phẫu thuật nội soi đang được thách thức để có thể trở thành phẫu thuật tiêu chuẩn vì những thuận lợi của nó như ít xâm lấn, giảm thời gian mổ và có thể đánh giá được tình trạng ổ bụng cũng như lỗ bẹn sâu đối bên; cũng từ đó đã có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để thực hiện việc khâu thắt lỗ bẹn sâu từ 3 trocart rồi 2 trocart rồi 1 trocart; từ khâu thắt lỗ bẹn sâu trong ổ bụng rồi ngồi ổ bụng(7,9) Trong các kỹ thuật này chúng tơi nhận thấy kỹ thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ của nội soi ổ bụng có nhiều ưu điểm, tuy nhiên chỉ định cho kỹ thuật này vẫn còn phải cân nhắc, lựa chọn phù hợp do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ nội soi ổ bụng điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Các bệnh nhi thoát vị bẹn được phẫu thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ của nội soi ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định từ 01 tháng 4 năm 2013 đến 15 tháng 6 năm 2013 với cùng một nhóm phẫu thuật viên. Chọn bệnh trên bệnh nhi: ‐ Thốt vị bẹn 2 bên hoặc nghi ngờ có thêm thốt vị bẹn bên kia. ‐ Thốt vị bẹn lớn: Túi thốt vị xuống đến bìu. ‐ Thốt vị bẹn nữ. ‐ Thốt vị bẹn tái phát. ‐ Có kèm thốt vị rốn. ‐ Có kèm tinh hồn ẩn trong ổ bụng. ‐ Cần nội soi kiểm tra ổ bụng nếu nghi ngờ có bệnh lý khác kèm theo. Nghiên cứu Y học ‐ Tạng thốt vị dính khơng đẩy lên được. ‐ Thốt vị bẹn nghẹt. ‐ Thốt vị bẹn 1 bên, khối thốt vị còn nhỏ. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, mơ tả. Phương pháp tiến hành Bệnh nhi được chuẩn bị các xét nghiệm tiền phẫu thường qui, xếp lịch mổ theo kế hoạch. Gây mê nội khí quản, máy nội soi để phía chân bệnh nhân. Cho kháng sinh dự phòng 1 liều duy nhất Cefazolin 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch 30 phút trước mổ. Rạch da vòng cung dưới rốn, mở cân đặt trocart 6 mm bơm hơi, đặt Optique. Quan sát tổng quát tình trạng ổ bụng, quan sát lỗ bẹn sâu 2 bên. Xác định vị trị lỗ bẹn sâu tương ứng ngồi da dùng dao 11 chọc 1 lỗ nhỏ qua đó tiến hành khâu thắt lỗ bẹn sâu bằng chỉ Vicryl 2.0 tránh các mạch máu tinh và ống dẫn tinh. Sau khi kim qua da ra ngoài sẽ khâu ngược lại, mũi kim đi sát lỗ bẹn sâu ngoài phúc mạc rồi ra lại ngay điểm khâu ban đầu. Thắt nút và vùi nút chỉ dưới da. Kiểm tra xem lỗ bẹn sâu đã được đóng kín, có bị chảy máu hoặc kẹt các tạng khơng, nếu bên đối diện còn tồn tại ống phúc tinh mạc thì khâu tương tự, rút trocart. Khâu cân và khâu đường rạch da bằng chỉ vicryl 4.0 luồn dưới da. Sau mổ cho thuốc giảm đau, không cho kháng sinh. 4 ‐6 giờ sau cho ăn đường miệng ngày hơm sau thay băng 1 lần và xuất viện. Hẹn tái khám sau 1 tuần, 4 tuần. Đánh giá kết quả dựa vào việc phân tích vị trí thốt vị, tình trạng khối thốt vị, thời gian mổ, tai biến, biến chứng trong và sau mổ, tỷ lệ tái phát, tràn dịch màng tinh hoàn, nhiễm khuẩn vết mổ, teo tinh hoàn và yếu tố thẩm mỹ. Tất cả các bệnh nhân và hồ sơ thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu được tiến hành ghi nhận các Loại trừ: Chun Đề Ngoại Nhi 69 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 biến số, chụp một số hình các thương tổn bệnh lý, hình ảnh trong và sau mổ. Các số liệu được điền vào theo 1 mẫu phiếu thống nhất. Số liệu được phân tích bằng thuật tốn thống kê. KẾT QUẢ Từ 1 tháng 4 năm 2013 đến 15 tháng 6 năm 2013 chúng tơi có 32 trường hợp được phẫu thuật, trong đó: Hình 2. Sau khi khâu thắt lỗ bẹn sâu Bảng 1. Kết quả nghiên cứu Chỉ số Số trường hợp Giới Tuổi trung bình Vị trí bên vị Thời gian bắt đầu có triệu chứng vị Kết 32 Nam: 28; Nữ:4 ± 3.2 (3 tháng – 10 tuổi) Trái: 13 (40,6%), Phải: 12 (37,8%), bên: (21,6%) 19 tháng ( 2- 36 tháng) Giảm tiểu cầu vơ căn: 1, Thốt vị rốn: 15,5 phút (10 – 23 phút)/ mổ Thời gian mổ trung bình bên; 20,5 phút ( 15- 26 phút)/ mổ bên Thời gian theo dõi trung bình tuần ( – tuần) Thoát vị tái phát Bệnh kèm Nhận xét: 1 trường hợp tái phát do cán bộ y tế cơ sở cắt mối chỉ khâu thắt lỗ bẹn trong đã vùi dưới da. Khơng có trường hợp nào bị tai biến. Khơng có trường hợp nào bị biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ, tràn dịch màng tinh hồn hoặc teo tinh hồn. Sẹo mổ trùng vào nếp vòng cung dưới rốn. Hình 1. Khâu thắt lỗ bẹn sâu dưới sự hỗ trợ nội soi 70 Hình 3. Cuộc mổ hồn thành BÀN LUẬN Thốt vị bẹn là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ thoát vị bẹn xảy ra chiếm 4‐5 % trẻ em sinh ra khoẻ mạnh và lên đến 30% ở trẻ đẻ non(14,15). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bênh nhân nam cao hơn số bệnh nhân nữ điều này phù hợp với y văn cũng như các nghiên cứu khác vì ở bệnh nhân nam ống phúc tinh mạc liên quan đến sự đi xuống của tinh hồn. Vì đây là các bệnh lý có nguồn gốc bẩm sinh nên thường xuất hiện rất sớm. Trong nghiên cứu của chúng tơi thời gian kéo dài triệu chứng trung bình là 19 tháng, điều này có thể do bố mẹ chưa thật sự quan tâm, do tâm lý ngại phẫu thuật khi trẻ còn quá nhỏ, do khối thốt vị xuất hiện khi có khi khơng hoặc do việc tầm sốt bệnh của mạng lưới y tế cơ sở chưa thật tốt. Chúng tơi nhận thấy ở bệnh nhi thốt vị bẹn sự khác biệt về tần suất xuất hiện ở bên phải và bên trái khơng có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên theo y văn tỷ lệ thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn bên trái: 60% bên phải 25% bên trái và 15% cả hai bên. Ở trẻ em, tinh hoàn phải xuống chậm Chun Đề Ngoại Nhi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 hơn tinh hồn trái và vì vậy ống phúc ‐tinh mạc chậm đóng kín ở bên phải hơn bên trái. Đối với em bé gái, thốt vị ống Nuck thường gặp cả hai bên vì nó chỉ lệ thuộc áp lực bụng tăng cao mà khơng bị sức đẩy của tuyến dục ở nam không đồng đều và không cùng thời điểm. Trong một số trường hợp siêu âm có thể giúp ích, hoặc chụp phim có hình ảnh của hơi của ruột trong bìu. Một số trường hợp khó chẩn đốn thốt vị bẹn thì thốt vị đồ (Herniogram) có thể được đề nghị để giúp chẩn đốn tuy nhiên cần cân nhắc đến giá cả và biến chứng của tia xạ ảnh hưởng lên bộ phận sinh dục do đó kỹ thuật này ít khi được dùng đến. Phân tích giá trị của siêu âm trong chẩn đoán tồn tại ống phúc tinh mạc cho thấy siêu âm chẩn đoán được tồn tại ống phúc tinh mạc khi lỗ bẹn trong rộng hơn 4 mm hoặc có sự hiện diện của dịch trong ống bẹn lúc nghỉ hoặc lúc tăng áp lực, độ chính xác lên đến 95%(10). Thốt vị bẹn nên có chỉ định mổ sau khi có chẩn đốn xác định vì biến chứng nghẹt rất nguy hiểm đồng thời nếu biến chứng này xảy ra nhiều lần có thể gây chèn ép dẫn đến teo tinh hồn sau này. Với thốt vị bẹn hai bên các ý kiến đều thống nhất là nên mổ cùng một thì. Còn đối với thốt vị bẹn một bên thì có nên mổ thăm dò bên đối diện hay khơng vẫn còn là vấn đề còn nhiều bàn cãi. Có nhiều lý do để ủng hộ cho việc thăm dò bên đối diện khi có thốt vị một bên là và đây cũng chính là lý do khá thuyết phục để chúng tơi tiến hành phẫu thuật nội soi: ‐ Tỉ lệ còn tồn tại ống phúc tinh mạc bên đối diện cao 46‐ 63% có khi lên đến 90% theo vài nghiên cứu. Khi mổ nội soi thốt vị bẹn cho các bệnh nhi, bơm khí ổ phúc mạc có thể phát hiện thốt vị bẹn tiềm ẩn bên đối diện tỉ lệ 22‐ 29%. Tuy nhiên trong số đó theo dõi thấy chỉ có 20% sẽ phát triển thành thốt vị bẹn thực sự. Do đó khơng phải tất cả các trường hợp tồn tại ống phúc tinh mạc đều gây ra thốt vị bẹn có nghĩa là tỉ lệ còn tồn tại ống phúc tinh mạc khơng tương ứng với tỉ lệ xuất hiện thốt vị bẹn sau đó. Sparman thấy trong số 1944 bệnh nhân được mổ Chun Đề Ngoại Nhi Nghiên cứu Y học thoát vị bẹn một bên và được theo dõi từ 18 tháng đến 37 năm chỉ có 15,8% xuất hiện thốt vị ở bên đối diện(1,2,4,5). ‐ Tránh được chi phí cho cuộc mổ lần hai, tránh sang chấn tâm lý khi mổ lần hai, tránh cho bố mẹ phải lo lắng khi mổ lần nữa và phẫu thuật viên khỏi phải bối rối khi phải mang tiếng là đã bỏ sót bên kia. Tuy nhiên có nhiều trường hợp mổ mở để thăm dò bên kia âm tính, khi mổ bên kia phải tính đến khả năng tai biến do phẫu thuật cũng như do gây mê kéo dài hơn. Phẫu thuật nội soi kỹ thuật Ozdegiz với 1 trocart Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em đã phát triển mạnh trong hơn 20 năm qua với rất nhiều kỹ thuật khâu nút trong hay nút ngoài; 3 trocart, 2 trocart, 1 trocart. Năm 2005 Ozdegiz với kỹ thuật 1 trocart để nội soi hỗ trợ khâu thắt nút chỉ ngoài đã được ứng dụng rộng rãi. Theo Ozdegiz ký thuật này đã giúp phát hiện được các trường hợp tồn tại ống phúc tinh mạc tiềm ẩn ở bên kia với tỷ lệ theo các y văn lên đến 23‐37%. Khi phát hiện có tồn tại ống phúc tinh mạc tiềm ẩn ở bên kia thì tiêu chuẩn để khâu thắt ống phúc tinh mạc này là đường kính > 2 mm hoặc chiều dài của túi là >1,5 cm. Ống phúc ‐tinh mạc chậm đóng kín ở bên phải hơn bên trái do đó khi có thốt vị bẹn bên trái cần chú ý khả năng còn tồn tại ống phúc tinh mạc bên phải(1,2,3,6,7) Kỹ thuật này đảm bảo xâm lấn tối thiểu vì chỉ vào 1 trocart rốn để đặt otique 5 mm và thời gian mổ rất ngắn. Thời gian mổ của chúng tôi cũng tương đương với Ozdegiz hay Kumar. Tỷ lệ tái phát thấp. Với kỹ thuật 3 trocart tỷ lệ tái phát 0‐ 5,3%; với kỹ thuật 1 trocart 0‐ 4,8%. Trong khi kỹ thuật mổ mở đang được xem là tiêu chuẩn vàng để điều trị thốt vị bẹn nhi có tỷ lệ tái phát là 2‐ 6,3% (8,9,11,12,13). Chúng tơi có 1 trường hợp tái phát là do nhân viên y tế cơ sở đã cắt mối chỉ khâu thắt ống phúc tinh mạc đã vùi dưới da nhưng lại nổi cộm lên sát dưới mặt da. 71 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 So với các thốt vị bẹn 1 bên đơn thuần với túi thốt vị nhỏ chúng tơi chưa nhận thấy ưu điểm rõ rệt của phẫu thuật nội soi với kỹ thuật này. Do đó bước đầu triển khai chúng tơi nhận thấy kỹ thuật này có nhiều ưu điểm khi áp dụng cho các trường hợp: ‐ Thốt vị bẹn 2 bên hoặc nghi ngờ có thêm thốt vị bẹn bên kia. ‐ Thốt vị bẹn lớn. ‐ Thốt vị bẹn nữ. ‐ Thốt vị bẹn tái phát. ‐ Có kèm thốt vị rốn: Chúng tơi có 2 trường hợp và đã phối hợp giải quyết tốt thốt vị bẹn và thốt vị rốn cùng lúc. ‐ Có kèm tinh hồn ẩn trong ổ bụng. ‐ Cần nội soi kiểm tra ổ bụng nếu nghi ngờ có bệnh lý khác. Chúng tơi khơng có trường hợp nào có biến chứng trong và sau mổ. Mặc dù phẫu thuật điều trị tồn tại ống phúc tinh mạc ngày nay hầu như khơng có tử vong nhưng các biến chứng trong khi mổ nhất là với thốt vị bẹn nghẹt vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Trong mổ mở, các biến chứng thường xảy ra ở ống dẫn tinh, mạch máu tinh hồn và tinh hồn. Biến chứng ống dẫn tinh và khả năng có con về sau đã được báo cáo. Sparkman khi kiểm tra 313 bao thốt vị được cắt đã thấy có 5 trường hợp có một phần ống dẫn tinh trong đó (1,6%). Khả năng ống dẫn tinh bị tắc do cặp phải khi phẫu tích cũng được Shandlong báo cáo năm 1981. Theo Collin tỉ lệ biến chứng chung trong mổ từ 1,7 ‐ 8%, trong đó tỉ lệ teo tinh hồn có thể lên đến 19%(15). Bảng 2. Các tỉ lệ theo từng tác giả. Tác giả Nagar (2004) Parelkar (2010) Patkowski (2006) Dutta (2009) Chang (2008) Schier (2002) Gorsler (2011) Kumar (2013) Tái phát 3/110 14/576 (2,4%) 4/275 (1,5%) 30/911 (3,4%) 7/279 (2,7%) 1/37 (2,7%) Tràn dịch màng tinh hoàn 1/110 2/576 90,35%) 5/106 2/275 Biến chứng khác 2/275 u hạt rốn 4/911 1/37 (2,7%) Các bệnh nhân của chúng tơi hiện tại chưa phát hiện biến chứng gì vì thời gian theo dõi còn ngắn nên sẽ tiếp tục theo dõi lâu dài hơn. nhiên cần thêm thời gian để theo dõi tiếp tục các bệnh nhân đã phẫu thuật. KẾT LUẬN Qua 32 trường hợp bệnh nhi thoát vị bẹn được phẫu thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ của nội soi ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh bình Định từ 01 tháng 4 năm 2013 đến 15 tháng 6 năm 2013 với cùng một nhóm phẫu thuật viên có kết quả rất tốt, khơng có tai biến và biến chứng sau mổ. Chúng tôi nhận thấy kỹ thuật này an tồn, dễ thực hiện và có ưu điểm với các chỉ định trong: Thốt vị bẹn 2 bên hoặc nghi ngờ có thêm thốt vị bẹn bên kia; thốt vị bẹn lớn; thốt vị bẹn nữ; thốt vị bẹn tái phát; có kèm thốt vị rốn. Tuy 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chang YT, Wang JY, Lee JY, Chiou CS, Hsieh JS (2008). One‐ trocar laparoscopic transperitoneal closure of inguinal hernia in children. World J Sur;32(11): pp 2459‐63. Dutta S, Albanese C (2009). Transcutaneous laparoscopic hernia repair in children: a prospective review of 275 hernia repairs with minimum 2‐year follow‐up. Surg Endosc. 23(1): pp 103‐7. Kastenberg Z, Bruzoni M, Dutta S (2011). A modification of the laparoscopic transcutaneous inguinal hernia repair to achieve transfixation ligature of the hernia sac. J pediatr Surg. 46(8): pp 1658‐64. Nagar N, Mambo F (2004). Laparoscopic surgery of inguinal hernia in children. Indian Jour of surg Vol. 66. Issue 2. pp70‐ 74. Oak SN, Parelkar SV, Pathal R (2007). Large inguinal hernia in infants: is laparoscopic repair the answer?. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 17(1):pp 114‐8. Chuyên Đề Ngoại Nhi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 10 Oue T, Kubota A, Okuyama H (2005). Laparoscopic percutaneuos extraperitoneal closure (LPEC) method of inguinal hernia in girls. Pediatr Surg Int.;21(12):pp 964‐8. Ozgediz D, Roayaie K, Lee H (2007). Subcutaneuos endoscopically assisted ligation (SEAL) of the internal ring for repair of inguinal hernia in children: report of a new technique and early results. Surg Endosc;21(8):pp 1327‐31. Parelkar S V, Oak S, Gupta R (2010). Laparoscopic inguinal hernia repair in the pediatric age group‐ experience with 437 childrens. J Pediatr Surg.;45(4):pp 789‐92. Patkowski D, Czemik J, Chzan R (2006). Percutaneuos internal ring suturing: a simple minimally invasive technique for inguinal hernia repair in children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A;16(5): pp 513‐7. Robinson P, Hensor E, Lansdown MJ (2006). Inguinofemoral hernia: accuracy of sonography in patients with intermediate clinical features. Am J Roentgenol.; 187(5): pp 1168‐1178. 11 12 13 14 15 Nghiên cứu Y học Sanjay O, Sandesh P, Prakash A (2004). Laparoscopic surgery of inguinal hernia in children‐ Experience with 110 repairs. Indian J Surgery:66. pp70‐74. Sanjay P, Woodward A (2007). A survey of inguinal hernia repair in Wales with special emphasis on laparoscopic repair. Hernia. Vol 11, No. 5. pp403‐407. Schier F, Montupet P, Esposito C (2002). Laparoscopic inguinal herniorrhaphy in children: a three‐center experience with 933 repairs. J Pediatr Surg. 37(3):pp 395‐7. Tovar JA (2003). Inguinal hernia. Prem Puri. In: Newborn surgery. 2rd Ed. Pp 561‐568. Weber TR, Tracy TF (2003). Groin hernia & hydrocele. Pediatric surgery. 4th Ed pp 697‐705. Ngày nhận bài 28/06/2013. Ngày phản biện nhận xét bài báo 20/07/2013. Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013 Chuyên Đề Ngoại Nhi 73 ... dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ nội soi ổ bụng điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... bẹn sâu từ 3 trocart rồi 2 trocart rồi 1 trocart; từ khâu thắt lỗ bẹn sâu trong ổ bụng rồi ngồi ổ bụng( 7,9) Trong các kỹ thuật này chúng tơi nhận thấy kỹ thuật khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ của nội soi ổ bụng có nhiều ... trocart 6 mm bơm hơi, đặt Optique. Quan sát tổng quát tình trạng ổ bụng, quan sát lỗ bẹn sâu 2 bên. Xác định vị trị lỗ bẹn sâu tương ứng ngồi da dùng dao 11 chọc 1 lỗ nhỏ qua đó tiến hành khâu thắt lỗ bẹn sâu